Niềm tin người tiêu dùng New Zealand tăng nhẹ trong tháng 1
- Niềm tin người tiêu dùng New Zealand: 93.6
- Trước đó: 93.1
Nhận định của ANZ:
- Kỳ vọng lạm phát tăng trở lại 4.3% từ 3.9% trước đo.
- Nhưng vẫn đang có xu hướng giảm khá mạnh.
- Kỳ vọng lạm phát của hộ gia đình có tầm quan trọng thứ yếu do các hộ gia đình không ấn định giá nhưng có tác động đến nhu cầu tiền lương và mức giá mà các doanh nghiệp có thể tăng.
- Thực tế là giá xăng vẫn cách xa mức đỉnh và điều đó có thể đã giúp duy trì xu hướng giảm của kỳ vọng lạm phát.
PPI Úc giảm trong quý 4
- PPI quý 4 của Úc: +4.1% y/y; +0.9% q/q
- Trước đó: +3.8% y/y; +1.8% q/q
- Dữ liệu cho vay mua nhà trong tháng 12: -1.3% m/m so với +1.95 m/m trước đó
Chủ tịch Fed Powell sẽ tham gia chương trình 60 Minutes vào cuối tuần này
Quảng cáo từ chương trình truyền hình cho thấy:
- Chủ tịch Fed Powell sẽ trả lời các câu hỏi về rủi ro lạm phát và nền kinh tế, mốc thời gian cắt giảm lãi suất,...
Chương trình sẽ được phát sóng lúc 00:00 rạng sáng thứ 2 (7 giờ tối EST ngày chủ nhật theo giờ địa phương)
Lạm phát cơ bản của Hàn Quốc chạm đáy trong hơn hai năm
Dữ liệu lạm phát tháng 1 năm 2024 từ Hàn Quốc cho thấy:
- CPI toàn phần: +2.8% y/y; +0.4% m/m (dự kiến: +2.9% y/y; +0.4% m/m)
- CPI lõi: +2.5% y/y so với +2.8% y/y vào tháng 12 năm 2023
CPI toàn phần đánh dấu mức tăng chậm nhất so với cùng kỳ kể từ tháng 7 năm 2023 trong khi CPI lõi chạm đáy kể từ tháng 12 năm 2021
Cựu quan chức RBA: Lãi suất sẽ được duy trì ở 4.5% trong thời gian dài
Warwick McKibbin - cựu thành viên Hội đồng Thống đốc của Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết:
- Tôi cảm thầy ngạc nhiên khi thị trường kỳ vọng RBA sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
- Nếu lạm phát giảm xuống 2.5% và lãi suất thực tế ở quanh 2% trong bối cảnh dân số tăng trưởng mạnh nhưng tăng trưởng năng suất yếu thì lãi suất chính sách sẽ được duy trì ở 4.5% trong thời gian dài
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 01.02: Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD suy yếu sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và PMI sản xuất, dịch vụ tháng 1 tại Hoa Kỳ cao hơn dự kiến
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và PMI sản xuất, dịch vụ tháng 1 tại Hoa Kỳ cao hơn dự kiến. Dow Jones tăng 0.97%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 1.25% và 1.3%. Cổ phiếu của Meta tăng 14% sau khi công ty mẹ của Facebook tuyên bố sẽ trả cổ tức hàng quý lần đầu tiên và tiến hành chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 50 tỷ USD. Cổ phiếu Amazon đã tăng 7% trong quý IV. Tuy nhiên, Apple giảm 3% sau khi công ty công bố doanh số bán hàng sụt giảm tại Trung Quốc trong quý tài chính đầu tiên.
- Dow Jones: +0.97%
- S&P 500: +1.25%
- Nasdaq: +1.30%
Trên thị trường FX, USD yếu nhất, GBP mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD giảm mạnh khi dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và dữ liệu chi phí việc làm hàng quý được công bố cho thấy sự suy yếu. Đồng bạc xanh hồi nhẹ trước khi quay đầu giảm trở lại do PMI ISM sản xuất dù cao hơn dự kiến, nhưng vẫn duy trì ở dưới mức 50 cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục ở trong phạm vi thu hẹp. Đồng bạc xanh cũng chịu áp lực từ đà giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc. DXY giảm 0.43% xuống 103.03. GBP được hỗ trợ nhờ sự suy yếu của USD và BoE giữ nguyên lập trường đủ thắt chặt trong thời gian đủ dài và không dovish như kỳ vọng. 2 quan chức đã bỏ phiếu tăng lãi suất 25bps trong khi chỉ có 1 thành viên dovish nhất bỏ phiếu cắt giảm (tỷ lệ: 6-2-1 so với dự báo 8-1-0).
- Chỉ số DXY -0.43%
- EURUSD +0.49%
- GBPUSD +0.44%
- AUDUSD +0.07%
- NZDUSD +0.43%
- USDJPY -0.31%
- USDCHF -0.42%
- USDCAD -0.36%
Vàng tăng $15.48 hay 0.76% lên $2054.59. Bitcoin tăng lên $43K khi khẩu vị rủi ro được cải thiện. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 8.3 bps xuống 3.84%. Giá dầu giảm khi các nhà đầu tư theo dõi nỗ lực đàm phán ngừng bắn trong cuộc chiến Israel-Hamas. Dầu thô WTI giảm 2.44% xuống $74.01/ thùng.
Chi tiêu cho xây dựng tại Mỹ vượt dự kiến trong tháng 12 năm ngoái
Dữ liệu từ Cục điều tra dân số cho biết:
- Chi cho xây dựng: +0.9% (dự báo: +0.5%, trước đó: điều chỉnh tăng từ 0.4% lên 0.9%) - mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái
- Chi tiêu cho xây dựng khu vực tự nhân: +0.9% (trước đó: +0.7%)
- Chi tiêu cho xây dựng khu vực công: +1.3% (trước đó: -0.7%)
ISM: Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ tháng 1 tại Hoa Kỳ cao hơn dự kiến
- Chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2022
- Lĩnh vực sản xuất đã rơi vào phạm vi thu hẹp trong một khoảng thời gian nhưng dường như sắp phục hồi trở lại
- Chi phí phải phải trả là nhân tố đáng lo ngại nhất trong báo cáo PMI sản xuất
Cụ thể:
- Chi phí phải trả: 52.9 (trước đó: 45.2)
- Việc làm: 47.1 (trước đó: 48.1)
- Đơn đặt hàng mới: 52.5 (trước đó: 47.1)
- Hàng tồn kho: 46.2 (trước đó: 44.3)
- Sản xuất: 50.4 (trước đó: 50.3)
S&P Global: PMI tháng 1 tại Hoa Kỳ cao hơn dự kiến
- PMI sản xuất: 50.7 (dự báo: 50.4, trước đó: 47.9)
- Số lượng đơn đặt hàng mới tăng cao hơn và kỳ vọng sản lượng tốt hơn trong năm tới đã thúc đẩy các công ty thuê thêm lao động
- Việc làm tăng lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm ngoái
- Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất hàng hóa chạm đỉnh 21 tháng
Chris Williamson, Nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
- Các nhà sản xuất đã bắt đầu một năm mới đầy hứng khởi.
- Sự lạc quan của doanh nghiệp trong năm 2024 đã chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 2022 nhờ nhu cầu tăng vọt.
- Số lượng đơn đặt hàng mới đang tăng với tốc độ chưa từng thấy trong hơn một năm rưỡi, đặc biệt cải thiện mạnh đối với hàng tiêu dùng khi các hộ gia đình được hưởng lợi từ dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt và điều kiện tài chính nới lỏng hơn.
PMI sản xuất tháng 1 tại Canada ghi nhận sự cải thiện
Dữ liệu từ S&P Global cho biết:
- PMI sản xuất: 48.3 điểm (dự báo: 45.4 điểm, trước đó: 45.4 điểm)
- Niềm tin vào tương lai phục hồi lên đỉnh 6 tháng
Dữ liệu PMI duy trì dưới 50 trong tháng thứ 6 liên tiếp. Giám đốc kinh tế tại S&P Global, Paul Smith cho biết:
- Hoạt động sản xuất của Canada phản ánh sự thu hẹp vào đầu năm 2024 do nhu cầu cơ bản về hàng hóa vẫn còn yếu. Điều này tiếp tục đè nặng lên sản lượng sản xuất, dẫn đến hoạt động mua hàng tiếp tục bị cắt giảm và sa thải nhân công, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với cuối năm ngoái.
Chi phí đơn vị nhân công Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến trong quý IV năm ngoái
Báo cáo sơ bộ về:
- Chi phí đơn vị nhân công: +0.5% (dự kiến: +1.6%, trước đó: -1.2% điều chỉnh tăng lên -1.1%)
- Năng suất sơ bộ: +3.2% (dự kiến: +2.5%, trước đó: 4.7% điều chỉnh tăng lên 4.9%)
Năng suất và chi phí đơn vị lao động thường được biết đến là khó đo lường nên ít khi dữ liệu điều chỉnh theo thị trường.
Tổng hợp phiên Âu: BoE giữ nguyên lãi suất, DXY vững vàng hậu cuộc họp Fed
- USD dẫn đầu đà tăng, AUD yếu nhất trong số các đồng tiền chính
- Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều, HĐTL S&P 500 +0.5%
- Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm giảm 3.4bp xuống 3.93%
- Vàng giảm 0.1% xuống quanh $2034/oz
- Dầu WTI tăng 0.3% lên hơn $76/thùng
- BTC giảm 0.9% xuống 42.1K
Tâm điểm của phiên Âu hôm nay là quyết định chính sách BoE và có rất nhiều tín hiệu cần được đánh giá kỹ lưỡng. BoE đã bỏ qua xu hướng thắt chặt, nhấn mạnh sự phục thuộc vào dữ liệu và lập trường hiện tại là giữ lãi suất ở mức đủ cao trong thời gian đủ dài.
Điểm thú vị là tỷ lệ bỏ phiếu, 2 quan chức (Haskel và Mann) tiếp tục bỏ phiếu tăng lãi suất 25bp trong khi thành viên dovish nhất MPC Dhingra đã thực sự bỏ phiếu cắt giảm 25bp như dự đoán. Điều này đã hỗ trợ GBP/USD phục hồi từ 1.2640 lên 1.2660 trước cuộc họp báo của Thống đốc Bailey.
Trong cuộc họp báo, ông Bailey đã nhấn mạnh sự dai dẳng của lạm phát và không ra tín hiệu về thời điểm có thể cân nhắc cắt giảm. Đều này một lần nữa hỗ trợ GBP/USD mở rộng đà tăng lên 1.2880 trước khi thoái lui một chút.
Ngoài GBP, DXY là nhân tố chính chi phối biến động của thị trường FX trong phiên. Sau cuộc họp Fed, thị trường tiếp tục hướng trọng tâm tới báo cáo việc làm Hoa Kỳ. Tỷ giá EUR/USD đã nhanh chóng giảm xuống đáy 7 tuần tại 1.0780 trước khi tiếp tục duy trì trên 1.0800. Trong khi đó, các tiền tệ hàng hóa lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với AUD/USD giảm 0.8% xuống 0.6515 và có nguy cơ phá qua các mức hỗ trợ quan trọng.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số châu Âu hồi nhẹ sau đợt bán tháo mạnh tối qua. Nhưng với triển vọng NFP thứ Sáu, thị trường có thể kỳ vọng chứng khoán hồi phục phần nào với dữ liệu dự kiến. Chyển hướng sang trái phiếu, lợi suất TPCP Hoa Kỳ hồi nhẹ nhưng đã giảm khá sâu trước đó, tuy nhiên không quá ảnh hưởng đến triển vọng DXY trong tuần này.
Thống đốc BoE Bailey: Nếu đi theo kỳ vọng thị trường thì lạm phát sẽ cao hơn mục tiêu trong 3 năm tới
Thống đốc BoE Bailey tiếp tục đẩy lùi kỳ vọng cắt giảm của thị trường:
- "Nếu chúng tôi đi theo con đường mà thị trường kỳ vọng (sớm cắt giảm) thì triển vọng lạm phát sẽ cao hơn mục tiêu trong phần lớn thời gian 3 năm tới".
Thống đốc BoE Bailey: Cần thêm bằng chứng cho thấy lạm phát dịch vụ giảm bớt
- Chúng ta cần thêm bằng chứng cho thấy các yếu tố khiến lạm phát trở nên dai dẳng, đặc biệt là lạm phát dịch vụ, đang giảm dần
- Về mặt hoạch định chính sách, cần kết hợp nhìn lại các xu hướng ngắ hạn (lạm phát, lãi suất và kinh tế) trong quá khứ
- Lạm phát dịch vụ có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều trong những tháng tới
- Hy vọng lạm phát giảm sẽ tác động tích cực đến kỳ vọng vào nền kinh tế thực
- Nhưng chúng ta vẫn cần thêm bằng chứng xác nhận lạm phát giảm dần
- Lạm phát quay trở lại khoảng 2.7% không phải là cột mốc có thể vui mừng
- Để giảm bớt áp lực cho các hộ gia đình thì cần đưa lạm phát về 2%
- Chúng tôi sẽ không duy trì lập trường chính sách hiện tại lâu hơn mức cần thiết
Sau nhận xét của ông Bailey, xác suất cắt giảm lãi suất trong tháng 5 theo kỳ vọng thị trường đã giảm xuống còn 45% và các traders thậm chí còn giảm cả kỳ vọng cắt giảm trong tháng 6, với tỷ lệ rơi vào khoảng 96% sau khi được kỳ vọng 100% trước quyết định chính sách BoE.
Thống đốc BoE Bailey: Chưa đến thời điểm có thể hạ lãi suất
- Lãi suất ngân hàng nhìn chung vẫn phù hợp
- Không đơn giản là thấy bằng chứng lạm phát quay trở lại mục tiêu vào mùa xuân là BoE đã xong việc
- Nhưng tin mừng là lạm phát đang đi đúng hướng
- Chúng ta cần giữ chính sách đủ thắt chặt trong thời gian đủ dài
- Thời gian thắt chặt kéo dài trong bao lâu và lãi suất duy trì ở mức cao nào còn phải phụ thuộc vào dữ liệu
Thống đốc Bailey chủ yếu nhắc lại những tuyên bố trong định hướng chính sách và không đề cập đến thời điểm cắt giảm. Điều này không hẳn là tin tốt với các traders.
Cập nhật FX: DXY thu hẹp đà tăng trong ngày trước thềm dữ liệu vĩ mô Hoa Kỳ và GBP phục hồi
DXY đã bắt đầu giảm khi thị trường đánh giá dữ liệu vĩ mô tối nay tiếp tục phản ánh sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở mức cao, ngoài ra còn có sự phục hồi của GBP sau quyết định chính sách BoE.
Cập nhật FX: GBP/USD mở rộng đà phục hồi khi BoE không dovish như kỳ vọng
GBP được hỗ trợ khi BoE ko dovish như kỳ vọng, 2 quan chức đã bỏ phiếu tăng lãi suất 25bp trong khi dự kiến chỉ có 1 thành viên dovish nhất bỏ phiếu cắt giảm (tỷ lệ: 6-2-1 so với dự báo 8-1-0). Đồng thời, trong định hướng chính sách cũng không loại bỏ ngôn từ "đủ thắt chặt trong thời gian đủ dài".
BoE tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức 5.25%
- Kết quả bỏ phiếu lãi suất ngân hàng là 6-2-1 (Dự báo: 8-1-0) (Quan chức Haskel và Mann bỏ phiếu tăng 0.25% lãi suất; Quan chức Dhingra bỏ phiếu giảm 0.25%)
- Chính sách tiền tệ cần phải tiếp tục thắt chặt trong một thời gian đủ dài
- Sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ khi dữ liệu kinh tế chứng minh được rằng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu 2%.
- Sức ép lạm phát đang giảm dần
- Mặc dù lạm phát giá dịch vụ và tăng trưởng tiền lương đã giảm nhiều hơn dự kiến, nhưng các số liệu vẫn cho thấy lạm phát tiếp tục dai dẳng.
MUFG: Giá vàng trong năm 2024 sẽ đạt mức cao kỷ lục
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG phân tích triển vọng của kim loại quý này:
- Tổng nhu cầu vàng đạt mức kỷ lục vào năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024, khi Fed hướng tới việc nới lỏng lãi suất và căng thẳng địa chính trị vẫn đang leo thang.
- Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổng mức tiêu thụ vàng đã tăng khoảng 3% trong năm 2023 và là con số cao nhất từ năm 2010, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường phi tập trung, cũng như việc các NHTW liên tục mua vàng.
- Chúng tôi lặp lại quan điểm về hàng hóa năm 2024 rằng vàng là khoản đầu tư hấp dẫn nhất và đồng ý với WGC rằng vàng thỏi sẽ đạt mức giá kỷ lục nhờ ba yếu tố: việc Fed cắt giảm lãi suất, nhu cầu hỗ trợ từ các NHTW và vai trò của vàng như một công cụ phòng ngừa rủi ro địa chính trị.
ING: Fed và căng thẳng trong hệ thống ngân hàng khu vực khiến đồng đô la Mỹ hấp dẫn hơn
Các nhà kinh tế tại ING cho biết, đồng đô la Mỹ đang phục hồi và thị trường chứng khoán suy yếu sau khi Fed bác bỏ khả năng nới lỏng tiền tệ sớm và các ngân hàng khu vực Mỹ một lần nữa trở thành tâm điểm tin tức.
Những lý do tiếp tục nắm giữ đồng đô la Mỹ:
- Phản ứng của Fed trước khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3 đã giúp lãi suất ngắn hạn của Mỹ tăng nhẹ và hỗ trợ đồng đô la.
- Giá cổ phiếu của New York Community Bancorp (NYCB) giảm mạnh sau báo cáo thu nhập hàng quý kém khả quan, bắt nguồn từ một số khoản trích lập dự phòng nợ xấu lớn liên quan đến lĩnh vực Bất động sản Thương mại - điểm yếu của nền kinh tế Mỹ.
- Mức cơ sở hoán đổi tiền tệ chéo (cross currency basis swap) của EUR/USD kỳ hạn 3 tháng tăng 0.07 % sau tin tức về NYCB. Nếu khủng hoảng ngân hàng khu vực Mỹ bùng phát trở lại, cần theo dõi sát sao mức hoán đổi lãi suất này, nơi đồng USD có thể tăng giá cho đến khi Fed bình thường hóa chính sách tiền tệ .
- Chỉ số DXY dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức 103.00-104.00.
Giá vàng giảm khi Fed dập tắt hy vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 3
- Giá vàng không giữ được đà tăng khi Fed phản đối khả năng cắt giảm lãi suất sớm.
- Fed cần thêm bằng chứng để tin chắc rằng lạm phát sẽ quay trở lại 2%.
- Đồng đô la Mỹ tăng trước thềm dữ liệu PMI sản xuất của ISM và NFP.
Giá vàng (XAU/USD) tiếp tục thoái lui đà tăng trong phiên hôm nay, sau khi Fed dập tắt kỳ vọng về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3. Tuy nhiên, đà giảm cũng được hạn chế phần nào khi các thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ đều ủng hộ việc cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Chủ tịch Fed Jerome Powell tỏ ra không quan tâm đến những suy đoán về việc cắt giảm lãi suất và lập luận rằng họ vẫn chưa chắc rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2%. Hiện các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang cuộc họp chính sách vào tháng 5 với kỳ vọng đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên trong chu kỳ này.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu PMI ngành Sản xuất tháng 1 và dữ liệu NFP. Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 5 có thể giảm bớt nếu dữ liệu về việc làm và lương cao hơn dự kiến.
Đồng Bảng Anh tiếp tục mất giá trước thềm quyết định lãi suất của BoE
- Tâm lý u ám trên thị trường chung khiến cho các tài sản rủi ro như Bảng Anh mất đi sức hấp dẫn.
- Nhà đầu tư đang chờ đợi quyết định chính sách của BoE (dự kiến giữ nguyên lãi suất lần thứ 4 liên tiếp).
- Triển vọng lãi suất tương lai là yếu tố quan trọng nhất được nhà đầu tư quan tâm.
GBP/USD tiếp tục chịu áp lực trước thềm quyết định lãi suất của BoE, dự kiến công bố vào 19h00 tối nay. Hầu hết các thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) dự kiến sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại ngoại trừ bà Swati Dhingra, người có thể bỏ phiếu cho lựa chọn cắt giảm lãi suất.
Thống đốc BoE Andrew Bailey và các thành viên khác đã tuyên bố rằng vẫn quá sớm để cắt giảm lãi suất mặc dù lạm phát đang giảm về mức mục tiêu 2%. Lạm phát của Anh đã giảm đáng kể từ mức đỉnh thập kỷ là 11.1% xuống 4.0%. Tuy nhiên, con số này vẫn gấp đôi mức mục tiêu, buộc các nhà hoạch định chính sách phải duy trì mức lãi suất hiện tại.
Giữ nguyên mặt bằng lãi suất có thể cải thiện sức hấp dẫn của Bảng Anh, nhưng sẽ khiến triển vọng kinh tế của Vương quốc Anh có thể xấu đi khi hoạt động tiêu dùng và thị trường lao động tiếp tục đình trệ. Việc không có tín hiệu giảm lãi suất có thể ảnh hưởng xấu đến các động lực kinh tế nói trên.
Ngoài ra, tâm lý thị trường trở nên u ám hơn cũng ảnh hưởng đến đồng GBP khi Fed thể hiện quan điểm còn quá sớm để giảm lãi suất vào tháng 3.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu tiếp tục ổn định
- Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực Eurozone vẫn giữ nguyên ở mức 6.4%, đúng như dự báo và cũng bằng con số của tháng trước.
- Điều này cho thấy tình hình thị trường lao động trong khu vực vẫn ổn định và tích cực. Để so sánh, tỷ lệ thất nghiệp vào tháng 12/2022 là 6.7%.