EUR/USD đang chịu áp lực giảm giá khi thị trường ngày càng kỳ vọng về khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 10. Điều này xảy ra sau khi Olli Rehn, quan chức ECB, cho biết quyết định đang nghiêng về phía cắt giảm lãi suất, ít nhất là theo quan điểm của ông. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các quan chức ECB đang muốn xác nhận sự thay đổi gần đây trong định giá của thị trường.
EUR/USD hiện giảm hơn 40 pip trong phiên tại 1.1090. Đà giảm một phần đến từ việc USD tiếp tục tăng giá. Sẽ có một lượng lớn quyền chọn đáo hạn ở mức 1.1100.
Về mặt kỹ thuật, đà giảm đang bắt đầu hình thành. Mức hỗ trợ nhỏ quanh 1.1121-25 đã bị phá vỡ và hiện các đường trung bình động 4 giờ quan trọng cũng đang bắt đầu giảm.
Tthị trường sẽ chờ đợi phản ứng của đồng USD sau đó. Khi Wall Street mở cửa, chúng ta sẽ có dữ liệu PMI sản xuấtcủa Mỹ và số lượng việc làm mới JOLTS để phân tích.
Điều quan trọng nhất hôm nay là thị trường trái phiếu Mỹ đã mở cửa trở lại. Lợi suất trái phiếu kho bạc đang có xu hướng tăng cao trở lại và đó sẽ là điều đáng chú ý sau sự thay đổi đột ngột vào thứ Sáu tuần trước.
Ở châu Âu, loạt dữ liệu PMI và dữ liệu PPI tháng 7 của Eurozone là tâm điểm:
14:15: PMI dịch vụ tháng 8 của Tây Ban Nha
14:45: PMI dịch vụ và PMI tổng hợp tháng 8 của Ý
14:50: PMI dịch vụ và PMI tổng hợp tháng 8 chính thức của Pháp
14:55: PMI dịch vụ và PMI tổng hợp tháng 8 chính thức của Đức
15:00: PMI dịch vụ và PMI tổng hợp tháng 8 chính thức của Eurozone
15:30: PMI dịch vụ và PMI tổng hợp tháng 8 chính thức của Vương quốc Anh
Về cơ bản, thị trường vẫn chưa định giá thêm bất kỳ đợt tăng lãi suất nào nữa của RBA.
RBA vẫn giữ quan điểm rằng “có thể cần phải thắt chặt hơn nữa” nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng điều đó chỉ nhằm cố gắng kiểm soát kỳ vọng lạm phát. Thêm vào đó là sự không chắc chắn ngày càng tăng về tác động của sự suy thoái của Trung Quốc đối với chính nền kinh tế Úc cũng sẽ khiến RBA có ít lý do hơn để theo đuổi chính sách thắt chặt.
RBA giữ nguyên lãi suất ở mức 4.1% đúng như dự kiến:
Lãi suất đã tăng 4 điểm phần trăm kể từ tháng 5 năm ngoái. Lãi suất ở mức cao đang có tác dụng thiết lập sự cân bằng bền vững hơn giữa cung và cầu trong nền kinh tế. Trước sự không chắc chắn xung quanh triển vọng kinh tế, Hội đồng Thống đốc một lần nữa quyết định giữ lãi suất ổn định trong tháng này. Điều này sẽ cung cấp thêm thời gian để đánh giá tác động của việc tăng lãi suất cho đến nay và đến triển vọng kinh tế.
Lạm phát tại Australia đã vượt đỉnh và CPI tháng 7 cho thấy xu hướng giảm sâu hơn. Nhưng lạm phát vẫn còn quá cao và sẽ còn như vậy trong một thời gian nữa. Trong khi lạm phát giá hàng hóa đã giảm bớt thì giá nhiều dịch vụ lại tăng mạnh. Lạm phát tiền thuê nhà cũng tăng cao. Dự báo là lạm phát sẽ tiếp tục giảm và quay trở lại phạm vi mục tiêu 2–3% vào cuối năm 2025.
Nền kinh tế Úc đang trải qua thời kỳ tăng trưởng dưới xu hướng và điều này dự kiến sẽ tiếp tục trong một thời gian. Lạm phát cao đang đè nặng lên thu nhập thực tế của người dân, khiến tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư vào nhà ở yếu. Mặc dù vậy, các điều kiện trên thị trường lao động vẫn còn thắt chặt. Do nền kinh tế và việc làm được dự báo sẽ tăng trưởng dưới mức xu hướng, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng dần lên khoảng 4.5% vào cuối năm tới. Tăng trưởng tiền lương đã tăng lên trong năm qua nhưng vẫn phù hợp với mục tiêu lạm phát, với điều kiện năng suất tăng lên.
Đưa lạm phát về mục tiêu trong một khung thời gian hợp lý vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hội đồng Thống đốc. Lạm phát cao gây khó khăn cho cuộc sống của mọi người và làm tổn hại đến hoạt động của nền kinh tế. Nó làm xói mòn giá trị của các khoản tiết kiệm, làm tổn hại đến ngân sách hộ gia đình, khiến các doanh nghiệp khó lập kế hoạch và đầu tư hơn, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng về thu nhập. Và nếu lạm phát cao ăn sâu vào kỳ vọng của người dân thì việc giảm lạm phát sau này sẽ rất tốn kém, kéo theo lãi suất thậm chí còn cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng lớn hơn. Cho đến nay, kỳ vọng lạm phát trung hạn vẫn nhất quán với mục tiêu lạm phát và điều quan trọng là điều này vẫn đúng.
Dữ liệu gần đây nhất quán với việc lạm phát quay trở lại phạm vi mục tiêu 2-3% trong thời gian dự báo và việc làm tiếp tục tăng. Lạm phát đang giảm, thị trường lao động vẫn mạnh và nền kinh tế đang vận hành ở tốt, mặc dù tăng trưởng đã chậm lại.
Có những điều không chắc chắn đáng kể xung quanh triển vọng lạm phát. Lạm phát giá dịch vụ đã dai dẳng một cách đáng ngạc nhiên ở nước ngoài và điều tương tự có thể xảy ra ở Úc. Ngoài ra còn có những điều không chắc chắn về độ trễ trong tác động của chính sách tiền tệ và cách các quyết định định giá và tiền lương của doanh nghiệp phản ứng với sự tăng trưởng chậm hơn của nền kinh tế tại thời điểm thị trường lao động vẫn còn thắt chặt. Triển vọng tiêu dùng hộ gia đình cũng vẫn chưa chắc chắn, với nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính, trong khi một số hộ gia đình đang được hưởng lợi từ giá nhà đất tăng, khoản tiết kiệm đáng kể và thu nhập từ lãi suất cao hơn. Và trên toàn cầu, ngày càng có nhiều sự không chắc chắn xung quanh triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc do những căng thẳng đang diễn ra trên thị trường bất động sản.
Có thể cần phải thắt chặt hơn nữa để đảm bảo lạm phát trở lại mục tiêu trong một khung thời gian hợp lý, nhưng điều đó sẽ tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu và việc đánh giá rủi ro. Khi đưa ra các quyết định của mình, Hội đồng Thống đốc sẽ tiếp tục chú ý đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, xu hướng chi tiêu hộ gia đình, triển vọng lạm phát và thị trường lao động. Hội đồng vẫn kiên quyết trong quyết tâm đưa lạm phát về mục tiêu và sẽ làm những gì cần thiết để đạt được điều đó.
USD tăng trong bối cảnh khẩu vị rủi ro ảm đạm do dữ liệu PMI dịch vụ kém từ Trung Quốc (PMI Dịch vụ Caixin của Trung Quốc trong tháng 8 đạt 51.8, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng là 53.6 và giảm mạnh so với mức 54.1 của tháng 7):
AUDUSD giảm 0.53% trong ngày, hiện ở 0.6425. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách tiền tệ của RBA được công bố vào lúc 11:30 hôm nay. RBA được kỳ vọng giữ nguyên lãi suất.
NZDUSD giảm 0.35% xuống 0.5918
USDJPY tăng 0.18% lên 146.73. Cần lưu ý rằng một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết dữ liệu chi tiêu hộ gia đình giảm mạnh nhất kể từ tháng 2 năm 2021 và PMI dịch vụ Nhật Bản tăng trưởng nhanh nhất trong 3 tháng
Tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc trong tháng 8 tăng nhanh nhất kể từ tháng 1 năm 2017.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde chủ trì hội thảo "Các quyền miễn trừ của ngân hàng trung ương và các biện pháp trừng phạt quốc tế" tại Hội nghị pháp lý ECB 2023 vào lúc 14:00 hôm nay.
Thống đốc Ngân hàng Ý Ignazio Visco có bài phát biểu trong khuôn khổ Hội nghị vào lúc 15:30 tối nay
Thành viên Hội đồng quản trị ECB Edouard Fernandez-Bollo chủ trì hội thảo "Ngân hàng trung ương - cơ quan có thẩm quyền và khuôn khổ lập pháp" tại Hội nghị pháp lý ECB 2023 vào lúc 16:00 tối nay
Thành viên hội đồng ECB Isabel Schnabel chủ trì hội thảo "Các cân nhắc về môi trường trong việc giám sát rủi ro an toàn" của tại Hội nghị Pháp lý ECB 2023 vào lúc 19:30 tối nay
Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos chủ trì hội thảo "Ý nghĩa chính sách tiền tệ" của tại Hội nghị Pháp lý ECB 2023 vào lúc 21:30 tối nay.
Hội nghị pháp lý ECB có thể không có nhiều nội dung về nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ.
Các tiền tệ chính đều xuy yếu sau dữ liệu PMI gây thất vọng tại Trung Quốc. Ngoài ra, cổ phiếu của Trung Quốc cũng giảm khi có thêm tin tức Country Garden sẽ chỉ còn vài giờ để thanh toán khoản nợ 22.5 triệu USD
Chỉ số này theo dõi giá của 17 mặt hàng xuất khẩu chính tại New Zealand, bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt, len, lâm sản và hải sản.
Chỉ số này đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp.
ANZ cho rằng giá sữa đặc biệt thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm.
ANZ thảo luận về cước phí vận chuyển:
Giá vận chuyển toàn cầu tiếp tục giảm. Trong tháng 8, Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic -3.6% và Chỉ số vận chuyển toàn cầu Harper Peterson -5%. Giá vận chuyển có mối liên hệ chặt chẽ với khối lượng hàng hóa được vận chuyển và biến động cuat khối lượng hàng hóa này được thúc đẩy bởi hoạt động kinh tế. Nếu hoạt động kinh tế vẫn yếu thì nhiều tàu cũ sẽ bị loại bỏ hơn do các quy định thắt chặt về môi trường cấm sử dụng chúng.
Trên thị trường FX, USD đi ngang trong ngày giao dịch thứ Hai đầu tuần trong bối cảnh thị trường trái phiếu đóng cửa và các ngân hàng Hoa Kỳ nghỉ lễ Lao động khiến thanh khoản giảm sút. Chốt phiên, USD giảm nhẹ trên diện rộng, ngoại trừ với NZD, CHF và CAD. Đồng thời chững lại đà phục hồi mạnh mẽ của hai phiên trước đó. EUR tăng nhẹ vào đầu ngày giao dịch khi quan chức ECB Wunsch nhận định lãi suất sẽ cần tăng cao thêm chút nữa do lạm phát lõi vẫn còn dai dẳng. GBP dẫn đầu đà tăng, CAD đi ngang và CHF giảm nhiều nhất so với đồng bạc xanh trong số các tiền tệ chính.
Chỉ số DXY -0.15%
EURUSD +0.20%
GBPUSD +0.32%
AUDUSD +0.17%
NZDUSD -0.11%
USDJPY +0.18%
USDCHF -0.14%
USDCAD không đổi
Vàng đảo chiều giảm mạnh từ phiên u sau khi đã tăng hơn $7 trong phiên Á. Chốt phiên, vàng giảm $1.10 xuống $1938.20/oz. Thị trường trái phiếu Hoa Kỳ đóng cửa nghỉ lễ. Dầu WIT đóng cửa tăng $1.92 lên $85.55/thùng - mức cao nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái đến nay và đồng thời cũng là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của dầu thô. Bitcoin đi ngang và giao động trong phạm vi từ 25.6K đến 26.1K trong ngày giao dịch thứ Hai đầu tuần.
Thông tin từ Bloomberg về nhận định của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đối với mức giá trần mà Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt đối với xuất khẩu dầu của Nga:
Mỹ đang đánh giá hiệu quả của chính sách này thông qua: Liệu người mua trên toàn cầu có thể tiếp cận mức chiết khấu lớn hơn đối với các nguồn cung từ Nga hay không.
Ông Van Nostrand cho biết: “Chúng tôi không đánh giá thành công của chính sách dựa trên việc có bao nhiêu dầu vận chuyển dưới mức giá trần mà coi đây như một cơ chế nhằm thay đổi các động lực của thị trường dầu mỏ.”
Mỹ vui mừng khi thấy Nga duy trì tốt nguồn cung cho thị trường và không muốn “làm gián đoạn và có thể dẫn đến bất ổn đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu”.
“Sau 9 tháng triển khai, giới hạn đã có tác dụng" và chính sách này đã làm giảm nguồn thu của Nga
Giá dầu toàn cầu đã tăng, bao gồm cả giá dầu Brent:
Các dữ liệu trái chiều từ Vương quốc Anh trong tháng 8 năm 2023:
Tổng doanh số bán hàng: + 4.1% y/y (trước đó: +1.5%)
Doanh số bán hàng LFL: +4.3% y/y (trước đó: +1.8%)
Tại Barclays:
Chi tiêu tiêu dùng: +2.8% y/y (trước đó: +4%) - nguyên nhân là do mưa kéo dài từ tháng trước
Chi tiêu cho nhu yếu phẩm tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4 năm 2020 do chi cho nhiên liệu giảm xuống
Bình luận từ BRC:
"Khi tốc độ tăng giá giảm xuống thì nhu cầu tăng chi tiêu của người tiêu dùng cũng sẽ yếu hơn. Kết quả là tăng trưởng doanh số bán hàng có thể sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới, trong khi tốc độ tăng về mặt khối lượng tiêu dùng không giảm xuống."
Nhận định từ Barclays:
"Tăng trưởng về chi tiêu trong tháng 8 yếu hơn tương thích với các nguồn dữ liệu khác, chẳng hạn như sự sụt giảm trong chỉ số PMI và sự chững lại trong niềm tin tiêu dùng, cho thấy tác động từ việc thắt chặt tiền tệ đang bắt đầu lan tỏa lên toàn thị trường."
Cập nhật FX: GBP đã giảm nhẹ một vài pip sau loạt dữ liệu này:
Công đoàn Úc cho biết họ đang lên kế hoạch đình công toàn diện tại các cơ sở LNG tại Wheatstone và Gorgon của Chevron trong 2 tuần (từ ngày 14 tháng 9 năm 2023), nếu hai bên không đi đến một thỏa thuận chung để đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Thành viên quan trọng của Hội đồng chính sách ECB và đồng thời là Chủ tịch Deutsche Bundesbank, Joachim Nagel đã có bài phát biểu vào thứ Hai tại Frankfurt:
Không đề cập nhiều về chính sách tiền tệ: ECB vẫn đang tập trung và lạm phát vẫn còn quá cao, thay vì hỗ trợ cho bên cho vay
“Nhiệm vụ của chúng tôi là ổn định giá cả chứ không phải làm hài lòng mong muốn của các ngân hàng”
Triển vọng tỷ giá: Sự thay đổi đáng kể trong triển vọng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản sẽ là điều kiện tiên quyết để tác động lên xu hướng tăng của USD/JPY.
Rủi ro can thiệp: ANZ thừa nhận rằng việc can thiệp của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản là nhằm mục tiêu ổn định tỷ giá và điều này sẽ xảy ra khi USD/JPY ở quanh mốc 150. Ngay khi cặp tiền chạm mốc 150, các nhà chức trách nhiều khả năng sẽ tiến hành can thiệp bằng lời nói thay vì can thiệp trực tiếp vào thị trường để tác động đến biến động ngoại hối.
Cuộc họp chính sách tháng 9 của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ diễn ra vào Thứ Ba, ngày 5 tháng 9. Quyết định về lãi suất sẽ được công bố vào lúc:
14:30 theo giờ Sydney
04:30 GMT hay 11:30 theo giờ Việt Nam
22:30 giờ Miền Đông Hoa Kỳ (Thứ Hai, ngày 4 tháng 9 năm 2023)
Nhận định từ TD:
Chúng tôi kỳ vọng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4.1% như kỳ vọng thị trường tại cuộc họp tháng 9 sau báo cáo CPI tháng 7 đáng khích lệ.
Dữ liệu kinh tế không đủ mạnh để khiến RBA khởi động lại chu kỳ tăng lãi suất và nhấn mạnh rằng Hội đồng sẽ ra quyết định hàng tháng dựa trên các dữ liệu sắp tới.
Lạm phát CPI tháng 7 tiếp tục giảm tốc xuống +4.8%y/y, trong khi lượng người thất nghiệp ở mức -14.6K khiến RBA sẽ một lần nữa sẽ bỏ qua việc tăng lãi suất.
Do đó, chúng tôi cho rằng NHTW này sẽ có sự điều chỉnh rõ ràng trong định hướng chính sách tháng 9 và kỳ vọng cuộc họp cuối cùng của ông Lowe dưới vai trò Thống đốc RBA sẽ không có nhiều biến động đáng chú ý.
Trên khung ngày, Nasdaq Composite đã bật lên mạnh mẽ trên mức hỗ trợ quan trọng 13,174 và thoái lui để kiểm tra trendline bị phá vỡ. Giá hiện đang gặp khó khăn một chút tại khu vực xung quanh trendline, nhưng xu hướng đã chuyển sang tăng do giá đã hình thành các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, các đường MA cũng đã vượt lên phía trên.
Trên khung 4 giờ, xuất hiện mức kháng cự mạnh xung quanh trendline, nơi xuất hiện hợp lưu của mức hỗ trợ (trước đó là kháng cự) và Fibonacci thoái lui 61.8%. Sự đột phá đã mở ra cơ hội cho giá tăng cao hơn và phe mua có thể sẽ đổ xô vào đây với rủi ro được xác định dưới mức hỗ trợ để nhắm mục tiêu tới 14,659.
Tại khung 1 giờ, xuất hiện một pullback từ vùng kháng (trước đó là hỗ trợ), nơi chúng ta có thể mong đợi phe mua sẽ nhảy vào. Nếu giá không bật lên được vùng hỗ trợ và tiếp tục giảm thì lực bán có thể xuất hiện mạnh quanh mức 13,800. Có thể xuất hiện một đợt bán tháo tại hỗ trợ 13,174 nếu giá phá vỡ trendline.
Goldman Sachs cho biết các quỹ phòng hộ đã ngừng giao dịch bán khống đối với các ngân hàng nội địa của Hoa Kỳ kể từ cuối tháng 8 và thay vào đó hiện chuyển sang các cổ phiếu khác thuộc lĩnh vực tài chính. Ghi chú này đến từ bộ phận môi giới hàng đầu của Goldman, nơi phục vụ các quỹ phòng hộ, họ cho biết cổ phiếu của các công ty dịch vụ tài chính của Mỹ - bao gồm cả ngân hàng - là một trong những cổ phiếu được săn đón nhiều nhất vào tuần trước.
Trong khi đó, tỷ lệ giao dịch mua so với bán tại các ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ đã tăng 26% kể từ đáy trong năm vào khoảng giữa tháng 7.
Hai Ngân hàng Trung ướng lớn cần chú ý trong tuần này là Ngân hàng trung ương Úc (ngày mai, 05/09) và Ngân hàng trung ương Canada (Thứ Tư, 06/09). Cả hai ngân hàng trung ương lớn dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách lãi suất tương ứng ở các mức 4.1% và 5%.
Đối với RBA, đây sẽ là cuộc họp chính sách cuối cùng của Philip Lowe trên cương vị thống đốc trước khi bàn giao chức vụ cho Michele Bullock từ tháng 9. Những diễn biến mới nhất và ngôn từ định hướng đã khiến thị trường không mong đợi một đợt tăng lãi suất vào ngày mai. Khoảng 99% cho rằng lãi suất sẽ giữ nguyên, nếu không có thay đổi.
Trong khi đó, BOC đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn khi điều kiện kinh tế bắt đầu có những ảnh hưởng đáng chú ý gần đây. Điều đó đủ để thuyết phục các trader không mong đợi bất kỳ đợt tăng lãi suất nào nữa của ngân hàng trung ương, với tỷ lệ khoảng 98% cho rằng lãi suất sẽ giữ nguyên.
Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ bắt đầu gây bất ngờ về xu hướng giảm gần đây, điều này khiến khiến lợi suất thực và đồng Đô la Mỹ giảm. Thị trường ngày càng tin tưởng rằng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt và đang xem xét khi nào ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất. Sự kết hợp của các yếu tố này đã giúp vàng tăng giá và nhiều điều tương tự sẽ xuất hiện hơn nếu dữ liệu tiếp tục suy giảm
Trên biểu ngày, chúng ta có thể thấy rằng vàng đang chuyển sang xu hướng tăng khi giá đã hình thành các đỉnh và đáy cao hơn, các đường trung bình động cũng đã vượt lên trên. Vàng đã vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng 1,934 và mục tiêu tiếp theo sẽ là mức 1,984.
Trên khung 4 giờ, vàng đang giao dịch trong một kênh tăng và giá gần đây đã bật lên từ ngưỡng kháng cự quan trọng (nơi vốn là ngưỡng hỗ trợ), tại đây cũng xuất hiện hợp lưu của Fibonacci thoái lui 38.2% và đường MA 21 (màu đỏ). Đó là nơi phe mua đặt cược với rủi ro được xác định dưới mức kháng cự 1,984. Mặt khác, phe bán sẽ cần giá giảm xuống dưới mức quan trọng 1,934 để xác nhận sự thay đổi trong xu hướng và chuyển mục tiêu tới 1,893.
Trên khung 1 giờ, xuất hiện một ngưỡng kháng cự nhỏ quanh mức 1,950 mà phe mua sẽ cần phải phá vỡ để đẩy giá tiếp tục tăng lên kháng cự 1,984. Hiện chúng ta đang có một vùng quan trọng quanh hỗ trợ 1,934 và kháng cự 1,950, giúp chúng ta có một cái nhìn ro ràng hơn về diễn biến tiếp theo.