Giá dầu đã tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 10 khi các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ các mối đe dọa nguồn cung mới trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông và cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một nhà máy lọc dầu lớn của Nga.
Hợp đồng tương lai dầu Brent giao tháng 6 được giao dịch ở mức 88.58 USD/thùng, tăng 1.2 USD/thùng so với phiên trước. Hợp đồng tương lai WTI của Hoa Kỳ đáo hạn vào tháng 5 ở mức 84.97 USD/thùng, tăng khoảng 1.3 USD/thùng.
"Lộ trình tăng lãi suất cao hơn kết hợp với việc thắt chặt tài chính gần đây cho thấy triển vọng tăng trưởng và việc làm có phần kém khả quan hơn trong năm tới"
Goldman Sachs điều chỉnh dự báo Fed tăng lãi suất từ 50bp lên 75bp trong tuần này. Ngoài ra:
Dự báo tăng 50bp vào tháng 11
Dự báo tăng 50bp trong tháng 12
Lãi suất đạt đỉnh tại 4-4.25% vào cuối năm 2022
Dự báo kinh tế:
Tăng trưởng GDP đạt 1.1% vào năm 2023 (giảm so với dự báo 1.5% trước đó từ quý 4 năm 2022 đến cuối năm 2023).
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.7% vào cuối năm 2022 (từ dự báo trước đó là 3.6%), sau đó lên 4.1% vào cuối năm 2023
Đồng đô la Canada đang ở một vị trí thú vị về khẩu vị rủi ro vào thời điểm hiện tại.
Trong nước, Canada ghi nhận GDP mạnh mẽ khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Đầu tư vào hàng hóa đã tăng lên và thương mại được cải thiện.
Điều đó đã giúp CAD một chín một mười so với USD, nhưng hiện tại có vẻ đồng Loonie đang hơi đuối sức.
Một số lý do đến từ ngay trong nước. Hai báo cáo việc làm gần đây nhất của Canada kém khả quan. Giá nhà cũng giảm khoảng 15% so với mức đỉnh tháng 2, mặc dù vẫn tăng khoảng 5% so với cùng kỳ.
Những điều này có thể không ảnh hưởng nhiều đến CAD, nhưng lại làm gia tăng lo lắng về nền kinh tế toàn cầu và chênh lệch lãi suất.
Cảnh báo từ FedEx về triển vọng vĩ mô toàn cầu kém khả quan đã ảnh hưởng đến tâm trạng chung. Chứng khoán toàn cầu chật vật suốt cả tuần và thị trường không thể vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu hoặc Covid tại Trung Quốc. Giá cả hàng hóa cao và lạm phát cũng đang tàn phá tăng trưởng của các thị trường mới nổi.
Chênh lệch lợi suất
Điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt trong thị trường nhà ở Hoa Kỳ và Canada. Việc tăng lãi suất ở Canada ảnh hưởng trực tiếp hơn đến người tiêu dùng so với ở Mỹ. Canada có lãi suất cố định với kỳ hạn 5 năm hoặc lãi suất có thể điều chỉnh. Ngược lại với Mỹ, các khoản thế chấp có lãi suất cố định trong 30 năm.
Điều đó có nghĩa là nhiều người Canada đang trực tiếp cảm thấy áp lực từ lãi suất cao hơn trong khi những người Mỹ duy nhất cảm thấy điều đó là những người chuyển nhà hoặc mua nhà lần đầu tiên. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Canada sẽ khó đưa lãi suất vượt 4% hơn Fed.
Trước đó, cả hai được kỳ vognj sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất quanh mức 4% nhưng bây giờ thị trường đang định giá lãi suất của Fed ở mức 4.40% trong tháng Ba. Sự phân kỳ này có thể đang dọn đường để USDCAD vượt 1.32 và có thể tiến lên 1.37.
Về dài hạn, có nhiều bằng chứng cho thấy hàng hóa sẽ thiếu hụt trong nửa sau của thập kỷ này và Canada trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, trong năm tới, đây không phải câu chuyện chính. Bắc Mỹ đang suy yếu và các ngân hàng trung ương ở khắp mọi nơi đang tăng lãi suất với tốc độ chưa từng có. Có khả năng xảy ra sai lầm chính sách và suy thoái ở khắp mọi nơi.
Bloomberg báo cáo rằng các doanh nghiệp Anh sẽ được cắt giảm một nửa hóa đơn năng lượng trong gói cứu trợ của chính phủ.
Thị trường đã giả định rằng một loại cứu trợ kinh doanh nào đó sắp được công bố. Hóa đơn của người tiêu dùng sẽ được giới hạn ở mức 2,500 GBP, còn với doanh nghiệp sẽ được quyết định sau.
Theo CNN, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với quân đội nước này rằng ông muốn có khả năng chiếm Đài Loan vào năm 2027. CNN trích lời phó giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ David Cohen, tuy nhiên Mỹ không nghĩ Trung Quốc đã đưa ra quyết định đánh hay hòa.
Trung Quốc từ lâu đã muốn lấy lại đảo quốc này. Tuy nhiên, với việc tổng thống Nga Putin gặp khó khi tấn công Ukraine, có lẽ ông Tập đang muốn cân nhắc hơn một chút với kế hoạch quân sự của mình trước khi hành động.
Cặp tiền đã liên tục giảm kể từ đầu phiên Âu. USD/JPY đã suy yếu hơn 50 pip trong ngày.
Hiện cặp tiền đang giao dịch ở mức thấp 142.91, đã có lúc chạm mức 142.85. Di chuyển xuống dưới 142.85 có thể khiến USD/JPY kiểm tra mức thấp nhất thứ Tư là 142.509.
Triển vọng u ám cùng những lời cảnh báo không mấy lạc quan của công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới FedEx đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý nhà đầu tư, khiến chứng khoán kéo dài đà sụt giảm trong tuần. S&P 500 giảm hơn 1%, nâng đà giảm trong tuần lên mức 5%. Tuy nhiên, chỉ số tâm lý người tiêu dùng sơ bộ tháng 9 của Mỹ cho thấy kỳ vọng lạm phát 1 năm giảm từ 5.0% xuống 4.6%, kỳ vọng lạm phát 5-10 năm giảm từ 3.0% xuống 2.8% đã hỗ trợ các chỉ số chính xóa bỏ một phần đà giảm sâu trước đó.
S&P 500 -1.21%
Nasdaq -1.35%
Dow Jones -0.89%
USD thoái lui toàn bộ đà tăng trong ngày nhờ kỳ vọng lạm phát giảm trong tháng 9, cụ thể kỳ vọng lạm phát năm tới giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm và kỳ vọng lạm phát dài hạn chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. USD suy yếu phần nào giảm áp lực lên một số đồng tiền chính khác. EUR/USD tăng vọt gần 60 pip, vượt qua mức ngang giá. Ở phía ngược lại, USD/JPY dẫn đầu đà giảm, chạm đáy trong ngày ở dưới 143.
DXY -0.13%
EUR/USD +0.24%
GBP/USD -0.35%
AUD/USD +0.01%
NZD/USD +0.19%
USD/JPY -0.34%
USD/CHF +0.14%
USD/CAD +0.36%
Lợi suất trái phiếu kho bạc cũng phản ứng mạnh mẽ sau chỉ số tâm lý người tiêu dùng. Lợi suất kỳ hạn 2 năm vốn nhạy cảm với chính sách đã tăng 3bp lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Các trader swap đang định giá khả năng Fed tăng lãi suất thêm 75bp vào tuần tới, một số khác lại đang định giá cho động thái tăng 100 điểm cơ bản.
Thị trường hàng hóa được hưởng lợi nhờ đô la mất giá. Vàng bật tăng hơn $13 đầy ấn tượng lên $1,678.26/oz - mức đỉnh trong ngày sau tin về chỉ số tâm lý người tiêu dùng. Dầu thô WTI hiện giao dịch ở mức cao nhất trong ngày là $85.47/thùng.
Đồng euro đã có bước cải thiện vào đầu phiên Mỹ. EUR/USD tăng 14 pip sau khi Hoa Kỳ công bố dữ chỉ số tâm lý người tiêu dùng sơ bộ tháng 9 cao hơn tháng trước.
Hiện EUR/USD đang giao dịch ngay dưới mức ngang giá ở 0.9988.
Triển vọng ảm đạm của tập đoàn chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới FedEx khiến nhà đầu tư tỏ ra e ngại trước rủi ro, tạo cơ hội cho lợi suất trái phiếu kho bạc một số kỳ hạn cải thiện ngay đầu phiên Mỹ.
Cuối ngày hôm qua, FedEx công bố triển vọng tồi tệ cho năm tài chính 2023 khiến giá cổ phiếu của họ giảm 21.5%. Tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi báo cáo này.
CEO FedEx cho biết: “Khối lượng toàn cầu giảm do xu hướng kinh tế vĩ mô xấu đi đáng kể vào cuối quý, cả ở Mỹ và trên toàn thế giới. Mặc dù hiệu suất gây thất vọng, chúng tôi đang tích cực đẩy nhanh các nỗ lực giảm chi phí và đánh giá các biện pháp bổ sung để nâng cao năng suất, giảm chi phí biến đổi và thực hiện các sáng kiến giảm chi phí cơ cấu. Những nỗ lực này phù hợp với chiến lược mà chúng tôi đã vạch ra vào tháng 6 và tôi vẫn tự tin vào việc đạt được các mục tiêu tài chính trong năm tài chính 2025 của chúng tôi.”
Chỉ số DXY tăng khoảng 0.29% trong ngày, hiện giao dịch ở mức 110.09 trước thềm dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ (công bố vào 21:00 theo giờ Việt Nam).
Cổ phiếu của FedEx đã giảm 20% vào thứ Sáu do nhà đầu tư rút vốn khỏi công ty gần đây đã làm gia tăng lo ngại về việc nhu cầu giảm sút khi người tiêu dùng trên toàn thế giới đối mặt với lạm phát gia tăng.
Khoảng 11 tỷ đô vốn hóa thị trường bị xóa sổ, đánh dấu mức giảm theo tỷ lệ phần trăm trong một ngày mạnh nhất của cổ phiếu, vượt qua mức giảm 16.4% của Thứ Hai Đen Tối (Black Monday) năm 1987.
Kết quả kinh doanh hàng quý của FedEx sụt giảm khi các nhà đầu tư lo lắng về tốc độ tăng lãi suất của Fed để kiềm chế giá tăng vọt có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Dầu đã tăng nhẹ trong một giờ qua, một trong số các nguyên nhân đến từ báo cáo của Reuters nêu nhận định của các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út và Nga.
Ả Rập Xê Út và Nga, hai nhà lãnh đạo trên thực tế của nhóm OPEC+, cho rằng giá dầu 100 USD/thùng là mức giá hợp lý mà nền kinh tế toàn cầu có thể chấp nhận.
Báo cáo nói thêm rằng các tín hiệu gần đây cho thấy mức giá ưu tiên đối với dầu thô Brent là khoảng 90 đến 100 USD/thùng.
Ả Rập Xê Út được dự đoán là nền kinh tế toàn cầu mạnh nhất trong năm nay.
Đức chiếm giữ trụ sở địa phương của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft PJSC khi Berlin kiểm soát toàn diện ngành năng lượng của mình, đảm bảo nguồn cung cấp và cắt đứt hàng thập kỷ phụ thuộc sâu vào nhiên liệu của Moscow.
Chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz đang tiến hành các cuộc đàm phán nâng cao để tiếp quản Uniper SE và hai nhà nhập khẩu khí đốt lớn khác. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang thúc đẩy tiến trình đại tu hệ thống năng lượng mang tính lịch sử để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trong mùa đông này.
Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng của Đại học Michigan cũng là một số liệu đáng chú ý của Hoa Kỳ và sẽ được công bố vào 21 giờ ngày hôm nay theo giờ Việt Nam. Trước đó là 55.1.
Thị trường chứng khoán Âu giảm điểm do những lo ngại có thêm các chính sách thắt chặt từ ECB và dữ liệu CPI Eurozone cùng với doanh số bán lẻ ở Anh không mấy khả quan. Thị trường tiền tệ không có nhiều biến động lớn, tuy nhiên, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 trong phiên giao dịch ngày hôm nay. DXY vẫn duy trì vị thế của mình với mức tăng nhẹ.
Nigeria và Morocco đã ký một thỏa thuận đề xuất về đường ống dẫn khí đốt giữa hai nước, nâng cao khả năng về một tuyến đường cung cấp năng lượng mới cho Tây Phi và châu Âu.
Đường ống dài 5.600 km dọc theo bờ biển Tây Phi sẽ cung cấp khí đốt cho Cộng đồng kinh tế 15 quốc gia của các quốc gia Tây Phi, cộng đồng này cũng đã ký thỏa thuận và cho phép vận chuyển nhiên liệu đến Tây Ban Nha và phần còn lại của châu Âu. Ngân hàng Phát triển Hồi giáo có trụ sở tại Ả Rập Xê-út và Quỹ Phát triển Quốc tế OPEC đã cam kết tài trợ gần 60 triệu USD cho các nghiên cứu và kỹ thuật để xây dựng đường ống này.
Đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm so với đồng đô la Mỹ và dữ liệu doanh số bán lẻ yếu hơn dự kiến làm tăng thêm những lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế Anh.
Hôm nay, GBP giảm hơn 1% so với đồng đô la xuống 1.1351, mức thấp nhất kể từ năm 1985 và hiện được giao dịch ở mức 1.14035.
Khi biến đổi khí hậu đẩy các thảm họa thời tiết lên những cực điểm mới, chính La Nina, một hiện tượng khí quyển, là nguyên nhân dẫn đến sự hỗn loạn kể từ giữa năm 2020. Và hiện tại Trái Đất đang đứng trên đỉnh của một hiện tượng đặc biệt mới chỉ xảy ra hai lần kể từ năm 1950 - ba năm liên tiếp của La Nina.
Một năm nữa của La Nina có nghĩa là thế giới đang phải gánh chịu thiệt hại lớn về thời tiết - trận thiên tai thiệt hại lên đến 1 nghìn tỷ USD vào thời điểm năm 2023 kết thúc. Lũ lụt, hạn hán, bão và hỏa hoạn sẽ phá hủy nhiều nhà hơn, hủy hoại nhiều mùa màng hơn, gián đoạn hơn nữa việc vận chuyển, nguồn cung năng lượng khó khăn và đỉnh điểm là kết thúc cuộc sống con người.
Thật khó để tưởng tượng rằng tất cả sự tàn phá này chỉ giảm nhiệt độ xuống rất nhẹ tại vùng biển ở xích đạo Thái Bình Dương.
Giám đốc kỹ thuật của Tether và Bitfinex, Paolo Ardoino cho biết việc chuyển sang PoS sẽ không giúp đồng tiền crypto lớn thứ hai bắt kịp Bitcoin. The Merge sẽ không giảm phí giao dịch hoặc làm cho ETH phi tập trung hơn, và cũng không tăng dung lượng mạng. Ethereum không thể cạnh tranh với BTC trên phương diện tiền vì nó không có giới hạn phát hành tối đa.
Theo Santiment, hơn 45% các nút Ethereum được tung ra sau bản cập nhật The Merge chỉ được quản lý bởi hai địa chỉ, làm dấy lên mối lo ngại của cộng đồng crypto về việc tập trung hóa.
Theo Chainalysis, các quốc gia đang phát triển dẫn đầu thế giới về việc áp dụng tiền điện tử. Việt Nam và Philippines dẫn đầu bảng xếp hạng do sự phổ biến của tiền điện tử và các dự án chơi game NFT. Trong số các nước phát triển, chỉ có Mỹ và Trung Quốc nằm trong top 10, lần lượt xếp thứ 5 và 10.
Theo báo Kyodo, Nhật Bản sẽ sử dụng 3.5 triệu yên trong quỹ dự trữ cho các biện pháp kinh tế
Điều này được đưa ra sau bình luận ngày hôm qua từ một quan chức cấp cao của đảng cầm quyền Nhật Bản, đề xuất một gói kích thích trị giá hơn 30 nghìn tỷ yên (208.97 tỷ USD) để giải quyết áp lực lạm phát trong nền kinh tế.
Đồng đô la Mỹ đang không thể ngăn cản. Ngay cả khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt, đồng bạc xanh đã tăng vọt so với các đồng tiền chủ chốt từ EUR đến CNH. Chỉ số DXY đang ở mức cao nhất trong 2 thập kỷ
Theo Kamakshya Trivedi, người đứng đầu Bộ phận FX Goldman Sachs, Cục Dự trữ Liên bang đang tăng lãi suất mạnh hơn so với nhiều ngân hàng trung ương khác trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Đồng USD cũng đã tăng khi lo ngại rằng cú sốc về giá năng lượng sẽ làm đình trệ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhưng Trivedi nói rằng có những dấu hiệu cho thấy đà tăng của USD đang ở “giai đoạn cuối”, vì nó gần đến mức cực đoan so với một số đồng tiền như đồng Yên Nhật hoặc Bảng Anh.
Các nhà lọc dầu châu Á thường kỳ vọng mức trần giá của G7 đối với dầu thô Nga sẽ đóng vai trò là điểm tham chiếu hữu ích để gây áp lực buộc Nga phải cắt giảm giá cung cấp dầu thô, nhưng các nhà quản lý nguyên liệu tại các công ty này cho biết giá thị trường quốc tế cuối cùng sẽ quyết định bất kỳ thỏa thuận thương mại song phương nào của Nga sẽ được thực hiện trong trong những tháng tới.
Các nhà máy lọc dầu có trụ sở tại Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á từ chối được xác định do tính chất nhạy cảm của hoạt động ngoại giao quốc tế và thương mại doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát thị trường châu Á mới nhất cho thấy mức chiết khấu khoảng $40/thùng so với các đánh giá gần đây của Platts Cash Dubai. Rosenberg cho biết các nước liên minh sẽ họp lại với nhau trong những tuần tới để đạt được mức giá giới hạn trước khi thực thi vào tháng 12.
Có vẻ như các bình luận từ phó chủ tịch ECB de Guindos rằng suy thoái là chưa đủ để kiềm chế lạm phát Eurozone và ECB sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách nữa đang gây thêm nhiều nỗi lo cho chứng khoán châu Âu. Đồng thời, phố Wall đóng cửa trong sắc đỏ phần nào cũng gây thêm áp lực lên lục địa già:
Chỉ số DAX -1.25%
Chỉ số CAC -0.89%
Chỉ số FTSE -0.29%
Chỉ số IBEX 1.02%
Chỉ số MIB -1.02%
Chỉ số Euro 50 -1.07%
Chỉ số Stoxx -1.00%
Trên thị trường tiền tệ, ngoài những biến động mạnh với GBP và JPY, phần lớn thị trường tương đối bình lặng. EUR đang là đồng tiền giảm mạnh nhất lúc này, còn JPY sau khi hồi phục chút ít đầu phiên sáng nay sau những bình luận can thiệp của bộ trưởng tài chính Suzuki, hiện tại đã suy yếu trở lại và USDJPY về mức 143.40. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi cuộc họp Fed tuần tới để có thêm xúc tác:
Chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi tại 109.8
EUR chưa có nhiều thay đổi gần mức ngang giá
GBP -0.33%
AUD chưa có nhiều thay đổi
NZD +0.24%
JPY chưa có nhiều thay đổi
CHF -0.15%
CAD -0.21%
Vàng giảm nhẹ về $1,661/oz. Hiện tại triển vọng của vàng không hề lạc quan khi đã mất hỗ trợ $1,680. Dầu chưa có nhiều thay đổi, với dầu WTI giao dịch quanh mức $85.3/thùng.