![](/uploads/2023/06/05/image-00c43017e775f551a6b255ddc3eaff97.png)
- Đơn đặt hàng nhà máy tháng 4 của Mỹ +0.4%
- Đơn đặt hàng của nhà máy ngoại trừ vận tải -0.2%
Cặp tiền này đã cố gắng đột phá vượt lên trên mức 1.1200 ba lần vào tháng 9 nhưng không thành công. Mức là này một rào cản mà người mua EUR/USD khó vượt qua và tâm trạng thị trường đang bị ảnh hưởng bởi sự phục hồi của USD và những phát biểu từ Chủ tịch Fed.
Thị trường đang định giá có khoảng 62% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 11. Và khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 bps đã giảm xuống còn khoảng 38% ở thời điểm hiện tại. Sự kiện quan trọng tiếp theo sẽ là dữ liệu báo cáo việc làm của Mỹ vào cuối tuần này.
Về phía EUR, thị trường đã định giá có 100% khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps vào cuối tháng này.
Vì vậy, cần có những dữ liệu thật sự bất ngờ để EUR/USD có thể vượt qua mức 1.1200.
Hiện tại, mức hỗ trợ 1.1121-25 có khả năng thu hút người mua. Tuy nhiên, nếu EUR/USD giảm xuống dưới đường MA 4 giờ (1.1102-13), cặp tiền này có thể giảm mạnh hơn nữa.
Quan chức ECB, Nagel cho biết:
Chủ tịch ECB, Lagarde cho biết:
Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út đã nói với Al Arabiya rằng họ đã chán ngấy việc các thành viên OPEC không đạt được các mục tiêu về sản lượng. Họ cũng đang tìm kiếm sự minh bạch hơn từ Nga.
Những bình luận đó có thể được coi là lời cảnh báo rằng nếu hạn ngạch và cam kết không được đáp ứng, dầu sẽ tràn ngập thị trường; hoặc ít nhất họ sẽ không tiếp tục cắt giảm 1 triệu thùng/ngày sau tháng Bảy.
XAUUSD giảm 0.31% trong ngày, hiện ở $1,942.18
JP Morgan cho biết mặc dù việc sử dụng đồng đô la tổng thể vẫn nằm trong các ước tính lịch sử, nhưng đã giảm. Trong khi tỷ trọng của đồng đô la trong khối lượng tiền tệ được giao dịch chỉ thấp hơn một chút so với mức cao kỷ lục, ở mức 88%, có những dấu hiệu rõ ràng khác về việc giảm đô la hóa.
Đáng chú ý, công ty lưu ý rằng tỷ trọng của đồng đô la trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương toàn cầu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 58%. Con số đó cho đến nay vẫn là lớn nhất trên thế giới nhưng rõ ràng việc dự trự đồng đô la đã giảm. Một điều thú vị cần lưu ý là vàng hiện chiếm 15% dự trữ so với chỉ 11% cách đây 5 năm.
Bên cạnh đó, JP Morgan cũng nhấn mạnh sự suy giảm vai trò của đồng USD trong xuất khẩu toàn cầu khi tỷ trọng của Mỹ hiện giảm xuống mức thấp kỷ lục 9%.
Về khối lượng tiền tệ được giao dịch, EUR là đồng tiền giảm giá nhiều nhất khi tỷ trọng của nó giảm 8% trong thập kỷ qua xuống mức thấp kỷ lục 31%. Đồng nhân dân tệ một lần nữa là người chiến thắng khi tăng lên mức cao kỷ lục 7%.
Tuy nhiên, JP Morgan nói rằng tiến trình của Bắc Kinh trong việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ đã bị hạn chế và điều đó khó có thể thay đổi nhiều do sự kiểm soát vốn của Trung Quốc.
Giá dầu tăng sau quyết định cắt giảm sản lượng của Saudi
Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng sau quyết định cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 của Saudi Arabia, để đối phó với áp lực suy thoái kinh tế.
Đại diện ngân hàng DBS cho biết: "So với các thành viên khác, Saudi đi đầu trong việc đảm bảo giá dầu ổn định, ở mức trên 80 USD/thùng. Đây là điều cần thiết để cân bằng ngân sách tài chính của nước này."
Lợi tức trái phiếu kho bạc tăng củng cố sức mạnh của USD sau công bố NFP thứ 6:
Trong khi USD thể hiện sức mạnh, GBP yếu nhất nhóm G7:
Vàng hiện giảm 0.25% xuống $1,943.60
Thị trường hiện đang chờ đợi bài phát biểu của chủ tịch ECB và dữ liệu PMI dịch vụ ISM
GBPUSD giảm 0.5% xuống 1.2385 khi USD đang mở rộng mức tăng sau NFP của Hoa Kỳ.
Thị trường có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá các dữ liệu kinh tế. Các nhà giao dịch lãi suất vẫn định giá dưới 30% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng này, không thay đổi nhiều so với ước tính mà họ đưa ra trước dữ liệu việc làm. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kho bạc giao trước đã tăng mạnh 15 điểm cơ bản trong ngày cho thấy khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 6.
Thị trường đang chờ đợi công bố dữ liệu PMI dịch vụ ISM vào 21:00 hôm nay.
EUR/USD giảm xuống 1.0689 khi USD đang mở rộng mức tăng sau NFP của Hoa Kỳ trong bối cảnh các nhà giao dịch vẫn định giá dưới 30% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng này và dữ liệu niềm tin nhà đầu tư Sentix tháng 6 và PPI tháng 4 của Eurozone sụt giảm.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde và dữ liệu PMI dịch vụ ISM
Phần lớn của sự sụt giảm trong tháng đến từ năng lượng (-10.1%). Sự sụt giảm cũng được ghi nhận ở hàng hóa trung gian (-0.6%). Điều đó được bù đắp bởi sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào (+0.4%), hàng tiêu dùng lâu bền (+0.2%) và hàng tiêu dùng không lâu bền (+0.3%). Nếu bạn loại bỏ năng lượng, giá sản xuất chỉ giảm 0.1% trong tháng.
Đồng đô la mạnh hơn và lợi suất cao hơn đã khiến các nhà đầu tư vàng quay cuồng kể từ cuối tuần trước và áp lực bán vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Thật không hay khi chứng kiến sự phục hồi vào tuần trước bị xóa bỏ nhanh chóng như vậy.
Tinh thần của các nhà đầu tư khu vực đồng Euro trở nên u ám, kéo theo những kỳ vọng tiêu cực đối với Đức - điều không giúp dập tắt nỗi lo suy thoái kinh tế, đặc biệt là khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang cho thấy sự suy yếu đáng kể khi lĩnh vực sản xuất của nó sụt giảm nghiêm trọng.
PMI dịch vụ của Vương quốc Anh ít thay đổi so với các ước tính ban đầu khi hoạt động dịch vụ của Vương quốc Anh tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào tháng Năm. Sản lượng tăng mạnh và nhiều công việc mới đang giúp mở rộng quy mô ngành dịch vụ.
Việc PMI dịch vụ có chút điều chỉnh nhẹ xuống mức thấp hơn không mang lại ý nghĩa gì nhiều khi lĩnh vực dịch vụ của Đức tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng Năm.
Lĩnh vực dịch vụ của Tây Ban Nha vẫn đang được mở rộng mạnh mẽ, ít nhất là cho đến hết quý 2
USD/JPY đã tăng mạnh vào thứ Sáu lên 140.00 và hôm nay đã tăng thêm 0.3% lên 140.39
Điều này xảy ra khi lợi suất trái phiếu kho bạc đang tăng cao trở lại, với trái phiếu 10 năm tăng 4.4 điểm cơ bản lên 3.737% trong ngày.
EUR/USD hiện giảm 0.2% xuống 1.0685 và GBP/USD giảm 0.4% xuống 1.2400, trong khi AUD/USD cũng giảm 0.3% xuống 0.6590 trong ngày.
Mặc dù không đạt được ước tính, lĩnh vực dịch vụ của Ý tiếp tục phản ánh mức tăng trưởng khiêm tốn ngay cả khi các điều kiện bất lợi chung đã dịu đi. Niềm tin kinh doanh tuy tích cực nhưng lạm phát chi phí vẫn ở mức cao là yếu tố đè nặng lên PMI dịch vụ.
Nhận định cơ bản:
Dầu thô Mỹ WTI sáng nay tăng 5%, sau thông tin Arab Saudi tự nguyện giảm sản xuất thêm 1 triệu thùng một ngày. Các nước khác cũng cam kết duy trì mức cắt giảm hiện tại (công bố hồi tháng 4) đến cuối năm 2024. Nga không giảm thêm sản xuất, còn UAE được nâng quota cho năm tới. OPEC+ đạt thỏa thuận trên sau cuộc tranh cãi kéo dài với các thành viên châu Phi về cách đo đếm lượng cắt giảm của họ. Việc này khiến phiên họp khai mạc chậm hơn vài giờ.
Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Abdulaziz bin Salman cho biết sau tháng 7, họ có thể gia hạn việc cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên, nước này sẽ giữ thị trường "luôn trong trạng thái hồi hộp" chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra. Abdulaziz cho biết ông "sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để bình ổn thị trường".
Phân tích kĩ thuật:
Mở đầu phiên giao dịch ngày hôm nay, giá dầu đã có một mức gap lớn, lập tức tăng khoảng 5% so với giá đóng cửa phiên trước. Tuy nhiên dầu WTI đã ngay lập tức gặp phải một lực bán mạnh, đẩy giá dầu về quỹ đạo tăng theo chu kì giống các phiên trước đó (hiện chỉ còn tăng 2%). Đáng chú ý, vào đầu tháng 6, dầu WTI đã tiến vào một mô hình tam giác cơ bản với việc volume giao dịch ngày càng ít và dải Bollinger được thu hẹp lại, báo hiệu cho một đợt tăng mạnh mẽ trong tương lai. Và điều như vậy đã xảy ra, khi giá break ra khỏi mô hình và bật tăng lên mốc 70.78USD/thùng. Giá dầu hiện tại đang rơi vào một giai đoạn uptrend rất rõ ràng dựa vào công cụ Parallel Channel. Trong ngắn hạn, dự kiến giá sẽ ban bật trong vùng giới hạn của Parallel Channel, nếu như vùng hỗ trợ/kháng cự này bị phá vỡ thì rất có thể dầu sẽ tăng/giảm một cách mạnh mẽ hơn. Các trader có thể lựa chọn điểm mua/bán dựa vào trendline hiện tại, kết hợp với sóng Elliot và Fibonacci để xác nhận tín hiệu một cách chắc chắn hơn.
Dựa trên các điều khoản được điều chỉnh theo mùa, xuất khẩu tăng 1.2% trong tháng trong khi nhập khẩu giảm 1.7% trong tháng. Điều đó dẫn đến sự gia tăng thặng dư thương mại trong tháng Tư.
Điều này có nghĩa là sẽ có thêm hai đợt tăng lãi suất nữa, một đợt tăng 25 bp vào tháng Sáu và một đợt tương tự vào tháng Bảy, hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.
Một động thái vào tháng 6 và sau đó là tháng 7 từ ECB dường như là điều mà các nhà hoạch định chính sách đang ngụ ý ám chỉ nhưng tất cả vẫn còn không chắc chắn và sẽ phụ thuộc vào dữ liệu thị trường trong thời gian tới
Cả lạm phát cơ bản và CPI đều giảm vào tháng trước, phù hợp với xu hướng ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Hàng tháng, lạm phát giá tiêu dùng được cho là tăng 0.3%. Khả năng cao Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ sẽ có những động thái thắt chặt hơn nữa vào cuối tháng này.
DXY tiếp tục tăng trong phiên, hiện đang ở mức 104.215.
Morgan Stanley kỳ vọng ECB sẽ kết thúc tăng lãi suất vào tháng 7
Xuất khẩu tăng 1.2% trong tháng trong khi nhập khẩu giảm 1.7%. Điều đó dẫn đến thặng dư thương mại lớn hơn trong tháng Tư.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
13:00 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 4 của Đức
13:30 - Số liệu CPI tháng 5 của Thụy Sĩ
14:15 - PMI tháng 5 của Tây Ban Nha
14:45 - PMI dịch vụ, tổng hợp tháng 5 của Ý
14:50 - PMI dịch vụ, tổng hợp tháng 5 của Pháp
14:55 - PMI dịch vụ, tổng hợp tháng 5 của Đức
15:00 - PMI dịch vụ, tổng hợp tháng 5 của Eurozone
15:00 - Tổng tiền gửi không kỳ hạn SNB ngày 2 tháng 6
15:30 - PMI dịch vụ, tổng hợp tháng 5 của Vương Quốc Anh
15:30 - Chỉ sô niềm tin của nhà đầu tư Sentix tháng 6 tại Eurozone
16:00 - Số liệu PPI tháng 4 của Eurozone
Bitcoin tiếp tục giảm mạnh trong phiên Á, hiện đang ở mức $26,853.13.
Lợi suất TPCP đồng loạt tăng trên mọi kỳ hạn, hỗ trợ USD phục hồi nhẹ trong phiên, hiện DXY đang ở mức 104.097.