Tổng hợp phiên Âu ngày 12/12: Đồng USD giảm trước thềm CPI
CPI Mỹ sắp được công bố:
- Lạm phát của Mỹ là tâm điểm của ngày hôm nay.
- Dữ liệu lạm phát hôm nay có giúp Fed duy trì chính sách hiện tại?
- BofA cho rằng việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 3 là quá sớm nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
- Tác động của dữ liệu CPI Mỹ đối với triển vọng chính sách tiền tệ trong ngắn hạn sẽ là hạn chế - Nomura
Các tin chính:
- Số liệu việc làm tháng 11 của Anh giảm 12,000 so với dự kiến là 33,000.
- Khảo sát ZEW tháng 12 về tình hình hiện tại của Đức là -77.1 so với dự kiến là -76.0.
- Chỉ số giá bán buôn tháng 11 của Đức giảm 0.2% so với tháng trước là -0.7%.
- Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ NFIB tháng 11 của Mỹ là 90.6 so với 90.7 trước đó
- Trung Quốc tuyên bố sẽ củng cố và tăng cường phục hồi kinh tế.
- Trung Quốc xác nhận đã tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên vào tuần này
Thị trường:
- JPY dẫn đầu đà tăng, USD giảm trong ngày
- Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch trái chiều; Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng nhẹ.
- Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 4.189%.
- Giá vàng tăng 0.3% lên 1,988.03 USD.
- Dầu thô WTI giảm 0.6% xuống 70.89 USD.
- Bitcoin tăng 1.9% lên 41,882 USD.
Thị trường đã có một phiên giao dịch yên ắng, điều này có thể hiểu được vì các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ. Tuy nhiên, đồng USD đã giảm cùng với lợi suất trái phiếu, vì có thể các nhà giao dịch đang hình dung trước những gì có thể xảy ra khi thị trường tiến gần đến sự kiện rủi ro chính vào cuối ngày.
Yên Nhật là đồng tiền hưởng lợi nhiều nhất khi USD/JPY giảm từ khoảng 145.50 trong phiên Á xuống mức 145.15 hiện tại, -0.7% trong ngày. EUR/USD cũng tăng nhẹ 0.4% lên 1.0800 trong khi AUD/USD tăng 0.3% lên 0.6585 kể từ đầu ngày.
Bảng Anh suy yếu nhẹ sau báo cáo việc làm của Anh, điều này củng cố thêm kỳ vọng về việc BoE sẽ tạm dừng tăng lãi suất và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất vào giữa năm tới. GBP/USD giảm từ 1.2580 xuống 1.2550 trước khi giữ quanh mức 1.2565 hiện tại.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu không quá tích cực vì các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát của Mỹ trước khi đưa ra bất kỳ hành động nào.
Dự báo dữ liệu CPI của Mỹ: Lạm phát dự kiến giảm tháng thứ hai liên tiếp
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến tăng 3.1% YoY vào tháng 11, giảm so với mức tăng 3.2% được ghi nhận trong tháng 10.
- Lạm phát CPI lõi hàng năm dự kiến giữ ổn định ở mức 4% trong tháng 11.
- Báo cáo lạm phát CPI của Mỹ có thể ảnh hưởng đến định giá đồng USD trước các thông báo chính sách của Fed.
Đồng USD giảm trước thềm báo cáo lạm phát CPI của Mỹ
- Đồng USD đang giảm trong phiên giao dịch châu Âu trước giờ mở cửa thị trường Mỹ.
- Các nhà đầu tư có thể sẽ thận trọng chờ đợi quyết định của Fed vào thứ Tư.
- Chỉ số DXY giảm mạnh xuống mức 103.7 và có thể giảm hơn nữa.
USD/JPY giảm xuống mức đáy mới gần 145.00 trước dữ liệu lạm phát của Mỹ
- Đồng USD suy yếu khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
- Các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ trước quyết định của Fed vào thứ Tư.
- USD/JPY đã không thể vượt qua mức kháng cự 146.85.
Dầu thô đi ngang ở mức $71 khi triển vọng nguồn cung ảm đạm
- Dầu WTI ở mức gần $71 vào thứ Ba sau thông tin một tàu chở dầu trên Biển Đỏ bị phiến quân Houthi tấn công.
- Triển vọng giá dầu ảm đạm cho năm 2024 vì tình trạng cung vượt quá cầu sẽ kéo dài
- Đồng đô la Mỹ mất giá trước thềm dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ và cuộc họp cuối cùng của Fed trong năm.
Mặc dù có thông tin một tàu chở dầu trên Biển Đỏ bị phiến quân Houthi bắt giữ, mức tăng của dầu là không đáng kể khi tình trạng nguồn cung lớn hơn như cầu dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian dài. Với việc OPEC + vẫn chưa đưa ra các mức cắt giảm nguồn cung cố định và cao hơn, các mỏ dầu vẫn đang đổ nhiều dầu hơn mức cần thiết vào thị trường.
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ mất giá khi chỉ số DXY giảm xuống dưới mức 104 trước thềm dữ liệu CPI và PCE của Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ Ba này, cùng với cuộc họp cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang năm 2023 sẽ diễn ra vào thứ Tư.
Dầu thô (WTI) giao dịch ở mức $71.23 và Dầu Brent giao dịch ở mức $75.8 tại thời điểm viết bài.
Trung Quốc: Sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế
Phát biểu của phương tiện truyền thông nhà nước sau khi kết thúc Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương:
- Tiếp tục giữ vững thanh khoản ở mức hợp lý
- Chính sách tài khóa chủ động sẽ được cải thiện nhằm tăng cường mức độ hiệu quả
- Nỗ lực trong việc kích thích nhu cầu trong nước, thúc đẩy tiềm năng tiêu dùng.
- Giảm chi phí tài chính xã hội, tăng cường tính nhất quán của chính sách vĩ mô
- Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách
- Cần nắm bắt chính xác định hướng cho chính sách công tác kinh tế năm tới
Niềm tin doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ tiếp tục không có sự cải thiện
- Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ NFIB của Hoa Kỳ tháng 11 đạt 90.6. (Trước đó: 90.7)
Đây là tháng thứ 23 liên tiếp chỉ số này thấp hơn mức trung bình 50 năm là 98. Điều này củng cố quan điểm rằng tâm lý của các doanh nghiệp vẫn đang trì trệ mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu suy thoái nào. Một điều cần lưu ý là NFIB cho biết tỷ lệ các công ty tăng tuyển dụng đã ở mức âm kể từ tháng 3, cho thấy nhiều công ty cắt giảm nhân sự hơn là tuyển dụng thêm nhân viên.
Trung Quốc tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên trong tuần này
Theo phương tiện truyền thông nhà nước, cuộc họp diễn ra từ ngày 11 đến ngày 12/12.
Hội nghị này là nơi các nhà lãnh đạo Trung Quốc gặp gỡ để thảo luận về các mục tiêu kinh tế và kế hoạch cho năm tới. Các quan chức hiện vẫn khá kín tiếng về kết quả cuộc họp, mặc dù có một số nhận xét từ Bộ Chính trị trong tuần trước.
Các báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đang ủng hộ việc duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ khoảng 4.5% đến 5.5% trong năm sau.
Lợi suất giảm 1% trong ngày, chờ đợi dữ liệu CPI Mỹ
Lợi suất 10 năm ở Mỹ giảm hơn 0.042% xuống mức 4.193% và tiếp tục đà giảm từ mức 5% cuối tháng 10. Điều này cũng gây áp lực lên đồng USD vào thời điểm hiện tại khi USD/JPY giảm 0.6% về mức 145.30 và EUR/USD hiện tăng 0.4% lên 1.0803.
Vẫn còn quá sớm để nói trước dữ liệu CPI sẽ ảnh hưởng ra sao đến quyết định của cuộc họp FOMC ngày mai, cùng với động thái của của BoE và ECB trong tuần này
Vấn đề quan trọng lúc này là nếu thị trường và quan điểm của Fed ủng hộ câu chuyện cắt giảm lãi suất, điều này sẽ giúp duy trì áp lực lên đồng USD đồng thời giúp cổ phiếu và trái phiếu tăng giá trước khi kì nghỉ lễ Giáng sinh đến.
Dữ liệu lạm phát hôm nay liệu có khiến Fed thay đổi lập trường?
- Dự báo và phân tích của Barclays và Wells Fargo về số liệu CPI của Mỹ tối nay.
Barclays cho biết họ dự kiến CPI lõi sẽ tăng 0.3%, trong khi chỉ số PCE tăng 0.39% so với tháng trước với việc các dịch vụ cốt lõi tiếp tục tăng giá trong khi giá hàng hóa giảm nhẹ. Họ cũng cho biết tốc độ tăng trung bình của mức giá sản phẩm cốt lõi sẽ là 2.9% hàng năm từ, cao hơn so với mức 2.8% từ tháng 6 đến tháng 10. Và điều đó sẽ tăng khả năng Fed duy trì quan điểm "hawkish" trong tuyên bố của FOMC.
Trong khi đó, Wells Fargo cũng lưu ý rằng:
- "Sự phục hồi sau đợt sụt giảm của ngành du lịch trong tháng 10 sẽ là tác nhân cho mức tăng của lạm phát lõi. Nhưng ở một số mặt hàng bao gồm nhà ở và hàng hóa có thể xuất hiện sự giảm giá trong tháng thứ sáu liên tiếp."
- Họ cho rằng báo cáo CPI hôm nay sẽ không thay đổi đáng kể kết quả của cuộc họp FOMC trong tuần này khi các quan chức được cho là sẽ giữ nguyên mức lãi suất không đổi, kể cả khi dữ liệu có sự thay đổi lớn
Chỉ số điều kiện hiện tại tháng 12 ở Đức của ZEW có gì đáng chú ý?
- Chỉ số điều kiện hiện tại đạt mức -77.1 (Trước đó: -79.8. Dự báo: -76.0)
- Chỉ số triển vọng nền kinh tế đạt mức 12.8 (Trước đó: 9.8. Dự báo: 8.8)
Các số liệu cho thấy sự cải thiện nhẹ về triển vọng của nền kinh tế Đức. Tuy nhiên, ZEW lưu ý rằng phần lớn sự lạc quan đến từ tỷ lệ người tham gia kỳ vọng ECB cắt giảm lãi suất trong trung hạn đã tăng gấp đôi.
BofA: Có khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3 năm 2024
BofA lập luận rằng dữ liệu lạm phát ngày hôm nay sẽ hỗ trợ kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào đầu tháng 6 năm sau. Công ty dự báo lạm phát lõi sẽ tăng 0.32% trong tháng 11, phần lớn là do “sự biến động của các thành phần dễ biến động”. Giải thích thêm về điều đó, BofA cho biết:
- “Chúng tôi dự đoán giá ô tô đã qua sử dụng sẽ tăng vì giá bán buôn tạm thời tăng trong cả tháng 8 và tháng 9 trong bối cảnh lo ngại về cuộc đình công của UAW. Trong khi đó, chúng tôi đang mong đợi sự gia tăng số lượng khách lưu trú xa nhà sau đợt sụt giảm lớn vào tháng 10.”
BofA tiếp tục kỳ vọng rằng dữ liệu sẽ khẳng định lại bằng chứng về giảm phát bên ngoài các yếu tố dao động không ổn định. Và nếu vậy, điều đó sẽ hỗ trợ cho kỳ vọng của công ty rằng đợt cắt giảm đầu tiên của Fed sẽ không diễn ra cho đến tháng 6 năm sau.
BofA cũng chỉ ra rằng mặc dù thị trường đã chuyển sang định giá về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3, nhưng động thái đó sẽ là quá sớm so với thị trường lao động hiện tại và triển vọng lạm phát. Tuy nhiên:
- “Nếu dữ liệu (lao động, hoạt động kinh tế và lạm phát) yếu hơn đáng kể so với chúng tôi mong đợi, thì việc cắt giảm ngay sau tháng 3 là có thể xảy ra”.
Nomura: Cần hạn chế tác động của dữ liệu CPI của Mỹ đến triển vọng chính sách tiền tệ trong ngắn hạn
Nomura dự kiến lạm phát lõi của Mỹ sẽ tăng 0.3% trong tháng 11, tương tự như ước tính của các nhà kinh tế:
- "Nếu dữ liệu lạm phát đúng như dự kiến thì điều đó sẽ cho thấy quá trình giảm phát đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, xu hướng giảm phát vẫn diễn ra vì giá xe mới có thể tiếp tục giảm, phản ánh động lực bán hàng cao hơn và điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn. Ngoài ra, lạm phát tiền thuê nhà vẫn ở mức thấp... Sau tháng 11, chúng tôi cho rằng việc thắt chặt tín dụng trên thị trường cho vay mua ô tô và sự mất cân đối trong thị trường nhà cho thuê có thể sẽ đè nặng lên lạm phát cơ bản trong những tháng tới, duy trì xu hướng giảm phát.”
Về tác động của dữ liệu ngày hôm nay, Nomura cho biết dữ liệu sẽ không dẫn đến thay đổi đáng kể trong triển vọng ngắn hạn của Fed. Điều đó củng cố quan điểm rằng khó có thể ghi nhận quan điểm bồ câu hơn nữa từ chủ tịch Fed Powell cũng như các quan chức Fed trong tuần này.
Giá dầu ổn định trước dữ liệu lạm phát quan trọng
Giá dầu ổn định trước các công bố về chính sách lãi suất và dữ liệu lạm phát quan trọng trong bối cảnh có nghi ngờ rằng việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ vào năm tới sẽ bù đắp cho tình trạng dư cung dầu thô và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu yếu hơn.
GBPUSD giảm xuống 1.2570
GBPUSD tăng nhẹ sau công bố bảng lương tháng 11 của Vương quốc Anh trước khi giảm xuống 1.2570 tại thời điểm hiện tại:
HĐTL Eurostoxx tăng 0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX: +0.1%
- HĐTL FTSE: +0.2%
Điều này xảy ra do hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ không có nhiều biến động và thị trường đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố tối nay cũng như quyết định chính sách của cuộc họp FOMC vào ngày mai.
Chỉ số giá bán buôn tháng 11 của Đức: -0.2% m/m
- Chỉ số giá bán buôn tháng 11 của Đức: -0.2% m/m
- Trước đó: -0.7% m/m
Giá bán buôn tiếp tục giảm trong tháng do giá các sản phẩm dầu khoáng giảm. Chỉ cần lưu ý rằng các chỉ số giá bán buôn sẽ được điều chỉnh lại về năm 2021 kể từ tháng tham chiếu: tháng 4 năm 2024, với kết quả đầu tiên cho năm cơ sở mới sẽ được công bố vào tháng 5 năm 2024.
Bảng lương tháng 11 của Vương quốc Anh giảm so với trước đó
- Bảng lương tháng 11 của Vương quốc Anh: -12k
- Trước đó: +33k (được điểu chỉnh thành +39k)
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 của ILO: 4.2%
- Dự kiến: 4.2%
- Trước đó: 4.2%
- Thu nhập trung bình hàng tuần trong tháng 10: +7.2% 3m/y
- Dự kiến: +7.7% 3m/y
- Trước đó: +7.9% 3m/y (được điểu chỉnh thành +8.0% 3m/y)
- Thu nhập trung bình hàng tuần trong tháng 9 (không bao gồm thưởng): +7.3% 3m/y
- Dự kiến: +7.4% 3m/y
- Trước đó: +7.7% 3m/y (được điểu chỉnh thành +7.8% 3m/y)
Thoạt nhìn, việc bảng lương giảm và tiền lương yếu hơn sẽ khiến BOE phải tiếp tục giữ nguyên lãi suất. Áp lực tiền lương đang giảm bớt đôi chút trong khi điều kiện thị trường lao động cũng bắt đầu có dấu hiệu dịu đi. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đang được giữ ổn định nên đó là điều cần lưu ý.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 14:00 - Chỉ số giá bán buôn tháng 11 của Đức
- 14:00 - Thay đổi bảng lương tháng 11 của Vương quốc Anh
- 14:00 - Tỷ lệ thất nghiệp ILO tháng 10 của Vương quốc Anh, thu nhập trung bình hàng tuần
- 17:00 - Khảo sát ZEW về điều kiện hiện tại tháng 12 của Đức
- 18:00 - Chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ NFIB tháng 11 của Hoa Kỳ
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: USD/JPY giảm trở lại mức 145.50
USD/JPY đã giảm khoảng 70 pip từ đỉnh 146.20 xuống 145.50. AUD, NZD, CAD, CHF và GBP đều tăng trong phiên
Việc thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Bullock có xu hướng diều hâu hơn trong các bài phát biểu và nhận xét trước công chúng so với 'Tuyên bố' đi kèm quyết định của RBA mỗi tháng chính là động lực khiến AUD tăng. Thêm vào đó, Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đối với 3 lò mổ ở Úc. Kết quả niềm tin kinh doanh trong tháng 11 (thông qua Khảo sát kinh doanh của Ngân hàng Quốc gia Úc), mặc dù các điều kiện giảm xuống nhưng chúng vẫn ở mức cao. Hai cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng được công bố đã được cải thiện ở mức tốt nhất trong nhiều tháng nhưng vẫn cho thấy sự bi quan sâu sắc.
Các doanh nghiệp Anh trì hoãn đầu tư mới vào Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế đang chậm lại
Theo Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc, phần lớn các doanh nghiệp Anh được khảo sát đang trì hoãn việc đầu tư mới vào Trung Quốc.
- 60% coi rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại là một thách thức lớn hơn so với các biện pháp kiềm chế COVID được áp dụng cho đến cuối năm ngoái
- "Sự bi quan đỉnh điểm” được ghi nhận trong đại dịch đang giảm bớt, các doanh nghiệp Anh hiện trì hoãn đầu tư mới vào Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm.
Goldman Sachs Asset Management nhận thấy giá cổ phiếu có khả năng giảm, khuyến nghị mua
Goldman Sachs Asset Management cho biết có khả năng cổ phiếu sẽ yếu đi sau đợt phục hồi kéo dài bắt đầu vào tháng 10, do thị trường đang điều chỉnh để có cơ hội FOMC giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
- Nếu giao dịch giảm, đó là cơ hội tốt để tái cân bằng hoặc mua vào lúc giá thấp
- Còn quá sớm để đánh giá thấp phần bù rủi ro của cổ phiếu
- "Lạc quan một cách thận trọng" về trái phiếu có kỳ hạn dài hơn
RBNZ áp dụng Chỉ số đồng NZD theo tỷ trọng thương mại hàng năm mới từ ngày mai
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã thông báo bắt đầu áp dụng Chỉ số đồng NZD theo tỷ trọng thương mại (TWI) hàng năm mới từ ngày mai (thứ Tư, ngày 13/12/2023).
Một tàu thương mại bốc cháy ở Biển Đỏ
Thông tin từ 2quan chức Mỹ cho biết một tàu thương mại đã bốc cháy ở Biển Đỏ:
- Bị tấn công bởi ít nhất một tên lửa bắn từ lãnh thổ ở Yemen do Lực lượng Houthi kiểm soát
- Cuộc tấn công xảy ra ở vị trí cách khoảng 60 dặm về phía bắc eo biển Bab Al-Mandab
Ngoài ra, một quan chức Quốc phòng Hoa Kỳ đã xác nhận rằng tàu Hải quân Hoa Kỳ đang có mặt tại hiện trường để hỗ trợ và cho đến nay không có thương tích nào được báo cáo.
CitiGroup: Dự báo S&P 500 sẽ tăng cao hơn vào năm 2024
Các nhà phân tích tại Citgroup đã dự báo S&P 500 năm 2024 tăng cao hơn:
- Trường hợp cơ bản là S&P 500 sẽ đạt 5,100 điểm vào cuối năm tới
- "Mở rộng khả năng điều tiết tăng trưởng sau năm 2023 sẽ hỗ trợ S&P 500 tăng cao hơn"
- "Ngay cả khi rủi ro suy thoái kéo dài, tăng trưởng về lợi nhuận vẫn sẽ được cải thiện với EPS đạt mức 10.4%"
Dự đoán S&P 500 sẽ có nhiều biến động, nhưng "các nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn sàng để mua vào khi giá thoái lui"
- "Mối lo ngại lớn hơn sẽ xoay quanh việc thắt chặt tài chính trong năm 2025 khi thuế được đề xuất tăng cao hơn hoặc Chính phủ giảm chi tiêu tài khóa do vấn đề trần nợ xuất hiện trở lại"
Goldman Sachs: Dự báo chỉ số STOXX 600 châu Âu sẽ tăng vọt nhờ lãi suất giảm
Các nhà phân tích của Goldman Sachs đã nâng dự báo chỉ số STOXX 600 Châu Âu năm 2024 lên 500 điểm do gia tăng kỳ vọng ECB cắt giảm lãi suất:
- Goldman Sachs dự báo đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của ECB sẽ diễn ra vào tháng 4/2024
- Chỉ số STOXX 600 sẽ tăng, mặc dù dự kiến tăng trưởng Eurozone yếu hơn, kết hợp với những lo ngại xoay quanh vốn đầu tư và triển vọng kinh tế Trung Quốc.
- “Lạm phát và lãi suất thấp hơn sẽ hỗ trợ chứng khoán tăng cao hơn”
- “Kể từ năm 1973, trung bình chứng khoán châu Âu đã mang lại 7% lợi nhuận thực tế hàng năm trong môi trường lạm phát từ 1-3%.”
Doanh số từ các giao dịch thẻ điện từ tháng 11 tại New Zealand tăng mạnh
Dữ liệu về các giao dịch thẻ điện tử tháng 11/2023 tại New Zealand đã tăng vọt so với các mức âm trong tháng 10:
- Doanh số bán thẻ điện tử chiếm khoảng 68% doanh số bán lẻ cốt lõi ở New Zealand
- Đây cũng là chỉ số chính cho doanh số bán lẻ ở New Zealand.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng tuần này tại Úc chạm đỉnh 10 tháng
Cuộc khảo sát hàng tuần của ANZ-Roy Morgan về Niềm tin của người tiêu dùng Úc của trong tuần này đạt mức 80.8 điểm so với 76.4 điểm trong tuần trước. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 2 đến nay.
- Được thúc đẩy bởi sự niềm tin của các chủ sở hữu nhà ở
- Niềm tin về nền kinh tế đã được cải thiện
- Kỳ vọng lạm phát đang ở mức thấp thứ 2 trong 6 tháng
Tuy nhiên, khoảng 80 điểm vẫn chưa phải là con số đáng ăn mừng.
Thống đốc RBA Bullock: RBA không bị tụt lại trong cuộc chiến chống lạm phát
Thống đốc Bullock với bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Mạng lưới thanh toán Úc năm 2023
- RBA không hề bị tụt lại phía sau trong cuộc chiến chống lạm phát
- Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi dữ liệu và tiếp cận chính sách một cách thận trọng
Bà Bullock cho biết RBA đang thực hiện cách tiếp cận thận trọng trong việc nâng lãi suất để duy trì tốc độ tăng việc làm ổn định và kỳ vọng lạm phát sẽ không nằm “ngoài tầm kiểm soát”.