Trước hết, chúng ta cùng điểm qua tình hình vĩ mô tại Mỹ:
Báo cáo CPI tháng 8 của Hoa Kỳ được công bố tối qua nhìn chung phù hợp với kỳ vọng thị trường khi giá năng lượng tăng cao và thúc đẩy lạm phát. Chỉ số CPI lõi tăng nhẹ hơn dự kiến. Lạm phát hàng quý 2.4% là một tín hiệu tốt cho thấy chính sách tiền tệ do Fed điều hành đang hoạt động hiệu quả. Vấn đề lúc này là liệu thị trường lao động có đủ nới lỏng để đưa lạm phát trở lại mục tiêu một cách bền vững mà không xảy ra suy thoái hay không. Nhưng cần biết rằng đây là điều chưa từng thấy trong lịch sử.
Dưới góc nhìn PTKT:
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, chỉ số S&P 500 vẫn đang kiểm tra vùng hợp lưu được hình thành bởi ngưỡng hỗ trợ 4,455 và đường MA 21 (màu đỏ). Price action cho thấy phe mua đang tập trung khá dày tại vị trí này, với vùng Stoploss ngay phía dưới còn mục tiêu hướng lên kháng cự 4,540.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, giá đã "mắc kẹt" trong một biên độ hẹp suốt một tuần nay do thị trường đang chờ đợi chất xúc tác mạnh mẽ hơn. Pha breakout khỏi vùng hỗ trợ sẽ làm gia tăng áp lực bán và đưa giá trở lại hỗ trợ 4,328.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, giá đang giao dịch trong biên độ, giữa một bên là hỗ trợ 4,455 và phía trên là kháng cự 4,490. Phe mua đang chờ giá break qua kháng cự 4,490 để gia tăng vị thế và hướng mục tiêu tiếp theo: kháng cự 4,540.
Sự kiện sắp tới:
Hôm nay, thị trường có thể chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý do một loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng trong tháng 8 được công bố cùng lúc. Đầu tiên là Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Doanh số bán lẻ và Chỉ số PPI tại Hoa Kỳ. Cuộc họp chính sách tháng 9 của FOMC có vẻ sẽ không còn gì bất ngờ lúc này vì thị trường hiện đang định giá 97% xác suất Fed giữ nguyên lãi suất, do đó các dữ liệu hôm nay sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến kỳ vọng lãi suất tháng 11 và 12. Đến mai, thị trường sẽ kết thúc tuần giao dịch với Báo cáo Tâm lý người tiêu dùng tháng 9 theo khảo sát của Đại học Michigan.