Giá nhập khẩu tháng 9 của Hoa Kỳ giảm mạnh hơn ước tính
- Giá nhập khẩu tháng 8 -0.3% được điều chỉnh thành -0.2%
- Giá nhập khẩu tháng 9 -0.4%, dự kiến -0.2%
- Giá xuất khẩu tháng 9 -0.7%, dự kiến -0.4%
- Giá xuất khẩu tháng 8 được điều chỉnh thành -0.9% từ -0.7%
- Giá nhập khẩu theo năm -0.1%, đây là mức giảm đầu tiên trong 12 tháng kể từ tháng 2/2024
- Giá xuất khẩu giảm -2.1% so với cùng kỳ năm trước.
Số nhà khởi công xây dựng ở Canada vào tháng 9 ít hơn dự kiến
Số nhà khởi công xây dựng ở Canada vào tháng 9 được ghi nhận ở mức 223.8 nghìn căn, ít hơn so với dự kiến là 237.5 nghìn căn. Trong tháng trước đó, chỉ số này ở mức 217.4 nghìn (đã sửa đổi thành 213.0 nghìn)
Giới đầu tư phần lớn đã từ bỏ việc xây dựng nhà mới ở Canada, điều này khiến các nhà xây dựng phải tranh giành để bán các căn hộ, đặc biệt là căn hộ chung cư.
Commerzbank: BoC sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn
Theo chuyên viên phân tích Michael Pfister của Commerzbank, việc thị trường bớt kỳ vọng vào khả năng cắt giảm lãi suất của Canada sau dữ liệu NFP từ Mỹ bất ngờ khả quan là không hợp lý về mặt cơ bản:
- Trên thực tế, diễn biến này đã diễn ra trước số liệu lạm phát của Canada hôm qua. Tuy nhiên, số liệu này đã đẩy mạnh đà mất giá của CAD sau đó và đảm bảo rằng thị trường càng tin tưởng hơn vào quan điểm cho rằng có thể có một hoặc thậm chí hai lần cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại hai cuộc họp tiếp theo. Điều này được thúc đẩy bởi sự sụt giảm bất ngờ của lạm phát chung xuống 1.6% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Trong khi lạm phát cơ bản vẫn chỉ cao hơn một chút so với mức giữa của khoảng mục tiêu từ 1 đến3%, thì thị trường vẫn lo ngại mục tiêu lạm phát đang bị bỏ lỡ. Tốc độ giảm phát gần đây nhanh đến mức ba lần cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản của BoC cho đến nay là chưa đủ để khiến chính sách tiền tệ bớt thắt chặt.
- Chúng tôi đã nghiêng về việc BoC sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 10 sau những bình luận khá rõ ràng của Thống đốc BoC Tiff Macklem về việc cắt giảm lãi suất nhanh hơn, nhưng sau số liệu hôm qua, điều này gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Và trừ khi lạm phát tăng trở lại trong những tháng tới, một đợt cắt giảm 50 điểm cơ bản nữa có thể sẽ diễn ra vào tháng 12. Do đó, chúng tôi vẫn hoài nghi về việc CAD sẽ tăng giá đáng kể trong những tuần tới.
Cập nhật thị trường phiên châu Âu: Đồng GBP mất giá sau dữ liệu lạm phát yếu từ Anh
Tin tức:
- Lượng đơn đăng ký vay thế chấp MBA tại Mỹ giảm mạnh trong tuần qua
- Yếu tố nào có thể kích hoạt đợt bán tháo lớn đối với vàng?
- Các nhà giao dịch nâng định giá cắt giảm lãi suất của BoE sau báo cáo CPI của Anh
- Quan chức BoJ Adachi: Không có mốc thời gian cụ thể về thời điểm tăng lãi suất
Thị trường:
- EUR và USD tăng mạnh nhất, GBP suy yếu nhất trong ngày.
- Chứng khoán châu Âu giảm điểm, chứng khoán Anh tăng; HĐTL S&P 500 tăng 0.1%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 2.8 điểm cơ bản xuống 4.010%.
- Giá vàng tăng 0.5% lên $2,675.48.
- Giá dầu thô WTI giảm 0.4% xuống $70.29.
- Giá Bitcoin tăng 2.0% lên $67,830.
Tâm điểm của phiên giao dịch hôm nay là báo cáo CPI của Anh, với kết quả thấp hơn dự báo Các chi tiết cũng cho thấy đà tăng của lạm phát cơ bản và lạm phát dịch vụ đang chậm lại. Thị trường OIS dự báo khả năng cắt giảm lãi suất trong tuần tới ở mức ~91%. GBP/USD sau đó đã chạm mức đáy trong ngày là 1.2983 trong phiên, và hiện hồi phục về trên mức 1.3000.
Ngoài ra, không có nhiều thông tin đáng chú ý. Đồng USD ổn định so với rổ các đồng tiền chính, với EUR/USD dao động trong biên độ hẹp ngay dưới 1.0900. USD/JPY cũng gần như không đổi, dao động quanh mức 149.20-30. AUD và NZD đang suy yếu do đồng ZNY tiếp tục chịu áp lực. AUD/USD đang tiến gần đến đường MA 100 ngày là 0.6693.
Chứng khoán Anh tăng điểm sau khi số liệu lạm phát yếu hơn, nhưng các chỉ số chứng khoán châu Âu khác lại giảm điểm, với Pháp là thị trường suy yếu nhất với CAC 40 giảm 0.6% do lo ngại về ngân sách.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tiến gần đến 4%. Giá vàng tiếp tục tăng ấn tượng trong tuần này khi tiến gần đến mức đỉnh cũ.
Lượng đơn đăng ký vay thế chấp MBA tại Mỹ giảm mạnh trong tuần qua
- Lượng đơn đăng ký đã giảm 17% so với mức giảm 5,1% trước đó.
- Chỉ số thị trường: 230.2 so với mức 277.5 trước đó.
- Chỉ số mua nhà: 138.4 so với mức 149.2 trước đó.
- Chỉ số tái cấp vốn: 734.6 so với mức 997.3 trước đó.
- Lãi suất thế chấp cố định 30 năm: 6.52% so với mức 6.36% trước đó.
Cả hoạt động mua nhà và tái cấp vốn đều giảm mạnh do lãi suất tăng. Hoạt động tái cấp vốn giảm 26%, mức thấp nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 8.
DBS: Đồng USD đang bị "mắc kẹt"
Chuyên viên phân tích Philip Wee của DBS cho biết:
- Một mặt, đồng bạc xanh đã lấy lại vai trò trú ẩn sau đợt bán tháo của cổ phiếu bán dẫn, khiến các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ giảm từ mức đỉnh kỷ lục. Mặt khác, lợi suất trái phiếu Mỹ giảm cùng với sự sụt giảm của chứng khoán khiến cho đồng USD trở nên kém haapx dẫn.
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 4.03% sau khi giữ trong khoảng 4.06-4.12% trong hai phiên trước đó. Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly đã hạ thấp tầm quan trọng của dữ liệu NFP và CPI của Mỹ gần đây, vốn khả quan hơn dự báo.
- Là một chuyên gia về lao động nổi tiếng của Fed, Daly tin rằng thị trường việc làm của Mỹ không còn là yếu tố chính tạo ra áp lực lạm phát, đồng thời cho biết thêm rằng các công ty gặp khó khăn trong việc chuyển giá đến người tiêu dùng.
- Ngoài ra, bà cho biết mặc dù đã cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng trước, nhưng lãi suất vẫn ở mức hạn chế và còn lâu mới đạt mức trung lập, đang hướng tới mục tiêu đưa lạm phát xuống 2%.
Đồng GBP là tâm điểm trong phiên Châu Âu
Đồng GBP đang mất giá do báo cáo CPI của Anh yếu hơn dự báo. Điều này đã làm khiến kỳ vọng về việc BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới tăng trở lại, vốn đã ở mức cao. Các nhà giao dịch đã dự báo xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 11 hiện ở mức ~91%. GBP/USD giảm từ khoảng 1.3070 xuống mức đáy trong ngày là 1.2983 và hiện duy trì quanh mức 1.3000, mức giá quan trọng cần theo dõi trong ngày
Trong khi đó, đồng USD tiếp tục ổn định và củng cố đà tăng kể từ đầu tháng. EUR/USD vẫn giao dịch ngay dưới 1.0900, trong khi USD/JPY đi ngang quanh mức 149.20 AUD/USD cũng là một cặp tỷ giá cần theo dõi đang tiến gần đến ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng.
Trên thị trường chứng khoán, chứng khoán Anh được hỗ trợ bởi số liệu lạm phát yếu hơn, nhưng các chỉ số chứng khoán châu Âu khác đều giảm điểm, trong đó dẫn đầu là Pháp. Lo ngại về ngân sách đang gây áp lực lên chứng khoán Pháp, nhưng mức giảm đã được thu hẹp từ hơn 1% xuống còn khoảng 0.4%.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đang giảm trở lại về mốc 4% và đây là điều cần lưu ý trong trường hợp lợi suất tiếp tục giảm. Giá vàng đang tăng lên $2,680 và vẫn chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại.
DBS: Cuộc họp của ECB ngày mai có thể khiến thị trường "mua tin đồn, bán tin tức"
Philip Wee, chuyên viên phân tích của DBS cho biết:
- Sau khi lạm phát của khu vực Euro giảm xuống mức 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 9, ECB có khả năng sẽ hạ lãi suất điều hành 25 điểm cơ bản xuống 3.25%. Tuy nhiên, chiến lược bán khống EUR/USD trong tháng này có nguy cơ vấp phải kịch bản "mua tin đồn, bán tin tức" kinh điển.
- Kể từ tháng 11 năm 2023, đường trung bình động 100 tuần (hiện ở mức khoảng 1.0825) đã hỗ trợ đáng kể cho EUR/USD. Giả sử việc cắt giảm lãi suất liên tiếp này thành hiện thực, ECB có thể sẽ không thay đổi lập trường cho đến tháng 12 trong bối cảnh kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai lần vào tháng 11 và tháng 12.
- Lạm phát cơ bản của khu vực Eurozone, ở mức 2.7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 9, vẫn cao hơn mục tiêu 2% của ECB. Tâm lý bi quan về kinh tế cũng giảm bớt sau khi kỳ vọng khảo sát ZEW được cải thiện lên mức cao nhất trong sáu tháng là 20.1 vào tháng 10, sau ba tháng giảm.
Yếu tố nào có thể kích hoạt đợt bán tháo lớn đối với vàng?
Đà tăng của vàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại do thiếu vắng các yếu tố tiêu cực. Nhiều nhà đầu tư đang bắt đầu bán khống vàng nhằm bán đúng đỉnh. Tuy nhiên, trên thị trường, mọi loại tài sản đều có thể tiếp tục xu hướng nếu không có chất xúc tác nào đủ mạnh để kích hoạt việc định giá lại.
Biểu đồ cho thấy vị thế mua vàng đang ở mức cao kỷ lục, tương đương với mức được thấy vào năm 2016 và 2020. Nhìn chung, vàng vẫn đang trong xu hướng tăng do lợi suất thực có thể sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh Fed nới lỏng chính sách. Các đợt điều chỉnh có thể sẽ được kích hoạt bởi việc định giá lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất, nhưng trừ khi Fed thay đổi cách phản ứng, xu hướng tăng sẽ vẫn còn nguyên vẹn.
Một sự kiện quan trọng có thể kích hoạt đợt bán tháo mạnh đối với vàng là cuộc bầu cử Mỹ sắp tới. Chiến thắng của ông Trump có thể sẽ đẩy lợi suất thực tăng do kỳ vọng tăng trưởng cao hơn và ít cắt giảm lãi suất hơn. Lần cuối cùng ông Trump đắc cử, giá vàng đã giảm 16%.
Trong trường hợp bà Harris chiến thắng, mọi thứ có thể sẽ vẫn như cũ và vàng có thể sẽ tiếp tục tăng lên mức cao mới, với các đợt điều chỉnh đến từ việc định giá lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất do dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan.
USD/CHF bù đắp mức sụt giảm gần đây nhờ Fed ít dovish hơn
USD/CHF bù đắp mức sụt giảm gần đây được ghi nhận trong phiên trước, giao dịch quanh mức 0.8630 trong giờ đầu phiên giao dịch châu Âu vào thứ Tư. USD tiếp tục nhận được hỗ trợ khi dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng và việc làm (CPI) mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã làm giảm kỳ vọng về việc nới lỏng mạnh mẽ của Fed.
Thị trường hiện đang định giá tổng cộng 125 bps trong các đợt cắt giảm lãi suất trong 12 tháng tới. Theo Công cụ FedWatch của CME, hiện có 94.1% khả năng lãi suất sẽ giảm 25 bps vào tháng 11, không có kỳ vọng giảm 50 bps.
Vào thứ Ba, Raphael Bostic, Chủ tịch Fed bang Atlanta, cho biết ông chỉ kỳ vọng sẽ có thêm một đợt cắt giảm lãi suất nữa 25 bps trong năm nay, phù hợp với dự đoán của ông từ cuộc họp của NHTW Hoa Kỳ vào tháng trước. "Dự báo trung bình định giá tổng cộng 50 bps trong các đợt cắt giảm, ngoài 50 bps đã được thực hiện vào tháng 9", theo Reuters.
Về phía Thụy Sĩ, tỷ lệ lạm phát giảm xuống 0.8% vào tháng 9, mức thấp nhất trong ba năm, đã làm giảm khả năng SNB cắt giảm lãi suất mạnh tay. Điều này có thể đã hỗ trợ cho CHF.
Tuy nhiên, lợi suất TPCP Thụy Sĩ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 0.41% vào thứ Ba khi các nhà giao dịch đánh giá môi trường kinh tế và tài chính rộng lớn hơn. Lợi suất trái phiếu thường phản ánh kỳ vọng lạm phát.
Đà tăng cùa vàng vẫn được duy trì
Một lần nữa, đà tăng giá của vàng tiếp tục gây ấn tượng. Sau một đợt thoái lui ngắn gần mức 2,600, vàng đang có một sự phục hồi vững chắc kể từ cuối tuần trước và hiện đạt mức 2,674. Điều này chứng kiến hành động giá tiến gần đến mức đỉnh 2,685 được thiết lập vào cuối tháng trước.
Điều ấn tượng là đà tăng giá của vàng vẫn đang duy trì tốt mặc dù USD mạnh hơn trong những tuần gần đây.
Người ta có thể lập luận rằng nếu không phải Fed, thì các NHTW lớn khác có thể đang tìm cách nới lỏng nhanh hơn trong tương lai; cụ thể là ECB, BOE và BOC hiện nay. Vì vậy, luôn có một số lý do để những người đầu cơ giá vàng ám chỉ ngay cả khi điều này có thể không hợp lý lắm.
Liệu thị trường có thấy vàng chốt lời trong những tuần tới hay vàng sẽ bắt đầu một đợt tăng giá mạnh mẽ để kết thúc năm?
Cổ phiếu châu Âu biến động trái chiều khi mở cửa phiên giao dịch
- Eurostoxx -0.8%
- DAX -0.2%
- CAC 40 -1.0%
- FTSE +0.8%
- IBEX +0.1%
- FTSE MIB -0.1%
Phiên giao dịch châu Âu hôm nay mở cửa với biến động trái chiều. Đối với cổ phiếu Anh, chúng được hưởng lợi từ các con số lạm phát yếu hơn trước đó và điều này cũng đã kéo GBP xuống. Đối với cổ phiếu Pháp, chúng đang chịu sức ép khi sự chú ý chuyển sang tình hình ngân sách. Tuy nhiên, khi nhìn vào tâm lý chung, tất cả trở nên trầm lắng hơn sau khi cổ phiếu giảm giá hôm qua. Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ đang đi ngang khi bắt đầu phiên giao dịch châu Âu.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Báo cáo CPI của Anh là điểm nhấn duy nhất trong lịch kinh tế ngày hôm nay. Dữ liệu thấp hơn dự kiến trên diện rộng và thúc đẩy thị trường định giá khả năng cao sẽ có thêm 25 bps lãi suất nữa được cắt giảm vào tháng 12.
Nhìn về phía trước, không có thông tin kinh tế đáng chú ý nào. Tuy nhiên, có thể nhấn mạnh thông tin về giá nhập khẩu của Hoa Kỳ vì chúng được sử dụng làm dữ liệu đầu vào để dự báo báo cáo PCE của Hoa Kỳ vào cuối tháng.
Các nhà giao dịch nâng định giá cắt giảm lãi suất của BoE sau báo cáo CPI của Anh
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, các nhà giao dịch hiện đang định giá ~117 bps mức cắt giảm lãi suất cho đến tháng 6 năm 2025. Và đó cũng là một bước tiến khiêm tốn so với ~105 bps trước dữ liệu CPI. Xin nhắc lại, có sáu cuộc họp chính sách sẽ diễn ra từ bây giờ đến giữa năm sau. Vì vậy, về cơ bản, các nhà giao dịch đã chuyển từ định giá hơn bốn lần cắt giảm lãi suất 25 bps sang hiện đang gần năm lần cắt giảm lãi suất 25 bps trong giai đoạn đó.
GBP/USD xuống dưới mức 1.3000 khi dữ liệu lạm phát Anh yếu hơn dự kiến
Với USD đã phục hồi vào đầu tháng 10, thì giờ đây, GBP đang trở thành tâm điểm chú ý của GBP/USD. Cặp tiền này đã giảm trở lại xuống dưới mức 1.3100 kể từ tuần trước nhưng thực sự chưa tìm thấy động lực nào để hướng tới mức thử nghiệm 1.3000, ít nhất là cho đến hôm nay. Vậy, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Dữ liệu lạm phát Anh yếu hơn trước đó gần như thiết lập kỳ vọng rằng BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11. Các nhà giao dịch đã định giá khoảng 80% khả năng xảy ra khi xem dữ liệu và sẽ cảm thấy mạnh dạn hơn để tăng lãi suất ngay bây giờ.
Nhưng xét đến mức đã được định giá, có lẽ sẽ không có quá nhiều sự gia hạn trong mức giá đó. Tuy nhiên, sự phát triển tốt hơn cũng có thể thay đổi triển vọng trong bức tranh toàn cảnh.
Theo tình hình hiện tại, các nhà giao dịch đang định giá khoảng 105 điểm cơ bản cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 năm sau. Tức là sẽ có hơn bốn lần cắt giảm lãi suất 25 bps trong sáu cuộc họp chính sách tiếp theo. Vì vậy, vẫn còn dư địa để mở rộng điều này. Nhưng liệu có quá sớm để bị cuốn theo chỉ một báo cáo không?
Các chi tiết chắc chắn là đáng khích lệ, đặc biệt là khi lạm phát dịch vụ đang hạ nhiệt. Nhưng vẫn gần 5% hơn là 2%, vì vậy vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Quan chức BoJ Adachi: Không có mốc thời gian cụ thể về thời điểm tăng lãi suất
- Không có mức độ tăng lãi suất cụ thể
- Phải xem xét kỹ lưỡng dữ liệu, đặc biệt là về nền kinh tế thực
- Cho đến nay, việc tăng lãi suất đã có tác động như mong muốn
- Nhưng phải tránh rơi trở lại tình trạng giảm phát
- Rủi ro lạm phát tăng do JPY yếu đi đã giảm đáng kể
Tỷ giá USD/JPY không biến động nhiều ở mức 149.30.
CPI của Vương Quốc Anh tăng ít hơn dự báo
CPI tháng 9 của Anh +1.7% y/y, đây là mức tăng yếu hơn so với dự kiến +1.9% y/y. Trong tháng trước đó, chỉ số này +2.2%
CPI lõi +3.2% y/y, đây cũng là mức tăng yếu hơn so với dự kiến +3.4% y/y. Trong tháng trước đó, chỉ số này +3.6%
GBP/USD giảm mạnh sau tin, hiện đang ở mức 1.3015:
Công đoàn Rengo Nhật Bản được cho là đang hướng đến mục tiêu tăng lương 5% trở lên vào năm 2025
Đó sẽ là động lực đáng hoan nghênh cho BoJ, sau mức tăng lương 5.25% trong các cuộc đàm phán lương mùa xuân năm nay. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2013, sau mức tăng lương 3.80% vào năm 2023 trước đó.
Lịch kinh tế phiên Âu sắp tới có gì đáng chú ý?
Sẽ không có quá nhiều dữ liệu. Trọng tâm chính sẽ là báo cáo lạm phát của Anh trong tháng 9.
Các ước tính cho thấy lạm phát cơ bản hàng năm dự kiến sẽ giảm xuống còn 3.4%, thấp hơn so với mức 3.6% của tháng 8. Đây sẽ là điều cần chú ý. Trong khi đó, lạm phát toàn phần cũng dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức 2% lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021. Lạm phát dịch vụ là dữ liệu cần lưu ý.
- 13:00 GMT - Số liệu CPI tháng 9 của Anh
- 15:00 GMT - Số liệu CPI chính thức của Ý trong tháng 9
- 18:00 GMT - Đơn xin thế chấp MBA của Hoa Kỳ vào tuần 11 tháng 10
Dự đoán giá Bitcoin sẽ tăng mạnh trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024
Standard Chartered đã công bố báo cáo dự đoán giá trị bitcoin có thể tăng, có thể đạt mức cao trước đó là 73,800 USD trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Một số yếu tố chính đang thúc đẩy xu hướng này:
- Đang có nhiều mối quan tâm mới đối với các quỹ ETF bitcoin
- Tỷ lệ cược bầu cử của Trump được cải thiện
- Dòng vốn đổ vào đáng kể vào các ETF bitcoin giao ngay, các quyền chọn mua bitcoin cũng tăng, đặc biệt là những quyền chọn có giá thực hiện là 80,000 USD
Và:
- BNY Mellon đã nhận được sự miễn trừ khỏi SAB 121, một quy định yêu cầu các tổ chức tài chính phải niêm yết tiền điện tử trên bảng cân đối kế toán của họ, Stan Chart cho biết sự nới lỏng quy định như vậy thường được coi là một tín hiệu tích cực cho thị trường Bitcoin nói chung
- Với ý định tuyên bố của MicroStrategy là phát triển thành một "ngân hàng Bitcoin", liên quan đến việc cung cấp các công cụ thị trường vốn Bitcoin, các miễn trừ trong tương lai có thể cho phép công ty tạo ra lợi nhuận bằng cách cho vay các khoản nắm giữ Bitcoin của mình. Khi hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số đạt được tính hợp pháp và khả năng tiếp cận, định giá của MicroStrategy sẽ tăng lên, tiếp tục mang lại lợi ích cho giá BTC trong dài hạn.
Stan Chart dự đoán BTC/USD sẽ đạt mức cao kỷ lục mới vào cuối năm 2024
Mục tiêu giá tiềm năng là 125,000 USD nếu Trump thắng và 75,000 USD nếu Harris thắng.
Quan chức ECB Buch dự kiến có bài phát biểu về hệ thống tài chính ngân hàng vào 17:20 chiều nay
Chủ tịch Hội đồng Giám sát chính sách của ECB, Claudia Buch sẽ có bài phát biểu vào thứ Tư, ngày 16/10/2024 tại Đại học Bocconi.
- Thời gian: Bài phát biểu diễn ra vào lúc 17:20 (theo giờ VN)
- Nội dung: Trong bối cảnh cuộc họp của ECB diễn ra vào ngày 17/10 sắp tới, thị trường có thể không kỳ vọng rằng và Buch sẽ đưa ra bất kỳ thông tin nào liên quan đến kinh tế hoặc chính sách trong bài phát biểu này.
Dự kiến, bài phát biểu của bà Claudia Buch sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến giám sát ngân hàng và tài chính, thay vì các quyết định chính sách cụ thể của ECB.
Phó Thống đốc RBNZ Silk: Tự tin lạm phát về giảm về mục tiêu 2%
Phó Thống đốc RBNZ Silk đã bày tỏ niềm tin rằng lạm phát sẽ trở lại mức mục tiêu 2% trong trung hạn. Dưới đây là các điểm chính từ phát biểu của ông:
- RBNZ vẫn tự tin rằng lạm phát sẽ giảm về mục tiêu 2% trong trung hạn.
- RBNZ sẽ tiếp tục đánh giá và phản ứng với những rủi ro phát sinh từ các điều kiện kinh tế rộng lớn hơn để đưa lạm phát về phạm vi mục tiêu.
- Chính sách tiền tệ hiện tại đã đủ thắt chặt để đảm bảo rằng các điều kiện tài chính rộng lớn đang hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu lạm phát của RBNZ.
- Trong các cuộc họp gần đây, ủy ban đã trở nên ngày càng tự tin rằng chính sách tiền tệ đã đạt được hiệu quả mong muốn.
Ông Silk đã có bài phát biểu sau khi công bố dữ liệu CPI quý III từ New Zealand. Những dữ liệu này sẽ giúp RBNZ tiếp tục thực hiện thêm các đợt cắt giảm lãi suất trong tương lai. Cuộc họp tiếp theo của RBNZ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27/11, sau đó thị trường sẽ chờ gần 3 tháng đến cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 19/2. Nhiều khả năng mức cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vào ngày 17/11 ít nhất là 50bps.
Mô hình dự báo ưa thích của RBNZ chỉ ra lạm phát chậm lại trong quý III năm nay
RBNZ đã công bố mô hình dự báo lạm phát mới nhất, cho thấy:
- Tỷ lệ lạm phát hàng năm cho quý III năm 2024: giảm từ 3.6% xuống 3.4%.
- Mô hình này được xây dựng dựa trên các yếu tố theo ngành và đây là phương pháp đo lường lạm phát ưa thích của RBNZ.
Mô hình lạm phát của RBNZ đưa ra các số liệu cao hơn ước tính từ Stats NZ vừa công bố trước đó. Điều này làm nổi bật sự khác biệt giữa lạm phát hàng hóa có thể giao dịch và không thể giao dịch trong bốn cột cuối cùng.
Westpac giữ nguyên dự báo RBA không cắt giảm lãi suất trong năm nay
Westpac giữ nguyên dự báo rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào từ RBA trong năm nay, nhưng chính sách sẽ trở nên ít thắt chặt hơn vào năm 2025.
Chỉ báo kinh tế sớm của Westpac được công bố gần đây cho thấy tăng trưởng vẫn rất chậm chạp trong tương lai gần ở Úc. Trong báo cáo, Westpac đưa ra dự báo đối với hai cuộc họp cuối cùng của RBA trong năm nay:
-
Hội đồng chính sách RBA sẽ họp vào ngày 4-5 tháng 11. Westpac tiếp tục kỳ vọng không có thay đổi nào về mục tiêu lãi suất trong cuộc họp này cũng như trong cuộc họp cuối cùng vào tháng 12. Tuy nhiên, ngân hàng này dự đoán sẽ có sự thay đổi trong thông điệp "đề cao kiểm soát lạm phát," vốn chiếm thế chủ đạo trong định hướng chính sách của họ trong năm 2024.
-
Thời điểm và tính chất chính xác của việc điều chình này sẽ phụ thuộc vào dòng dữ liệu, đặc biệt là báo cáo CPI quý III dự kiến được công bố vào ngày 30/10 và các bản cập nhật tài khoản quốc gia cho quý III được công bố vào ngày 4/12. Những báo cáo này sẽ cung cấp đủ thông tin về triển vọng lạm phát và xác nhận tình trạng tăng trưởng chậm chạp, từ đó RBA có thể bắt đầu xem xét chính sách ít thắt chặt hơn.
Các nhà phân tích tại ngân hàng đang kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của RBA vào quý I năm 2025.
USD/JPY giảm nhẹ xuống dưới 149 sau các bình luận hawkish hơn của quan chức BoJ Adachi
JPY tăng nhẹ sau các bình luận có phần hawkish của Thành viên hội đồng chính sách BOJ Adachi. Cặp USD/JPY đã giảm xuống dưới 149 khi ông Adachi cho biết các điều kiện kinh tế hiện đã sẵn sàng để bắt đầu bình thường hóa chính sách. Trong khi ông báo hiệu mức lãi suất sẽ sớm tăng cao hơn, ông vẫn chỉ ra một số cảnh báo khác đối với nền kinh tế.
Chỉ số Nikkei Nhật Bản dẫn đầu đà giảm trên thị trường chứng khoán châu Á
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giao dịch trong sắc đỏ, với chỉ số Nikkei của Nhật Bản dẫn đầu đà giảm, sau khi chứng khoán Phố Wall chìm trong sắc đỏ vào thứ Ba. Trong khi đó, các chỉ số chính của Trung Quốc tăng cao hơn khi các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thêm thông tin về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, khi Bộ trưởng Bộ Nhà ở của nước này dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Năm vào lúc 10 giờ sáng theo giờ địa phương, theo thông báo từ Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện vào thứ Ba.
Lượng đơn đặt hàng nhà máy tại Nhật Bản sụt giảm mạnh trong tháng 8
Lượng đơn đặt hàng nhà máy của Nhật Bản trong tháng 8/2024 cho thấy một sự sụt giảm đáng kể:
- -1.9% so với tháng trước (dự báo: +0.1%, trước đó: -0.1%)
- -3.4% so với cùng kỳ (dự báo: +3.8%, trước đó: +8.7%)
Dữ liệu gây thất vọng cho thấy những tín hiêu tiêu cực đối với hoạt động chi tiêu vốn trong 6-9 tháng tới. Mặc dù dữ liệu này có tính biến động, nhưng sự sụt giảm mạnh như vậy có thể gây lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới. Các nhà phân tích có thể sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố tác động đến tình hình này để đưa ra những dự báo hợp lý hơn.
Quan chức BoJ Adachi: Các điều kiện kinh tế hiện tại đã đủ ổn định để bắt đầu quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ
Thành viên hội đồng chính sách BOJ Seiji Adachi đã phát biểu rằng các điều kiện kinh tế hiện tại đã đủ ổn định để bắt đầu quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ. Dưới đây là các điểm chính trong phát biểu của ông:
- BOJ cần thực hiện tăng lãi suất theo nhiều giai đoạn thay vì đột ngột hành động nhằm tránh gây lo ngại về khả năng quay trở lại tình trạng giảm phát và gây sốc lớn cho nền kinh tế.
- BOJ sẽ tăng lãi suất một cách rất từ từ, duy trì môi trường tài chính hỗ trợ cho đến khi lạm phát cơ bản ổn định và bền vững ở mức 2%.
- Ngay cả khi tăng lãi suất, BOJ vẫn phải duy trì một môi trường tài chính hỗ trợ, có nghĩa là lãi suất thực tế cần phải giữ dưới mức lãi suất tự nhiên.
- Hiện tại, không cần thiết phải tăng lãi suất nhanh chóng để kiềm chế lạm phát. Lãi suất thực tế của BOJ đang đủ thấp so với lãi suất tự nhiên, cho thấy môi trường tài chính vẫn cần được hỗ trợ.
- Nếu có khả năng lạm phát cơ bản vượt mức 2% gia tăng, BOJ sẽ tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn so với tỷ lệ lạm phát.
- Nếu lạm phát di chuyển bền vững xung quanh mức 2%, BOJ có thể định hướng chính sách tiền tệ theo cách cho phép lãi suất chính sách di chuyển gần với lãi suất trung lập.
- Tiêu dùng đang di chuyển theo xu hướng mà BOJ đã dự báo. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng tình hình kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến triển vọng, và việc đồng JPY suy yếu có thể gây áp lực giảm giá lên lạm phát tiêu dùng.
Cuối cùng, ông bày tỏ sự thận trọng về khả năng các công ty sẽ tiếp tục tăng lương đủ trong năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.
WSJ: Mục tiêu ngắn hạn của Trung Quốc là ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính tiềm tàng
Một bài viết từ trang Wall Street Journal cho rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang đặt ra hai mục tiêu chính trong chính sách kinh tế:
- Hỗ trợ các chính quyền địa phương đang gặp khó khăn về nợ và nâng đỡ thị trường chứng khoán.
- Mục tiêu ngắn hạn của ông không phải là kích thích mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng mà là ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính tiềm tàng.
Theo thông tin từ các quan chức và cố vấn chính phủ làm việc thường xuyên với quy trình ra quyết định, ông Tập muốn cứu trợ các địa phương nợ nần chồng chất và làm sống lại thị trường chứng khoán mà không làm mất đi định hướng của nhà nước trong việc biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghiệp và công nghệ.
Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic: Dự báo có thêm một lần cắt giảm lãi suất 25bps trong năm nay
Những nhận định của Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic về nền kinh tế Mỹ:
- Nền kinh tế Mỹ đang hoạt động khá tốt.
- Tự tin rằng lạm phát sẽ đạt mục tiêu 2%.
- Triển vọng suy thoái khó có thể xảy ra
- Dự đoán tình hình việc làm sẽ duy trì mạnh mẽ, mặc dù lạm phát có thể biến động.
- Dự đoán sẽ có thêm một lần cắt giảm 25bps nữa trong năm nay, sau đợt cắt giảm 50bps vào tháng 9.
Ông Bostic nhấn mạnh rằng ông không cam kết trước về quyết định của mình trong tương lai và nhận định rằng có khả năng sẽ có thêm một đợt cắt giảm lãi suất khác vào quý I hoặc quý II năm 2025. Ông cũng đã đưa ra những cảnh báo về việc sẽ không có cắt giảm lãi suất sớm trong năm nay trước khi các thành viên khác của Fed đồng ý với quan điểm của ông.
Cuộc họp tiếp theo của FOMC sẽ diễn ra vào ngày 6-7/11, sau đó là ngày 17-18/12.
Trợ lý Thống đốc RBA Hunter: Lạm phát dai dẳng hơn so dự báo
Trợ lý Thống đốc RBA Sarah Hunter trong chuyên mục Giái đáp thắc mắc tại Hội nghị đầu tư Citi Australia & New Zealand ở Sydney cho biết:
- Ngân hàng sẽ tiếp tục giám sát các dữ liệu kinh tế để xác định xem lạm phát có giữ được mức ổn định hay không.
- Có những rủi ro từ cả hai phía liên quan đến lạm phát, có thể dẫn đến việc lạm phát tăng hoặc giảm.
- Chính sách hiện tại đang mang tính thắt chặt
- Ngân hàng rất chú ý và quan tâm đến những gì diễn ra ở nước ngoài cũng như những bài học có thể rút ra từ đó.
Trợ lý Thống đốc RBA Hunter: Không lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát có thể trở nên bất ổn định
Trợ lý Thống đốc RBA Sarah Hunter đã có bài phát biểu tại Hội nghị Đầu tư Citi Australia & New Zealand ở Sydney, cho biết ngân hàng không lo ngại về việc kỳ vọng lạm phát sẽ bị mất ổn định trong ngắn hạn.
Bà Hunter nhấn mạnh rằng:
- Các nhà hoạch định chính sách vẫn cảnh giác với rủi ro này.
- Các hộ gia đình dường như đã bỏ qua sự gia tăng gần đây của lạm phát nhiều hơn mức mà NHTW dự đoán.
- Mối quan hệ giữa kỳ vọng lương hiện tại và kỳ vọng lạm phát tương đối yếu.
Bà cũng cho biết: "Chúng tôi hiện không lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát có thể trở nên mất ổn định trong ngắn hạn. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là theo dõi sự phát triển của giá cả và hiểu cách mà kỳ vọng được hình thành, để chúng tôi có thể giám sát xem liệu có dấu hiệu nào cho thấy rủi ro này sẽ xuất hiện trong tương lai hay không."
Cháy lớn diễn ra tại một nhà máy lọc dầu ở Iran
- Vụ việc xảy ra ở tỉnh Khuzestan và được cho là do va chạm giữa các phương tiện, không phải là kết quả của một cuộc tấn công.
- Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra và xử lý vụ cháy.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1191
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1193
- PBOC bơm 642 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.5%
- 61 tỷ nhân dân tệ từ các hợp đồng reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 581 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
NZD giảm mạnh sau dữ liệu lạm phát tiêu dùng của New Zealand thấp hơn dự báo trong quý III
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của New Zealand cho quý III năm 2024: \
- +0.6% so với quý trước (dự báo: 0.7%)
- +2.2% so với cùng kỳ (dự báo: 2.2%)
Dưới đây là một số điểm chính rút ra từ báo cáo:
- Giá phi thương mại tăng 1.3% so với quý trước và 4.9% so với cùng kỳ
- Giá thương mại, bao gồm hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi yếu tố toàn cầu, giảm 0.2% so với quý trước.
Lạm phát hàng năm ở mức 2.2% lần đầu tiên kể từ tháng 3/2021 và đã nằm trong phạm vi mục tiêu 1-3% của RBNZ. Lạm phát hạ nhiệt dù vẫn ở mức cao, cho thấy chu kỳ cắt giảm lãi suất của RBNZ có khả năng sẽ tiếp tục diễn ra như kế hoạch.
Cập nhật FX: NZD/USD bị bán tháo về vùng 0.6040 trước khi hồi len 0.6052 ở thời điểm hiện tại, giảm 0.50% trong ngày.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15.10: Chứng khoán giảm mạnh, vàng khởi sắc và dầu thô bị bán tháo trong phiên giao dịch thứ Ba.
Chỉ số Dow Jones giảm hơn 300 điểm. Cổ phiếu điều chỉnh từ các mức đỉnh mọi thời đại trong bối cảnh khẩu vị rủi ro xấu đi do triển vọng kinh doanh không mấy tích cực từ nhóm công ty công nghệ lớn nhất châu Âu, cùng với lo ngại về các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn của Mỹ đối với việc bán chip, đã thúc đẩy một đợt bán tháo trên toàn ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy thị trường giá lên. Cổ phiếu của ASML niêm yết tại Mỹ đã giảm mạnh 16% sau khi tập đoàn của Hà Lan cắt giảm dự báo cho năm 2025. Cổ phiếu Nvidia cũng giảm 4.5% sau thông tin cho biết các quan chức Mỹ đang thảo luận về việc giới hạn việc bán chip AI tiên tiến của công ty và các hãng công nghệ Mỹ khác cho một số quốc gia. Cổ phiếu của UnitedHealth giảm 8.1% do triển vọng kinh doanh gây thất vọng. Kết phiên:
- Dow Jones -0.75%
- S&P 500 -0.76%
- Nasdaq -1.01%
Trên thị trường FX, USD quét 2 chiều trong biên độ lớn và đóng cửa gần như không đổi. Những bình luận từ Chủ tịch Fed Daly đã thu hút sự chú ý khi bà nhấn mạnh khả năng tạm dừng tăng lãi suất trong năm nay, đồng thời cho biết có thể sẽ có một hoặc hai lần cắt giảm nữa trong năm. Lập trường hawkish của bà đã gây bất ngờ và đã góp phần hỗ trợ USD tăng giá trong phiên Mỹ. CAD hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm liên tục. Hoạt động bán tháo CAD gia tăng sau khi dữ liệu CPI thấp hơn kỳ vọng, kéo đồng tiền này chạm đáy 2 tháng. Tuy nhiên, nhờ động thái chốt lời USD/CAD, đồng Loonie nhanh chóng phục hồi và giữ mức ổn định. Thị trường hiện đang định giá 74% khả năng BoC cắt giảm lãi suất 50bps. Điều này phản ánh kỳ vọng rằng BoC sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với áp lực lạm phát và sự suy yếu của CAD.
- Chỉ số DXY +0.01%
- EURUSD -0.16%
- GBPUSD +0.10%
- AUDUSD -0.34%
- NZDUSD -0.20%
- USDJPY -0.36%
- USDCHF -0.02%
- USDCAD -0.15%
Vàng tăng trở lại nhờ lợi suất TPCP giảm, trong khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi thêm dữ liệu có thể cung cấp manh mối mới về chu kỳ nới lỏng tiền tệ của Fed. Kết phiên, vàng tăng 13.6 USD lên 2,662 USD/ounce. Trên thị trường nợ lợi suấ 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 3.5bp và 7.6bp xuống 3.95% và 4.04%. Lợi suất 10 năm giảm dần sau báo cáo yếu về hoạt động sản xuất tại tiểu bang New York. Dầu WTI giảm 3.25 USD xuống 70.60 USD/thùng. Dầu thô bị bán tháo và giảm hơn 4% sau khi Israel được cho là đã thông báo với Hoa Kỳ rằng họ không có kế hoạch tấn công các cơ sở dầu mỏ và hạt nhân của Iran, làm giảm bớt lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung lớn ở Trung Đông.
Khảo sát của Fed New York: Kỳ vọng về tình trạng nợ xấu tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 4 năm 2020
- Lạm phát kỳ vọng một năm không đổi ở mức 3.0%
- Lạm phát kỳ vọng ba năm là 2.7%, cao hơn so với 2.5% trước đó
- Lạm phát kỳ vọng năm năm là 2.9%, cao hơn so với 2.8% trước đó
- Kỳ vọng về tình trạng nợ xấu tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 4 năm 2020
- Dự đoán về khả năng mất việc không đổi ở mức 13%
- Giá nhà trung bình tăng 3.0%, cao hơn so với 3,1% trước đó
- Dự kiến tăng trưởng chi tiêu và thu nhập trong năm tới không đổi
Chỉ số giá GDT của New Zealand có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá GDT của New Zealand: -0.3%
- Sữa bột nguyên chất: 0.0%