Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm qua đều tăng mạnh bất chấp lo ngại suy thoái tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước đó, CEO JPMorgan Jamie Dimon có nói rằng một cơn bão kinh tế đang chuẩn bị ập lên nước Mỹ, và nhà đầu tư nên chuẩn bị. Nhưng từng đó là chưa đủ để thị trường tháo chạy khỏi tài sản rủi ro. Một điều nữa góp phần cho sự lạc quan của thị trường là chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester đã có một số bình luận trấn an tâm lý, như có thể tránh khỏi kinh tế trì trệ, Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất trong tháng Chín, và chưa chắc lãi suất sẽ vượt 2.5%. Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 02.06 như sau:
- Chỉ số Dow Jones +1.33%
- Chỉ số S&P 500 +1.84%
- Chỉ số Nasdaq +2.69%
Đồng đô la giảm mạnh bất chấp lợi suất tăng cao. Lợi suất 10 năm của Mỹ hiện đã trở lại mức 2.9%. Chỉ số DXY giảm trở lại xuống vùng 101.xx điểm. Một phần cho việc này là EUR mạnh lên rất nhiều khi câu chuyện với ECB đang dần thay đổi. Thị trường đang bắt đầu kỳ vọng ngân hàng trung ương này sẽ tăng lãi suất 50bp trong tháng Mười Hai. EUR không chỉ mạnh lên trước USD mà còn ở các cặp chéo, tiêu biểu là EURGBP, EURCHF hay EURJPY, khi lạm phát nóng tiếp tục là động lực để thị trường định giá rằng ECB sẽ ngày càng hawkish, đặc biệt khi EU gần đây đã ban hành lệnh cấm vận dầu Nga, điều có thể tiếp tục thổi phồng lạm phát. Ngoại lệ duy nhất có lẽ là JPY, khi đồng tiền này không tăng được nhiều so với USD, một phần do lợi suất, phần khác do giá dầu cũng gây ảnh hưởng nhiều, và khẩu vị rủi ro cũng không hỗ trợ các đồng tiền trú ẩn.
- Chỉ số DXY -0.78% xuống 101.74 điểm
- EURUSD +0.88%. Hiện ở mức 1.0748
- GBPUSD +0.7%. Hiện ở mức 1.2576
- AUDUSD +1.3%. HIện ở mức 0.7266
- NZDUSD +1.2%. Hiện ở mức 0.6560
- USDJPY -0.2%. Hiện ở mức 129.92
- USDCHF -0.4%. Hiện ở mức 0.9577
- USDCAD -0.7%. Hiện ở mức 1.2593
Vàng hưởng lợi từ việc USD suy yếu, tăng khoảng $22/oz lên $1,870/oz. Lợi suất tăng hay khẩu vị rủi ro cải thiện cũng không thể cản lại được kim loại quý này. Dầu tăng mạnh, cả dầu WTI và dầu Brent đều đã trở lại trên $117/thùng trước những lo ngại về nguồn cung thiếu hụt khi EU cấm dầu Nga và trữ dầu tại Mỹ giảm mạnh, dù phía OPEC+ đã tuyên bố tăng sản lượng thêm hơn 600 nghìn thùng/ngày.