Chứng khoán Mỹ tăng trong một phiên giao dịch đầy biến động, đồng USD sụt giá, trái phiếu biến động mạnh do lo ngại nền kinh tế có thể gặp khó khăn dưới áp lực của chiến dịch tăng lãi suất quyết liệt nhất trong hai thập kỷ của Cục Dự trữ Liên bang. Dầu đạt 100 USD/thùng.
Chỉ số S&P 500 ghi nhận mức tăng 3 ngày liên tiếp lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Chứng khoán Mỹ tăng trở lại sau khi Bloomberg đưa tin JPMorgan đã xử lý các khoản thanh toán lãi suất trái phiếu USD do Nga phát hành và gửi tiền đến Citigroup. Điều này ngụ ý xác suất vỡ nợ của Nga trong năm giảm xuống thấp hơn. Khả năng thanh toán nợ của Nga sẽ tiếp tục được thị trường toàn cầu theo dõi chặt chẽ, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết quốc gia này có tất cả các nguồn lực cần thiết để tránh vỡ nợ. Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu áp đảo về việc chấm dứt quan hệ thương mại tối huệ quốc với Nga, cho phép Hoa Kỳ tăng mạnh thuế quan đối với hàng hóa của Nga vào nước này.
Các nhà đầu tư không nên quá lo lắng về quyết định thắt chặt chính sách của Fed. Từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 6 năm 2006, đã có 17 lần tăng lãi suất, chỉ số S&P 500 tăng khoảng 12% trong khoảng thời gian đó. Giai đoạn thắt chặt năm 2015 - 2018 thậm chí còn tích cực hơn đối với tài sản rủi ro khi chỉ số này tăng khoảng 21%. Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách thứ ba liên tiếp, đưa chi phí vay trở lại mức trước đại dịch và cảnh báo cuộc chiến ở Ukraine có thể đẩy lạm phát lên hơn 8% vào cuối năm nay.
Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2.20%.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 8.7% lên $103.35/thùng.
Giá vàng tăng 1.4% lên $1,936.70/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD sụt giá khi chỉ số DXY giảm 0.4%.
-
EUR/USD tăng 0.6% lên 1.1097.
-
Cặp GBP/USD dao động quanh mức 1.3153.
-
Tỷ giá USD/JPY biến động quanh mức 118.66.