GDP tháng 9 +0.1% m/m, dự kiến +0.3%, trước đó 0.0%
Đây là những con số không mấy ấn tượng, với tháng 9 và tháng 10 hiện đều ở mức 0.1% m/m.
Trong khi đó, tính theo đầu người, GDP của Canada đã giảm 0.4% trong quý 3, đây là quý giảm thứ sáu liên tiếp. Yếu tố duy nhất duy trì nền kinh tế Canada là sự gia tăng dân số hàng loạt.
USD/CAD tăng khi tin tức được công bố, chạm mốc 1.403:
CPI tháng 6 của Canada sẽ được công bố vào thứ 4 (20/7) tới.
Lạm phát tháng 6 của Canada dự báo sẽ tăng 0.9% so với tháng 5 và tăng 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI lõi của BoC, ngoại trừ giá thực phẩm và năng lượng, ước tính tăng 0.5% so với tháng 5 và tăng 6.7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chỉ số chứng khoán chính khởi đầu tuần mới tích cực hơn nhờ dấu hiệu lạm phát tốt hơn kỳ vọng, khả năng Fed tăng lãi suất giảm và doanh số bán lẻ cao hơn dự kiến. NASDAQ đã tăng liên tiếp 3 ngày, S&P 500 và Dow Jones tăng 2 ngày liên tiếp. Cổ phiếu Goldman Sachs tăng điểm sau khi công bố báo cáo quý 2 tốt hơn mong đợi ở hầu hết mọi lĩnh vực. BoA cũng báo cáo thu nhập lãi ròng khả quan.
S&P 500 +0.8%
Nasdaq +0.9%
Dow Jones +0.9%
Đô la Mỹ giảm nhẹ trong phiên hôm nay so với hầu hết các đồng tiền chính. Sau một tuần biến động và giao dịch ở dưới mức ngang giá, Euro chào tuần mới với mức tăng khả quan, giao dịch ở mức 1.01665. GBP/USD tăng mạnh nhất, phá qua MA 200 giờ lần đầu tiên kể từ 28/6.
DXY -0.70%
EUR/USD +0.74%
GBP/USD +1.12%
AUD/USD +0.70%
NZD/USD +0.37%
USD/JPY -0.24%
USD/CAD -0.61%
USD/CHF -0.44%
Lợi suất trái phiếu Kho Bạc và đường cong lợi suất kỳ hạn 2-10 năm đều ở mức âm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2,5 và 10 năm đều trên 3%. Riêng lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm nhảy vọt lên hơn 3% rồi nhanh chóng giảm xuống 2.986%.
Giá dầu Mỹ tiếp tục tăng khi hợp đồng tháng 8 tăng hơn $4. Dầu WTI hôm nay tăng 4.3% lên $101.76/thùng. Giá khí đốt tự nhiên chạm đỉnh của tháng do áp lực đè nặng lên các sản phẩm năng lượng. Tuy vậy, thị trường vẫn áp lực bởi nguồn cung khí đốt cho châu Âu bị đe dọa trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine bế tắc.
Vàng ghi nhận mức tăng $10.17, tương đương 0.60%, lên $1716.94 chủ yếu do USD suy yếu nhẹ.
Gazprom, công ty độc quyền về xuất khẩu khí đốt của Nga bằng đường ống, đã không thể cung cấp đủ do trường hợp "bất thường" nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Gazprom tuyên bố bất khả kháng với nguồn cung dầu cho ít nhất một quốc gia là khách hàng chính.
Nguồn cung khí đốt của Nga đã giảm qua các tuyến đường chính, bao gồm qua Ukraine, Belarus và qua đường ống Nord Stream 1 dưới Biển Baltic.
Đường ống dẫn khí Nord Stream 1 hiện đang bảo dưỡng.
USD giảm giá so với tất cả các đồng tiền chính ngoại trừ CHF khi thị trường phản ứng tích cực trước kỳ vọng Fed chỉ tăng lãi suất thêm 75bp vào cuộc họp tuần sau.
Chứng khoán Mỹ cải thiện nhưng chưa hoàn toàn tích cực.
Giá dầu WTI tăng lên $99.84 sau cuộc gặp mặt của Tổng thống Biden với Ả Rập.
Nga phủ nhận việc sử dụng khí đốt để chống lại phương Tây, tuy nhiên nguồn cung đã giảm tới hơn 60% trong những tuần gần đây.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - Ursula von der Leyen và Ủy viên châu Âu về năng lượng Kadri Simson đang có chuyến thăm Azerbaijian vào hôm nay để đàm phán về một thỏa thuận khí đốt mới.
Bitcoin ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ khi bật tăng hơn 6% trong phiên giao dịch hôm nay - lên mốc 22,200.
Đà tăng được củng cố hơn nữa trong phiên giao dịch Châu Âu, trong bối cảnh chỉ số DXY suy yếu.
Tuy vậy ở thời điểm hiện tại, rủi ro liên quan tới việc hacker đánh cắp đồng tiền mã hóa vẫn còn hiện hữu. Bên cạnh đó là câu hỏi nghi vẫn về tính bảo mật thực sự về thông tin người dùng trong quá trình giao dịch trên thị trường OTC.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết châu Âu cần phải cắt giảm đáng kể lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong vài tháng tới để chuẩn bị cho những gì có thể là “một mùa đông dài và khó khăn”.
Trong khi Liên minh châu Âu hiện tại đã đạt được một số tiến bộ trong việc đa dạng hóa nguồn khí đốt, giảm tình trạng phụ thuốc với nhà cung cấp chính là Nga. Tuy nhiên rủi ro trong quá trình vận chuyển những lô hàng khí đốt vẫn hiện hữu.
Chỉ số Đồng Đô la Mỹ hiện đang kiểm tra lại mốc hỗ trợ 107.300 trên khung H1.
Theo một số báo cáo mới đây cho thấy, FED có thể sẽ nâng lãi suất cơ bản thêm 75 bps thay vì 100 bps vào kỳ họp tháng 07 - bất chấp lạm phát đang ở mức đỉnh theo dự liệu công bố tuần trước (9.1%).
EUR/USD ghi nhận tín hiệu tích cực trở lại sau ngày thứ 05 tuần trước, khi mà thị trường đã tiêu hóa hết tin tức thúc đẩy sự tăng giá của đồng USD,
Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mốc 1.0164 trên khung H1. Tăng hơn 170 pips từ mốc thấp nhất ghi nhận trong hơn 20 năm trở lại đây của cặp tiền (0.9950).
Lãi suất ngân hàng từ 2% trở lên trong năm tới là có thể xảy ra.
Chi phí không thắt chặt kịp thời là tương đối cao.
Thay vì tập trung vào dự báo chính xác về tỷ giá ngân hàng trong năm tới, điểm mấu chốt là chu kỳ thắt chặt có thể vẫn còn có thể tiếp tục dài hơn.
Chỉ cần lưu ý rằng Saunders sẽ từ chức nhà hoạch định chính sách của BOE vào ngày 8 tháng 8. Điều đó nói rằng, nhận xét của ông lặp lại những gì ngân hàng trung ương đã rao giảng trong một thời gian. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn giống với quan điểm trên thị trường khi có những người đánh cược lo ngại rằng BOE có thể phải dừng thặt chặt lại khi nền kinh tế Vương quốc Anh tiến tới suy thoái.
Cặp tỷ giá đã lấy lại lực kéo và tăng tốc cao hơn vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai, do thị trường đang trong tâm lý risk-on sau khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ hạ nhiệt kỳ vọng về việc Fed tăng lãi suất 1% trong cuộc họp chính sách cuối tháng 7 đã được suy đoán vào tuần trước, sau khi thông tin tiêu cực về lạm phát Mỹ.
Sự phục hồi khó có thể tiếp diễn vì bức tranh tổng thể là tiêu cực, với tình hình chính trị mong manh, điều kiện và triển vọng kinh tế tối tăm.
Tỷ giá EUR/USD đã được hỗ trợ và phục hồi vào đầu tuần, leo lên trên mức 1.0100. Cặp tiền này phải đối mặt với ngưỡng kháng cự quan trọng ở mức 1.0170.
Sự suy yếu của USD trên diện rộng đã hỗ trợ tỷ giá EUR/USD tăng vào đầu ngày thứ Hai. Sau khi Khảo sát Tâm lý Người tiêu dùng (UoM) của Đại học Michigan được công bố vào thứ Sáu cho thấy, kỳ vọng lạm phát dài hạn đã giảm xuống 2.8% ước tính trong tháng Bảy từ mức 3.1% trong tháng Sáu, các nhà đầu tư bắt đầu đánh giá lại triển vọng lãi suất của Fed.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, xác suất tăng lãi suất 100 điểm cơ bản vào tháng 7 đã giảm xuống dưới 30% từ mức gần 90% vào thứ Năm. Ngoài dữ liệu của UoM, những bình luận thận trọng từ các quan chức Fed khiến đồng bạc xanh tiếp tục mất đà hưng phấn.
Bitcoin đã đóng cửa thấp hơn vào tuần trước, kết thúc ở mức gần $21,100. Tại thời điểm viết bài, đà tăng đã được xây dựng, đưa giá lên mức $21,800, mức cao hơn của giá đóng cửa cuối tháng trước. Ethereum đã tăng 14.1% vào tuần trước và đang tăng thêm 6.7% nữa kể từ đầu ngày hôm thứ Hai, tăng lên $1,430. Sự gia tăng ổn định của tiền điện tử thứ hai nhấn mạnh thị trường đang trong tâm lý risk-on. Các altcoin top 10 khác đã tăng trong 24 giờ qua, dao động từ 1.8% (Dogecoin) đến 16% (Polygon). Tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, đã tăng 9.5% trong tuần lên 998 tỷ USD . Chỉ số thống trị của Bitcoin giảm 1.1% xuống 41.7% so với cùng kỳ.
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử không thay đổi trong tuần, quay trở lại sau khi giảm xuống 24 điểm (nỗi sợ hãi tột độ). Đến thứ Hai, chỉ số này đã giảm xuống mức 20, nhưng các động lực thị trường gần đây cho thấy thị trường có thể rời khỏi vùng "sợ hãi tột độ".
Ethereum đã cho thấy mức tăng đáng chú ý sau khi các nhà phát triển ETH chấp thuận việc di chuyển blockchain sang PoS vào ngày 19 tháng 9 năm 2022. Ethereum đã break khỏi đường MA200 tuần vào cuối tuần trước, điều này có thể thúc đẩy phe mua sớm giao dịch theo các tín hiệu kỹ thuật.
Sự quan tâm ngày càng tăng của nhà đầu tư đối với các mạng lưới blockchain, như đã thấy trong hoạt động vượt trội của Ethereum, Solana, Polygon và Avalanche trong tuần qua. Song song đó, thị trường NFT tiếp tục mờ nhạt. Điều này có thể được mô tả như việc các nhà đầu tư đặt cược vào các dự án dài hạn thay vì thu thập các khoản đầu cơ ngắn hạn.
Tổng tiền gửi nội địa trực tiếp đạt mức 639.8 tỷ CHF so với trước đó là 635.2 tỷ CHF
Tổng tiền gửi nhìn chung tăng nhẹ, không cho thấy điều gì đáng chú ý vì nó khá ổn định trong vài tháng qua. Xu hướng dài hạn vẫn là tăng nhưng hiện tại, không có nhiều ý kiến cho rằng SNB đang can thiệp quá nhiều vào thị trường.
Theo như dữ liệu từ CME Group, trên thị trường HĐTL khí tự nhiên, số vị thế mở của nhà đầu tư giảm khoảng 2.9 nghìn hợp đồng trong phiên thứ hai liên tiếp từ thứ Sáu. Cùng chiều hướng, khối lượng giảm dần so với phiên trước đó và giảm khoảng 49.5 nghìn hợp đồng.
Sự gia tăng mạnh mẽ của giá khí đốt tự nhiên vào ngày thứ Sáu trong bối cảnh OI và khối lượng giao dịch đều giảm cho thấy đà tăng không được bền vững. Giá khí tự nhiên có thể sẽ chạy xung quanh mốc $8.00/MMBtu (đỉnh từ ngày 16 tháng 6) trong thời gian tới.
Hiện cặp tỷ giá đang tăng 0.4%. Mức giảm vào tuần trước đã phần nào được bù đắp vào cuối tuần khi cặp tiền này vẫn đang trụ vững trong bối cảnh thị trường đang risk-on hơn.
Cả Fed và RBA vẫn đang trên con đường thắt chặt, các thị trường đang chuẩn bị tốt cho những gì cả hai ngân hàng trung ương đang lên kế hoạch thực hiện. Thị trường dường như đang tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất 75 bps chứ không phải 100 bps, điều đó đang gây ra sự suy yếu của USD trong vài phiên qua và điều đó đang tiếp diễn cho đến ngày hôm nay.
Một điều đáng chú ý là doanh số bán lẻ của Mỹ không đủ "chất" để khiến Fed tăng lãi suất 100 bps vào tuần tới và điều đó đã khiến USD chững lại khi tâm lý thị trường bớt đặt cược vào khả năng này. Thị trường đang tiếp tục cho đến ngày hôm nay với tâm lý risk-on hơn và chúng ta đang thấy đồng bạc xanh có áp lực bán sớm. Hiện chỉ số DXY đã giảm -0.5%
Dữ liệu của CME Group cho HĐTL dầu thô cho thấy các nhà giao dịch đã thu hẹp các vị thế mở của họ khoảng 16.7 nghìn hợp đồng vào thứ Sáu, ngược lại 2 phiên tăng liên tiếp trước đó. Khối lượng vẫn thất thường, giảm đi khoảng 289.5 nghìn hợp đồng.
Sự phục hồi của giá WTI vào ngày thứ Sáu trong bối cảnh khối lượng giao dịch và OI giảm, điều này cho thấy tăng giá của loại dầu này chỉ là tạm thời. Trong khi đó, giá dầu thô đã quay trở lại mốc $100/thùng.
Số vị thế mở đã giảm khoảng 6.3 nghìn hợp đồng vào cuối tuần qua theo số liệu sơ bộ từ CME Group. Khối lượng giao dịch giảm phiên thứ hai liên tiếp, lần này là hơn 135 nghìn hợp đồng.
Giá vàng suy yếu trong nhiều phiên trước trong bối cảnh OI và khối lượng giao dịch đang giảm dần, điều này cho thấy một đợt giảm sâu hơn sẽ không xảy ra trong thời điểm hiện tại.
Thị trường chứng khoán Châu Âu tăng tương đối mạnh dẫn đầu là chỉ số Stoxx 600 với mức tăng +1.79%
Chỉ số DAX +0.44%
Chỉ số CAC +0.45%
Chỉ số FTSE +0.8%
Chỉ số IBEX +0.64%
Chỉ số Euro 50 +0.5%
Chỉ số Stoxx 600 +1.79%
Trên thị trường tiền tệ, đáng chú ý nhất là chỉ số DXY đã giảm 0.3% trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát dài hạn đã giảm.
Chỉ số DXY -0.3%
EUR/USD +0.33%
GBP/USD +0.33%
AUD/USD +0.27%
NZD/USD +0.02%
USD/JPY -0.17%
USD/CHF +0.7%
USD/CAD -0.32%
Giá vàng được dự báo sẽ không giảm sâu được nữa, đang có một sự hồi phục nhẹ, lên mức $1,715/oz. Dầu thô tăng vọt sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến thăm mang tính bước ngoặt tới Trung Đông mà không có cam kết chắc chắn từ nhà sản xuất chính Saudi Arabia về việc tăng nguồn cung dầu thô, hiện giá Brent đã cao hơn mốc $100/thùng
Khủng hoảng chính trị ở Ý càng làm ECB thêm đau đầu khi mức chênh lệch lợi suất trái phiếu trong khu vực ngày càng mở rộng. Điều này xảy ra vào một thời điểm khá khó khăn cho ngân hàng trung ương, vì họ đang tìm cách đẩy lùi điều đó để cố gắng thực hiện suôn sẻ việc truyền tải chính sách và giảm rủi ro phân mảnh.