Chỉ số CPI sơ bộ tháng 3 của Đức là ở mức 2.2% so với cùng kỳ (Dự báo: 2.2%. Trước đó: 2.5%)
Chỉ số HICP ở mức 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự báo: 2.4%. Trước đó: 2.7%)
Xét riêng trong tháng này, giá tiêu dùng đã tăng 0.4%. Tin tốt cho ECB là lạm phát tổng thể tiếp tục giảm. Tuy nhiên, điều quan trọng cần theo dõi ở giai đoạn này vẫn là lạm phát cơ bản hàng năm. Và ước tính lạm phát cơ bản là 3.3% trong tháng 3 - giảm nhẹ so với mức 3.4% của tháng 2.
Chỉ số giá bán buôn tháng 4 của Đức: -0.4% m/m, -0.5% y/y
Trước đó: +0.2% m/m, +2.0% y/y
Dữ liệu đánh dấu lần giảm giá bán buôn hàng năm đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2020. Sự sụt giảm này phần lớn là do giá các sản phẩm dầu khoáng giảm mạnh.
Trong khi bị bán quá mức nghiêm trọng, sự suy yếu của EUR vẫn chưa ổn định. Tuy nhiên, hỗ trợ chính tại 1.0800 có thể nằm ngoài tầm với hôm nay. Mức kháng cự là 1.0870, tiếp theo là 1.0895.
1-3 tuần tới, EUR vẫn chưa có dấu hiệu tích cực và mức tiếp theo cần theo dõi là 1.0800. Sắp tới, nếu EUR có thể phá vỡ và duy trì dưới mức 1.0800, mức tiếp theo cần tập trung vào là 1.0720. Quan điểm tiêu cực về EUR sẽ vẫn giữ nguyên khi nó không vượt qua mức 1.0935 (mức 'kháng cự mạnh' là 1.0990 vào thứ sáu tuần trước).”
Câu chuyện chính trên thị trường lúc này là hành động cân bằng của các ngân hàng trung ương giữa lạm phát và nền kinh tế, vì họ đang tìm cách chấm dứt việc tăng lãi suất. Phần lớn, thị trường tin chắc rằng chu kỳ thắt chặt sắp kết thúc và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất trước cuối năm.
Vì vậy, để xác thực hoặc vô hiệu hóa giả định đó, tất cả đều phụ thuộc vào dữ liệu lớn. Đây là những sự kiện cần chú ý trong tuần này:
Biên bản họp chính sách tiền tệ tháng 5 của RBA (16/11) *
Doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc (16/11) **
Báo cáo thị trường lao động tháng 4 tại Anh (16/11) *
Số liệu CPI tháng 4 của Canada (16/11) **
Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 4 của Mỹ (16/11) ***
Báo cáo thị trường lao động Australia tháng 4 (18/11) **
Chủ tịch Fed Powell phát biểu về chính sách tiền tệ (19/11) ***
Hai sự kiện lớn cần theo dõi về mặt tác động đến tâm lý vĩ mô sẽ là doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ vào ngày mai và bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell vào cuối tuần.
Các cuộc bầu cử vào cuối tuần qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan đã thúc đẩy các động thái ngoại hối bằng đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng baht của Thái Lan. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đảng của Tổng thống đương nhiệm Erdogan và các đồng minh đã giành được đa số phiếu trong nghị viện. Tuy nhiên, bản thân ông Erdogan dường như không đạt được 50% số phiếu bầu cho Tổng thống. Thật vậy, không có ứng cử viên nào nhận được hơn 50% phiếu bầu cho vị trí Tổng thống, một cuộc bỏ phiếu chung cuộc sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng 5. Đồng lira giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng cùng với các báo cáo đi kèm của các ngân hàng nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ trên thị trường để hỗ trợ đồng tiền này.
Tại Thái Lan, các đảng đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Chủ nhật. Họ đã đánh bại một liên minh đồng minh của chính quyền quân sự, vì vậy vẫn còn phải xem liệu sẽ có một sự chuyển đổi hay không. Đồng baht biến động trái chiều.
Về mặt dữ liệu, PPI tháng 4 của Nhật Bản đã tăng, nhưng tiếp tục ở mức thấp trong tháng thứ 4 liên tiếp.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cung cấp khoản vay cơ sở cho vay trung hạn (MLF) trị giá 125 tỷ NDT, bù đắp cho 100 tỷ NDT đáo hạn. Tỷ giá không thay đổi nhưng việc bơm tiền là động thái hỗ trợ nền kinh tế từ PBOC.
Về thông tin đàm phán nợ của Hoa Kỳ, Tổng thống Biden dự kiến sẽ gặp các nhà lãnh đạo quốc hội vào thứ Ba, bàn luận về trần nợ. Các báo cáo (nguồn giấu tên) cho biết các cuộc đàm phán cấp nhân viên đã diễn ra “hiệu quả” vào cuối tuần qua.
USD hồi phục vào thứ 6, khiến các đồng tiền chính giảm nhẹ và gây áp lực lên vàng.
"Mặc dù đã có một số dấu hiệu tích cực trong dữ liệu gần đây, chúng tôi phải đảm bảo chúng ổn định và bền vững để Nhật Bản không quay trở lại tình trạng giảm phát" - Văn phòng Nội các bày tỏ
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda phát biểu về quyết tâm kiên trì duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của ngân hàng
Trong một phiên riêng biệt bao gồm các học giả và chuyên gia khu vực tư nhân, một số người tham gia đã thúc giục BOJ xoay trục chính sách khi lạm phát ổn định xung quanh mục tiêu lạm phát 2%, bản tóm tắt các cuộc thảo luận do Văn phòng Nội các công bố cho thấy:
“Khi lạm phát và tiền lương tiếp tục tăng, BOJ nên chú ý sửa đổi các biện pháp nới lỏng tiền tệ đặc biệt của mình”
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda một lần nữa cho biết ông sẽ duy trì chính sách nới lỏng của BOJ trong bài phỏng vấn sau Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 tại Niigata vào cuối tuần trước:
Kinh tế Nhật Bản đang phục hồi
Lạm phát tiêu dùng, hiện ở mức trên 3%, sẽ bắt đầu chậm lại vào giữa năm tài chính hiện tại
Nhật Bản đang duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo để đạt được mục tiêu lạm phát 2% của BOJ một cách bền vững và ổn định
Nhiều thống đốc ngân hàng trung ương G7 dường như cảm thấy tác động của các đợt tăng lãi suất trước đây vẫn chưa thể hiện đầy đủ đối với nền kinh tế và lạm phát.
PPI của Nhật Bản tăng trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tốc độ đã chậm lại trong tháng thứ 4 liên tiếp với chỉ số giá nhập khẩu giảm. Reuters cho biết:
Cần nhấn mạnh quan điểm của BOJ rằng lạm phát tiêu dùng cốt lõi có thể sẽ bắt đầu chậm lại vào cuối năm nay do ảnh hưởng của việc chi phí nguyên liệu thô tăng đột biến trong quá khứ bắt đầu tiêu tan.
Chứng khoán giảm điểm khi thị trường tiếp tục e ngại về triển vọng lạm phát dai dẳng và nguy cơ khủng hoảng tiền mặt vào đầu tháng tới tại Hoa Kỳ. Tối hôm thứ Sáu, Đại học Michigan công bố báo cáo sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng tháng 5 - mức thấp nhất trong 6 tháng trở lại đây (đạt 57.7 so với con số ghi nhận trước đó là 63). Đáng chú ý, kỳ vọng lạm phát 5 năm đạt 3.2%, thiết lập mức đỉnh kể từ tháng 7 năm ngoái đến nay. Chỉ số Dow Jones có một tuần giao dịch ảm đạm với sắc đỏ bao trùm:
Dow Jones -0.03%
S&P 500 -0.16%
Nasdaq -0.35%
Trên thị trường FX, lợi suất tăng và tâm lý risk-off bao trùm sau các dự báo thấp hơn từ đại học Michigan đã hỗ trợ USD tăng trên diện rộng. NZD yếu nhất trong số G7 sau khi liên tục trượt giá từ đầu phiên Á, chịu áp lực từ kỳ vọng tốc độ gia tăng lạm phát giảm xuống trong quý 2 của RBNZ (+2.79% q/q từ +3.3% của quý trước). GBP phản ứng không mấy mặn mà trước tín hiệu hạ nhiệt nền kinh tế (GDP tháng 3 tại Anh -0.3%).
Chỉ số DXY +0.63%
EURUSD -0.60%
GBPUSD -0.51%
AUDUSD -0.89%
NZDUSD -1.72%
USDJPY +0.87%
USDCHF +0.47%
USDCAD +0.50%
Vàng bật tăng lên $2022/oz đầu phiên Mỹ sau khi test mốc $2000/oz không thành. Gap tăng đã bị lấp hơn nửa sau đó, chốt phiên kim loại này giảm $4 xuống $2010.90/oz. Lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt +9.3bp và +8.2bp lên 3.994% và 3.47%. Dầu WTI giảm $0.83 xuống hơn $70/thùng. BTC trong đêm break qua đáy 8 tuần trở lại đây và sau đó hồi lại vùng 26.7K.
Cuộc họp của G7 sẽ diễn ra vào thứ Sáu tuần này tại Hiroshima, Nhật Bản
Ngoài các lệnh cấm năng lượng, G7 dự kiến sẽ nhắm mục tiêu trốn tránh các lệnh trừng phạt liên quan đến các nước thứ ba và tìm cách hạn chế các hoạt động thương mại hỗ trợ quân đội Nga.
Thông qua cuộc trò chuyện với một tờ báo của Ý vào cuối tuần qua, Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết:
"Chúng tôi hiện đã bước vào giai đoạn cuối của lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ"
Bối cảnh chung:
ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 375bp kể từ tháng 7 năm ngoái.
ECB cho biết sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn, nhưng với tốc độ tăng là 25bp sau nhiều động thái mạnh mẽ trong thời gian đầu của chiến dịch thắt chặt.
Vào hôm thứ Hai, công ty khai thác vàng Newcrest Mining của Úc cho họ sẽ ủng hộ lời đề nghị mua lại Newmont Corp với giá 26.2 tỷ AUD.
Newcrest đã khuyến nghị các cổ đông của mình bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận này tại một cuộc họp dự kiến được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10.
Thỏa thuận này yêu cầu sự ủng hộ của Ủy ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài (FIRB), các cổ đông của Newcrest và Newmont.
Nếu thỏa thuận được thực hiện, sản lượng vàng của Newmont sẽ tăng gần gấp đôi đối thủ gần đây nhất là Barrick Gold Corp. Đồng thời, củng cố hơn nữa vị thế của Newmont với tư cách là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới.
Cuộc họp trước đó giữa Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo quốc hội về trần nợ bị hoãn vào hôm thứ Sáu được ấn định sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 16 tháng 5 năm 2023 sắp tới.