Chỉ số DXY đã tăng 0.45% trong phiên hôm nay, leo dốc lên tiệm cận mức đỉnh trong 6 tuần tại 101.23. Sự thay đổi tích cực của đồng bạc xanh diễn ra sau khi các nhà giao dịch dự đoán khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn do bình luận của Chủ tịch Jerome Powell. Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu PMI sản xuất ISM và dữ liệu việc làm JOLTS sắp công bố.
Mặt khác, Israel đã bắt đầu cuộc xâm lược bằng đường bộ vào Israel, theo tờ Financial Times. Căng thẳng địa chính trị leo thang trong khu vực có thể hỗ trợ đồng bạc xanh - tài sản trú ẩn an toàn.
Powell đã sửa đổi văn bản Jackson Hole ban đầu của mình, khiến nó trở nên ngắn gọn hơn.
Các quan chức FED miễn cưỡng khi nói thẳng về việc có thể tăng lãi suất cho đến khi lãi suất khiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và tăng trưởng lương chậm lại.
Powell đã ngừng nói về một cuộc hạ cánh mềm, trừ khi được hỏi.
Trong nội bộ FED, một phe đã tranh cãi về việc đẩy nhanh tốc độ tăng tới ngưỡng 4%
Các quan chức Fed cố gắng không để tư duy lạm phát bén rễ
Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu tuần mới với những biến động mạnh khi nhà đầu tư cẩn trọng hơn trước đợt tăng lãi suất mạnh tay tiếp theo từ FED. Nhiều người cho rằng FED có thể cứng rắn quá đà và có nguy cơ phải "hạ cánh cứng". Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm mạnh tại đầu phiên những sau đó cũng đã dần hồi phục trở lại.
S&P500 +0.20%
Dow Jones +0.33%
Nasdaq -0.31%
Áp lực đè nặng lên đồng đô la Mỹ. NZD/USD là cặp tiền ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong phiên trong khi USD/JPY ghi nhận mức tăng tích cực.
EUR/USD -0.03%
GBP/USD -0,01%
AUD/USD -0.24%
NZD/USD -0.75%
USD/JPY +0.28%
USD/CAD +0.06%
USD/CHF +0.08%
Vàng nỗ lực phục hồi, đạt ngưỡng 1,671.42 USD/oz.
Tương tự như vậy, giá BTC cũng đang tăng trở lại từ mức giảm điểm mạnh, giao dịch tại 19,322 USD/oz.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn hầu hết tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn hai năm tăng mạnh nhất với 7.3 điểm cơ bản. Ở chiều ngược lại, lợi suất trái phiếu kì hạn 30 năm giảm 1.5 điểm cơ bản.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt giảm giá, lần lượt ở ngưỡng 84.61 USD/thùng và 90.82 USD/thùng
Chứng kiến việc lạm phát đang ở mức tồi tệ nhất trong 40 năm qua, FED sẵn sàng tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất nếu cần thiết, dù nó có khiến nền kinh tế Mỹ suy yếu nhằm chống lại lạm phát. Các ngân hàng trung ương lớn khác cũng không nằm ngoài cuộc đua này.
Có khoảng 90 ngân hàng trung ương tăng lãi suất trong năm nay, một nửa trong số đó tăng ít nhất 75 điểm cơ bản. Nhiều ngân hàng không chỉ tăng lãi suất một lần. Kinh tế trưởng tại Bank of America, Ethan Harris gọi đây là "cuộc đua xem ai có thể tăng lãi suất nhanh hơn".
Vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ trước biện pháp chính sách tiền tệ của FED, nhưng câu hỏi được quan tâm đến lúc này sẽ là mức lãi suất sẽ đạt nao nhiêu. Các nhà phân tích tại BlackRock Inc, cho biết để có thể đưa lạm phát về mức 2% như FED đề ra, sẽ cần phải đưa thị trường vào trạng thái suy thoái sâu với 3 triệu lượt thất nghiệp. Con số để ECB đạt được còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục có những diễn biến tiêu cực khi cả ba nhóm chỉ số chính đều giảm mạnh. Chỉ số Nasdaq giảm mạnh nhất, tiếp theo đó lần lượt là Dow Jones và S&P500.
Cặp tiền USD/CAD đang chịu áp lực trong phiên hôm nay khi giá dầu và khí đốt giảm. Dầu thô WTI giảm 3% và khí đốt tự nhiên giảm 2.5%. Kết hợp điều đó với tâm lý rủi ro kém, USD/CAD đang ở mức cao nhất trong ngày, tăng 75 pips lên 1,3336. Đó là mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2020.
Sự thay đổi trong đồng bạc Canada sẽ đi kèm với một sự đảo chiều rộng rãi trên thị trường. Cho đến khi nhận được sự xác nhận từ FED rằng ít nhất tống độ tăng lãi suất sẽ chậm lại và lạm phát hạ nhiệt bớt, tình thế khó có thể thay đổi.
Không khí ảm đạm chung đang bao chùm lên toàn thị trường, nếu như có một sự thay đổi nào đó diễn ra, trái phiếu sẽ thay đổi đầu tiên và thị trường dài hạn nói chung.
Lợi suất trái phiếu kì hạn mười năm phá vở mức cản 3.5% hồi tháng sáu nhưng sau đó thoái lui.
Lợi suất trái phiếu kì hạn hai năm cũng ghi nhận mức tăng điểm mạnh với 5.6 điểm cơ bản. Ở chiều ngược lại, lợi suất trái phiều kì hạn 30 năm đang giảm 0.8 điểm cơ bản.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố sẽ không từ bỏ cuộc chiến giành lại lãnh thổ của Ukraine vì Kyiv cho biết quân đội của họ đã vượt qua một con sông lớn, mở đường cho một cuộc tấn công vào lực lượng chiếm đóng của Nga ở phía đông Vùng Donbas. Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra dự đoán mạnh mẽ nhất từ trước đến nay rằng Ukraine sẽ chiến thắng trong cuộc chiến.
Biden nói trong một cuộc phỏng vấn "60 Minutes" của CBS:
"Họ đang đánh bại Nga"
Chiến thắng sẽ chỉ đến khi các lực lượng Nga hoàn toàn bị đánh đuổi khỏi lãnh thổ Ukraine, và Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine "chừng nào còn có thể"
"Nga không phải là người có năng lực và khả năng như nhiều người nghĩ."
Vượt sông Oskil là một dấu mốc quan trọng khác trong cuộc phản công của Ukraine ở khu vực đông bắc Kharkiv. Con sông này chảy về phía nam vào Siversky Donets, chảy qua Donbas, tâm điểm chính trong cuộc xâm lược của Nga.
Thị trường chung vẫn chưa từ bỏ dự đoán về việc Fed tăng lãi suất 100 bps trong tuần này, tỷ lệ lên đến 18%. Tuy nhiên, dự báo cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất 75bps vẫn đang áp đảo.
Lợi suất kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 11 năm khi các nhà đầu tư đang chờ đợi quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư. Cụ thể, lợi suất kỳ hạn 10 năm đã tăng 6 điểm cơ bản lên 3.508%, cao nhất kể từ tháng 4 năm 2011.
JPMorgan Chase & Co đã giảm lượng tiền cho vay đối với Tập toàn Tsingshan của Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất niken hàng đầu thế giới, đồng thời cắt giảm tín dụng cho các khách hàng khác ở châu Âu và châu Á sau khi xem xét rủi ro.
Tsingshan Holding Group là trung tâm của cuộc khủng hoảng trên Sàn giao dịch kim loại London vào tháng 3 khi giá niken tăng hơn gấp đôi trong vài giờ, buộc LME phải tạm dừng giao dịch và hủy bỏ các giao dịch hàng tỷ đô la.
Nền kinh tế Đức có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng mùa đông khi lượng tiêu thụ khí đốt bị cắt giảm hoặc chia nhỏ
Hoạt động kinh tế có thể giảm nhẹ trong quý này và giảm rõ rệt trong các tháng mùa thu, mùa đông
Nền kinh tế có thể sẽ thu hẹp ngay cả khi tránh được việc phân bổ hoàn toàn do các công ty cắt giảm hoặc ngừng sản xuất.
Họ không kì vọng vào kịch bản bất lợi được công bố vào tháng 6 trước đó (nền kinh tế suy giảm 3.2% trong năm tới) sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, một cuộc suy thoái vẫn đang rình rập bất cứ lúc nào có thể khiến "đám mây đen" bao trùm lên đồng euro và cuộc khủng hoảng khí đốt, năng lượng sẽ lại được khuếch đại một lần nữa vào năm tới.
Người đứng đầu quỹ này đã kêu gọi các nhà đầu tư tập trung vào các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị, đồng thời cảnh báo về “mối nguy hiểm thực sự” mà bất ổn kinh tế và chính trị tại Mỹ đang kéo nước này xuống.
Nicolai Tangen, người đứng đầu quỹ dầu mỏ trị giá 1.2 tỷ USD của Na Uy, nói với tờ Financial Times rằng “chúng tôi đang quan sát thấy phản ứng dữ dội đối với ESG ở một số nơi ở Mỹ. Mặc dù có nhiều biến động trên thị trường tài chính, nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn bao giờ hết là giữ được sự tập trung vào những vấn đề quan trọng như thế này”
Đây là một tín hiệu phục hồi khá tốt sau khi sản lượng sụt giảm vào tháng 6 nhưng một số lĩnh vực khác của nền kinh tế Eurozone lại có kết quả kém lạc quan hơn từ đầu quý 3 đến nay.
Tháng 7, OPEC+ đặt mục tiêu 2.9 triệu thùng/ngày song cũng không thể hoàn thành.
Ả Rập Xê Út và UAE là hai thành viên duy nhất có tiếng nói thực sự trong vấn đề này nhưng có vẻ như họ sẽ không phản ứng sớm khi giá dầu đang ở mức thấp trong vài tuần qua.
Hiện dầu WTI giao dịch ở mức thấp nhất 1 tuần qua là $83.48/thùng.
Trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm chủ nhật, Tổng thống Joe Biden tuyên bố các lực lượng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.
Cuộc phỏng vấn chỉ là lần gần nhất mà Biden tái khẳng định chính sách của Hoa Kỳ về Đài Loan đã được công bố từ lâu, nhưng tuyên bố của ông có phần rõ ràng hơn những lần trước về việc đưa quân đội Mỹ tới bảo vệ hòn đảo.
Bộ Ngoại giao Đài Loan bày tỏ lời cảm ơn tới Biden vì ông đã tái khẳng định "cam kết an ninh vững chắc của chính phủ Hoa Kỳ đối với Đài Loan".
500 nhà lãnh đạo và quốc vương từ khắp nơi trên thế giới đã đến London vào thứ Hai để tiễn biệt Nữ hoàng Elizabeth trong lễ tang cấp Nhà nước, có thể kể đến như: Tổng thống Joe Biden, Hoàng đế Naruhito của Nhật Bản, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, v.v...
Hàng trăm nghìn người đã xếp hàng để được đi qua quan tài quốc vương trị vì lâu nhất của Anh tại Hội trường Westminster ở London.
Tổng thống Biden phát biểu: "Vương Quốc Anh rất may mắn khi có Người ở bên trong 70 năm qua, và cả chúng tôi cũng vậy"
Tuần trước, dù USD cải thiện khá tốt, GBP/USD vẫn có thể kết thúc tuần trên 1.1400. Nhưng khi bước sang tuần mới, phe bán đang nỗ lực hướng xuống dưới mức này.
Cặp tiền đang giao dịch ở giá thấp nhất trong ngày. Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm 0.5% xuống 1.1% trong khi HĐTL S&P 500 giảm 0.8% trong ngày.
Mức giảm xuống dưới mốc 1.1400 là một bước phát triển quan trọng về mặt kỹ thuật, tạo cơ hội cho bảng Anh lao xuống mức thấp nhất năm 1985 gần 1.0500. Một động thái rõ ràng như vậy có thể không xảy ra nhưng nhiều trader cho rằng bảng Anh sẽ phải 'gồng mình' trước đà giảm mạnh nếu các nhà giao dịch rũ bỏ mức hỗ trợ xung quanh 1.1400.
Các nhà hoạch định chính sách BOE nhìn chung đã bớt hawkish hơn và có khả năng BOE sẽ tăng 50 bps trong tuần này. Sự khác biệt hơn nữa giữa các nhà hoạch định chính sách có thể gây thêm áp lực lên đồng bảng Anh trong tương lai.
Chứng khoán tuần trước ghi nhận tuần giao dịch u ám và tồi tệ nhất kể từ khi chạm đáy vào tháng Sáu. Hôm nay, tâm lý risk off bao trùm thị trường khiến các chỉ số chứng khoán chính sụt giảm ngay ngày đầu tuần trong lúc nhà đầu tư chờ đợi quyết định lãi suất sắp tới của Fed. Dẫn đầu là nhóm cổ phiếu tiêu dùng, công nghệ và xây dựng. Chỉ số Stoxx 600 mở cửa giảm 0.5%, hướng tới mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 5/7. Hợp đồng tương lai S&P500 cũng mất điểm, kéo dài đà giảm của tuần trước. Vương Quốc Anh để tang Nữ hoàng Elizabeth, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay. Chứng khoán toàn cầu sụt giảm sâu sau khi dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến đã thúc đẩy các nhà giao dịch định giá khả năng tăng lãi suất của Fed.
DAX -0.42%
CAC -1.03%
IBEX -0.23%
Euro Stoxx 50 -0.74%
Stoxx 600 -0.54%
Các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với biến động tiềm tàng từ quyết định chính sách trong tuần này của Fed, BOE, BOJ và một loạt các ngân hàng trung ương khác. Sự suy yếu trên thị trường phản ánh kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất quy mô lớn từ Fed vào thứ Tư và lo ngại rằng việc thắt chặt nhằm dập tắt lạm phát sẽ gây ra suy thoái. Đà tăng trong ngày của USD giảm tốc vào đầu phiên Âu song chỉ số DXY vẫn duy trì trên 110. Hôm nay vẫn là một ngày khá ảm đạm khi GBP/USD chỉ giao dịch ngay trên mức đáy kể từ 1985 mà bảng Anh ghi nhận vào thứ Sáu tuần trước. Yên Nhật vẫn chịu áp lực lớn dù đã giảm xuống dưới mốc kĩ thuật quan trọng 145. Citigroup cho rằng Fed sẽ tiếp tục tỏ ra hawkish và nhấn mạnh mục tiêu giảm lạm phát vô điều kiện. Nhân dân tệ tiếp tục lao dốc, tỷ giá USDCNY một lần nữa vượt 7.00. Tuần trước, PBOC cảnh báo các công ty không nên short nhân dân tệ.
DXY +0.37%
EUR/USD -0.36%
GBP/USD -0.33%
AUD/USD -0.47%
NZD/USD -0.59%
USD/JPY +0.39%
USD/CHF +0.40%
USD/CAD +0.34%
Dầu thô lao dốc xuống dưới mức $85/thùng trong bối cảnh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư bất chấp triển vọng nhu cầu tăng lên khi thành phố Thành Đô của Trung Quốc chấm dứt tình trạng phong tỏa kéo dài hai tuần. Vàng giảm sâu xuống mức thấp nhất trong ngày là $1,661.8/oz.
Crypto cũng chịu ảnh hưởng bởi những lo ngại về Fed và FOMC. Bitcoin giảm xuống dưới $19,000 trong khi Ether kéo dài đà suy yếu sau khi blockchain của nó được nâng cấp vào tuần trước.
Đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư tiếp tục tỏ ra thận trọng ngay đầu phiên Âu. Các chỉ số chính, ngoại trừ FTSE 100 (Anh đóng cửa bởi quốc tang), đều giảm sâu. Đặc biệt, CAC 40 của Pháp dẫn đầu giảm tới hơn 1%.
PBOC đã cố gắng kìm hãm đà suy yếu gần đây của đồng nhân dân tệ nhưng hiện vẫn đang phải vật lộn khi tỷ giá USD/CNY một lần nữa vượt mốc 7.00 hôm nay.
Thật khó để cố định tỷ giá trong khi duy trì một chính sách nới lỏng hơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế vốn đang phải chịu đựng các chính sách hạn chế để đối phó với đại dịch.
Đồng đô la đang giữ ổn định trước phiên giao dịch châu Âu khi thị trường vẫn tập trung vào các quyết định quan trọng của ngân hàng trung ương trong tuần này. Các tài sản rủi ro đang được giao dịch khá thận trọng với chỉ số HĐTL S&P 500 giảm 0.2% sau khi lao dốc vào tuần trước. Các tín hiệu tiêu cực vẫn còn tồn tại trước khi Fed đưa ra quyết định chính sách.
Thị trường ở Vương quốc Anh hôm nay cũng đóng cửa để tổ chức lễ tang cho Nữ hoàng Elizabeth II. Điều đó sẽ khiến phiên giao dịch sắp tới có thể ảm đạm hơn.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
15h: Tổng tiền gửi trực tiếp của SNB vào ngày 16 tháng 9
Đồng đô la tăng nhẹ trước phiên giao dịch châu Âu. Thị trường vẫn đang chú ý theo dõi cuộc họp FOMC vào cuối tuần. Fed có nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 75 bps.
Tỷ giá EUR/USD giảm 0.2% xuống 0.9995 nhưng đang tiếp tục tiến gần hơn tới mức ngang giá với một loạt các hợp đồng quyền chọn lớn đáo hạn vào thứ Tư và thứ Năm có lẽ là điều cần lưu ý.
Trong khi đó, tỷ giá USD/JPY đang ở mức cao nhưng phe mua vẫn không thể tìm thấy sự bứt phá chắc chắn trên 145.00 trong thời điểm hiện tại. Cặp tiền này hiện tăng 0.2% lên 143.15, so với mức thấp nhất trước đó là khoảng 142.64. Bảng Anh cũng sẽ là một trong những đồng tiền được chú ý nhất khi BOE dự kiến sẽ họp vào thứ năm.
USD/CAD tăng thêm 0.2% lên 1.3285.
Đồng aussie cũng chịu một chút áp lực khi một lần nữa giao dịch xuống 0.6700.
Fed là trọng tâm chính trong tuần này nhưng không phải là ngân hàng trung ương lớn duy nhất sẽ đưa ra quyết định chính sách trong những ngày tới. Sẽ là một tuần nhộn nhịp khi cả BOJ, SNB và BOE đều đang chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng. Tất cả điều đó có thể tạo ra những biến động lớn trên thị trường trước khi chuyển sang đợt tiếp theo của các dữ liệu quan trọng liên quan đến lạm phát và kinh tế.
Thứ Tư ngày 21/9: Quyết định chính sách của cuộc họp FOMC (dự kiến +75 bps)
Thứ Năm 22/9: Quyết định chính sách tiền tệ của BOJ (dự kiến không có thay đổi, hãy theo dõi các bình luận về đồng Yên)
Thứ Năm 22/9: Quyết định chính sách tiền tệ của SNB (dự kiến +75 bps)
Thứ Năm 22/9: Quyết định chính sách tiền tệ của BOE (dự kiến +50 bps)
Thêm vào đó, chủ tịch ECB Lagarde sẽ phát biểu vào thứ Ba, ngày 20 tháng 9 ở Frankfurt. Và vào thứ Sáu, ngày 23 tháng 9, Chủ tịch Fed Powell cũng sẽ phát biểu khai mạc trong sự kiện Fed Listens mới nhất mang chủ đề 'Chuyển đổi sang nền kinh tế hậu đại dịch' .
Mở đầu tuần mới, các tỷ giá chính trên thị trường ngoại hối không có nhiều thay đổi ròng trong phiên giao dịch sáng nay. Tuần này sẽ có các cuộc họp về chính sách và tăng lãi suất đến từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của Fed (FOMC), Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và một số ngân hàng trung ương khác. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng có một cuộc họp chính sách nhưng dự kiến sẽ không có sự thay đổi bất ngờ nào được đưa ra.
Tại Trung Quốc, các thành phố Thành Đô và Đại Liên đã dỡ bỏ lệnh đóng cửa vào ngày hôm nay. PBoC cũng đã cắt giảm lãi suất reverse repo kỳ hạn 14 ngày từ 2.25% xuống 2.15%. Lãi suất RR 7 ngày không đổi ở mức 2.0%. Vào thứ Ba, ngày 20/9, PBOC sẽ thiết lập lãi suất cơ bản cho các khoản vay kỳ hạn một năm và năm năm. Với lãi suất MLF vẫn ổn định vào tuần trước, khả năng sẽ không có sự thay đổi nào đối với LPR vào ngày mai.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY tiếp tục tăng hướng về mốc 7.0 ngày hôm nay.
Liên quan đến chính trị, Tổng thống Hoa Kỳ Biden trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình nước này đã cho biết các lực lượng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược. Điều này mâu thuẫn với chính sách chính thức hiện tại của Hoa Kỳ về hòn đảo này.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi được phỏng vấn trong chương trình truyền hình 60 Minutes đưa ra bình luận không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nhanh chóng nào về thỏa thuận hạt nhân với Mỹ. Dầu tăng trong phiên giao dịch nhưng sau đó đã giảm trở lại và ít biến động.
Thị trường Nhật Bản đã đóng cửa để nghỉ lễ hôm nay. Vương quốc Anh cũng sẽ dành ngày hôm nay để tổ chức lễ chôn cất Nữ hoàng Elizabeth II - ngày cuối cùng trong sự kiện quốc tang chính thức. Việc thị trường nước này đóng cửa sẽ làm giảm thanh khoản trong múi giờ phiên giao dịch Châu Âu.
Vài tháng qua đã có nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu, với mức nhiệt độ và hạn hán kỷ lục. New Zealand vào năm ngoái đã lập kỷ lục mới về thanh toán bảo hiểm liên quan đến thời tiết và năm nay đang trên đà phá kỷ lục.
Đánh giá rủi ro trọng yếu đối với hệ sinh thái các ngân hàng, công ty bảo hiểm và hệ thống tài chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của chúng tôi. Sự ổn định tài chính được duy trì hiệu quả khi tất cả các rủi ro liên quan được xác định, định giá và phân bổ cho những bên có khả năng quản lý tốt nhất. Để đáp ứng mục tiêu này, điều quan trọng là phải tính đến các tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu.