Ed Hindi, Giám đốc đầu tư của Tyr Capital, cho biết: "Mặc dù tháng 9 trong lịch sử là tháng tiêu cực đối với BTC, nhưng việc Fed cắt giảm lãi suất cộng với nền kinh tế Mỹ tương đối mạnh mẽ có thể khiến BTC kết thúc tháng ở mức trên $60,000." Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch ở mức $56,633.
Nhà giao dịch tiền điện tử Daan Crypto Trades cho biết: "Trong lịch sử, lợi nhuận trung bình tại tháng 9 là khoảng -4%. Xét đến mức độ biến động của Bitcoin, con số đó không tệ như mọi người nghĩ."
Dữ liệu từ CoinGlass cho thấy tháng 9 là tháng tồi tệ nhất đối với Bitcoin, với mức lỗ trung bình là 4.49% trong 11 năm qua.
Daan Crypto Trades cũng cho biết mức $65,000 sẽ là một tín hiệu tăng giá tích cực của đồng tiền này.
Phê duyệt vay thế chấp: 61.14K (Dự kiến: 61.5K, Trước đó: 61.33K)
Tín dụng tiêu dùng ròng: 0.7 tỷ euro (Trước đó: 1.6 tỷ euro)
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vay thế chấp ròng hàng năm (+0.2%) tăng theo tháng. Tháng 3/2024, tỷ lệ này giảm xuống mức thấp nhất là -0.1%.
Nhận định từ Hoshi Takeo, nhà kinh tế học về chính sách tiền tệ của BOJ
Nhà kinh tế học Hoshi cảnh báo: "Nếu BOJ không tăng lãi suất, lạm phát có thể tăng tốc quá mức". Ông cũng nhấn mạnh "loại lạm phát tương tự như ở Mỹ và Châu Âu hoàn toàn có thể xảy ra ở Nhật Bản".
Để hiểu rõ hơn, ông Hoshi là diễn giả tham dự hội thảo của BOJ được tổ chức vào ngày 21 tháng 5 và điều hành phiên thảo luận chuyên sâu về tình hình kinh tế và giá cả của Nhật Bản.
Theo ông Hoshi, rủi ro lạm phát duy trì ở mức cao hơn mục tiêu của BOJ là đáng kể và đây là vấn đề mà Thống đốc Ueda cùng các thành viên cần quan ngại. Lý lẽ của ông là động lực lạm phát tiền lương gần đây đang thay đổi theo cách chưa từng thấy trước đây ở Nhật Bản. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn, đẩy chi phí lao động tăng lên và do đó, nhiều doanh nghiệp sẽ tăng giá trong tương lai.
Ông Hoshi từ chối đưa ra dự đoán về thời điểm BOJ tăng lãi suất tiếp theo. Tuy nhiên, ông cho rằng BOJ nên "tăng lãi suất dần dần" đồng thời tính đến lập trường chính sách của mình đối với tỷ giá hối đoái Yên.
Dựa trên những diễn biến gần đây của nền kinh tế Nhật Bản, có thể dự đoán áp lực giá sẽ duy trì. Các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân trong hai năm qua là một bước đi đúng hướng nhằm loại bỏ tâm lý giảm phát.
Nhưng sau tám năm duy trì lãi suất âm và hai thập kỷ đối phó với lạm phát gần bằng 0, có thể thông cảm cho sự hoài nghi của nhiều người về việc liệu mọi thứ có thể dễ dàng thay đổi như vậy. Vấn đề dân số già hóa cũng cần được giải quyết trong dài hạn.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lại là chất xúc tác hoàn hảo để Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ. Nếu họ không thể tận dụng cơ hội này và xây dựng trên nền tảng đó, thì có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ chứng kiến sự thay đổi này trong cuộc đời mình.
GDP Quý 1: +0.3% q/q (Dự kiến: +0.3%, trước đó: +0.1%)
Dữ liệu mới nhất cho thấy kinh tế Italia đã tăng trưởng nhẹ trong quý 1 năm nay, tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực. Điều này hỗ trợ Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong việc duy trì lãi suất thêm một thời gian ngắn sau khi cắt giảm lãi suất vào tuần tới.
Hôm nay, tâm điểm thị trường sẽ là báo cáo CPI của Khu vực Euro (số liệu sơ bộ tháng 5) và PCE của Mỹ (tháng 4).
Bên cạnh hai báo cáo quan trọng này, một số dữ liệu khác đáng chú ý được công bố trong ngày bao gồm PMI Sản xuất của Thụy Sĩ và GDP của Canada, tuy nhiên tác động của chúng đến thị trường có thể sẽ không đáng kể.
16:00 Thứ 6 - CPI sơ bộ tháng 5 của Khu vực Euro
Dự báo CPI (YoY) của Khu vực Euro là 2.5% so với mức 2.4% trước đó, trong khi CPI lõi (YoY) dự kiến là 2.8% so với mức 2.7% trước đó.
Báo cáo này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường về lộ trình cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu sau cuộc họp tháng 6. Trên thực tế, dữ liệu lạm phát cao sau các báo cáo PMI, tăng trưởng tiền lương và thị trường lao động tích cực có thể sẽ kích hoạt việc điều chỉnh định giá lãi suất theo hướng diều hâu, vượt qua mức dự kiến hiện tại là giảm nhẹ 55 điểm cơ bản vào cuối năm.
19:30 Thứ 6 - PCE tháng 4 của Mỹ
Dự báo PCE (YoY) của Mỹ: 2.6% so với mức 2.7% trước đó, trong khi mức đo m/m dự kiến là 0.26% so với mức 0.32% trước đó.
Dự báo PCE lõi (YoY) dự kiến là 2.75% so với mức 2.8% trước đó, trong khi mức đo m/m dự kiến là 0.24% so với mức 0.32% trước đó.
Các nhà dự báo có thể ước tính đáng tin cậy PCE sau khi CPI và PPI được công bố, do đó thị trường đã biết trước những gì cần mong đợi.
Báo cáo này khó có thể thay đổi bất kỳ điều gì đối với Fed vì ngân hàng trung ương vẫn đang ở chế độ "chờ đợi và quan sát" ít nhất cho đến tháng 9. Thực tế, bất chấp các kêu gọi cắt giảm lãi suất vào tháng 7 hoặc tháng 11, tôi cho rằng Fed sẽ muốn thực hiện lần cắt giảm đầu tiên tại cuộc họp có chứa SEP ( trừ khi thị trường lao động xấu đi nhanh chóng).
Thị trường đã có tâm lý tiêu cực trong vài ngày qua và có vẻ như ngày càng có khả năng đó chỉ là những diễn biến cuối tháng. Nếu chúng ta nhận được một báo cáo tốt (hoặc thậm chí phù hợp với dự báo), chúng ta có thể thấy tâm lý chấp nhận rủi ro quay trở lại. Mặt khác, các con số nóng hơn dự kiến có thể ảnh hưởng một chút đến tâm lý thị trường.
Mở đầu phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5 diễn ra khá thận trọng
Eurostoxx đi ngang.
DAX của Đức: -0.1%.
CAC 40 của Pháp đi ngang.
FTSE của Anh: +0.1%.
IBEX của Tây Ban Nha: +0.1%.
FTSE MIB của Ý: 0.2%.
Diễn biến này khớp với xu hướng giảm nhẹ của các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ, chủ yếu do ảnh hưởng từ cổ phiếu công nghệ. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.2%, hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.3%, trong khi hợp đồng tương lai Dow Jones giữ nguyên. Ở thị trường ngoại hối, đồng đô la Mỹ không có biến động đáng kể cho đến thời điểm hiện tại.
Theo số liệu mới nhất do INSEE công bố - 31/05/2024
CPI tháng 5: +2.2% (Dự kiến +2.4%, trước đó: +2.2%)
HICP: +2.7% (Dự kiến +2.5%, trước đó: +2.4%)
Tháng này, có sự khác biệt giữa đầu mục CPI và HICP. INSEE cho rằng nguyên nhân là do sự sụt giảm chi phí hoàn trả trong lĩnh vực y tế và sự thay đổi giá năng lượng theo năm, trong đó giá năng lượng có tỷ trọng lớn hơn trong HICP. Tuy nhiên, nhìn chung, các dấu hiệu vẫn cho thấy áp lực giá đang giảm bớt. Lạm phát dịch vụ được ghi nhận ở mức 2.7%, giảm so với mức 3.0% của tháng 4.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm nhẹ vào phiên giao dịch Thứ Sáu khi các nhà đầu tư đang đánh giá hàng loạt báo cáo thu nhập doanh nghiệp trước thềm báo cáo lạm phát quan trọng. Phố Wall cũng đang hướng đến một tuần thua lỗ sau tháng khởi sắc của thị trường chứng khoán.
Dow Jones Industrial Average giảm 12 điểm, tương ứng 0,03%.
S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt giảm 0.16% và 0.30%.
Nhà đầu tư đang phân tích kết quả thu nhập mới nhất của các công ty. Cổ phiếu Dell Technologies giảm 16% mặc dù kết quả kinh doanh quý 1 vượt kỳ vọng. Ngược lại, cổ phiếu bảo mật đám mây Zscaler tăng 14%, trong khi nền tảng dữ liệu dành cho nhà phát triển MongoDB giảm 23%.
Cổ phiếu nhà bán lẻ quần áo Gap tăng 21%, trong khi chuỗi cửa hàng bách hóa Nordstrom giảm hơn 6%.
Phố Wall đã trải qua phiên giảm điểm đối với các chỉ số chính. Dow Jones Industrial Average đóng cửa giảm hơn 300 điểm, tương ứng 0.9%, sau khi Salesforce không đạt được kỳ vọng về doanh thu trong báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất. S&P 500 giảm 0.6%, trong khi Nasdaq Composite giảm 1.1%.
Có thể nói chỉ có một điểm đáng chú ý. Người ta có thể nghĩ rằng sẽ có nhiều quyền chọn đáo hạn hơn, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Mặc dù có một loạt các quyền chọn đáo hạn của EUR/USD nằm trong khoảng 1.0845-00, nhưng những quyền chọn quan trọng hơn lại ở gần mức giá cao hơn và có thể không ảnh hưởng nhiều đến phiên giao dịch sắp tới.
Trong mọi trường hợp, cặp EUR/USD vẫn dao động trong khoảng 1.0800 đến 1.0900, với mức hỗ trợ giảm bổ sung.
Trở lại với các quyền chọn đáo hạn, quyền chọn đáng chú ý duy nhất đối với AUD/USD ở mức 0.6600. Cùng với các lệnh mua ở mức giá này trong khoảng một tuần qua, điều này sẽ ít nhất giúp duy trì giá sàn trước khi chúng ta nhận được dữ liệu giá PCE của Mỹ sau đó.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu vững đà tăng của phiên thứ Năm, mặc dù chứng khoán Hoa Kỳ sụt giảm trong phiên thứ Năm. Diễn biến trái chiều này đang khiến tâm lý thị trường trở nên ảm đạm. Tuy nhiên, HĐTL S&P 500 hiện giảm 0.16%, trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ phần lớn lao dốc. HĐTL Dow Jones hiện đi ngang vào thời điểm hiện tại.
+0.7% so với tháng trước (dự báo: 0.5%, trước đó: 0.4%)
Nếu loại bỏ thành phần năng lượng, giá nhập khẩu tại Đức vẫn tăng 0.6% trong tháng 4. Nhìn vào bảng phân tích, chúng tôi thấy giá hàng hóa trung gian tăng 0.7%, và giá hàng tiêu dùng tăng 0.5%. Giá vốn hàng hóa không đổi trong tháng.
Doanh số bán lẻ của Đức gây thất vọng, với nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm trong doanh số bán thực phẩm vào tháng 4 (giảm 3.4%), trong khi doanh số bán lẻ phi thực phẩm chỉ tăng nhẹ 0.2% Mặc dù tâm lý tích cực xoay quanh triển vọng kinh tế Đức đã bắt đầu dâng cao từ đầu năm, nhưng đây vẫn là một thời điểm khá u ám trong bối cảnh giá cả tăng cao.
+0.4% so với tháng trước (dự báo: 0.1%, trước đó: -0.4%)
Giá nhà ở Anh tăng trong tháng 5 khi thị trường nhà ở tiếp tục cho thấy nhiều dấu hiệu phục hồi hơn trong năm nay. Giá trung bình cho một ngôi nhà tăng từ 261,962 GBP lên mức hiện tại là 264,249 GBP.
Ông Kishida cho biết cần phải loại bỏ lối mòn suy nghĩ về "giảm phát" để bắt đầu thiết lập khung chính sách mới sau khi "chu kỳ giá cả tiến triển thuận lợi", đặt trong bối cảnh tăng trưởng lương mạnh mẽ và lượng vốn đầu tư kỷ lục vào Nhật Bản, mặc dù xu hướng giá gần đây tiến triển không quá thuận lợi.
USDJPY tăng lên 157 sau báo cáo CPI Tokyo của Cục Thống kê Nhật Bản được công bố vào thứ Sáu. CPI đã tăng 2.2% so với cùng kỳ trong tháng 5, cao hơn nhiều so với con số được ghi nhận trong thngs 4 - đáy 26 tháng trước đó là 1.8%.
BoJ đã duy trì lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng đến hàng thập kỷ, và nếu lạm phát toàn Nhật Bản giảm, điều này sẽ ngăn NHTW này tăng lãi suất. Sự chênh lệch tỷ giá đáng kể giữa Nhật Bản và các quốc gia khác đang tiếp tục gây áp lực lên JPY và củng cố cho đà tăng của USDJPY.
EUR/USD giảm xuống 1.0820 trong trước giờ mở cửa phiên Âu. Các nhà đầu tư đáng hướng trọng tâm đến báo cóa Doanh số bán lẻ tháng 4 của Đức và báo cáo PCE lõi của Hoa Kỳ vào cuối ngày (dự kiến tăng 2.8% so với cùng kỳ trong tháng tư và tăng 0.3% so với tháng 3).
Trên khung D1, EUR/USD vẫn dao dịch ổn định trong kênh giá giảm kéo dài từ giữa tháng 12/2023. Động lực chính của cặp tiền vẫn tích cực do tỷ giá duy trì trên đường EMA 100 ngày, với chỉ báo RSI ổn định quanh 50.
Vào 15h30 hôm nay, Thống đốc NHTW Ý Fabio Panetta sẽ có bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của ngân hàng trung ương này. Ông Panetta dự kiến sẽ có một số bình luận về tình trạng của nền kinh tế Ý và châu Âu.
Các đồng tiền chính ít biến động vào đầu ngày mới sau khi dòng tiền trở nên trái chiều hôm qua. USD giảm cùng với lợi suất TPCP Mỹ, bất chấp khẩu vị rủi ro xói mòn trên thị trường chứng khoán. EUR/USD tăng trở lại lên trên 1.0800 và USDJPY giao dịch dưới 157.
Cần chú rằng thị trường sẽ tái cân bằng dòng tiền vào cuối tháng, tuy nhiên lịch trình kinh tế cũng là yếu tố sẽ chi phối mạnh biến động của các tài sản, bao gồm dữ liệu lạm phát Eurozone và Mỹ trong tháng 5. Sau đó, các nhà đầu tư sẽ đón chờ số liệu chính thức của Bộ tài chính Nhật Bản để xác nhận các động thái can thiệp vào đầu tháng. Tiến tới phiên Mỹ, báo cáo PCE tháng 4 của Mỹ sẽ là trọng tâm chính.
Lạm phát cơ bản ở châu Âu được dự báo ổn định ở mức tăng 2.7%. Nhìn chung, dữ liệu sẽ không làm thay đổi quyết định của ECB vào tuần tới, nhưng sẽ trở thành thông điệp để các nhà đầu tư dự đoán triển vọng chính sách trong tương lai.
Tóm lại, khẩu vị rủi ro, biến động của thị trường trái phiếu và lịch trình kinh tế sôi động sẽ là động lực chính thúc đẩy biến động thị trường vào cuối tuần.
Ngoài ra, vào 17:00, Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ công bố số liệu chính thức về hoạt động can thiệp ngoại hối trong 4 tuần qua.
Sau khi giảm xuống dưới $2,340 trong phiên Á, vàng hiện điều chỉnh trở lại $2,342 khi USD suy yếu nhẹ và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm.
Các nhà giao dịch tăng đặt cược Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay sau khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý I/2024. Hơn nữa, những rủi ro và xung đột địa chính trị ở Trung Đông có thể thúc đẩy đà tăng của kim loại quý khi vàng được coi là tài sản trú ẩn truyền thống.
Cuối ngày thứ Sáu, các nhà giao dịch vàng sẽ để mắt đến PCE lõi tháng 4 của Hoa Kỳ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed. PCE lõi dự kiến sẽ tăng 0.3% so với cùng kỳ năm trước và 2.8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4. Trong trường hợp dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến, điều này có thể cung cấp một số hỗ trợ cho USD và hạn chế đà tăng của giá vàng.
USDJPY bật tăng lên 157.00 sau khi chỉ số CPI Tokyo ghi nhận mức tăng 2.2% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt dự báo 2.0% và đánh dấu bước nhảy vọt từ với mức thấp nhất 26 tháng là 1.8% trước đó, củng cố khả năng BoJ tăng lãi suất. Cặp tiền nhanh chóng thoái lui xuống 156.69 sau sự can thiệp bằng ngôn từ của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki trước khi tăng trở lại 156.84 vào thời điểm hiện tại. Thị trường hiện chờ đợi Nhật Bản công bố dữ liệu can thiệp ngoại hối trước 17:00 hôm nay
AUDUSD tăng 0.02% lên 0.6634
NZDUSD tăng 0.18% lên 0.6125
Dữ liệu trọng tâm khác trong ngày hôm nay PMI của Trung Quốc. Mặc dù PMI Dịch vụ giảm nhẹ nhưng vẫn ở trong vùng tăng trưởng. Mặt khác, PMI sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng và quay trở lại mức 49.5, đe dọa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Dầu thô WTI giảm 4.9% trong tháng 5, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 12. Giá dầu Brent đã giảm 6.8% trong tháng này, chuẩn bị ghi nhận tháng giảm đầu tiên sau 5 năm.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng, dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 2 triệu thùng trong tuần trước do nhu cầu giảm 166,000 thùng/ngày trước kỳ nghỉ Lễ Tưởng niệm. Nhu cầu xăng trung bình hàng ngày ở mức 8.6 triệu thùng/ngày, giảm 1.4% so với cùng kỳ năm trước.
Giá dầu đã giao dịch trong biên độ hẹp trong tháng qua do tồn kho ổn định. Tuy nhiên, theo Amarpreet Singh, nhà phân tích năng lượng tại Barclays, dữ liệu kinh tế yếu cho thấy rủi ro giảm giá hơn nữa. Singh nói với khách hàng trong một ghi chú rằng nhu cầu ở Trung Quốc dường như đã giảm bớt trong quý đầu tiên.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu PCE lõi vào thứ Sáu và cuộc họp quan trọng của OPEC+ vào Chủ nhật.
Các nguồn tin nói với Reuters trước cuộc họp rằng các thành viên OPEC+ đang thảo luận về việc duy trì mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2.2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay.
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư phân tích dữ liệu từ các nền kinh tế lớn trong khu vực.
Số liệu sản lượng công nghiệp của Nhật Bản cho thấy mức giảm bất ngờ 0.1% trong tháng 4, trái ngược với mức tăng 0.9% trong dự báo thăm dò của Reuters.
CPI lõi Tokyo của Nhật Bản đã tăng 1.9% trong tháng 5, phù hợp với kỳ vọng thăm dò ý kiến của Reuters.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc trong tháng 4 đã tăng 2.2% so với tháng trước trên cơ sở điều chỉnh theo mùa.
Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy lĩnh vực sản xuất của nước này bất ngờ suy giảm trong tháng 5, với chỉ số PMI chính thức ở mức 49.5, từ mức 50.4 trong tháng 4.
CSI 300 tăng 0.4%, trong khi HangSeng tăng 0.94%
Nikkei 225 tăng 0.17%, trong khi chỉ số Topix tăng gần 0.9%.
Nguyên nhân chính là do số lượng đơn đặt hàng mới (49.6) và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới (48.3) giảm, cả hai đều giảm trở lại sau hai tháng mở rộng.
Sản lượng (50.8) vẫn tăng trưởng trong tháng thứ ba liên tiếp
Việc làm (48.1) vẫn giảm trong tháng thứ 15 liên tiếp
Giá mua nguyên liệu thô (56.9) và giá xuất xưởng (50.4) đều đạt mức cao nhất trong 8 tháng, có thể dẫn đến lạm phát tăng
Nhật Bản sẽ công bố dữ liệu can thiệp ngoại hối trước 17:00 hôm nay.
Trước đó, BoJ (thay mặt Bộ Tài chính) được cho là đã can thiệp vào ngày 29/4 và 2/5 để cứu lấy JPY khi đồng tiền lao dốc. Thị trường dự đoán lượng can thiệp vào khoảng 9 nghìn tỷ JPY (57.11 tỷ USD).
Bộ trưởng Tài chính Suzuki tiếp tục can thiệp tiền tệ bằng ngôn từ:
Lãi suất cao hơn có thể gây áp lực lên chính sách tài khóa
Sẽ làm việc để tăng cường sức khỏe tài chính
Tỷ giá hối đoái phải phản ánh các nguyên tắc cơ bản
Sự ổn định của thị trường FX là quan trọng
Sẽ phản ứng thích hợp với các biến động tỷ giá hối đoái quá mức
USDJPY tăng chạm mức 157.00 đầu phiên Á do chỉ số CPI Tokyo ghi nhận mức tăng 2.2% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt dự báo 2.0% và đánh dấu bước nhảy vọt từ với mức thấp nhất 26 tháng là 1.8% trước đó. Cặp tiền giảm trở lại 156.69 ở thời điểm hiện tại
Sản lượng công nghiệp tháng 4 của Nhật Bản gây bất ngờ với mức giảm mạnh hàng tháng, với dự báo tăng gần 1%. Một quan chức chính phủ cho biết nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm trong sản xuất thiết bị vận tải (không bao gồm xe cơ giới)
Dữ liệu sản lượng đầu ra từ các nhà sản xuất Nhật Bản được dự báo tăng 6.9% trong tháng 5, nhưng giảm 5.6% trong tháng 6.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi GDP của Mỹ tăng với tốc độ chậm hơn trong quý I/2024 do chi tiêu giảm và doanh số nhà chờ bán chạm mức đáy trong 4 năm, các nhà hoạch định chính sách Fed William, Bostic, Goolsbee và Logan tiếp tục trình bày luận điểm lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Dow Jones đóng cửa với mức giảm hơn 300 điểm, tương đương 0.9%, sau khi Salesforce không đạt được kỳ vọng về doanh thu. S&P 500 giảm 0.6%, trong khi Nasdaq Composite giảm gần 1.1%. S&P 500 và Nasdaq Composite đều đang trên đà kết thúc chuỗi tăng điểm kéo dài 5 tuần, trong khi Dow Jones đang hướng tới tuần thua lỗ thứ hai liên tiếp do việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt trong tuần này đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
Dow Jones: -0.86%
S&P 500: -0.60%
Nasdaq: -1.08%
Trên thị trường FX, USD suy yếu khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. DXY giảm 0.25% xuống 104.70. CHF mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. CHF hồi phục nhờ các phát biểu có phần "hawkish" của Chủ tịch SNB Jordan. USDCHF giảm 1.08% xuống 0.9032. Các đồng tiền hàng hóa như AUD, CAD đều tăng bất chấp sự suy yếu của giá dầu. AUDUSD tăng 0.35%, đóng cửa ở 0.6635 trong khi USDCAD giảm 0.27% xuống 1.3680.
DXY: -0.35%
EURUSD +0.29%
GBPUSD +0.25%
AUDUSD +0.35%
NZDUSD -0.01%
USDJPY -0.52%
USDCHF -1.08%
USDCAD -0.27%
Vàng tăng $3 lên $2,341. Bitcoin tăng hơn 1% lên trên $68,300. Ether giảm 0.52%, đóng cửa ở dưới $3,750. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 7.6 bps xuống 4.55%. Dầu thô WTI giảm hơn 1% xuống $77.89/ thùng vào thứ Năm và đang trên đà ghi nhận tháng tồi tệ nhất trong năm do nhu cầu xăng yếu bất chấp mùa lái xe mùa hè đang diễn ra. Thị trường chờ đợi cuộc họp của OPEC+ vào cuối tuần.
BOC sẽ xem xét kỹ lưỡng mọi dữ liệu trước thềm quyết định lãi suất vào thứ Tư tuần tới. Thị trường đang dự báo khả năng giảm lãi suất là 60%, mặc dù các nhà kinh tế học cho rằng tỷ lệ này có thể còn cao hơn.
Một điểm dữ liệu đáng lưu ý đối với BOC là báo cáo hôm nay từ Liên đoàn Doanh nghiệp độc lập Canada, cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp tăng vọt lên gần mức cao nhất trong hai năm. Chỉ số này tăng 8.8 điểm lên 56.4.
Cuộc khảo sát cho biết, "Nhìn chung, các doanh nghiệp nhỏ đang cảm thấy thận trọng lạc quan bước vào mùa hè", đồng thời lưu ý rằng niềm tin đã phục hồi từ mức "ảm đạm" hồi đầu năm nay. "Sự lạc quan gia tăng của họ cũng có thể được giải thích một phần bởi việc cắt giảm lãi suất được dự đoán nhiều vào tháng 6 và thị trường lao động đang nguội dần."
Áp lực lạm phát giảm cũng có thể là một yếu tố hỗ trợ.
USD đang ở mức thấp nhất trong ngày sau báo cáo doanh số bán nhà chờ đợi tồi tệ nhất trong ba năm. Sự sụt giảm 7.7% theo tháng trong tháng 4 làm nổi bật tác động của việc lãi suất tăng cao, đặc biệt là với việc lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng vọt trong tháng.
Thị trường đang gặp khó khăn trong việc xác định tình hình của người tiêu dùng Mỹ. Chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong phần lớn thời gian của năm, nhưng báo cáo của tuần này lại đáng ngạc nhiên. Cùng lúc đó, các mặt hàng giá trị lớn đang gặp khó khăn và có nhiều lo ngại về việc hàng tồn kho dồn ứ đọng tại các đại lý ô tô.
Lĩnh vực điện tử cũng đang gặp khó khăn, nhưng điều này cũng có thể là do nhu cầu mua sắm cao trong đại dịch.
Giám đốc điều hành Best Buy Corie Barry, cho biết trong báo cáo thu nhập hôm nay: "Sự kết hợp của các yếu tố vĩ mô đã tiếp tục tạo ra môi trường bán hàng đầy thách thức cho ngành của chúng tôi trong quý này và doanh số bán hàng của chúng tôi thấp hơn một chút so với kỳ vọng."
Hầu hết các công ty tiêu dùng đều báo cáo thu nhập tốt hôm nay, ngoại trừ Kohl's, đang giảm mạnh 25%. Tuy nhiên, các công ty khác vượt qua ước tính, mặc dù không có công ty nào điều chỉnh tăng hướng dẫn cho cả năm và có nhiều thận trọng, đặc biệt là đối với quý 2.
Doanh số nhà chờ bán: -7.7% m/m (Dự kiến: -1.1%, trước đó: 3.6%)
Doanh số nhà chờ bán: 72.3 (Trước đó: 78.2)
Doanh số nhà chờ bán: -7.4% y/y (Trước đó: +0.1%)
Đây là mức giảm mạnh nhất trong ba năm, cho thấy lãi suất cao hơn đang có tác động tiêu cực. Lãi suất tăng từ 6.9% vào cuối tháng 3 lên 7.7% vào cuối tháng. Tất cả các khu vực đều cho thấy sự sụt giảm mạnh, dẫn đầu là miền Nam và Trung Tây.
Không khí tiêu cực bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày thứ hai liên tiếp, tuy nhiên chỉ một cổ phiếu đang là nguyên nhân chính cho phần lớn hoạt động bán tháo. Cổ phiếu Salesforce, thuộc Dow Jones, giảm 17% sau khi đưa ra dự báo kém tích cực, khiến hợp đồng tương lai Dow Jones giảm 190 điểm.
S&P 500 giảm 0.3%, tương đương 16 điểm trước giờ mở cửa, đã phục hồi đáng kể so với mức thấp trước đó. Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm đã góp phần đảo chiều một phần đà giảm của hai ngày trước đó.
Điểm tích cực là kết quả lợi nhuận tốt hơn dự kiến từ Dollar General, Best Buy và Foot Locker trong ngày hôm nay, cùng với American Eagle Outfitters chốt phiên tích cực hôm qua. Điều này cho thấy khả năng phục hồi của người tiêu dùng, mặc dù không có công ty nào trong số này điều chỉnh tăng dự báo.
USD đang suy yếu khi tháng này sắp kết thúc và chúng ta hướng tới báo cáo PCE của Mỹ vào thứ Sáu.
Đồng bạc xanh đang ở mức thấp nhất trong ngày trên tất cả các bảng giá, bao gồm cả với Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ, vì động thái của ngày hôm nay dường như là sự giảm giá riêng biệt của USD. Điều đó đi kèm với sự mạnh lên của trái phiếu và mức giảm lợi suất 5 điểm cơ bản, đảo chiều một phần diễn biến giá của hai ngày trước đó.
Hiện tại không rõ điều gì đang thúc đẩy thị trường trái phiếu, nhưng vào thứ Ba/ thứ Tư đã có ba phiên đấu giá trái phiếu Kho bạc. Làn sóng cung đó đã đi qua và các nhà đầu cơ mua vào giá thấp có thể đang quay trở lại với trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm khi lợi suất quay trở lại trên mức 4.50%.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ: 219K (Dự kiến: 218K. Trước đó: 215K)
Trung bình động 4 tuần của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu: 222.5K (Trước đó: 220K)
Số người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp: 1.791 triệu (Dự kiến: 1.797 triệu). Đây là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3, con số này không vượt quá 1.800 triệu.
Trung bình động 4 tuần của số người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp: 1.786 triệu (Trước đó: 1.781 triệu).
Dữ liệu về số người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp tương ứng với tuần khảo sát cho báo cáo việc làm tiếp theo từ BLS.