Biên bản cuộc họp FOMC sẽ là sự kiện quan trọng trong tuần này.
Đồng Euro tiếp tục tăng giá so với đồng đô la Mỹ, giúp EUR/USD lên mức đỉnh mới gần 1.0950 lần đầu tiên kể từ cuối tháng Tám năm nay. Trong khi đó, USD tiếp tục tiêu cực khi chỉ số DXY giảm xuống mức SMA 200 ngày 103.60 trong phiên châu Âu. Đà giảm của đồng tiền này diễn ra trong bối cảnh thị trường kỳ vọng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào mùa xuân năm 2024 sau khi dữ liệu cho thấy mức lạm phát thấp hơn dự báo.
Dữ liệu của CME Group cho thị trường vàng tương lai cho thấy số vị thế mở đã giảm phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Tư, lần này là khoảng 2.8 nghìn hợp đồng. Khối lượng giao dịch tiếp tục xu hướng giảm với khoảng 40.3 nghìn hợp đồng.
Mức tăng tương đối của giá vàng hôm thứ Tư đi kèm với số vị thế mở và khối lượng giao dịch giảm, cho thấy khả năng đây là động thái "short covering". Mặc dù vậy kim loại quý khó lòng bứt phá thêm khi đà tăng bị giới hạn bởi các đỉnh trong khu vực $2000/ounce.
“Hôm qua, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng áp lực giảm đã suy yếu và chúng tôi dự kiến EUR sẽ giao dịch đi ngang. Tuy nhiên EUR đã tăng vọt lên 1.0866 trước khi đóng cửa ở 1.0850 (+0.59%). Có khả năng EUR sẽ tăng thêm lên 1.0885 (kháng cự nhỏ là 1.0870). Đối với ngày hôm nay, một sự gia tăng bền vững trên mức này là khó có thể xảy ra. Hỗ trợ ở 1.0820, tiếp theo là 1.0795.”
Lúc 23h30 Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey phát biểu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington bên lề cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới
Lúc 12 đêm, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Powell phát biểu về nền kinh tế toàn cầu
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cũng phát biểu tại sự kiện tương tự vào cùng thời điểm với ông Powell.
Lúc 6h sáng mai thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem sẽ nói chuyện với các phóng viên sau cuộc họp tại Washington, DC
Ông Biden sẽ phát biểu trước người dân Mỹ từ Phòng Roosevelt của Nhà Trắng lúc 20h45 và ông “dự kiến sẽ cung cấp thông tin cập nhật về những nỗ lực để hỗ trợ Ukraine”.
Một quan chức Mỹ cho biết gói hỗ trợ mới có thể gần bằng gói 800 triệu USD được công bố vào tuần trước nhưng thông tin chi tiết vẫn đang được hoàn thiện.
Kyodo đưa tin liên minh đảng cầm quyền tại Nhật Bản (đảng LDP và đảng Công Minh) đang lập một ngân sách bổ sung mới để cung cấp các biện pháp kích thích.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã cảnh báo về tác động tiêu cực từ sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, trong một bài phát biểu video tại Diễn đàn Boao hàng năm.
“Sự suy thoái kéo dài hơn ở Trung Quốc sẽ có tác động lan tỏa toàn cầu”.
"Các ngân hàng trung ương nên hành động một cách quyết đoán và rõ ràng."
"Trung Quốc có dư địa chính sách để hỗ trợ nền kinh tế."
Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận mức tăng ở các chỉ số trừ các chỉ số của thị trường Trung Quốc, Hồng Kông.
SHANGHAI-1.1%
NIKKEI+1.21%
HSI-1.13%
SHENZHEN-1.4%
KOSPI+0.57%
ASX 200+0.41%
Phiên sáng ghi nhận thông tin mới từ RBNZ liên quan đến chỉ số lạm phát Quý I (theo khảo sát) của nước này. Đây là mức kỳ vọng lạm phát cao nhất trong 3 thập kỷ, NZD sau thông tin đã giảm mạnh.
Thị trường FX sáng nay ghi nhận sự hồi phục của đồng USD sau phiên điều chỉnh hôm qua. Biến động các cặp tiền chính như sau:
Theo Wall Street Journal, quỹ hưu trí lớn nhất của Hoa Kỳ (Calpers), với 74 tỷ USD cho biết họ sẽ ủng hộ đề xuất của Trung tâm Chính sách và Pháp lý Quốc gia rằng chủ tịch hội đồng quản trị của Berkshire Hathaway nên tách biệt với CEO.
Điều đó sẽ khiến Warrant Buffett, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty, không được nắm giữ cả hai chức vụ.
Hội đồng quản trị của Berkshire Hathaway đã phản đối và tin rằng ông Buffett nên tiếp tục đảm nhiệm cả hai vai trò.
Nhiều quốc gia khác đã chuyển sang giảm hoặc ngừng nhập khẩu than từ Nga sau cuộc chiến Ukraine.
Ngoại trừ Trung Quốc khi Nga giảm giá than đối với quốc gia này.
Hội đồng Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng công suất than thêm 300 triệu tấn trong năm nay để đảm bảo cung cấp năng lượng, hỗ trợ than như một nguồn năng lượng chính và giải phóng thêm công suất.
Chủ tịch Trung Quốc cho rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu rất mong manh và yếu ớt.
Trong đó, nền kinh tế Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức cả về bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu, lạm phát lẫn dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này.
Ông Tập Cận Bình còn cho biết thêm:
Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp vắc xin cho các nước khác
Nỗ lực để ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu
Đề phòng ảnh hưởng từ những thay đổi trong chính sách của một số quốc gia
Kêu gọi các quốc gia phối hợp đưa ra các chính sách có lợi cho khu vực
BOJ đã lên lịch cho các động thái can thiệp vào thị trường trái phiếu đến hết thứ Ba tuần sau (26/4). Mục đích là để ngăn lợi suất Trái phiếu Chính phủ Nhật kỳ hạn 10 năm tăng trên trên 0.25%.
Sau phiên tăng mạnh vào hôm thứ Ba, chứng khoán Mỹ hôm qua ghi nhận sự phân hóa ở các chỉ số. Cổ phiếu Netflix giảm mạnh (-36%) khiến cho nhóm cổ phiếu công nghệ hứng chịu lực bán tháo lớn của thị trường.
Chỉ số DJIA+0.71%
Chỉ số NASDAQ-1.22%
Chỉ số S&P 500-0.06%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm điều chỉnh sau nỗ lực chinh phục mốc 3.000% (mức cao nhất đạt được là 2,981%), hiện tại đang giao dịch ở 2.852%.
Xung đột Nga-Ukraine đang có diễn biến “căng thẳng” hơn khi Nga đã bắt đầu giai đoạn 2 cho cuộc chiến và chuẩn bị bao vây một lực lượng lớn quân đội Ukraine.
Các NHTW liên tục đưa ra các quan điểm hawkish hơn khi rủi ro lạm phát đang tăng cao hơn. RBA có thể sẽ tăng lãi suất vào cuộc họp tháng 6. Canada hôm qua công bố mức lạm phát cao nhất trong 31 năm. BOJ cũng có động thái can thiệp vào thị trường trái phiếu
Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đã phần nào được kiểm soát vào hôm qua khi có thêm các khu vực không ghi nhận ca nhiễm mới và được nới lỏng giãn cách.
Trên thị trường Fx, phiên ngày hôm ghi nhận sự suy yếu của đồng USD, tuy nhiên đến cuối ngày, giá đã hồi phục trở lại. Biến động của các cặp tiền chính như sau:
EUR/USD−0.12%
USD/JPY+0.38%
GBP/USD−0.06%
AUD/USD−0.26%
USD/CAD+0.05%
USD/CHF+0.15%
Dầu thô hôm qua giảm mạnh trong phiên nhưng lực mua mạnh trở lại đã kéo giá lên tạo cây nến doji, giá dầu WTI hiện tại đang được giao dịch ở $102.3/thùng. Tương tự với vàng khi giá trong ngày hôm qua có lúc giảm về $1942/oz, hiện tại đang hồi phục về $1956.5/oz
Cặp NZD/USD sẽ tiếp tục suy yếu trong tháng tới, có khả năng xuống mức 0.6500, áp lực chủ yếu đến từ USD, khi cuộc họp vào tháng 5 của Fed có khả năng khẳng định lập trường diều hâu của họ.
Tuy nhiên, trong nửa cuối 2022, câu chuyện của Fed có thể đã được phản ánh đầy đủ lên thị trường, và hàng hóa sẽ lại chiếm ưu thế, đẩy NZD lên trên 0.7000.
Đồng USD đã điều chỉnh giảm trong ngày hôm nay sau khi chỉ số DXY tăng lên mức cao nhất kể từ 20/3, một phần được hỗ trợ bởi đà tăng của USD/JPY, cặp tiền đã đóng cửa tăng trong 13 ngày liên tiếp.
USD/JPY đã mở rộng đến một chu kỳ tăng mới trước khi giảm xuống. AUD, NZD và CAD cũng tăng gần 1% so với đồng bạc xanh.
USD/CAD giảm 0.95% sau khi CPI của Canada cao hơn kỳ vọng, củng cố kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Canada sẽ tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo.
Doanh số bán nhà của Hoa Kỳ yếu hơn so với kỳ vọng. Tác động của việc lãi suất thế chấp tăng vọt lên tới 5.25% vẫn chưa được thể hiện đầy đủ. Giá cao hơn và lãi suất tăng là một cản trở cho thị trường nhà ở trong thời gian tới.
Các quan chức Evans và Daly của Fed đều đã phát biểu và củng cố việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo của Fed (không có gì phải bàn cãi). Họ cũng nhắc lại sự cần thiết về việc lãi suất Fed vào cuối năm gần mức trung lập (2% đến 2.5%)
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa trái chiều, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tốt hơn, khi sự sụt giảm của Netflix ảnh hưởng đến chỉ số NASDAQ nói riêng (Netflix đóng cửa giảm tới 35.14%):
Dow Jones tăng 249.59 điểmlên mức 35,160.80
S&P giảm 2.76 điểm xuống mức 4,459.46
NASDAQ giảm 166.60 điểm xuống mức 13,453.06
Russell 2000 tăng một cách đáng ngạc nhiên, 7.4197 điểm lên mức 2038.18
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất giảm trên khắp các kỳ hạn và là một chất xúc tác khiến đồng bạc xanh giảm giá.
Các cuộc thăm dò trước bầu cử ở Pháp hiện vẫn đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho ông Macron. Tuy vậy, rủi ro vẫn hiện hữu trước các diễn biến có thể sảy ra trong cuộc tranh biện trước thềm bỏ phiếu vào ngày Chủ Nhật.
EURUSD đã tăng trở lại trên MA 100 giờ và 200 giờ.
Tuy vậy, cặp tiền đã kiểm tra thất bại 1.0863. Giá kể từ đó đã giảm xuống dưới MA 200 giờ. Tuy vậy, động lực tăng tới giờ đã trở lại và EURUSD có vẻ sẽ giữ vững 2 đường MA này.
Một phần động lực tăng của EURUSD đến từ bình luận của thống đốc NHTW Đức ông Joachim Nagel.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa với sắc xanh đỏ lẫn lộn khác nhau. Nhóm cổ phiếu công nghệ đang chiu áp lực mạnh với áp lực bán tháo đến từ cổ phiếu Netflix (-36%).
Các chỉ số chứng khoán Mỹ:
Dow Jone +0.54%
Nasdaq +0.17%
S&P 500 -0.69%
Diễn biến giá của những đồng tiền chính
CAD +0.84%
CHF +0.56%
JPY + 1.01%
AUD +0.74%
EUR +0.58%
GBP +0.45%
NZD +0.79%
Giá vàng hiện đang duy trì quanh mốc 1950 USD/ounce sau khi tin tức về việc các quỹ ETF giảm tỉ trọng nắm giữ vàng. Giá dầu Brent hiện tại dang giao dịch tại mốc 106 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ WTI giảm xuống mốc 101 USD/thùng.
USD/CAD duy trì diễn biến tương đối tiêu cực sau khi chỉ số CPI của Canada trong tháng 3 được công bố. Sau áp lực bán tháo, giá đã có sự phục hồi nhẹ về vùng 1.25077
Chờ đợi những diễn biến tiếp!
• JPY mạnh nhất, USD yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu tích cực; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.1%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 5.4 bps xuống 2.861%
• Vàng tăng 0.2% lên 1,954.10 USD
• WTI tăng 1.5% lên $104.06
• Bitcoin tăng 2.0% lên $42,140
Tỷ giá USD/JPY trượt từ mức đỉnh của hai thập kỷ 129.40 xuống 127.60 trong phiên giao dịch châu Âu. Cặp tiền đã tụt 120pips và đã giảm 0.77% trong ngày.
Đà giảm trong cặp USD/JPY cũng đang đè nặng lên đồng bạc xanh khi đà bán tháo trên thị trường trái phiếu chậm lại. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm hơn 5 bps xuống 2.86% sau khi đạt mức 2.98% trong đầu tuần này.
Sự suy giảm của Dollar đã hỗ trợ tỷ giá EUR/USD tăng lên 1.0840 trước khi nhận xét diều hâu của nhà hoạch định chính sách Kazaks của ECB về đợt tăng lãi suất vào tháng 7 đã giúp đẩy đồng euro lên 1.0865. Tỷ giá GBP/USD tăng 0.5% lên 1.3050-60 khi phe Bò “bảo vệ” mức tâm lý 1.3000.
Bên cạnh đó, AUD/USD đang chứng kiến một bước nhảy vọt 0.9% trở lại trên mức 0.7400 đến 0.7430-40. Dường như các động thái liên tiếp này đang điều chỉnh xu hướng tăng vọt gần đây của đồng USD.