Lượng đơn đăng ký tăng 1.7% so với mức 0.5% của tuần trước đó
Chỉ số thị trường: 195.6 (Trước đó: 192.4)
Chỉ số mua: 136.0 (Trước đó: 133.3)
Chỉ số tái cấp vốn: 514.9 (Trước đó: 506.0)
Lãi suất thế chấp 30 năm: 6.90% (Trước đó: 6.86%)
Mặc dù lãi suất vay mua nhà trung bình tiếp tục tăng, lượng đơn đăng ký vay thế chấp đã ổn định trong tuần qua với cả hoạt động mua và tái cấp vốn đều cho thấy sự phục hồi. Tuy nhiên, đây chỉ là một sự an ủi nhỏ, sau khi chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong tuần đầu tiên của tháng 11.
Theo báo cáo mới đây từ Opec, dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu cho năm 2022 là 100.9 triệu thùng/ngày, so với trước đó là 100.8 triệu thùng/ngày. Tăng trường nhu cầu dầu thô toàn cầu cho năm 2022 là 4.2 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, báo cáo hàng tháng của OPEC còn cho thấy sản lượng dầu của OPEC đã tăng 440,000 thùng/ngày trong tháng 2 lên 28.47 triệu thùng/ngày, vượt thỏa thuận OPEC+
Giá dầu sau báo cáo giảm về mốc $95.880, tương đương giảm 6%.
Theo dự luật này, tình trạng thiết quân luật tại Ukraine dự kiến hết hiệu lực vào lúc 5h30 ngày 26/3/2022 sẽ được gia hạn thêm 30 ngày nữa. Sau khi Nga phát động cuộc tấn công Ukraine hôm 24/2, Ukraine đã ban bố tình trạng thiết quân luật và tổng động viên
Một nhà đàm phán Ukraine nói rằng họ đang đàm phán lần nữa với Nga và đang thảo luận về việc ngừng bắn và rút quân. Cố vấn tổng thống Ukraine Podolyak nói rằng các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
Ngân hàng dự trữ liên bang New York vừa công bố Chỉ số sản xuất New York tháng 3 chỉ đạt -11.8 so với mức ước tính 7.0.
Hoạt động kinh doanh sụt giảm ở New York lần đầu tiên kể từ thời kỳ đầu của đại dịch, theo các công ty trả lời Cuộc khảo sát vào tháng 3 năm 2022. Chỉ số điều kiện kinh doanh chung đã giảm mười lăm điểm xuống -11.8, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020.
Chỉ số về số lượng nhân viên giảm 9 điểm xuống 14.5, cho thấy mức độ việc làm tăng khiêm tốn và chỉ số tuần làm việc trung bình giảm xuống 3.5, cho thấy tuần làm việc dài hơn một chút. Chỉ số giá phải trả giảm ba điểm xuống 73.8, trong khi chỉ số giá trả tăng hai điểm lên mức cao kỷ lục 56.1, báo hiệu sự gia tăng đáng kể của cả giá đầu vào và giá bán.
Các công ty nhìn chung lạc quan về triển vọng 6 tháng. Chỉ số về các điều kiện kinh doanh trong tương lai tăng 8 điểm lên 36.6. Thời gian giao hàng lâu hơn, giá cả cao hơn và việc làm tăng đều được dự kiến trong những tháng tới và kế hoạch chi tiêu vốn vẫn được duy trì ổn định.
Số liệu trước đó 9.7% so với cùng kỳ năm ngoái được điều chỉnh thành 10.0%.
Trong khi đó, PPI tháng 2 chỉ đạt 0.8% so với mức dự kiến 0.9%.
Nếu số liệu PPI không bao gồm thức ăn và năng lượng:
• Tăng 8.4% trong năm 2022 so với 8.7% dự kiến
• Tăng 0.2% trong tháng 2 so với 0.6% dự kiến
Nếu số liệu PPI không bao gồm thực phẩm, năng lượng và thương mại:
• Tăng 6.6% so với mức tăng 6.9% năm ngoái.
• Tăng 0.2% theo tháng so với 0.8% trong tháng trước
Đầu phiên giao dịch Bắc Mỹ, GBP là đồng tiền mạnh nhất trong khi đó Franc Thụy Sĩ đứng cuối bảng. Sự tăng giá của đồng bảng được hỗ trợ bởi dữ liệu việc làm và tiền lương cao hơn với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức trước đại dịch (3.9%), và thu nhập trung bình tăng với tốc độ nhanh và trên mức kỳ vọng (4.8% so với 4.6%). Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Đức giảm xuống -39.3 từ mức 54.3 trong tháng trước do cuộc xâm lược của Nga. USD đang yếu thế, chỉ vượt trội một chút so với CHF và CAD.
Những lo ngại về Trung Quốc đang ngày càng gia tăng với chứng khoán giảm một lần nữa sau khi các đợt đóng cửa do Covid gây ra. Chỉ số Shanghai composite giảm -4.95%. Chỉ số Hang Seng giảm -5.72%. Các cuộc gặp giữa Mỹ và Trung Quốc hầu như không xoa dịu lo ngại về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga (mà kết thúc có thể là các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc). Trong khi đó ở Ukraine, chiến tranh vẫn tiếp diễn khi các cuộc gặp giữa Ukraine và Nga ngày hôm qua không thu được kết quả nào. Tổng thống Zelensky của Ukraine bày tỏ rằng các cuộc họp sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay và dường như đó là một phát triển tích cực. Chúng ta hãy chờ đợi xem!
Cả 2 loại dầu WTI và Brent đều giảm xuống dưới mốc 100 Dollar trong hôm nay.
Sự sụt giảm trong giá dầu đang tiếp tục tăng tốc trong ngày, với cả WTI và Brent hiện đang lao dốc hơn 8%, lần lượt xuống mức 94 USD và 98 USD.
Như đã đề cập trước đó, một loạt các yếu tố tăng giá đang bắt đầu “nổi loạn” và thêm vào đó là sự hạ nhiệt trong căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine.
Tỷ giá EUR/USD tiếp tục chạm mức 1.1000 trong khi USD/JPY vừa thoát khỏi mức đáy trước đó tại 117.72 lên mốc 118.00, tuy nhiên cặp tiền vẫn giảm 0.2% trong ngày. Các đồng tiền khác như Aussie và Kiwi gần như không thay đổi so với đồng bạc xanh.
Bên cạnh đó là động thái về dầu và vàng, vốn đang xoay quanh chủ đề "căng thẳng Nga-Ukraine đang hạ nhiệt", tuy nhiên rất khó để đoán được xu hướng tiếp theo vào lúc này. Fed sẽ là sự kiện kinh tế có thể khiến thị trường “đảo lộn” trong tuần này và đó là điều mà mọi người sẽ chờ đợi.
Đối với tình hình Nga-Ukraine nói chung, các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra nhưng ít nhất Moscow đã sớm chia sẻ rằng chưa có sự đổ vỡ trong đối thoại - ngay cả khi chưa đạt được thỏa thuận.
Kim loại vàng hiện đang trên đà giảm, xuống còn 1,925 USD/oz - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3. Theo báo cáo của các nhà kinh tế tại ngân hàng Commerzbank, hy vọng về một lệnh ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong tương lai gần đang khiến giá kim loại quý giảm mạnh.
Kết thúc chiến tranh sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cạn kiệt nguồn cung Palladium.
“Hy vọng chấm dứt các hành động thù địch cũng đang làm tăng khẩu vị rủi ro của những người tham gia thị trường. Điều này có thể thấy rõ qua việc lợi suất trái phiếu tăng mạnh và đồng thời sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn không mang lại bất kỳ khoản lãi nào. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, nghĩa là sau khi loại trừ kỳ vọng lạm phát, lãi suất vẫn sụt giảm đáng kể, điều này sẽ loại trừ bất kỳ sự trượt giá nào tiếp theo.”
“Nga là nhà sản xuất paladium lớn thứ hai thế giới sau Nam Phi và chiếm 40% nguồn cung khai thác. Do đó, việc chấm dứt chiến tranh sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. Hơn nữa, nhà sản xuất paladium lớn nhất của Nga tiết lộ đã tìm thấy phương thức vận chuyển mới cho các lô hàng sau khi đóng cửa đường hàng không”.
• Kỳ vọng lạm phát đình trệ trong những tháng tới
• Các kỳ vọng về kinh tế tăng trưởng suy yếu đi kèm với dự báo lạm phát tăng cao
• Tác động được nhìn thấy trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Đức
• Thậm chí tồi tệ hơn trong các lĩnh vực sử dụng năng lượng và lĩnh vực tài chính
Khảo sát mới nhất do ZEW (Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Châu Âu) công bố ngày 15 tháng 3 năm 2022 cho biết chỉ số điều kiện hiện tại đạt mốc -21.4, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó -22.5.
Đây là báo cáo không mấy khả quan nhưng ít nhiều cũng được mong đợi, tuy nhiên điều này sẽ làm cho tâm lý thị trường sụt giảm rõ rệt. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ tình hình Nga-Ukraine cùng với lo ngại lạm phát gia tăng và có thể sẽ làm tê liệt hoạt động tiêu dùng.
Dữ liệu mới nhất do Eurostat công bố ngày 15 tháng 3 năm 2022 cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 của Eurozone không thay đổi so với tháng trước, thấp hơn dự báo 0.1%.
Trong khi đó, tính theo năm, số liệu sản xuất công nghiệp đã lao dốc 1.3%.
Bitcoin đã tăng nhẹ trong ngày qua lên 38,800 (+ 0.5%). Ethereum giảm 0.8%, trong khi các altcoin hàng đầu khác đang biến động từ -2.4% (Avalanche) đến + 3.7% (Terra).
Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử đã tăng 0.4% trong 24 giờ qua, lên 1.73 nghìn tỷ đô la. Chỉ số thống trị Bitcoin tăng 0.3 điểm lên 42.7%.
Chỉ số sợ hãi và tham lam hiện đang ở mức 21 (-2 điểm) và tiếp tục ở trạng thái “cực kỳ sợ hãi”.
Bitcoin đã chạm đáy tuần tại 37,500 vào phiên trước, nhưng sau đó bật lên, nhanh chóng vượt 39,300 vào giữa ngày sau khi Elon Musk, giám đốc điều hành của Tesla cho biết ông không có kế hoạch bán tiền điện tử của mình. Musk đã tweet rằng ông không chỉ sở hữu Bitcoin mà còn cả ETH và DOGE. Tuy nhiên, BTC đã không hiện phản ứng mạnh với tuyên bố này: trong phiên Mỹ, BTC đã tăng nhẹ trước bối cảnh các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm.
Dogecoin phản ứng với bình luận của Musk mạnh, tăng hơn 7%.
Theo CoinShares, các nhà đầu tư tổ chức đã rút khoảng 110 triệu đô la từ các quỹ tiền điện tử vào tuần trước.
Liên minh châu Âu đã từ bỏ kế hoạch đưa ra lệnh cấm khai thác crypto dựa trên cơ chế Proof-of-Work (PoW). Đồng thời, ông Alexander Yakubovsky nói rằng Nga có cơ hội tạo ra các sàn giao dịch tiền điện tử của riêng mình.
Sau khi đạt mức cao nhất trong nhiều năm đầu tuần này, lợi suất trái phiếu đang giảm trở lại.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm hiện giảm 5bp xuống còn 2.09%. Lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm 4 bps xuống chỉ trên 1.80%.
Trong bối cảnh tuần này, lợi suất kỳ hạn 10 năm vẫn đang chờ bứt phá khỏi 2%.
Trong khi đó ở châu Âu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức cũng giảm gần 5bps xuống gần 0.32%.
Hiện tại, không có nhiều thay đổi về các động lực giao dịch chính, với tình hình Nga-Ukraine vẫn giữ nguyên như những ngày qua. Điều này cho thấy sự biến động trên thị trường trái phiếu có vẻ là do kỳ vọng Fed vào ngày mai.
Ông Pablo Hernández de Cos cho rằng chiến sự sẽ tiếp tục thổi phồng lạm phát. Điểm mấu chốt sẽ là không được để giá cả bùng phát mạnh lần hai. Nhưng ít nhất châu Âu cũng tìm được chút nhẹ nhõm khi giá dầu đã giảm trở lại.
Vị cố vấn nói rằng hoặc sẽ có một thỏa thuận trong các cuộc đàm phán giữa hai bên hoặc Nga sẽ tấn công trở lại.
Các cuộc đàm phán có vẻ mang tính câu giờ nhưng nếu họ không đạt được bất cứ điều gì, khó có thể tưởng tượng Nga sẽ lùi bước hoặc nhượng bộ theo bất kỳ cách nào.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đầu phiên hôm nay đang chìm trong sắc đỏ. Mặc dù hôm qua đóng cửa tăng điểm, đó là trước khi lợi suất trái phiếu Mỹ bứt phá và chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm, nên chứng khoán châu Âu có vẻ đang chạy theo tâm lý thị trường từ Mỹ. Nhìn chung, câu chuyện tại Ukraine có thể sẽ nhường sân khấu cho câu chuyện từ Fed trong thời gian từ giờ tới phiên ngày mai, khi chưa có quá nhiều biến chuyển thực sự đáng chú ý tại Ukraine (trừ việc Nga điều máy bay không người lái sang không phận Ba Lan, và khả năng tấn công tên lửa hành trình gây ra các vụ nổ lớn tại Kiev). Fed được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất 25bp ngày mai. Trong các tháng tới, họ thậm chí được kỳ vọng sẽ mạnh tay hơn với chính sách.
DAX -1.75%
CAC -1.75%
FTSE -1.5%
IBEX -1.3%
MIB -1.5%
Euro 50 -1.9%
Stoxx 600 -1.7%
Trên thị trường tiền tệ, USD đang giảm điểm nhẹ khi tình hình tại Đông Âu dần ổn định hơn, hoặc ít nhất là không có gì đáng nói, hỗ trợ EUR. JPY cũng đang tăng khá cao, có lẽ một phần do động thái chốt lời và short covering JPY, khi USDJPY đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2017.
DXY -0.3% xuống 98.77 điểm
EUR +0.53%
GBP +0.17%
AUD +0.09%
NZD +0.11%
JPY +0.3%
CHF chưa có nhiều thay đổi
CAD -0.2%
Vàng hiện giảm 0.88% xuống 1,933.3. Đây là phiên thứ 3 kim loại này giảm, khi tình hình tại Ukraine cũng đã dần lắng xuống. Dầu thô cũng đang trong tình cảnh tương tự: Dầu WTI giảm 5% xuống $97/thùng, phá qua hỗ trợ $100 đã giành giật từ phiên hôm qua.
Từ khóa chính có vẻ là "tình hình hiện tại". Thượng Hải đã hủy hàng trăm chuyến bay đến và đi cùng nhiều hạn chế đã được áp dụng tại thủ đô tài chính Trung Quốc. Chắc chắn, đây không phải là một đợt phong tỏa hoàn toàn nhưng những hạn chế cũng sẽ tạo ra khó dễ.
Và trước tình hình số ca nhiễm tăng mạnh, điều đó có thể chỉ là vấn đề thời gian.
Sự bùng phát omicron ở Nhật Bản dường như đã vượt qua đỉnh dịch nên đây là một quyết định dễ hiểu. Sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi Nhật Bản mở cửa và chuyển sang giai đoạn bệnh thông thường.
Trong tháng Hai, CPI Pháp đã tăng 3.6% so với cùng kỳ năm ngoái, không đổi so với mức sơ bộ. Ngoài ra, chỉ số HICP +4.2% so với +4.1% so với mức sơ bộ.
Báo cáo tái khẳng định áp lực giá cả leo thang trong nền kinh tế Pháp khi lạm phát đang là một vấn đề thực sự trên toàn khu vực Eurozone.
Nhìn chung, sắc đỏ đang bao trùm cả các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu. Phiên hôm qua chứng khoán châu Âu đóng cửa tăng điểm, tuy nhiên đó là trước khi lợi suất trái phiếu Mỹ bứt phá và chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm, nên chứng khoán châu Âu có lẽ cũng sẽ theo tâm lý này.
Chứng khoán châu Á cũng rất ảm đạm. Chỉ số Hang Seng giảm hơn 6% trong ngày, kiểm tra đáy năm 2016. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa giảm 5% và chỉ số CSI 300 kết thúc ngày giảm 4.6%.
Lợi suất cao hơn cuối cùng đã ảnh hưởng đến cổ phiếu ngày hôm qua, bất chấp sự lạc quan từ câu chuyện Nga-Ukraine. Các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra nhưng thị trường đang dần hướng tới một giải pháp tốt hơn với đồng euro tiếp tục tăng, trong khi dầu và vàng lao dốc.
Fed sẽ là mối quan tâm chính vào ngày mai và trái phiếu cũng đang vào tầm ngắm, với lợi suất 10 năm đe dọa một sự bứt phá đáng kể trên 2% để bắt đầu tuần mới:
Hiện tại, thị trường chứng khoán đã ổn định lại với hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng 0.2% nhưng chưa nói được điều gì lúc này.
Lịch kinh tế hôm nay:
0700 GMT - Báo cáo lao động Vương quốc Anh, thu nhập trung bình hàng tuần, tỷ lệ thất nghiệp
0730 GMT - Chi phí sản xuất và nhập khẩu tháng 2 tại Thụy Sĩ
0745 GMT - CPI tháng Hai Pháp
1000 GMT - Sản lượng công nghiệp tháng 1 của Eurozone
1000 GMT - Khảo sát ZEW tại Đức
Open interest trên thị trường HĐTL vàng đã giảm 8.3 nghìn hợp đồng trong phiên thứ Hai. Khối lượng giao dịch cũng đã giảm thêm 170.6 nghìn hợp đồng, theo số liệu mới nhất từ CME.
Vàng đã giảm song song với OI và khối lượng trong phiên đầu tuần. Điều này cho thấy khả năng điều chỉnh sâu hơn không còn nhiều, và một pha đảo chiều tiếp tục xu hướng tăng sẽ sớm trở lại.
Chỉ số CSI 300 giảm hơn 2.5% trong ngày, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng giảm gần 4% trong ngày xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2016.
Sự hỗn loạn của cổ phiếu công nghệ đang ngày càng tồi tệ hơn, và khả năng nước này phong tỏa diện rộng cũng đang làm tâm lý xấu đi.
Nhìn vào biểu đồ, chỉ số CSI 300 đang giảm xuống dưới đường MA 200 tuần và sắp tới có thể kiểm tra 4,000. Với chỉ số Hang Seng, mức thấp năm 2016 tại 18,278.80 sẽ là mức quan trọng tiếp theo cần theo dõi.
Tuyên bố của Hoa Kỳ là 'thông tin sai lệch độc hại'
Trung Quốc đã và đang đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine
Không có chuyện Trung Quốc thẳng thắn thừa nhận những cáo buộc này, trừ khi có sự chia rẽ lớn giữa Trung Quốc và phương Tây. Hiện tại, Nga đang hứng chịu tất cả các đòn đánh nhưng Trung Quốc chắc chắn đang đứng sau cứu cánh.
Khi ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Ukraine nguội dần, dầu đang thoái lui mạnh, với dầu WTI giảm từ mức đỉnh gần 130 USD xuống 98 USD.
Thị trường lo ngại các lệnh trừng phạt sẽ leo thang nhưng điều đó dường như không còn xảy ra khi châu Âu từ chối gậy ông đập lưng ông và các nhà nhập khẩu lớn khác như Ấn Độ và Trung Quốc đang từ chối bất kỳ hành động tẩy chay nào.
Vì vậy, chờ đợi gì từ giá dầu lúc này?
Xung đột địa chính trị khiến mọi thứ nghiêm trọng hơn và việc phá kháng cự kỹ thuật $95 đã đưa giá tăng vọt lên 100 đô la.
Từ góc độ cơ bản, triển vọng giá dầu vẫn rất lạc quan nhưng việc Trung Quốc phong tỏa có vẻ đã tạo một chút rắc rối. Thêm vào đó còn là rủi ro lạm phát đình trệ
Triển vọng tăng giá phần lớn được xây dựng dựa trên sự tổng hợp của các yếu tố, đó là hàng tồn kho thấp, các nhà sản xuất đang vật lộn để theo kịp với nhu cầu phục hồi.
Trên biểu đồ, mức thoái lui 50,0 tại $95.94 sẽ là mục tiêu chính. Mốc $90 sẽ rất đáng chú ý, và sau đó là MA 100 ngày
Oleksiy Arestovich, một cố vấn thân cận của tổng thống Ukraine Zelensky, nói rằng chiến tranh sẽ kết thúc vào khoảng tháng Năm năm nay. Khi đó, Nga sẽ hết khí tài để kéo dài chiến sự tại Ukraine.
Ngoài ra, Marco Rubio, phó chủ tịch hội đồng tình báo thượng viện cũng cho rằng trong 6 tuần, sẽ có nhiều lính Nga bỏ mạng tại Ukraine hơn 10 năm tại Afghanistan.
Cơ quan quản lý hàng không của Trung Quốc cho biết:
Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc sẽ chuyển hướng các chuyến bay quốc tế đến các thành phố nội địa khác do thời tiết nóng nực từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 1 tháng 5