Trên khung D1, EUR/USD đi ngang sau khi kiểm tra mốc quan trọng 1.0500 vào tuần trước, mốc này được xem là một vùng hỗ trợ mạnh. Nhịp hồi trong tuần hiện đang tạm dừng khi cặp tiền tiến gần hơn tới mốc 1.0600, với mức Fibo 23.6% của pha giảm từ đầu tháng 11.
Ngoài ra, việc phe bán xuất hiện rất dày quanh mốc 1.0600 cũng đang làm suy yếu đà phục hồi, nhưng nếu nhìn trên khung H1, có thể thấy động lực tăng của USD dần chững lại.
Hiện tại, hành động giá cho thấy cặp tiền đã tăng vượt đường MA 100 giờ (màu đỏ), khiến xu hướng giá trong ngắn hạn trở nên trung lập hơn. Cụ thể, tỷ giá đang tích lũy phía trên đường MA 100 giờ, nhưng vẫn chưa chạm đến đường MA 200 giờ (màu xanh), hiện ở mức 1.0633. Điều này cho thấy giá vẫn còn dư địa để phục hồi trước khi có nguy cơ giảm sâu hơn.
Do đó, phe bán EUR (đồng thời là phe mua USD) sẽ xác nhận được các khu vực quan trọng nhằm duy trì xu hướng tăng sau bầu cử trong các phiên giao dịch sắp tới.
Xu hướng này không chỉ xuất hiện ở EUR/USD mà còn ở các cặp tiền khác như GBP/USD, USD/CHF, USD/CAD, AUD/USD, và NZD/USD. Tất cả đều đang dao động trong vùng hẹp giữa các mức hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn tương tự như EUR/USD.
Đây có thể xem là một giai đoạn chững lại trong đợt tăng giá của USD khi thị trường đang "hồi sức" sau cuộc bầu cử. Các nhà đầu tư hiện đang đánh giá lại thị trường, với lợi suất TPCP Mỹ cũng đang đi ngang sau đà tăng gần đây.
Một phái đoàn gồm quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ đến gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Sullivan tại Rome.
Theo đó, Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao lần đầu tiên kể từ sau cuộc chiến Nga - Ukraine, khi chính quyền Biden đang nỗ lực để khiến Bắc Kinh gây áp lực lên Putin.
Hôm qua, ông Sullivan "nghiêm khắc cảnh báo" Trung Quốc rằng "bất kỳ sự trợ giúp nào để Nga xâm lược hoặc né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây đều sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng."
Thị trường đang cảm thấy lạc quan hơn một chút, tuy nhiên không phải ở đâu cũng tích cực như vậy..
Cổ phiếu đang tạm thời ổn định khi HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0,7%. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm tăng 4bps lên 2,045%.
Trên thị trường FX, đồng đô la cũng đang ổn định với tỷ giá EURUSD không thay đổi nhiều trên 1.0900 trong khi USDJPY tăng 0.4% lên mức cao nhất trong 5 năm, gần mức 118.00.
Đồng aussie và kiwi cũng là những đồng tiền đang giảm, với AUDUSD giảm 0.7% xuống 0.7240 trong ngày.
Tình hình Nga-Ukraine vẫn là điều cần phải cảnh giác nhưng có vẻ như tác động đang suy yếu cho đến khi có những diễn biến đáng chú ý.
Sắp tới, luồng thông tin từ châu Âu khá mỏng:
0745 GMT - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 1 của Pháp
0900 GMT - Số liệu tiền gửi trực tiếp tại SNB ngày 11/3
Bộ tài chính Nga cho biết sẽ yêu cầu các ngân hàng thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ nhưng khả năng tiến hành các khoản thanh toán đó sẽ phụ thuộc vào các biện pháp trừng phạt. Nếu các ngân hàng nước ngoài không thể thực hiện thanh toán, thì giao dịch sẽ được thực hiện bằng đồng rúp của Nga.
Chuyên gia tại UOB bình luận: “Thứ Sáu tuần trước, chúng tôi đã dự đoán EUR sẽ giảm xuống nhưng hỗ trợ cứng nằm tại 1.0935. Sự suy yếu dự đoán vượt qua dự báo của chúng tôi khi đồng EUR đâm xuống dưới 1.0935 và chạm xuống mức thấp nhất là 1.0900. Mặc dù động lượng giảm không được cải thiện nhiều, nhưng vẫn có khả năng EUR sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ chính tại 1.0870 trước khi có khả năng phục hồi. Đối với ngày hôm nay, mức giảm dưới 1,0870 khó có thể xảy ra. Kháng cự nằm tại 1.0950, tiếp theo là 1.0980. ”
Đồng USD tiếp tục đà tăng trong tuần trước của mình khi chỉ số DXY tăng 0.09% lên 99.21.
Tỷ giá GBP/USD giảm 0.16% xuống 1.3015.
Hai đồng Antipodean suy yếu khi tâm lý rủi ro tiêu cực do các lệnh phong tỏa tại Trung Quốc. Đồng Aussie ghi nhận đà giảm mạnh nhất nhóm G7 trong bối cảnh Úc đang chịu tàn phá bởi bão lũ.
Đó là sự kiện quan trọng trong tuần tới, bên ngoài cuộc họp giữa Nga-Ukraine và cuộc họp chính sách của BOE vào thứ Năm.
Chúng ta đã đi từ việc Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản đến việc thị trường định giá khả năng Fed tăng 50 điểm để rồi các quan chức Fed rút lại những kỳ vọng đó xuống 25 điểm. Nhưng trong bối cảnh lạm phát gia tăng mạnh và yếu tố dẫn dắt vẫn đang tồn tại, có lẽ chúng ta có thể thấy Fed tạo ra một bất ngờ.
Thật khó để biết các ngân hàng trung ương thực sự có thể khắc phục những gì đang xảy ra trên thế giới ngay bây giờ hay không. Chính sách tiền tệ không phải là giải pháp tốt nhất và rủi ro lạm phát đình trệ là điều gì đó đang dần xuất hiện mỗi ngày một nhiều hơn.
Đà tăng tuần trước tiếp tục diễn ra, giữ cặp tiền nằm trên mốc 116.00. Bất chấp một số rủi ro, cặp tiền này đang nhận được sự thúc đẩy từ cả khía cạnh kỹ thuật và lợi suất trái phiếu kho bạc cao hơn.
Mức 118.00 là vùng cản quan trọng có thể giới hạn đà tăng trừ khi có chất xúc tác mạnh hơn cho sự bứt phá.
Đối với các yếu tố cơ bản, sẽ rất khó để dự báo mọi thứ ở giai đoạn này. Một mặt, nỗi lo lạm phát đang gia tăng và điều đó được phản ánh trên thị trường trái phiếu. Nhưng người ta cũng phải xem xét rằng các đợt phong tỏa của Trung Quốc là một yếu tố tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu. Sau đó, còn có cả cuộc chiến Nga-Ukraine có thể trở nên tồi tệ bất cứ lúc nào.
Đồng Yen có thể trông bất lực trong vài phiên qua nhưng rủi ro về tin tức và sự kiện vẫn có thể khiến nó sống lại.
"Đối với những người đang tìm kiếm lời khuyên từ chủ đề này, tôi nghĩ nên sở hữu những thứ tài sản như nhà cửa hoặc cổ phiếu ở những công ty mà bạn cho là tạo ra sản phẩm tốt, hơn là đồng USD khi lạm phát cao. Tôi vẫn sở hữu và sẽ không bán Bitcoin, Ethereum hoặc Doge của tôi. "
Thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Francois Villeroy de Galhau đã đưa ra một số nhận xét về tác động của khủng hoảng dầu mỏ và cuộc chiến Nga-Ukraine đối với chính sách tiền tệ và ngân sách của lục địa già.
"Cú sốc" dầu "có cường độ rất mạnh, chúng tôi chưa biết thời gian nó có thể kéo dài là bao lâu", Giám đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cho biết trên đài phát thanh France Inter hôm thứ Bảy. So với đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chiến tranh "ít tác động hơn nhiều đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng nó dần chuyển thành lạm phát nhiều hơn do chi phí năng lượng tăng."
"Tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng, có thể ảnh hưởng tới 2 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế đến năm 2024 đối với khu vực đồng Euro."
“Mặc dù chúng tôi sẽ phải dần dần rút kích thích, nhưng cần tránh nhấn phanh gấp.”
Các hợp đồng tương lai và cổ phiếu khu vực của Hoa Kỳ đều giảm. Đồng USD đang dao động. Tỷ giá USD/JPY đã đạt mức cao nhất trong 5 năm vào ngày hôm nay.
Cặp AUD/USD thể hiện tâm lý rủi ro của các nhà đầu tư.
Báo cáo cuối tuần cho biết có một cuộc tấn công tên lửa của Iran vào miền bắc Iraq, ở vùng Kurdistan. Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Sullivan cho biết Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ cuộc tấn công này, và sẽ hỗ trợ chính phủ Iraq buộc Iran phải chịu trách nhiệm.
USD/JPY đã đạt mức cao hơn 117.60 và giảm trở lại 117.50. Hôm nay là mức là cao nhất trong 5 năm và đi kèm với nó là lợi suất trái phiểu chính phủ Mỹ tăng. FOMC dự kiến sẽ có xu hướng hawkish trong tuần này, do lạm phát gia tăng ở Mỹ. Các thị trường đang đổ dồn mua vào trái phiếu.
Steve Mathews của Gro Intelligence cho biết các quốc gia ở châu Phi và châu Á là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào ngũ cốc của Ukraine và các hạn chế thương mại có thể khiến giá quốc tế tăng cao hơn nữa. Các nhà cung cấp toàn cầu khác có thể lấp đầy sự thiếu hụt trong kho dự trữ, như Ấn Độ, có thể thúc đẩy xuất khẩu lên mức kỷ lục 7 triệu tấn. Nhưng nhiều quốc gia, như Brazil và Canada, đang phải đối mặt với các vấn đề sản xuất để bù đắp sự thiếu hụt.
Nhà sản xuất vật liệu khai thác vàng và bạc lớn nhất thế giới đã buộc phải tạm ngừng sản xuất ở châu Âu sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến giá năng lượng tăng vọt.
Tập đoàn Draslovka của Séc cho biết việc sản xuất hóa chất này, được sử dụng trong quá trình khai thác kim loại quý từ quặng, đã trở nên không kinh tế ở châu Âu, giá khí đốt trong khu vực này cao gấp 12 lần ở Mỹ.
Công ty cho biết tình trạng thiếu nguồn cung tại các thị trường phụ thuộc vào châu Âu có thể rất nghiêm trọng.
Vàng không có gì đặc biệt đáng lo ngại cho đến nay trong tuần này. Diễn biến này không nằm ngoài dự đoán của biến động giá trên các thị trường.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức thấp hơn vào cuối phiên thứ Sáu khi tâm lý các nhà đầu tư trở nên tiêu cực do nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine cho biết ông không thấy tiến triển trong các cuộc đàm phán với Nga. Thị trường tuần qua biến động dữ dội khi chứng kiến lạm phát trong tháng Hai tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm, khiến các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang tuần tới sẽ bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát mà đa số cho rằng sẽ tăng trên 8%. Tâm lý người tiêu dùng Hoa Kỳ giảm vào đầu tháng 3, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011 và kỳ vọng lạm phát trong năm tới đã tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ sau khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, theo Đại học Michigan.
Chỉ số S&P 500 giảm 1.3%, đóng cửa gần mức thấp nhất trong phiên.
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 2.1%.
Lợi suất trái phiếu 10 năm dao động quanh mức 1.99%.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá do nhu cầu mua tài sản trú ẩn vào cuối tuần tăng cao, chỉ số DXY tăng 0.5%.
Các tài sản tiền điện tử được phát hành và/hoặc giao dịch ở Liên minh Châu Âu "phải tuân theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường và thiết lập, duy trì kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn để đảm bảo tuân thủ" với các yêu cầu đó, theo dự thảo cuối cùng cho luật, có tên là MiCa. Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ sẽ bỏ phiếu về dự luật này vào thứ Hai.
Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, phát biểu về vụ tấn công sát biên giới với Ba Lan:
"Nếu có một cuộc tấn công quân sự vào lãnh thổ của Nato, nó sẽ...đưa toàn bộ lực lượng của liên minh NATO vào đối phó"
Tương tự, Vương quốc Anh cảnh báo rằng Putin đang "vượt qua ranh giới", và "không có giới hạn đạo đức".
Căn cứ được nhắm mục tiêu là ở Yavoriv, được gọi là Trung tâm Gìn giữ Hòa bình và An ninh Quốc tế và trước đây được quân đội NATO sử dụng để huấn luyện binh sĩ Ukraine.
Không có quân đội Nato nào ở đây vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công
Nga cho biết họ đã tiêu diệt "tới 180" máy bay chiến đấu nước ngoài và phá hủy kho vũ khí do phương Tây viện trợ trong cuộc tấn công tên lửa tầm xa
Các công tố viên Nga đã đưa ra cảnh báo đối với các công ty phương Tây ở Nga, đe dọa bắt giữ các lãnh đạo công ty này, những người chỉ trích chính phủ hoặc thu giữ tài sản của các công ty rút khỏi nước này,
Các công tố viên đã đưa ra các cảnh báo trong tuần qua cho các công ty bao gồm McDonald's, IBM và chủ sở hữu KFC Yum Brands
Những người này cho biết có các cuộc gọi dọa kiện các công ty và chiếm đoạt tài sản bao gồm cả thương hiệu.
Ông Ryabkov đang nói chuyện với đài truyền hình Channel One của Nga, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga đưa tin:
“Chúng tôi đã cảnh báo Hoa Kỳ rằng việc bơm vũ khí cho Ukraine từ một số quốc gia do họ điều phối không chỉ là một động thái nguy hiểm mà còn biến các đoàn xe đó thành mục tiêu tấn công"
Trung Quốc tiếp tục phong tỏa trên diện rộng, gây căng thẳng mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu, và đây là một trong những rủi ro chính của năm 2022.
Các ca nhiễm ở Hồng Kông hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát và các đợt bùng phát đang gia tăng ở đại lục. Trung Quốc hôm nay báo cáo 1,524 ca tại địa phương, tăng từ 1,100 ca một ngày trước đó khoảng vài trăm ca vào tuần trước.
Đã xuất hiện ca nhiễm ở 20 trong số 31 tỉnh nhưng ổ dịch lớn nhất là ở Cát Lâm, giáp với Triều Tiên. Thị trưởng thành phố Cát Lâm và quận Jiutai của thành phố Trường Xuân đều đã bị cách chức. Tất cả các khu đô thị trong tỉnh đã bị phong tỏa chặt chẽ.
Các biện pháp mới đang được áp dụng ở những nơi khá: công dân vào Bắc Kinh buộc phải thực hiện các xét nghiệm axit nucleic và được yêu cầu không tụ tập trong 7 ngày đầu tiên đến thành phố. Ở Thượng Hải, các lớp học đã được chuyển sang học trực tuyến.
Thị trường trong phiên Mỹ đã tạm rời xa những thông tin địa chính trị từ Ukraine từ rất sớm, để tập trung vào báo cáo việc làm tháng Hai của Canada. Thông thường, Canada và Mỹ công bố báo cáo việc làm của họ vào cùng ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng dương lịch. Tuy nhiên, tháng này Canada báo cáo chậm 1 tuần.
Mức tăng việc làm đạt 336.6 nghìn, cao hơn nhiều so với dự kiến 160 nghìn. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5.5% so với ước tính 6.2%, thấp hơn mức 5.7% trước đại dịch. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng lên 65.4%, cả việc làm toàn thời gian và bán thời gian đều tăng mạnh. Khu vực tư nhân đã tạo thêm 347 nghìn việc làm. Thu nhập trung bình hàng giờ tăng 3.3% so với 2.4% trong tháng trước.
Số liệu tháng trước tồi tệ hơn dự kiến do tác động của omicron, nhưng mức tăng trở lại trong tháng này mạnh hơn nhiều và chắc chắn là lý giải phù hợp cho quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada bất chấp số liệu việc làm giảm trong tháng trước.
Dữ liệu đã giúp đẩy đồng CAD lên nhóm mạnh nhất trong số các đồng tiền chính. Đồng JPY yếu nhất. USD - mặc dù yếu hơn so với CAD - cũng có mức tăng vững chắc so với các đồng tiền chính khác: tăng gần 1% so với JPY và AUD và tăng 0.87% so với NZD.
Đồng đô la Mỹ đã tăng trở lại trong hai ngày giao dịch vừa qua sau khi biến động hai chiều suốt cả tuần. Chỉ số đô la (DXY) vào thứ Sáu tuần trước đóng cửa ở mức 98.509. Tuy nhiên hiện đang giao dịch ở mức 99.12, gần mức cao nhất trong tuần.
Lợi suất TPCP Mỹ cũng tăng trở lại sau khi chạm đáy vào thứ Hai ngay tại đường trung bình động 100 ngày (xem đường màu xanh lam trong biểu đồ bên dưới) ở mức 1.668%. Lợi suất 10 năm đóng cửa tuần gần 2.00%.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm hôm thứ Hai đầu tuần cũng chạm đáy ở mức 1.424% và kết thúc tuần ở mức 1.52%, đánh dấu mức tăng 33 điểm cơ bản.
Ngay thứ Hai đầu tuần, với những lo ngại về rủi ro tại Ukaine sẽ phức tạp hơn, giá dầu thô đã tăng vọt lên $130/thùng. Dòng tiền đã tìm tới các tài sản trú ẩn gồm đồng đô la Mỹ và trái phiếu của Mỹ. Tuy nhiên, khi giá dầu quay đầu đi xuống (giá dầu thô giảm -5.49% trong tuần), giá TPCP cũng vậy (dẫn đến lợi suất tăng).
Các tài sản khác:
Vàng giao ngay đã có một tuần lên xuống đầy biến động, đạt mức cao nhất $ 2,070.42 trước khi giảm trở lại trong ngày hôm nay xuống mức thấp nhất trong ngày là $1,958.84/oz. Giá đóng cửa gần $1,988.13, giảm khoảng $8.46 trong ngày. Tuy nhiên, nếu tính từ mức đóng cửa tuần trước, giá đã tăng $17.18
Giá HĐTL dầu thô WTI đạt gần $109.09, tăng $ 3.07. Như đã đề cập, dầu đạt mức đỉnh $130.50 vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Hai trước khi quay đầu giảm và giao dịch ở mức thấp nhất $103.63 vào thứ Tư. Trong phiên hôm nay, giá giảm xuống mức thấp nhất $104.48 đô la còn mức cao nhất trong ngày đạt 110.29 đô la.
Trên thị trường chứng khoán hôm nay, các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đóng cửa tăng bất chấp căng thẳng ở Ukraine. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ lại có một câu chuyện khác khi tất cả đều đóng cửa giảm trong ngày hôm nay và cả trong tuần. Chứng khoán Mỹ giảm điểm sáu trong số bảy ngày giao dịch vừa qua.
Về cơ bản trong ngày hôm nay, Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ hủy bỏ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Nga. Họ sẽ ngừng nhập khẩu kim cương, trứng cá muối và các loại hải sản khác, cả các sản phẩm rượu bao gồm cả Vodka. Trong khi đó, G7 công bố các lệnh trừng phạt bổ sung cũng như tuyên bố rằng họ cũng sẽ từ chối quy chế tối huệ quốc của Nga với các sản phẩm chủ chốt, và họ sẽ chung sức ngăn chặn Nga nhận tài trợ từ các tổ chức đa quốc gia, đình chỉ tư cách thành viên của Nga đối với IMF và Ngân hàng Thế giới, và tiếp tục gây sức ép với giới tinh hoa/tài phiệt của Nga. Cả Mỹ và EU cũng cho biết sẽ cấm xuất khẩu hàng xa xỉ sang Nga.
Tại Mỹ, dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Michigan đã giảm xuống mức thấp nhất gần 11 năm (mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2011), chỉ số này giảm xuống 59.7 thấp hơn nhiều so với mức dự kiến 61.4%. Giá dầu cao hơn và xung đột Nga/Ukraine đã làm suy giảm tâm lý của người tiêu dùng. Các thước đo lạm phát cũng tăng lên: kỳ vọng lạm phát một năm tăng lên 5.4%, mức cao nhất kể từ năm 1981 (tăng từ 4.9% của tháng Hai). Kỳ vọng lạm phát 5 năm vẫn ổn định 3.0% trong tháng thứ hai liên tiếp.
Tuần tới, FOMC sẽ họp vào thứ Ba và thứ Tư, quyết định lãi suất của họ được công bố vào chiều thứ Tư theo giờ Mỹ. Thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Các nhà giao dịch sẽ tập trung vào biểu đồ Dot Plot cùng với xu hướng trọng tâm của Fed đối với tăng trưởng GDP, việc làm và lạm phát.
Tháng 12 năm ngoái, Fed đã đặt mục tiêu tăng lãi suất ba lần vào năm 2022 (từ 0%-0.25% lên 0.75%-1.0%)
Ngoài ra, tuần sau chúng ta cần để mắt tới doanh số bán lẻ và PPI ở Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Anh cũng sẽ họp và dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ 3 trong 3 cuộc họp (lần thứ nhất tăng 15bps, lần 2 tăng 25pbs, và tuần sau có thể sẽ tăng thêm 25bps nữa)
Tổng thống Nga Putin và tổng thống Lukashenko của Belarus đã xúc tiến hợp tác về kinh tế, theo đó Nga cung cấp thiết bị quân sự hiện đại cho Belarus còn Belarus sẽ cung cấp cho Nga công nghệ nông nghiệp hiện đại.
Hai bên nhất trí hỗ trợ lẫn nhau khi đối mặt với các lệnh trừng phạt, bao gồm cả về giá năng lượng.
Các chỉ số chính ở châu Âu đang đóng cửa tăng điểm trong ngày, và cũng đính dấu mức đóng cửa cao hơn trong tuần bất chấp mọi lo lắng từ cuộc chiến Nga/Ukraine.