Thị trường chứng khoán đóng cửa nghỉ lễ trong ngày giao dịch thứ Hai đầu tuần.
Trên thị trường FX, các cặp tiền giao dich trong phạm vi hẹp khi thiếu đi các dữ liệu kinh tế quan trọng, đặc biệt là trong ngày Hoa Kỳ nghỉ lễ khiến thanh khoản giảm xuống. Chốt phiên, USD tăng trên diện rộng. Các đồng antipodean giảm nhiều nhất so với đồng bạc xanh, yếu nhất là NZD do CNH suy yếu khi thị trường lo ngại về các gói kích cầu được đồn đoán sẽ đến vào cuối tuần vẫn chưa được công bố. JPY ổn định trở lại sau khi giảm hơn 30 pip giữa phiên Á.
Chỉ số DXY +0.18%
EURUSD -0.19%
GBPUSD -0.25%
AUDUSD -0.37%
NZDUSD -0.63%
USDJPY +0.08%
USDCHF +0.24%
USDCAD +0.11%
USD điều chỉnh tăng đầu phiên Âu đã gây áp lực khiến vàng giảm hơn $6. Chốt phiên, kim loại quý giảm $8.19 xuống $1949.11/oz. Bitcoin nhanh chóng thoái lui xuống 26.8K sau khi vượt mốc 27K trong đêm, dù BTC gần như liên tục đi ngang trong phần lớn ngày giao dịch. Giá dầu Brent giao dịch trong phạm vi hẹp và điều chỉnh giảm về gần mức giá mở cửa trong ngày, kết phiên tăng $0.35 lên $76.46/thùng. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt +4.1bp và +5.3bp lên gần 4.76% và 3.822%.
Sự kiện thời tiết này có vẻ như sẽ không đe dọa hoạt động khai thác dầu ở vùng Vịnh, nhưng Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ đang ngày càng không chắn chắn về dự báo hướng đi cơn bão.
Điều này đồng nghĩa với việc nhiệm vụ xử lý lạm phát của RBNZ đã hoàn thành.
Giống như tất cả các NHTW khác, RBNZ nhận ra rằng họ không thể làm gì để giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng hiện đang gây ra nhiều áp lực hơn lên giá cả. Thay vào đó, Ngân hàng đã phải làm việc để làm giảm nhu cầu trong nước và kiềm chế lạm phát bằng việc tăng lãi suất. Sự khác biệt lớn từ RBNZ là họ đã được thực hiện kế hoạch này từ rất sớm, trước cả những NHTW lớn khác như Fed hay RBA.
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Úc ANZ - Roy Morgan trong tuần này:
Đạt 72.4 điểm (tuần trước: 72.7 điểm)
ANZ cho biết:
Đây là mức yếu nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
Đáng chú ý, niềm tin về 'điều kiện tài chính hiện tại' đã giảm xuống mức thấp mới, sau khi giảm 10.6 điểm trong 04 tuần qua
Biên bản cuộc họp tháng 6 từ RBA sẽ được công bố vào 8:30 sáng này (theo giờ Việt Nam), phần nào cung cấp manh mối về kế hoạch tăng lãi suất trong tháng 7 tới.
Quan chức ECB Peter Kazimir, cũng đồng thời là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Slovakia (Národná banka Slovenska) cho biết:
"Chúng ta cần tiếp tục thắt chặt hơn nữa vào tháng 7 - đó là cách duy nhất và hợp lý nhất trong hoàn cảnh phía trước"
Ngoài ra, ông cũng cho biết cần cân nhắc thêm về kế hoạch tăng lãi suất trong tháng 9, nhưng có khuynh hướng diều hâu hơn khi cho rằng rủi ro đối với việc dừng tăng lãi suất quá sớm sẽ lớn hơn nhiều so với việc thắt chặt quá mức.
Có ba sự kiện quan trọng từ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) trong ngày hôm nay:
Biên bản có thể sẽ cung cấp manh mối sớm hơn về kế hoạch của RBA cho tháng Bảy.
Cuộc họp tháng 7 diễn ra trong bối cảnh số lượng việc làm ở mức rất cao vào tuần trước có khả năng sẽ thúc đẩy thêm một đợt tăng lãi suất nữa. Các thị trường hiện đang định giá khoảng 60% khả năng RBA tăng lãi suất 25bp.
Ngoài ra, bài phát biểu của Phó thống đốc RBA Bullock về thị trường lao động cũng là một sự kiện đáng chú ý. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại đang ở mức 3.55%.
AUD/USD ổn định trở lại sau khi giảm vào thứ Hai do CNH suy yếu.
Trong khi Hoa Kỳ nghỉ lễ vào thứ Hai, Châu Âu đã hoạt động sôi nổi trở lại với rất nhiều bình luận từ phía Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Litva, đồng thời là Thành viên Hội đồng ECB Gediminas Simkus cũng đưa ra những nhận xét mang tính diều hâu cho kế hoạch chính sách sắp tới.
Không nghi ngờ gì về khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng vào tháng 7
Không cần vội vàng với kế hoạch chính sách tháng 9
Ngân hàng ANZ đã có những chia sẻ về triển vọng đối với các cặp tiền tệ AUD/NZD và USD/JPY trong tuần này:
Đối với cặp AUD/NZD, ANZ cho rằng NZD có thể sẽ duy trì xu hướng giao dịch "Kiếm lời trong vùng giá" vào tuần tới, đồng thời khuyến nghị áp dụng chiến lược “mua khi giá giảm” đối với cặp tiền tệ này. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng kỳ vọng của thị trường đối với mức lãi suất điều hành cuối cùng của RBA trước khi tạm dừng hiện đã vượt quá mức 4.6% sẽ khiến AUD/NZD giảm dần.
Về cặp USD/JPY, ANZ dự đoán mức tăng trong 48 giờ qua có thể sẽ bị xóa một phần do biến động gây ra từ các cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) và Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) lắng xuống. USD suy yếu có thể góp phần làm giảm áp lức đối với cặp tỷ giá USD/JPY.
Không thể loại trừ việc tăng thêm lãi suất nhưng chúng tôi vẫn sẽ quyết định dựa trên các dữ liệu
Việc tạm dừng thắt chặt có thể kéo dài trong 06 tháng đến 01 năm - còn tùy thuộc vào dữ liệu
Chắc chắn rằng chúng tôi đã gần kết thúc chu kỳ tăng lãi suất
Trước đó trong cuộc hop báo sau cuộc họp chính sách tháng 6, Chủ tịch ECB Lagarde đã hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 7, nhưng thị trường chỉ định giá khoảng 70% cơ hội xảy ra. Các nguồn tin rò rỉ từ ECB cho thấy khoảng 55% khả năng lãi suất sẽ tăng trong tháng 9.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hôm nay đã thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận chung về cải cách và điều tiết thị trường điện. Vào cuối tuần, Bộ trưởng năng lượng Pháp cho biết họ có thể sẽ đạt được một thỏa thuận trong ngày thứ Hai nếu các cuộc đàm phán diễn ra. Mục đích của thỏa thuận này là để ngăn chặn tình trạng tăng giá điện đột biến đã làm rung chuyển nền kinh tế châu Âu vào năm ngoái.
Kế hoạch sẽ bao gồm việc tạo ra các hợp đồng điện dài hạn để tạo sự ổn định về giá. Trong khi đó, dường như không phải tất cả các quốc gia đều muốn chương trình CFD sẽ bắt buộc được triển khai và áp dụng và Thụy Điển thì muốn tiếp tục trợ giá cho than.
Các bộ trưởng năng lượng châu Âu có thể sẽ thông qua kế hoạch cải cách thiết kế thị trường điện của khối trong hôm thứ Hai (19/6), Bộ năng lượng Pháp cho biết.
Pháp hy vọng kế hoạch này sẽ dựa trên sự công nhận của Ủy ban châu Âu (EC) về vai trò của năng lượng hạt nhân trong luật năng lượng tái tạo mới đây.
EUR suy yếu bởi sự phục hồi của USD và tâm lý e ngại rủi ro, khi các nhà đầu tư phân tích các tin tức trong mối quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc gia tăng. Phát biểu của các quan chức ECB được chú ý. Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ trong hôm nay.
Đại đa số các nhà kinh tế, 30 trên 33 người, được thăm dò từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 6 cho biết SNB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 1.75%, thấp hơn mức 50 điểm cơ bản vào tháng 3:
Ruben Segura-Cayuela - trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Âu tại BofA cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng SNB sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6 này, mặc dù vẫn phụ thuộc vào dữ liệu, nhưng đây có lẽ là lần tăng cuối cùng trong chu kỳ này"
USD tăng nhẹ khi thị trường xem xét một loạt các quyết định chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương vào tuần trước và chờ đợi một quyết định của Ngân hàng Anh vào thứ Năm.
GBP đang tiến sát mức đỉnh trong 14 tháng do kỳ vọng BoE tăng lãi suất do dữ liệu lạm phát và thị trường lao động nóng. GBPUSD hiện giằng co quanh 1.2812
Thị trường định giá 75% khả năng BoE tăng lãi suất 25 điểm cơ bản và 25% khả năng tăng 50 điểm cơ bản.
Chính phủ Đức đã lên lịch ký kết thỏa thuận với Intel vào lúc 12h45 GMT tức 19h45 giờ VN, kết thúc các cuộc đàm phán về một tổ hợp sản xuất chip mới trên đất Đức.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm các tiêu chuẩn cho vay thứ Ba trong lần nới lỏng đầu tiên trong 10 tháng, khi các nhà chức trách tìm cách thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Berkshire Hathaway cho biết công ty con National Indemnity Company thuộc hoàn toàn sở hữu của họ đã tăng tỷ lệ sở hữu trong năm công ty thương mại Nhật Bản lên mức trung bình hơn 8.5%.
Các công ty liên quan là Itochu, Marubeni, Mitsubishi, Mitsui và Sumitomo. Công ty cho biết tổng giá trị của những lợi ích này vượt qua giá trị cổ phiếu do Berkshire nắm giữ ở bất kỳ quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ.
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, thuật ngữ halving đề cập đến một quá trình làm giảm tỷ lệ phát hành tiền mới. Chính xác hơn, halving là việc giảm định kỳ trợ cấp khối được cung cấp cho các thợ đào. Việc halving giúp đảm bảo rằng tài sản tiền mã hóa sẽ tuân theo tỷ lệ phát hành ổn định cho đến khi đạt được nguồn cung tối đa.
Điều này đặc biệt đúng đối với Bitcoin - đồng tiền sử dụng cơ chế Proof-of-Work lớn nhất thế giới. Mỗi khi một thợ đào “phát hiện” thành công và xác thực một khối mới, họ sẽ kiếm được những đồng coin mới được tạo ra để đền bù cho công việc của họ. Bắt đầu từ khối nguyên thủy, trợ cấp khối của Bitcoin ban đầu được đặt là 50 BTC. Sau đó, nó đã giảm xuống còn 25 BTC vào năm 2012 và 12.5 BTC vào năm 2016. Vào tháng 5 năm 2020, trợ cấp khối giảm xuống còn 6.25 BTC đúng với ý nghĩa của Halving (Half - 1 nửa). Sau khi 32 lần halving xảy ra, quá trình này sẽ dừng lại và sẽ không có thêm Bitcoin nào được tạo ra. Đó là khi tất cả 21 triệu Bitcoin đã bị đào hết và được lưu thông.