Như vậy, đà tăng của thị trường chứng khoán nhanh chóng lụi tàn khi lợi suất bắt đầu tăng mạnh trở lại. Lợi suất 5 và 10 năm đều một lần nữa vượt 3.2%. Lợi suất 30 năm vượt 3.3%. Nhìn chung, bối cảnh thị trường lúc này cũng tương đối u ám, đặc biệt khi sắp bước vào giai đoạn tái cân bằng cuối tháng, với những biến động rất mạnh và khó lường. Các chỉ số tại Mỹ đóng cửa như sau:
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.2%
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.3%
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.81%
Dù lợi suất tăng, USD lại không nhận được hỗ trợ gì khi giảm phiên thứ 2 liên tiếp (có hồi phục lúc cuối phiên và tạo nến rút chân). Thị trường đang định giá lại kỳ vọng lãi suất của Fed (hiện dự báo lãi suất tháng 3/2023 giảm từ 4% xuống 3.5%), đồng thời với cả những đồn đoán xoay quanh việc ECB tăng lãi suất 50bp trong tháng 9/2022. Dù chỉ số DXY có giảm điểm, EUR và CHF là 2 đồng tiền duy nhất tăng đáng kể so với USD. GBP tiếp tục chịu áp lực lạm phát đình trệ, tăng lúc đầu nhưng lại rút chân giảm. Các đồng tiền hàng hóa suy yếu do triển vọng từ Trung Quốc (trừ CAD hưởng lợi nhờ dầu); JPY vẫn chịu sức ép từ phân kỳ chính sách và lợi suất tăng. Tiếp theo, thị trường sẽ tập trung vào hội thảo kinh tế ECB tại Sintra (Bồ Đào Nha) về triển vọng chính sách tiền tệ và cách ECB sẽ xử lý sự phân mảnh thị trường trong thời gian tới.
- Chỉ số DXY giảm 0.13% xuống 103.9 điểm
- EURUSD +0.27% (đỉnh ngày +0.55%)
- GBPUSD -0.06% (đỉnh ngày +0.5%)
- AUDUSD -0.32%
- NZDUSD -0.25%
- USDJPY +0.22% (đáy ngày -0.47%)
- USDCHF -0.28%
- USDCAD -0.16%
Vàng giảm từ mức mở cửa 1,827 về 1,824 trước áp lực từ lợi suất, nhưng trong phiên, kim loại quý này đã giảm từ đỉnh ngày 1,840 (giảm 1% từ đỉnh). Dầu tăng khi các trader tiếp tục theo dõi cuộc họp G-7 và đánh giá rủi ro từ nguồn cung.
Hôm nay, nhìn chung lịch kinh tế khá nhẹ nhàng. Lúc 12h, BoJ sẽ công bố chỉ số CPI. Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ phát biểu lúc 3h chiều, và tâm điểm hôm nay sẽ là số liệu niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ lúc 21h.