Sản lượng công nghiệp tháng 7 của Đức giảm mạnh hơn dự kiến
Sản lượng công nghiệp tháng 7 của Đức giảm 2.4% so với tháng 6, vượt qua mức giảm dự kiến 0.3%.
Các đơn đặt hàng của nhà máy có thể đã được thúc đẩy trong bối cảnh một lượng lớn đơn đặt hàng một lần xuất hiện vào hôm qua. Nhưng sản lượng công nghiệp tiếp tục giảm mạnh và điều này làm tăng thêm sự lo ngại cho ngành sản xuất của Đức. Nếu loại trừ ngành năng lượng và xây dựng, mức giảm trong tháng thậm chí còn mạnh hơn, ở mức 3.2%. Tư liệu sản xuất giảm 4.2%, sản lượng hàng hóa trung gian giảm 2.8% và sản lượng hàng tiêu dùng giảm 1.2%.
Cán cân thương mại tháng 7 của Đức thặng dư ít hơn dự kiến
Cán cân thương mại tháng 7 của Đức thặng dư 16.8 tỷ EUR so với mức thặng dư dự kiến ở 21.0 tỷ EUR.
Thặng dư thương mại của Đức thu hẹp vào tháng 7 khi xuất khẩu tăng 1.7% nhưng vẫn chậm hơn mức tăng 5.4% của nhập khẩu.
HĐTL Eurostoxx giảm 0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX giảm 0.1%
- HĐTL CAC 40 tăng 0.1%
- HĐTL FTSE giảm 0.1%
HĐTL S&P 500 giảm 0.1%, HĐTL Nasdaq giảm 0.4%, trong khi HĐTL Dow tăng 0.1%. Nhìn chung, rủi ro có phần nhẹ nhàng hơn khi lợi suất trái phiếu vẫn ở mức thấp. Điều này cũng giúp giữ USD/JPY ở mức 142.55, giảm 0.6% so với hôm qua. Tuy nhiên, biến động của thị trường sẽ chủ yếu phụ thuộc vào báo cáo việc làm của Mỹ.
Lịch kinh tế phiên Âu có gì đáng chú ý?
Về mặt dữ liệu, không có mục nào có ý nghĩa lớn với thị trường:
- 13:00 - Sản lượng công nghiệp tháng 7 của Đức
- 13:00 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 7 của Đức
- 13:00 - Giá nhà tháng 8 của Anh tại Halifax
- 13:45 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 7 của Pháp
- 16:00 - Số liệu GDP chính thức của Eurozone quý 2
Chỉ báo nhanh của Nhật Bản tăng trong tháng 7
- Chỉ báo nhanh của Nhật Bản trong tháng 7 ở mức 109.5, cao hơn so với mức 108.6 trước đó
- Chỉ số trùng hợp tăng lên mức 117.1 trong tháng 7, cao hơn so với 114.1 đã được điều chỉnh trong tháng trước.
Nền inh tế vẫn cần theo dõi sát sao và có thể cần các biện pháp hỗ trợ bổ sung nhằm ngăn chặn bất kỳ rủi ro nào có thể kéo nền kinh tế đi xuống trong thời gian tới.
Thị trường lao động Mỹ: Tất cả sẽ phụ thuộc vào báo cáo NFP hôm nay
Sự chú ý đang đổ dồn vào thị trường lao động Mỹ hiện tại. Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh tình trạng của thị trường lao động. Đặc biệt, các chi tiết nhỏ trong báo cáo cũng sẽ quan trọng - đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp.
Vào hôm qua, dữ liệu cho thấy:
- Việc làm ADP tháng 8 +99K, thấp hơn nhiều so với dự kiến +145K
- PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ tháng 8 ở mức 51.5
Dữ liệu NFP hôm nay sẽ đóng vai trò quyết định liệu thị trường có tiếp tục chịu áp lực hay sẽ chuyển hướng phục hồi mạnh mẽ.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang định giá có 43% khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 bps trong tháng này và 110 bps vào năm nay.
Bản tin FX Châu Á-Thái Bình Dương: Thị trường chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ
Hồng Kông đã hủy phiên giao dịch sáng thứ Sáu do Đài quan sát HK đưa ra Tín hiệu bão số 8.
Dữ liệu đáng chú ý trong phiên giao dịch này là từ Nhật Bản, nơi chi tiêu hộ gia đình trong tháng 7 cho thấy sự sụt giảm lớn:
- Chi tiêu của người tiêu dùng tăng 0.1% y/y trong tháng 7
- Tính theo tháng, chi tiêu giảm 1.7%
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee đã phát biểu với Dow Jones/Market Watch rằng ông dự báo sẽ có một loạt đợt cắt giảm lãi suất sắp tới. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể, không nêu rõ quy mô hoặc thời điểm cụ thể.
Cựu Thống đốc PBoC Dịch Cương thẳng thắn hơn khi nói rằng nền kinh tế Trung Quốc cần cả chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thích ứng.
Phiên của Mỹ không chỉ có NFP mà còn có các diễn giả từ Fed bao gồm
- Chủ tịch Fed New York John Williams
- Thống đốc Fed Christopher Waller
Sau đó, Cục Dự trữ Liên bang sẽ im lặng trong hơn một tuần.
USD/JPY đang ở mức thấp:
Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản tăng ít hơn dự kiến vào tháng 7
- Chi tiêu hộ gia đình tháng 7 tăng 0.1% y/y (dự kiến tăng 1.2%)
- So với tháng trước, chi tiêu giảm 1.7%
Tuy nhiên, các dữ liệu khác lại có vẻ khả quan hơn đối với BoJ, đáng chú ý là dữ liệu tiền lương:
- Dữ liệu tiền lương thực tế tăng của Nhật Bản giúp BoJ tiếp tục tăng lãi suất trong quý 4
Reuters trích dẫn:
"Có khả năng rất cao là chi tiêu tiêu dùng sẽ lại ở mức âm trong tháng tới", Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết, đồng thời nói thêm rằng các hộ gia đình dường như hoài nghi về việc liệu mức tăng lương có tiếp tục vào năm tới hay không.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều vào đầu phiên thứ Sáu
Thị trường chứng khoán ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hầu hết giảm điểm vào đầu phiên thứ Sáu khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm NFP từ Mỹ và xem xét dữ liệu chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản. Dữ liệu chi tiêu của Nhật Bản cho tháng 7 chỉ tăng 0.1%, thấp hơn nhiều so với dự đoán, nhưng cải thiện so với mức giảm trong tháng 6. Mặc dù thu nhập hộ gia đình tăng, báo cáo yếu có thể hạn chế khả năng tăng lãi suất của BoJ.
Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc giảm mạnh với Kospi giảm 0.78% và Kosdaq giảm 1.9%. Trái lại, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0.50%. Thị trường chứng khoán Hong Kong đóng cửa do bão Siêu bão Yagi, với khả năng đóng cửa cả ngày nếu tín hiệu bão được hạ cấp sau buổi trưa. Ở Trung Quốc đại lục, chỉ số CSI 300 giao dịch ổn định, ít biến động.
Các khoản vay mua nhà tháng 7 tại Úc tăng mạnh hơn kỳ vọng
Dữ liệu tài chính nhà ở của Úc trong tháng 7 năm 2024:
- Các khoản vay mua nhà tháng 7 tại Úc tăng mạnh hơn kỳ vọng: +2.9% so với tháng trước (dự báo: +1%)
Các ngân hàng nhà nước Trung Quốc bán khống USD lên đến 100 tỷ USD thông qua các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Theo báo cáo từ Bloomberg, các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc đã sử dụng các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (FX swaps) để duy trì giá trị đồng nhân dân tệ (CNY). Cụ thể, các ngân hàng này đã xây dựng các vị thế short USD với tổng giá trị khoảng 100 tỷ USD. Các nhà đầu tư long USD đã kiếm được một khoản lợi nhuận lên đến 6% trong khoảng thời gian trước tháng 7. Tuy nhiên, phần lợi nhuận này đã giảm bớt kể từ tháng 7 khi đồng nhân dân tệ bắt đầu mạnh lên.
Bloomberg cũng chỉ ra rằng việc các ngân hàng nhà nước Trung Quốc gánh chịu phần lớn nỗ lực hỗ trợ đồng nhân dân tệ đã giúp Trung Quốc ổn định đồng nội tệ mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều lượng dự trữ ngoại hối, điều này tránh được sự lôi kéo của các nhà đầu "dám đương đầu" với khả năng can thiệp của PBOC. Điều này trái ngược với tình hình năm 2015 khi Trung Quốc đã phải tiêu tốn 650 tỷ USD dự trữ ngoại hối để ngăn chặn đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh, và điều này có thể dẫn đến việc dòng vốn thoái lui hoặc gây khó khăn cho các công ty trong nước vay mượn từ nước ngoài.
Từ tháng 7 đến nay, đồng nhân dân tệ đã tăng giá đáng kể so với USD, dựa trên tỷ giá USD/CNH.
Fed sẽ tiến vào khoảng thời gian "blackout" vào cuối tuần này
Thời gian “blackout” của Fed bắt đầu vào cuối tuần trước một cuộc họp của FOMC và kết thúc vào thứ Năm sau khi có quyết định của FOMC. Trong thời gian này, các thành viên và nhân viên của FOMC bị hạn chế phát biểu công khai hoặc tham gia phỏng vấn.
Đợt "blackout" cho kỳ họp tháng 9/2024 dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tuần này. Hôm nay, Chủ tịch Fed New York John Williams sẽ có bài phát biểu vào lúc 20:45 (theo giờ VN) và Thống đốc Christopher Waller sẽ phát biểu lúc 23:00 (theo giờ VN), trước khi thời gian "blackout" bắt đầu.
Trung Quốc giảm giá bán lẻ xăng và dầu diesel từ hôm nay
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã công bố một biện pháp có thể đóng vai trò như một hình thức kích thích tiêu dùng:
- Giá xăng và dầu diesel đều giảm 100 NDT/tấn
Đây không phải một thông báo gây bất ngờ từ NDRC do dựa trên cơ chế định giá hiện hành, giá các sản phẩm dầu tinh chế đều sẽ được điều chỉnh theo biến động của giá dầu thô quốc tế.
Chi tiêu hộ gia đình tháng 7 tại Nhật Bản sụt giảm mạnh so với tháng trước
- +0.1% so với cùng kỳ (dự báo: +1.2%, trước đó: -1.4%)
- -1.7% so với tháng trước (dự báo: -0.2%, trước đó: +0.1%)
Cựu Thống đốc PBOC Dịch Cương: Nền kinh tế cần áp dụng chính sách tài khoản chủ động, chính sách tiền tệ nới lỏng
Cựu Thống đốc PBOC Dịch Cương đã đưa ra một số nhận định về tình hình kinh tế của Trung Quốc:
- Trung Quốc hiện có nhu cầu nội địa yếu, đặc biệt là về tiêu dùng và đầu tư.
- Ông hy vọng trong tương lai gần, chỉ số GDP deflator của Trung Quốc sẽ dương nhẹ.
- Ngoài ra, ông mong rằng ngành sản xuất sẽ cải thiện, với giá sản xuất sẽ đạt khoảng bằng 0 vào cuối năm nay.
- Trung Quốc cần quay lại chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ nới lỏng, nhằm thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Ông Yi Gang đang nhấn mạnh việc cần có các chính sách kinh tế linh hoạt và tích cực hơn để hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu trong nước suy yếu.
Giao dịch chứng khoán tại Hồng Kông bị hủy bỏ vào sáng nay do siêu bão nhiệt đới Yagi
Sáng thứ Sáu, giao dịch tại Hồng Kông đã bị hủy do bão lớn đổ bộ - Bão nhiệt đới Yagi.
- Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông (HKEX) đã thông báo không giao dịch vào buổi sáng nay trên thị trường chứng khoán và phái sinh, sau khi thành phố phát cảnh báo về bão nhiệt đới.
- Theo các báo cáo mới nhất, cảnh báo bão sẽ được hạ từ cấp 8 xuống cấp 3 vào khoảng 12:40 theo giờ Hồng Kông (11:40 theo giờ VN).
Điều này có nghĩa là giao dịch buổi sáng bị tạm ngừng do ảnh hưởng của bão nhiệt đới, nhưng có khả năng cảnh báo sẽ được hạ cấp sau buổi trưa khi tình hình bão ổn định hơn.
Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee: Xu hướng dữ liệu kinh tế ủng hộ việc cắt giảm lãi suất nhiều lần
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee đã co bài phỏng vấn với kênh Dow Jones/Market Watch (chỉ vài phút trước đây) về tình hình kinh tế:
- Ông nhấn mạnh rằng "lạm phát đang giảm rất đáng kể, và tỷ lệ thất nghiệp đang tăng nhanh hơn" so với dự đoán của các quan chức Fed vào tháng 6.
- Với dữ liệu lạm phát khả quan hơn nhưng tỷ lệ thất nghiệp bi quan, ông Goolsbee nhận định rằng "Fed không chỉ là cần cắt giảm lãi suất sớm", mà còn sẽ có nhiều đợt cắt giảm lãi suất trong 12 tháng tới.
- Ông cũng lưu ý về những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng hơn liên quan đến sự suy yếu của thị trường lao động, và tình trạng suy yếu kéo dài này có thể "trở thành điều gì đó tồi tệ hơn".
- Nhắc đến báo cáo NFP, ông từ chối đưa ra ý kiến khi cho biết "Tôi không muốn đưa ra quyết định chỉ dựa trên một điểm dữ liệu"
Như vậy, Goolsbee đang thể hiện mối lo ngại rằng sự suy giảm của thị trường lao động có thể kéo dài và có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn, ngay cả khi lạm phát đang hạ nhiệt.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0925
- Giá đóng cửa trước đó: 7.088
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 05.09: Chứng khoán và USD chịu áp lực trước thềm công bố báo cáo NFP tháng 8 tại Hoa Kỳ.
Cổ phiếu biến động mạnh trước thềm công bố báo cáo việc làm NFP quan trọng của Hoa Kỳ. Dữ liệu này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9. Trong 3 chỉ số chính, Nasdaq tăng nhờ đà phục hồi của số ít nhóm cổ phiếu công nghệ. Lợi suất TPCP giảm nhẹ, với lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 1.2bp và 2.6bp xuống 3.75% và 3.73%. Thị trường lãi suất vẫn kỳ vọng tổng mức cắt giảm lãi suất hơn 100bp trong năm nay - ngụ ý sẽ có một đợt cắt giảm mạnh bất ngờ. Trước thềm công bố báo cáo NFP, dữ liệu kinh tế khá trái chiều. Lượng việc làm tại khu vực tư nhân tăng với tốc độ yếu nhất trong gần 1 năm. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn ước tính và ngành dịch vụ của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn, các công ty tạo ra ít việc làm nhất kể từ đầu năm 2021. Báo cáo việc làm tối nay sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình thị trường lao động và quyết định xem liệu Fed sẽ cắt giảm 25 hay 50 bp trong tháng 9. Các thị trường vẫn tiếp tục đánh giá xem nền kinh tế có đang chậm lại quá nhiều và liệu Fed có trì hoãn việc nới lỏng quá lâu hay không. Kết phiên:
- Dow Jones -0.54%
- S&P 500 -0.30%
- Nasdaq +0.25%
Trên thị trường FX, USD ban đầu giảm hơn 20 pip sau báo cáo việc làm ADP không đạt kỳ vọng, nhưng đảo chiều tăng mạnh 25 pip khi dữ liệu PMI dịch vụ ISM đưa ra lời nhắc nhở rằng các bộ phận lớn của nền kinh tế vẫn ổn. Tuy nhiên, đà tăng của đồng bạc xanh không duy trì được lâu khi chỉ số DXY nhanh chóng quay trở lại xu hướng giảm và đóng cửa gần đáy ngày. Kết phiên, USD giảm so với các đồng tiền chính, với NZD dẫn đầu đà tăng. CAD đóng cửa gần như không đổi.
- Chỉ số DXY -0.21%
- EURUSD +0.25%
- GBPUSD +0.25%
- AUDUSD +0.23%
- NZDUSD +0.40%
- USDJPY -0.19%
- USDCHF -0.29%
- USDCAD -0.01%
Vàng quay trở lại với sắc xanh trong tuần, phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8. Vàng đóng cửa tăng mạnh hơn 21.3 USD lên 2,516 USD/oz. Đỉnh ngày chạm 2,523 USD ngay khi báo cáo việc làm ADP Mỹ gây thất vọng được công bố. Giá vàng nhanh chóng phục hồi sau khi gần chạm mốc 2,500 USD vào giữa phiên, chịu áp lực khi USD và lợi suất phục hồi sau dữ liệu dịch vụ vững vàng. BTC giảm hơn 3% xuống 56,180 USD.
Phân tích kỹ thuật: Đà tăng của NZDUSD hôm nay bị cản lại bởi MA200 giờ
NZDUSD đã tăng cao hơn vào đầu phiên hôm nay, cặp tiền này dao động trên MA100 giờ - 0.6209 nhưng không thể phá vỡ MA 200 giờ - 0.62252. Phe bán đẩy NZDUSD xuống dưới MA100 giờ, hướng đến các mức hỗ trợ quan trọng tại 0.61929 và 0.6177.
Dự trữ dầu thô hàng tuần của Hoa Kỳ giảm mạnh hơn ước tính
Dữ liệu tồn kho dầu EIA hàng tuần:
- Dầu thô -6.873 triệu thùng, dự kiến -0.993 triệu thùng
- Sản phẩm chưng cất -0.371 triệu thùng, dự kiến là 0.481 triệu thùng
- Xăng là 0.848 triệu thùng, dự kiến là -0.730 triệu thùng
Dầu thô đang giao dịch ở mức 70.30 USD/thùng, tăng 1.10 USD trong ngày.
Giá dầu thô WTI đang nỗ lực phục hồi lên trên mức 71 USD/thùng
Giá dầu thô WTI đang nỗ lực phục hồi trong phiên hôm nay, hiện đang giao dịch ở mức 70.00 USD/thùng. Giá dầu chạm đỉnh trên 71.10 USD/thùng, chạm đáy 69.17 USD/thùng. OPEC+ đã quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 10, vốn đã được đồn đoán vào hôm qua.
Cuối ngày hôm nay, dữ liệu EIA và dự trữ dầu hàng tuần sẽ được công bố:
- Sản lượng dầu thô dự kiến giảm 0.993 triệu thùng
- Sản phẩm chưng cất dự kiến tăng 0.481 triệu thùng
- Sản lượng xăng dự kiến giảm 0.730 triệu thùng
S&P 500 và Nasdaq tăng lần đầu tiên sau ba phiên khi cổ phiếu công nghệ nỗ lực phục hồi
Chỉ số Nasdaq tăng vào thứ năm, sau hai phiên giảm liên tiếp, khi nhà đầu tư "bắt đáy" cổ phiếu công nghệ trước báo cáo việc làm quan trọng của Mỹ vào thứ sáu.
Chỉ số Nasdaq tăng 1%, chỉ số S&P 500 nhích 0.4% và chỉ số Dow Jones gần như đi ngang.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn trong lĩnh vực công nghệ dẫn đầu đà tăng, với Nvidia leo dốc 3%. Meta, Alphabet và Apple đều tăng khoảng 1%. Amazon bật tăng 3%, trong khi Intel tăng nhẹ 2%.
Sau đợt bán tháo vào thứ Ba do dữ liệu sản xuất yếu kém, thị trường hiện đang theo dõi sát sao dữ liệu thị trường lao động, và mọi sự chú ý đều đổ dồn vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 8 hôm thứ Sáu.
Reuters: OPEC+ đồng ý trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu vào tháng 10
OPEC+ đồng ý trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng tháng 10 trong hai tháng, theo Reuters. Đây chính xác là những gì mà thị trường đồn đoán vào đầu tuần này.
Tuy nhiên, một số người theo dõi thị trường lo ngại về việc tích trữ dầu toàn cầu trong nửa đầu năm 2025. Cho đến nay, những tin đồn về thỏa thuận này hầu như không có tác động gì đến dầu.
Chỉ số PMI dịch vụ ISM tháng 8 của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến
- Chỉ số PMI dịch vụ ISM tháng 8 của Hoa Kỳ là 51.5, dự kiến là 51.1
- Chỉ số hoạt động kinh doanh 53.3, thấp hơn so với 54.5 trước đó
- Việc làm 50.2 , thấp hơn so với 51.1 trước đó
- Đơn hàng mới 53.0, cao hơn so với 52.4 trước đó
- Giá phải trả là 57.3, cao hơn so với 57.0 trước đó
- Hàng tồn kho 52.9, cao hơn so với 49.8 trước đó
- Số lượng đơn hàng tồn đọng là 43.7, thấp hơn so với 50.6 trước đó
- Đơn hàng xuất khẩu mới 50.9, thấp hơn so với 58.5 trước đó
- Nhập khẩu 50.3, thấp hơn so với 53.3 trước đó
Chỉ số PMI dịch vụ S&P Global của Hoa Kỳ tháng 8 có gì đáng chú ý?
- Chỉ số PMI dịch vụ S&P Global của Hoa Kỳ tháng 8 là 55.7, cao hơn so với 55.2 sơ bộ
- Trước đó là 54.3
- PMI tổng hợp sơ bộ 54.1
- Trước đó là 54.3
- Tăng trưởng đơn đặt hàng mới tăng tốc, hỗ trợ tăng trưởng hoạt động chung
- Việc làm bất ngờ giảm sau hai tháng tăng
- Giá đầu vào vẫn tăng cao nhưng giá bán tăng chậm nhất trong 7 tháng
Chỉ số PMI dịch vụ tháng 8 của Canada S&P Global có gì đáng chú ý?
- Chỉ số PMI dịch vụ tháng 8 của Canada S&P Global là 47.8, cao hơn so với 47.3 trước đó
- Chỉ số PMI tổng hợp đạt 47.8 vào tháng 8, tăng từ mức 47.0 nhưng vẫn cho thấy sự suy giảm chung của khu vực tư nhân
- Hoạt động ngành dịch vụ suy giảm tháng thứ ba liên tiếp
- Khối lượng kinh doanh mới giảm mạnh nhất trong sáu tháng
- Việc làm giảm lần đầu tiên vào năm 2024
- Lạm phát do chi phí đầu vào vẫn ở mức cao do áp lực tăng lương
- Niềm tin kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng
Ngành dịch vụ của Canada vẫn trong tình trạng suy thoái trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 8, với PMI dịch vụ của S&P Global tăng lên 47.8 từ mức 47.3 vào tháng 7. Mặc dù tốc độ suy giảm đã chậm lại đôi chút, nhưng ngành này vẫn tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại từ nhu cầu yếu.
Chứng khoán Hoa Kỳ dự kiến mở cửa đi ngang trước thềm dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp
Hợp đồng tương lai đã biến động mạnh phiên hôm nay và vẫn đi ngang trước khi mở cửa thị trường chứng khoán. Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào thứ sáu.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm thêm 3-5bps là dấu hiệu tốt nhưng nhiều người lo lắng rằng thị trường trái phiếu có thể đang phát ra những tín hiệu về sự bất ổn trong nền kinh tế.
Vàng tăng vọt sau khi dữ liệu việc làm ADP của Hoa Kỳ thấp hơn kỳ vọng
Vàng duy trì trên mức 2,500 USD vào thứ năm - phục hồi từ mức đáy 2,471 USD phiên hôm trước - sau khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu việc làm thấp hơn dự kiến vào tháng 8, khiến đồng USD suy yếu.
Giá vàng đã chạm đỉnh trong phiên trên 2,520 USD sau tin.
Đà tăng hôm nay của vàng khá ấn tượng, trái ngược với sự suy yếu theo mùa gần đây vào tháng 9 và tháng 10.
Có khả năng Trung Quốc đứng sau động thái mua vào mạnh mẽ, đặc biệt là những nhà đầu tư đã bị thị trường bất động sản và chứng khoán trong nước "nhấn chìm". PBOC cũng đang dự trữ vàng nhưng không rõ chúng nhạy cảm với giá như thế nào.
Vàng cũng được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ giảm xuống còn 3.73%. Lợi suất trái phiếu chính phủ khác cũng đang giảm và điều đó làm giảm sự cạnh tranh đối với vàng.
Năng suất lao động quý 2 của Canada có gì đáng chú ý?
- Năng suất lao động quý 2 của Canada giảm 0.2%, trước đó giảm 0.3%
- Sản lượng kinh doanh tăng 0.5%, số giờ làm việc tăng 0.6%
- Chi phí lao động tăng 0.8%, chậm lại so với mức 1.3% trong quý 1
- Ngành dịch vụ là lực cản chính, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chứng kiến mức tăng năng suất nhẹ 0.1%
Năng suất sụt giảm trong hai quý liên tiếp. Tăng trưởng chi phí lao động chậm lại có thể làm giảm bớt áp lực lạm phát, nhưng bức tranh tổng thể cho thấy các doanh nghiệp Canada liên tục phải đối mặt với những thách thức trong việc tăng hiệu suất.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ giảm so với ước tính
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ: 227K, ước tính 230K
- Tuần trước 231K, điều chỉnh thành 232K
- Yêu cầu bồi thường tuần trước 1.868 triệu
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu trung bình 4 tuần là 230K, tuần trước 231.75K
- Yêu cầu bồi thường trung bình 4 tuần là 1.853 triệu, tuần trước 1.861 triệu
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục giảm là tin tốt cho thị trường việc làm. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu vẫn ổn định nhưng không đạt mức tăng đột biến 250,000 vào tháng trước.
Tăng trưởng việc làm khu vực tư nhân Mỹ chậm lại trong tháng 8
Báo cáo Thay đổi Việc làm ADP cho tháng 8 cho thấy khu vực tư nhân của Mỹ chỉ tạo thêm 99.000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với dự báo 145.000 (Trước đó: 111.000). Trong đó:
- Lĩnh vực dịch vụ đóng góp 72,000 việc làm
- Lĩnh vực sản xuất hàng hóa tăng 27,000 việc làm
- Xây dựng tăng 27,000 và giáo dục/dịch vụ y tế tăng 29,000
- Dịch vụ chuyên nghiệp/kinh doanh giảm mạnh nhất (16,000)
Các dữ liệu khác:
- Tăng trưởng lương hàng năm cho người giữ nguyên công việc: 4.8% (bằng với tháng trước)
- Tăng trưởng lương cho người nhảy việc: 7.3% (tăng so với 7.2% của tháng trước)
Đây có vẻ như là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động tại Mỹ đang dần hạ nhiệt. Hãy nhớ lại phát biểu của Powell tại Jackson Hole
Cập nhật thị trường phiên châu Âu: Thị trường chờ đợi dữ liệu quan trọng từ Mỹ
Tin tức chính:
- Reuters: ECB có thể sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng trong năm nay
- Doanh số bán lẻ tháng 7 của khu vực Eurozone tăng trưởng đúng kỳ vọng
- Ifo dự báo nền kinh tế Đức sẽ trì trệ trong năm nay
- S&P Global: PMI xây dựng tháng 8 của Anh không đạt được kỳ vọng
- HCOB: PMI xây dựng tháng 8 của Đức sụt giảm
Thị trường:
- EUR và GBP tăng mạnh nhất, USD và CAD suy yếu nhất trong ngày.
- Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều, HĐTL S&P 500 tăng 0.1%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đi ngang ở mức 3.768%.
- Giá vàng tăng 0.9% lên $2,516.01.
- Giá dầu thô WTI tăng 0.5% lên $69.53.
- Giá Bitcoin giảm 2.2% xuống $56,740.
Đồng USD biến động nhẹ, so với các đồng tiền chính. EUR/USD tăng lên 1.1105, trong khi GBP/USD chạm mốc 1.3170. Đà giảm của USD đã diễn ra sau khi dữ liệu JOLTS cho thấy số lượng việc làm tại Mỹ giảm vào hôm qua. USD/JPY là một trong những cặp tỷ giá biến động mạnh nhất, giảm xuống 143.05 sau những bình luận của quan chức Takata từ BoJ trước khi phục hồi trở lại mức 143.50.
Chứng khoán châu Âu mở cửa thấp hơn nhưng hiện đang biến động trái chiều, trong khi HĐTL chứng khoán Mỹ đã thu hẹp mức giảm nhẹ. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng không có nhiều biến động.
Giá dầu đang cố gắng duy trì đà tăng sau khi giảm điểm vào hôm qua nhưng vẫn giao dịch dưới ngưỡng $70. Giá vàng đang tìm kiếm động lực để bứt phá mạnh mẽ hơn khi hiện đang dao động quanh mức $2,516.
Các sự kiện quan trọng sắp tới sẽ là tâm điểm của thị trường bao gồm: Thay đổi việc làm ADP, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và PMI dịch vụ từ ISM. Đây sẽ là động lực chính cho các biến động tiếp theo trên thị trường trước thềm báo cáo NFP vào ngày mai.
Danske Bank: Nền kinh tế Eurozone vẫn có tiến triển bất chấp những khó khăn ngắn hạn
Theo các nhà phân tích vĩ mô của Danske Bank, nền kinh tế khu vực Eurozone đã trải qua nửa đầu năm đầy tích cực, đạt được mức tăng trưởng tốt sau một năm trì trệ. Tuy nhiên, các chỉ báo gần đây đã đặt ra nghi ngờ về khả năng duy trì đà tăng trưởng này, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất:
- Đà tăng trưởng của nền kinh tế vẫn sẽ tiếp tục nhờ thị trường lao động mạnh mẽ và thu nhập thực tăng, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trong năm tới. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro đối với triển vọng ngắn hạn.
- Quá trình suy yếu của lạm phát tại khu vực Eurozone vẫn đang diễn ra, mặc dù đã có một số dấu hiệu chậm lại trong mùa hè do lạm phát dịch vụ dai dẳng khiến lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao. Lạm phát dự kiến sẽ ổn định gần mục tiêu 2% vào nửa cuối năm 2025, nhưng chặng đường cuối sẽ gặp nhiều khó khăn.
- ECB được dự báo sẽ cắt giảm lãi suất thêm hai lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản, vào năm 2024, tiếp theo là ba lần vào năm 2025. Điều này có nghĩa là lãi suất điều hành sẽ ở mức 2.50% vào cuối năm 2025.
Reuters: ECB có thể sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng trong năm nay
Khảo sát mới nhất của Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy phần lớn dự đoán ECB sẽ chỉ cắt giảm lãi suất thêm 2 lần nữa, mỗi lần 25 điểm cơ bản cho đến hết năm nay:
- 64/77 nhà kinh tế (~85%) dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tuần tới và một lần nữa vào tháng 12.
- 4 người khác dự đoán chỉ có một lần cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm.
- 8 người dự đoán sẽ có ba lần cắt giảm lãi suất, mỗi lần 25 điểm cơ bản, trong mỗi cuộc họp còn lại.
Trong khi đó, thị trường đã dự báo khả năng cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tuần tới ở mức gần 99%. Đối với thời gian còn lại của năm, thị trường đang dự báo mức cắt giảm 60 điểm cơ bản. Trong khi đó, mức cắt giảm 143 điểm cơ bản được dự báo cho nửa đầu năm sau .
Định giá của thị trường trong thời gian còn lại của năm 2024 sẽ là một điều thú vị để theo dõi trong những tháng tới. Các cuộc họp cuối cùng trong năm nay của ECB sẽ được tổ chức vào tuần tới, ngày 17/10 và ngày 12/12
Đồng USD biến động nhẹ trước thềm dữ liệu quan trọng từ Mỹ
- Thị trường ngoại hối đang giao dịch khá trầm lắng, với các cặp tỷ giá USD biến động nhẹ trong phiên sáng nay tại châu Âu.
Biến động của các cặp tiền đang phản ánh tâm lý thận trọng của các nhà giao dịch. USD/JPY là cặp tỷ giá biến động mạnh nhất, giảm xuống mức đáy trong ngày là 143.05 trước khi phục hồi trở lại 143.50. Tuy nhiên, nhìn chung, các biến động cho đến nay vẫn rất hạn chế khi thị trường chờ đợi dữ liệu quan trọng của Mỹ sẽ được công bố sau đó.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang đi ngang và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng gần như không đổi ở mức 3.768%.
Các dữ liệu cần chú ý trong phiên Mỹ bao gồm:
- Thay đổi việc làm ADP - 19h15
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu -19h30
- PMI dịch vụ từ ISM - 21h00
Thị trường nhiều khả năng sẽ biến động mạnh hơn sau khi dữ liệu được công bố, tương tự như phản ứng đối với quyết định của BoCC và dữ liệu JOLTs hôm qua. Tất cả những điều này sẽ dẫn đường tới báo cáo NFP ngày mai.
Ngoài ra, thị trường cũng đang theo dõi sát sao giá vàng. Kim loại quý này tăng 0.8% lên $2,515 trong ngày hôm nay và có vẻ như đang chuẩn bị cho một cú bứt phá mạnh mẽ hơn.
Commerzbank: Một vài lưu ý từ động thái của BoJ
Theo chuyên viên phân tích chiến lược Chris Turner của Commerzbank, thống đốc BoJ Kazuo Ueda đã nhắc lại rằng BoJ có thể tiếp tục tăng lãi suất nếu triển vọng kinh tế của họ được hiện thực hóa:
- So với phần còn lại của nhóm G10, rõ ràng là lãi suất thực của Nhật Bản là mức âm lớn nhất. Tất cả các NHTW khác đã phản ứng với cú sốc lạm phát trong những năm gần đây bằng cách tăng lãi suất một cách quyết liệt. Và hiện tại, khi lạm phát hiện đang giảm trên toàn thế giới, lãi suất thực của nhóm này đang trở nên tích cực. Chỉ có BoJ là đã bỏ lỡ chu kỳ."
- Lạm phát của Nhật Bản chủ yếu do các yếu tố bên ngoài thúc đẩy, tức là quá trình lạm phát tự duy trì vẫn chưa bắt đầu. Từ quan điểm này, không cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Tăng trưởng cũng chưa đủ mạnh để đảm bảo việc thắt chặt chính sách. GDP của Nhật Bản gần đây mới trở lại mức trước đại dịch. Điều đó khiến Nhật Bản trở thành quốc gia có hiệu suất kém nhất trong G7. Do đó, mức lãi suất thực hiện tại dường như không đủ để hỗ trợ nền kinh tế.
- Trong ngắn hạn, mức độ hợp lý của việc tăng lãi suất không quan trọng đối với đồng yên. Dù bằng cách nào, đồng yên cũng được hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, về trung hạn, nếu BoJ không cần thiết phải đảm bảo rằng áp lực lạm phát dần suy yếu và đồng thời gây áp lực lên nền kinh tế thực với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, đồng tiền này có thể sẽ tiếp tục mất giá trong trung hạn.
Dữ liệu thay đổi việc làm ADP tối nay có gì đáng chú ý?
Dữ liệu thay đổi việc làm tại khu vực tư nhân cho tháng 8 sẽ được công bố vào lúc 19h15 tối nay. Khảo sát thường được công bố vài ngày trước dữ liệu NFP và những người tham gia thị trường có xu hướng coi dữ liệu ADP như một chỉ báo sơ bộ cho báo cáo quan trọng nhất trong tuần này.
Dữ liệu này được dự báo ở mức 145,000 việc làm mới trong tháng 8, sau mức tăng 122,000 được ghi nhận trong tháng 7.
Trong trường hợp báo cáo ADP cho thấy việc làm trong khu vực tư nhân tăng với tốc độ mạnh hơn dự báo trong tháng 8, thị trường có thể bớt kỳ vọng vào một mức cắt giảm lãi suất lớn trong cuộc họp tháng 9. Mặt khác, một báo cáo ADP đáng thất vọng, gần mức 100,000, có thể làm gia tăng lo ngại về việc thị trường lao động đang hạ nhiệt và cho phép thị trường tiếp tục hy vọng về mức cắt giảm 50 điểm cơ bản, ít nhất là cho đến khi BLS công bố dữ liệu NFP
Doanh số bán lẻ tháng 7 của khu vực Eurozone tăng trưởng đúng kỳ vọng
Doanh số bán lẻ tháng 7 của khu vực Eurozone tăng 0.1%, phù hợp với mức dự kiến.
Đây là sự phục hồi nhẹ đối với doanh số bán lẻ ở khu vực Eurozone sau khi giảm vào tháng 6.
Ifo dự báo nền kinh tế Đức sẽ trì trệ trong năm nay
Ifo trước đây đã dự báo nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 0.4% vào năm 2024 nhưng hiện tại lại thay đổi sang nền kinh tế sẽ trì trệ. Họ hiện cũng kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 0.9% vào năm tới, trái ngược với dự báo trước đó ở mức 1.5%. Nhìn xa hơn đến năm 2026, Ifo cho rằng nền kinh tế cũng tăng trưởng với tốc độ tương tự như năm 2025.
Một lần nữa, điều này chỉ phù hợp với câu chuyện về những điều chỉnh tiêu cực đối với triển vọng của Đức. Đây không phải là điều gì mới mẻ khi xét đến những khó khăn trong dữ liệu quý 3. Nhưng điều này chỉ khẳng định lại rằng nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn, ECB cũng phải lưu ý đến điều này.