Quan chức FED, Williams cho biết:
- Đưa giá cả ổn định trở lại có tầm quan trọng hàng đầu
Chứng khoán Mỹ sụt giảm vào thứ Ba khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông đã làm khiến nhà đầu tư thận trọng hơn sau một quý tăng trưởng mạnh mẽ.
Chỉ số Dow Jones giảm 290 điểm, tương đương 0.7%. Chỉ số S&P 500 giảm 1% và chỉ số Nasdaq mất 1.4%.
Giá dầu thô WTI tăng vọt khi một quan chức cấp cao của Nhà Trắng chia sẻ với NBC News rằng có “dấu hiệu” cho thấy Iran đang chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo trực tiếp vào Israel. Chỉ số biến động CBOE (VIX) tăng vọt lên trên 20, điều này nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng.
Quan chức FED, Williams cho biết:
Trung Quốc đang không ngừng bổ sung công suất hóa dầu mới bất chấp tình trạng thừa nguồn cung toàn cầu khi các nhà máy lọc dầu đang đa dạng hóa nhiên liệu vận tải, đe dọa làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên toàn thế giới cho đến năm 2024 do tăng trưởng kinh tế yếu làm suy giảm nhu cầu.
Khủng hoảng lợi nhuận đang được thúc đẩy bởi các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tăng sản lượng olefin như ethylene để bù đắp cho sự sụt giảm doanh số bán xăng và dầu diesel. Việc mở rộng công suất của họ đang vượt xa tốc độ tăng của nhu cầu đối với hóa chất.
USD/JPY vẫn đang giữ trên mức 143.00 ngay cả khi cặp tiền hiện đã giảm 0.36% xuống 143.19 bất chấp việc các quan chức Nhật Bản có những can thiệp bằng lời nói. Hành động giá chủ yếu liên quan đến thị trường trái phiếu, vì lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm đang giảm mạnh vào đầu tuần.
Khẩu vị rủi ro ảm đạm sau đợt bán tháo cổ phiếu vào tuần trước. Lợi suất trái phiếu giảm kéo giá cổ phiếu xuống thấp hơn. Báo cáo Ifo nhẹ nhàng hơn của Đức không giúp ích gì cho khẩu vị rủi ro trong bối cảnh rủi ro suy thoái đang bắt đầu tăng trở lại ở châu Âu.
Giám đốc điều hành Amin Nasser của Saudi Aramco cho biết các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ổn định trong thời gian còn lại của năm, được củng cố bởi nhu cầu lành mạnh ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông nói thêm, mặc dù Trung Quốc đang phải đối mặt với một số khó khăn kinh tế, nhưng nhu cầu trong lĩnh vực vận tải và hóa dầu vẫn có dấu hiệu tăng.
EURUSD tăng 0.08%, giằng co quanh 1.0905
Doanh số bán hàng tiếp tục giảm dù với tốc độ chậm hơn đã nói lên khó khăn mà các nhà bán lẻ gặp phải vào thời điểm hiện tại khi lạm phát cao tiếp tục tác động tiêu cực đến nhu cầu.
Bundesbank cho biết:
Như vậy, ngay cả khi hoạt động kinh tế sáng sủa hơn trong tháng 4 và tháng 5, mọi thứ dường như đã đi vào quỹ đạo vào tháng 6 và điều đó không báo hiệu tốt cho triển vọng của quý 3.
XAUUSD giảm 0.09% xuống dao động quanh $1,930
Đầu tháng này, SEC Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện Binance.US vì vi phạm luật chứng khoán liên bang. Trước đó, thị phần giao dịch giao ngay của Binance ở mức 56%, hiện đã giảm xuống 53.7%, thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2023. Các sàn giao dịch tiền điện tử như Binance đang phải đối mặt với nhiều áp lực hơn khi những ông lớn tài chính truyền thống, chẳng hạn như BlackRock Inc., muốn tham gia thị trường và cung cấp các quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin.
Phiên giao dịch ngày hôm nay đã chứng kiến lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm Mỹ giảm 5.4bp xuống chỉ còn 3.684%. Nguyên nhân là do dòng tiền của các nhà đầu tư đang được rút khỏi cổ phiếu và đổ về trái phiếu khiến cho lợi suất giảm.
Dữ liệu này phản ánh các điều kiện xấu đi trong nền kinh tế Đức vào cuối quý 2. Điều này cũng được phản ánh trong dữ liệu PMI vào cuối tuần trước và càng làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế mạnh hơn khi chúng ta bước sang nửa cuối FY2023.
Liệu đà tăng có còn được giữ vững trong cả phiên giao dịch hay không?
Ngoại trừ cặp USDJPY đã có một phiên điều chỉnh nhẹ sau chuỗi ngày tăng liên tiếp thì các đồng tiền lớn khác ít biến động trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay.
AUDUSD đảo chiều giảm nhẹ xuống mức 0.66712.
Xét về các chỉ báo dẫn dắt tổng thể, ít nhất là không có nhiều thay đổi đối với nền kinh tế Nhật Bản từ tháng 3 đến tháng 4.
Tin tức quan trọng cuối tuần qua là cuộc xung đột nội bộ đang diễn ra ở Nga, được cho là một bước phát triển có lợi cho Ukraine, chỉ vài tuần sau khi họ tiến hành phản công trong cuộc xung đột kéo dài hơn một năm nay. Cho dù bất cứ điều gì xảy ra ở Nga, giờ đây trọng tâm sẽ chuyển sang việc củng cố quyền lực trong nước thay vì tiếp tục gây sức ép chống lại Ukraine và chắc chắn Tổng thống Nga Putin sẽ không bỏ cuộc.
Trên thị trường, chúng ta đang thấy thị trường ảm đạm hơn và không có gì quá nổi bật. Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
Cơ quan xếp hạng S&P Global:
Một cuộc nội chiến đã nổ ra ở Nga khi Người sáng lập tập đoàn quân sự Wagner, Yevgeny Prigozhin cho biết 25,000 dân quân sẽ tiến đến Moscow để lật đổ lãnh đạo của Bộ quốc phòng Nga. Đồng thời, các video rải rác về những trận chiến dọc theo đường cao tốc cho thấy một bộ phận quân sự của quân đội Nga đã tiến hành đổi phe.
Các quan chức Nga đã buộc tội Prigozhin về vụ nổi loạn vũ trang diễn ra cùng ngày. Ngoài ra, cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cũng đưa ra một tuyên bố nói rằng đã bắt đầu cuộc điều tra về âm mưu nổi loạn liên quan những phát ngôn gần đây của Prigozhin. Các công tố viên nói rằng ông Prigozhin có thể sẽ phải đối mặt với án tù từ 12 đến 20 năm.
Tổng thông Putin ngay lập tức đã có toàn văn phát biểu trước toàn thế đất nước, kêu gọi các công dân Nga, các nhân viên của lực lượng vũ trang, các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh, các chiến binh và chỉ huy hiện đang chiến đấu trên các vị trí của họ hãy đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù một cách anh dũng.
Cuối cùng để xoa dịu tình hình, trong một thỏa thuận trung gian được đề xuất bởi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Điện Kremlin cho biết ông trùm Wagner sẽ đồng ý rút về khu lều trại dã chiến của mình nhằm chấm dứt đổ máu, để đổi lấy việc sẽ không bị truy tố hình sự nếu tuân thủ thỏa thuận. Ngoài ra, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho biết các chiến binh Wagner không tham gia cuộc nổi dậy sẽ không chịu bật kỳ sự buộc tội nào từ phía Bộ Quốc phòng.
Chứng khoán Hoa Kỳ giảm điểm trong bối cảnh tâm lý risk-off bao trùm thị trường do các nhà đầu tư thể hiện sự lo ngại mới về suy thoái kinh tế ở Mỹ, châu Âu và trên toàn cầu, lạm phát vẫn ở mức cao trong khi sản xuất và dịch vụ tiếp tục suy yếu. Ngoài ra, câu chuyện xoay quanh chu kỳ chính sách của Fed cũng là một trong số những chủ đề làm xói mòn tâm lý thị trường. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt kết thúc chuỗi 5 và 8 tuần tăng liên tiếp, chỉ số Dow Jones ghi nhận tuần giảm mạnh nhất từ giữa tháng 3 đến nay. Kết phiên:
Trên thị trường FX, tâm điểm chú ý xoay quanh các báo cáo PMI sơ bộ tháng 6 tại châu Âu và Hoa Kỳ. USD liên tục mở rộng đà tăng từ đầu phiên Á, chủ yếu hưởng lợi từ việc EUR suy yếu sau dữ liệu PMI sơ bộ tại Đức và Pháp đều ghi nhận mức giảm vượt dự kiến trên cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất khi giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (Pháp: 41, Eurozone: 43.6 và Đức: 45.5 điểm) - gia tăng khả năng suy thoái kinh tế trong khu vực. Ngành dịch vụ dù hạ nhiệt nhưng vẫn trên mức 50 điểm - phần nào làm vực dậy nền kinh tế khu vực Euro nói chung, ngoại trừ dữ liệu từ Pháp chỉ đạt 48 điểm. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận tại Anh với ngành sản xuất chỉ đạt 46.2 điểm trong khi dịch vụ đạt 53.7 điểm. GBP gần như đi ngang sau hai dữ liệu này. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tăng trưởng tích cực (54.1 so với dự báo 53.9) nhưng sản xuất lại không mấy khả quan (giảm từ 48.4 xuống 46.3 điểm). Đồng bạc xanh cũng phản ứng nhạt nhòa với kết quả này. Chốt phiên, AUD giảm sâu nhất so với USD, cặp tỷ giá USD/JPY vượt mốc 143.500.
Lợi suất giảm mạnh sau khi tăng vọt đầu phiên Mỹ đã hỗ trợ vàng chốt phiên tăng nhẹ gần $7 lên 1920.26/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt đóng cửa -4.5bp và -6.2bp xuống 4.748% và 3.737%. Dầu thô nỗ lực hồi phục sau khi giảm mạnh xuống dưới $68/thùng. Chốt phiên, dầu WTI giảm nhẹ $0.35 xuống $69.16/thùng. Bitcoin thiết lập đỉnh mới trong năm nhờ pha break 31.4K tối thứ Sáu, sau đó điều chỉnh giảm xuống 31K rồi gần như đi ngang quanh 30.5K trong hai ngày giao dịch cuối tuần.
Cập nhật: USDJPY giảm gần 10pip sau khi biên bản được công bố.
Cuộc họp tháng 6 của Ngân hàng Nhật Bản Tóm tắt các ý kiến đã đưa ra "một vài quả bom":
Có vẻ như cuộc họp tháng 7 sẽ chứng kiến dấu hiệu cho một sự điều chỉnh hay từ bỏ việc kiểm soát YCC.
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản Kanda (đồng thời cũng là người sẽ chỉ thị cho BOJ can thiệp khi cần thiết) cho biết: