Chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 40% trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm thứ Sáu!
Chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 40% trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm thứ Sáu sau khi tờ Wall Street công bố rằng Amazon đã nói chuyện với các cố vấn về một lời đề nghị tiềm năng. Nike cũng đang cân nhắc tổ chức một cuộc đấu thầu, nhưng cả Nike và Amazon đều không tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với công ty, theo FT.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD đang trên đà tăng!
Đồng USD đang trên đà tăng khi chỉ số DXY tăng 0.10% lên 95.572.
- Cặp GBP/USD dao động quanh ngưỡng mở cửa ở mức 1.3528.
- Cặp EUR/USD giảm 0.17% xuống 1.1431.
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.16% lên 115.32.
- Hai đồng Antipodean dao động quanh ngưỡng mở cửa.
Dmitry Polyanskiy cho biết các ước tính của tình báo Mỹ về tác động của bất kỳ cuộc xâm lược tiềm tàng nào của Nga là hoàn toàn "điên rồ và hù dọa".
Nhà ngoại giao Nga Dmitry Polyanskiy cho biết các ước tính của tình báo Mỹ được báo cáo vào cuối tuần về tác động của bất kỳ cuộc xâm lược tiềm tàng nào của Nga là hoàn toàn "điên rồ và hù dọa". Moscow đã nhiều lần phủ nhận rằng họ có kế hoạch tấn công Ukraine. Một quan chức thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng châu Âu nên nêu rõ các biện pháp trừng phạt tiềm năng. Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến gặp Tổng thống Biden vào thứ Hai và tổng thống Pháp Emmanuel Macron có kế hoạch thảo luận về cách giảm căng thẳng với Vladimir Putin ở Moscow.
Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang thắt chặt nhanh chóng!
Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang thắt chặt nhanh chóng, chênh lệch giá giữa hai hợp đồng tương lai có kỳ hạn cách nhau một tháng đang gia tăng liên tục. Hiện tượng backwardation này khiến cho hợp đồng kỳ hạn càng gần, giá càng lên cao. Chuyên gia Robert Yawger từ ngân hàng Mizuho cho biết: “Tình trạng này sẽ còn tồi tệ hơn, trừ khi các nhà sản xuất tăng sản lượng hoặc nhu cầu về dầu giảm."
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 04/02: Chứng khoán Mỹ tăng nhờ tâm lý bullish đến từ báo cáo thu nhập của Amazon, đồng USD có xu hướng đi lên!
Trái phiếu chính phủ giảm sau khi báo cáo chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ đặt cược mạnh vào chính sách tiền tệ thắt chặt hơn trong khi chứng khoán tăng nhờ tâm lý bullish đến từ báo cáo thu nhập của Amazon. Đây là một tuần thị trường đầy biến động khi các nhà đầu tư bị lung lay bởi những số liệu không khả quan từ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ, bao gồm cả Meta, chủ sở hữu của Facebook - đã mất hơn 250 tỷ USD giá trị thị trường vào thứ Năm. Tuy nhiên, báo cáo thu nhập khả quan từ Amazon đã cải thiện tâm lý các nhà đầu tư, với việc thị trường trực tuyến và công ty công nghệ tăng thêm khoảng 190 tỷ USD vào vốn hóa thị trường của mình.
-
Chỉ số S&P 500 tăng 0.5%.
-
Chỉ số Nasdaq 100 tăng 1.3%.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 2.2% lên $92.23/thùng.
Giá vàng tăng 0.2% lên $1,808.30/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD có xu hướng đi lên khi chỉ số DXY tăng 0.2%.
-
EUR/USD tăng 0.1% lên mức 1.1454.
-
Cặp GBP/USD giảm 0.5% xuống 1.3530.
-
Tỷ giá USD/JPY giảm 0.2% xuống mức 115.20.
BoE kêu gọi cắt giảm tiền lương để kiềm chế lạm phát
Hai quan chức cấp cao tại BoE nhấn mạnh cần cắt giảm tiền lương để ngăn chặn lạm phát, khi lạm phát nước này đang ở mức cao nhất trong 30 năm.
Thống đốc Andrew Bailey cho biết áp lực tăng lương đe dọa khả năng của BoE trong việc kiềm chế lạm phát, ngay cả khi các hộ gia đình phải đối mặt với năm cắt giảm tiền lương lớn nhất kể từ 1990.
Bailey nói với BBC radio trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào thứ Sáu rằng: "Tôi không nói rằng không ai được tăng lương, đừng hiểu sai ý tôi, nhưng tôi nghĩ, là chúng ta cần thấy sự kiềm chế trong việc mặc cả trả tiền nếu không nó sẽ mất kiểm soát",
Trái phiếu Hoa Kỳ bị bán ròng 4 tuần liên tiếp.
Các nhà đầu tư Mỹ tiếp tục bán ròng các quỹ trái phiếu trong tuần thứ tư liên tiếp do kỳ vọng rằng Fed sẽ quyết liệt hơn với chính sách lãi suất trong năm nay để kiềm chế lạm phát.
Theo dữ liệu của Refinitiv, lượng bán ròng trái phiếu Mỹ trong tuần này đạt khoảng 4.5 tỷ USD, ít hơn một phần ba so với tuần trước.
Trong số các quỹ ngành, quỹ tiêu dùng, công nghệ và quỹ tài chính bán ròng lần lượt là 1.32 tỷ USD, 1.12 tỷ USD và 231 triệu USD, trong khi lượng mua ròng các mặt hàng chủ lực của người tiêu dùng là 707 triệu USD.
Phố Wall mở cửa ảm đạm, lợi suất trái phiếu "lên đỉnh"!
Chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa hầu như không có biến động đáng kể. Các chỉ số chính tăng nhẹ, trong đó Nasdaq bật tăng 0.3%, S&P500 không thay đổi và Dow Jones giảm 0.3%.
Trong khi đó, lượng việc làm tăng lên đột biến đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu tăng vọt, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng trên mức 1.9%, mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2020.
Bảng lương mạnh mẽ giúp USD tiếp tục tỏa sáng trên thị trường tiền tệ. Các đồng tiền chính đồng loạt giảm mạnh, trong đó EUR là đồng duy nhất duy trì được sức mạnh trước USD.
- CHF -0.37%
- GBP -0.50%
- CAD -0.68%
- NZD -0.88%
- AUD -0.90%
Vàng sau báo cáo NFP đã ngay lập tức lao dốc, tuy nhiên đã hồi phục và hiện đang giao dịch ở mức $1,806/oz (tăng +0.11%). Giá dầu tăng mạnh và đang hướng tới ngưỡng $100/thùng, hiện được giao dịch ở mức $92.68/thùng.
Canada: Dữ liệu thị trường lao động tháng Một gây thất vọng.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Canada mới được công bố gây thất vọng khi đạt 6.5%, kém hơn mức kỳ vọng là 6.3%.
Thay đổi việc làm đạt mức -200,000, giảm mạnh so với tháng trước là 54,700.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ khu vực tư nhân khi thua lỗ lớn trong dịch vụ ăn uống và lưu trú; các ngành công nghiệp thông tin, văn hóa và giải trí. Số lượng nhân viên trong khu vực tư nhân về ngang với thời điểm tháng 2 năm 2020.
Báo cáo NFP và tỷ lệ thất nghiệp khiến Vàng - Dollar dắt tay nhau "lao dốc"!
Thị trường lao động tại Mỹ thông qua báo cáo NFP trong tháng Một đang cho ra kết quả tích cực, khi số việc làm mới được tạo ra là 467,000, vượt xa so với kỳ vọng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng nhẹ lên mức 4%, cao hơn 0.1% so với tháng Mười Hai, khiến USD cũng tụt dốc, chỉ số DXY giảm -0.67%.
Báo cáo NFP khiến vàng lập tức lao dốc về mốc $1,798/oz, giảm 0.5% so với thời điểm trước khi ra báo cáo.
Nga và Trung Quốc đồng ý thỏa thuận khí đốt 30 năm
Nga đã đồng ý một hợp đồng 30 năm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới và sẽ thanh toán việc bán khí đốt mới bằng đồng Euro, củng cố một liên minh năng lượng với Bắc Kinh trong bối cảnh Moscow căng thẳng quan hệ với phương Tây về vấn đề Ukraine và các vấn đề khác.
Gazprom, công ty độc quyền về xuất khẩu khí đốt của Nga bằng đường ống, đã đồng ý cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm một quan chức ngành công nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
Nguồn tin đầu tiên cho biết các dòng chảy đầu tiên qua đường ống sẽ kết nối vùng Viễn Đông của Nga với đông bắc Trung Quốc, sẽ bắt đầu sau 2-3 năm nữa.
BOE: Kỳ vọng thắt chặt "khiêm tốn" hơn nữa trong những tháng tới
Nhà kinh tế trưởng Huw Pill của Ngân hàng Trung ương Anh phát biểu vào thứ Sáu, theo báo cáo của Reuters.
"Chúng tôi đang cố gắng tránh sự xuất hiện của các ảnh hưởng lần hai từ các cú sốc năng lượng."
"Phải thận trọng trong việc xác định tỷ giá trung lập."
"Chúng tôi không thấy sự ổn định trong diễn biến tiền lương và chi phí."
"Nếu chúng tôi thấy những phát triển không phù hợp với giả định thì chúng tôi sẽ phải xem xét hành động tiếp theo."
"Lạm phát có thể giảm xuống dưới mục tiêu tùy thuộc vào thị trường năng lượng."
EUR /JPY: Kháng cự mạnh tại 133.5
Tỷ giá EUR/JPY kéo dài mức tăng mạnh của ngày thứ Năm lên mốc 132.00 trong phiên giao dịch hôm nay.
Mục tiêu tiếp theo của cặp tiền sẽ là đỉnh vào tháng 10 năm 2021 gần vị trí 133.50.
Trong ngắn hạn, nhiều khả năng EUR/JPY sẽ vượt lên trên đường hỗ trợ 3 tháng, hôm nay là gần 130.90. Tuy nhiên trong dài hạn, và mặc dù nằm trên đường SMA 200 ngày ở 130,45, triển vọng cho cặp tiền vẫn là tích lũy.
Doanh số bán lẻ tháng 12 của Eurozone sụt giảm mạnh mẽ!
Dữ liệu mới nhất do Eurostat công bố ngày 4 tháng 2 năm 2022 cho thấy số liệu Doanh số bán lẻ tháng 12 của Eurozone lao dốc -3.0% so với ước tính -0.5%. Trong tháng 11, chỉ số này đã phục hồi nhẹ khi tăng trưởng ở mức 1.0%.
Tính cả năm, Doanh số bán lẻ chỉ đạt +2.0% so với dự báo tăng trưởng 5.1%.
Doanh số bán lẻ của khu vực đồng Euro yếu hơn nhiều so với ước tính trong tháng 12 do lạm phát tiêu dùng gia tăng có thể bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu mặc dù đây là mùa mua sắm Giáng sinh. Doanh số bán lẻ các sản phẩm phi thực phẩm giảm 5.2% trong tháng trong khi doanh thu bán hàng qua internet giảm 3.9%.
Goldman Sachs dự kiến ECB sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9!
ECB đã đề cập rằng họ sẽ không tăng lãi suất cho đến khi họ chấm dứt chương trình mua tài sản APP và Goldman Sachs nói rằng họ hy vọng ngân hàng trung ương sẽ quyết định vào tháng 3 để kết thúc việc mua trái phiếu vào tháng 6. Điều đó sẽ phù hợp với thời điểm họ thực hiện động thái tăng lãi suất vào tháng 9 và tháng 12 năm nay.
Thống đốc BOE tiếp tục đưa ra những bình luận "hawkish"!
Thống đốc BOE đưa ra bình luận:
- Nếu không có sự kiểm soát với tiền lương, lạm phát sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát
- Tôi không nói rằng đừng tăng lương cho nhân viên của bạn, mà vấn đề nằm ở số tiền tăng lên.
Phân tích dữ liệu CME: Giá dầu thô sẽ "băng băng" về mốc $100/thùng?
Số vị thế mở đã tăng phiên thứ hai liên tiếp vào hôm qua, lần này là khoảng 26.5 nghìn hợp đồng theo dữ liệu từ CME. Trong khi đó khối lượng giao dịch tăng lên phiên thứ ba liên tiếp, hiện đạt khoảng 73.6 nghìn hợp đồng.
Giá dầu WTI đóng cửa trên mốc $90/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 vào thứ Năm. Sự tăng giá là nhờ vào khối lượng và số vị thế mở tăng, cho thấy đà tăng sẽ vẫn tiếp tục và mục tiêu trước mắt là mốc cản tâm lý ba con số trong thời gian tới.
Số liệu đơn đặt hàng nhà máy tháng 12 tại Đức tích cực hơn so với dự báo!
- Số đơn đặt hàng tại nhà máy tháng 12 của Đức tăng 2.8% so với tháng trước, cao hơn rất nhiều so với dự báo tăng 0.5%
Đó là một sự tích cực hơn so với dự kiến từ các đơn đặt hàng công nghiệp, đặc biệt là đơn đặt hàng trong nước tăng mạnh 11.7% trong tháng 12. Các đơn đặt hàng nước ngoài giảm 3.0% trong tháng, do đó đã bù trừ đôi chút cho đơn hàng trong nước. Nhưng so với tháng 2 năm 2020, các đơn đặt hàng mới trong tháng 12 đã cao hơn 9.8% nếu điều chỉnh theo mùa vụ.
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục phục hồi!
Số liệu từ CME cho thị trường vàng tương lai ghi nhận số vị thế mở đã giảm thêm một phiên nữa vào thứ Năm, lần này là khoảng 2.3 nghìn hợp đồng. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đã đảo ngược sự suy yếu gần đây và tăng gần 50 nghìn hợp đồng.
Đợt giảm giá nhỏ hôm thứ Năm song song với việc số vị thế mở giảm đã loại trừ khả năng xảy ra một đợt giảm giá sâu hơn ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy vậy, kim loại quý này có thể sẽ tích lũy quanh mốc $1800/oz.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tiếp tục đà giảm!
Đồng USD tiếp tục đà giảm phiên thứ 5 liên tiếp trong sáng nay khi chỉ số DXY giảm 0.08% xuống 95.28.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.17% lên 1.1455 sau khi bật tăng tới 1.1% phiên hôm qua sau bài phát biểu của bà Lagarde.
- Hai đồng Antipodean có diễn biến trái chiều nhau khi đồng Aussie giảm 0.16% còn đồng Kiwi tăng nhẹ 0.09%.
- Cặp USD/JPY dao động quanh 114.96.
Tình hình căng thẳng tại Ukraine có gì đáng chú ý?
Hoa Kỳ cảnh báo về âm mưu của Nga trong việc tung ra một đoạn video giả nhằm cho thấy một cuộc tấn công của người Ukraine nhằm vào Nga hoặc những người nói tiếng Nga để biện minh cho một cuộc xâm lược.
Trong khi đó tổng thống Ukraine Zelenskiy và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã ký một thỏa thuận mở rộng sản xuất máy bay không người lái ở Ukraine, một động thái có thể khiến Moscow tức giận hơn nữa. Mỹ và EU sẽ gặp nhau vào ngày 7 tháng 2 để hoàn thiện kế hoạch giải quyết mọi rủi ro đối với nguồn cung năng lượng của châu Âu do căng thẳng địa chính trị.
Ngân hàng ANZ cho rằng RBA đã quá bi quan!
Ngân hàng ANZ đang dự báo một đợt tăng lãi suất RBA đầu tiên vào tháng 9 năm 2022
"RBA quá bi quan về triển vọng tiền lương. Nếu chúng tôi đúng thì đợt tăng lãi suất đầu tiên có khả năng xảy ra vào tháng 9 năm 2022".
Ngân hàng Citi dự báo lượng dầu sẽ thặng dư trong quý 2 năm 2022!
Các nhà phân tích tại Citi dự báo sự thâm hụt đang chuyển dần sang thặng dư trong thời gian không xa:
- “Chúng tôi kỳ vọng xu hướng sẽ chuyển sang lượng hàng tồn kho tăng dần sớm nhất là trong Quý 2 năm 22 và duy trì trong 15-18 tháng tới”
- “Quan điểm của chúng tôi là thị trường dầu thô eo hẹp có thể chuyển sang dư thừa.”
Bài phát biểu của thống đốc RBNZ đầu tuần tới sẽ không ảnh hưởng tới thị trường!
Một lưu ý từ Ngân hàng Dự trữ New Zealand về bài phát biểu sắp tới của Thống đốc Orr vào tuần sau được công bố vào ngày 8 tháng 2
Bài phát biểu sẽ "không chứa thông tin có khả năng ảnh hưởng đến thị trường tài chính". Bài phát biểu có tiêu đề: Tương lai của tiền tệ đòi hỏi sự đổi mới.
Các ngân hàng lớn trên thế giới phản ứng như thế nào với bình luận của chủ tịch ECB?
Ngân hàng Commerzbank và BofA hiện dự báo hai lần tăng lãi suất trong năm nay, đưa lãi suất huy động của ECB trở về 0 vào tháng 12. George Saravelos, trưởng bộ phận nghiên cứu FX toàn cầu của Deutsche Bank, cho biết đồng Euro đang tăng giá nhờ bà Largarde. Trước đây đã ông đã thể hiện quan điểm "bearish" đối với đồng tiền chung, giờ ông đang đề xuất một vị thế Long EUR.
Thống đốc BOJ cho rằng lạm phát tại Nhật Bản không giống như tình hình ở Mỹ và châu Âu!
Ông Kuroda trả lời các câu hỏi tại quốc hội Nhật Bản ngày hôm nay:
- ngay cả khi loại bỏ các yếu tố nhất thời, lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản vẫn yếu hơn so với Mỹ, Châu Âu
- lạm phát khó có thể đạt 2% trừ khi tiền lương tăng song song với giá cả
- Yếu tố lớn nhất đằng sau sự tăng trưởng giá yếu của Nhật Bản là thực tế là các hộ gia đình, các công ty hành động dựa trên giả định giá cả sẽ không tăng nhiều
- điều quan trọng là duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ để hỗ trợ nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng tiền lương và giá cả
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 03/02: Phát biểu "hawkish" của bà Lagarde khiến thị trường bất ngờ!
Đợt bán tháo tồi tệ nhất đối với cổ phiếu công nghệ Mỹ kể từ năm 2020 có dấu hiệu suy yếu vào cuối phiên giao dịch sau khi Amazon và Snap tăng vọt nhờ kết quả kinh doanh hàng quý.
Tuy nhiên các chỉ số vẫn giảm điểm khi các nhà đầu tư cũng lo ngại với những bình luận "hawkish: từ Chủ tịch ECB Christine Lagarde. Bà Lagarde cho biết lạm phát sẽ còn tăng trong thời gian dài hơn và ngân hàng trung ương này đang tiến gần hơn nhiều đến mục tiêu lạm phát của mình.
Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Hoa Kỳ đã giảm trong tháng 1 xuống mức chậm nhất trong gần một năm. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tuần trước xuống còn 238,000 đơn trước dữ liệu về bảng lương vào thứ Sáu.
- Chỉ số S&P 500 giảm 2.4% xuống 4477 điểm
- Nasdaq 100 giảm 3.7% xuống 13878 điểm
Trên thị trường tiền tệ, tâm điểm nằm ở bình luận rất "hawkish" của bà Lagarde. Chỉ số DXY giảm 0,3%
- Tỷ giá EUR/USD tăng tới 1.1% lên 1.1431 sau cú sốc mà chủ tịch ECB tạo ra.
- Đồng Bảng Anh cũng tăng 0.1% lên 1.3595 dù chịu áp lực ở cặp chéo EUR/GBP khi BOE đã tăng lãi suất cơ bản và báo hiệu rằng họ sẽ bắt đầu giảm lượng trái phiếu nắm giữ.
- Cặp USD/JPY giảm 0.4% xuống 114.94
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Cú sốc tới từ bà Lagarde khiến EUR chao đảo!
Sự thay đổi về quan điểm của bà Lagarde khiến thị trường nhanh chóng đảo lộn trong khi đồng USD tiếp tục suy yếu dù đã phục hồi đôi chút trong phiên.
- Chỉ số DXY giảm 0.55% xuống 95.47.
- Tỷ giá EUR/USD bật tăng mạnh 0.92% lên 1.1405 khi nhà giao dịch kỳ vọng ECB sẽ sớm thắt chặt hơn với bình luận "hawkish" hôm nay của bà Lagarde.
- Cặp USD/JPY tăng 0.35% lên 114.83.
Số liệu ISM ngoại trừ ngành sản xuất trong tháng 1 tại Mỹ có gì đáng chú ý?
Chỉ số ISM tháng 1 ngoại trừ ngành sản xuất tại Mỹ ở mức 59.9, cao hơn đôi chút so với 59.5 dự kiến. Đây là con số thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021. Tháng trước đó là 62.0
- Chỉ số đo lường đơn đặt hàng mới 61.7 so với 61.5 tháng trước đó
- Chỉ số đo lường việc làm 52.3 so với 54.9 tháng trước đó
- Chỉ số đo lường hoạt động kinh doanh 59.9 so với 67.6 tháng trước đó
Đây là một số liệu tích cực hơn đôi chút so với dự báo. Đó là một điều tốt vì thị trường không thể xử lý quá nhiều tin tức tiêu cực trong ngày hôm nay.
Bà Lagarde đã cho thấy giọng điệu lo ngại về lạm phát!
Tuyên bố của bà Lagarde - Chủ tịch ECB:
- Lạm phát tăng lâu hơn tôi dự kiến
- Lạm phát tăng là do giá năng lượng
- Kinh tế ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch
- Tăng trưởng giảm trong Q1
- Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang hạn chế hoạt động nền kinh tế
- Các nút thắt cổ chai có thể đang bắt đầu giảm bớt nhưng có thể vẫn tồn tại trong một thời gian
- Lạm phát đã tăng lên 5.1% trong tháng 1 và có khả năng tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới
- Tác động trực tiếp của năng lượng chiếm một nửa mức tăng trong tháng Giêng
Thống đốc BOE cho biết có hai luồng quan điểm về việc tăng lãi suất!
Thống đốc BOE bình luận:
- Có một cuộc tranh luận về việc nên tăng lãi suất dần dần hay thực hiện một bước đi dứt khoát hơn
- Nhưng quan điểm của riêng bản thân tôi là nên đi một bước thận trọng hơn
- Giá hàng hóa cao vẫn tồn tại lâu hơn dự đoán
- Chúng tôi đang thấy bằng chứng cho thấy những khó khăn trong chuỗi cung ứng đang giảm bớt
- Nhưng chúng ta cần xem xét nhiều hơn nữa
- Nếu có bất kỳ hành động quân sự nào ở Ukraine, đó sẽ là nguy cơ tăng giá năng lượng
BOE: Tác động của Omicron có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn
Nhận xét của thống đốc BOE, Andrew Bailey, trong cuộc họp báo:
• Omicron dự kiến sẽ làm giảm sản lượng của Vương quốc Anh trong tháng 12 và tháng 1.
• Lạm phát tiêu dùng ở Anh cao hơn khoảng 1% so với dự đoán trong báo cáo mới nhất.
• Lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới.
• Áp lực chi phí trong nước gia tăng, do thị trường lao động thắt chặt, đã đẩy lạm phát.
• Áp lực gia tăng đối với lạm phát dự kiến sẽ tiêu tan khi giá năng lượng toàn cầu ổn định.
• Vẫn có sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế.
• Sẽ tiếp tục theo dõi lạm phát chặt chẽ.
Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất, GBP bứt phá!
Ngân hàng Trung ương Anh đã công bố quyết định chính sách tiền tệ của mình vào thứ Năm và tăng lãi suất chuẩn thêm 25 điểm cơ bản lên 0.50%. Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) đã bỏ phiếu nhất trí ủng hộ việc tăng lãi suất. Quyết định này phù hợp với kỳ vọng của thị trường và đánh dấu sự tăng trở lại đầu tiên kể từ năm 2004.
GBP đã bứt phá mạnh mẽ ngay sau quyết định này, tăng 0.35% trong ngày, lên mốc 1.3607.
Ngân hàng CIBC bình luận gì về đồng CAD?
- “Mức tăng 25 điểm phần trăm lãi suất vào tháng 3 của Fed đã được định giá đầy đủ và sẽ không ảnh hưởng đến đồng CAD. Nhưng khi chúng ta tiến dần đến cuối năm, chúng tôi kỳ vọng có thêm dư địa cho việc Fed thắt chặt hơn sau năm 2023. Điều đó sẽ hỗ trợ đồng USD mạnh lên trên diện rộng và đồng Loonie suy yếu, kết hợp với việc cắt giảm kỳ vọng tăng lãi suất của BoC tiếp tục diễn ra ”.
- “Để phá vỡ mốc 1.30 của CAD, chúng ta sẽ cần giá dầu thô giảm đáng kể. Điều đó có thể xảy ra nếu căng thẳng Nga-Ukraine giảm bớt, Mỹ đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng, hoặc các nước OPEC + phân phối lại một số hạn ngạch cho các nước có khả năng cung cấp nhiều dầu hơn ”.
Lĩnh vực dịch vụ của Anh cho thấy sự phục hồi trong tháng Giêng
Lĩnh vực dịch vụ của Anh đã khởi sắc sớm hơn dự kiến vào tháng trước sau khi bị ảnh hưởng lớn từ làn sóng Omicron, nhưng áp lực lạm phát kỷ lục có khả năng báo động Ngân hàng Trung ương Anh, sẽ tăng lãi suất sau đó vào thứ Năm.
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của IHS Markit/CIPS đã tăng lên 54.1 trong tháng 1 từ mức thấp nhất trong 10 tháng của tháng 12 là 53.6 - trái ngược với một ước tính trước đó dựa trên dữ liệu từ nửa cuối tháng 1 cho thấy chỉ số này giảm ở mức 53.3.
Giám đốc kinh tế của IHS Markit, Tim Moore cho biết: “Nhu cầu đã bắt đầu phục hồi sau tác động của Omicron tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp cho rằng đây chỉ là động thái chậm lại của đại dịch khi dẫn chứng là các chuyến du lịch bị hủy và sự vắng mặt của nhân viên vào đầu năm”.
Số liệu PPI tháng 12 của Eurozone vượt nhẹ kỳ vọng!
Dữ liệu mới nhất do Eurostat công bố ngày 3 tháng 2 năm 2022 cho thấy PPI tháng 12 của Eurozone đạt 2.9% so với mức kỳ vọng 2.8%. Tháng 12 tiếp tục bứt phá mức tăng khi, vượt dự báo và mức tăng trưởng trong tháng trước (1.8%).
Trong khi đó, PPI hàng năm tăng 26.2%, tăng 0.1% so với dự kiến.
Điều này khá phù hợp với ước tính khi giá sản xuất trong khu vực đồng Euro tăng cao trở lại vào cuối năm ngoái. Tất cả những điều này chỉ tiếp tục tái khẳng định áp lực lạm phát mạnh mẽ chưa dừng lại.
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng?
Số vị thế mở đã kéo dài xu hướng giảm thêm một phiên nữa vào thứ Tư, lần này thu hẹp gần 3 nghìn hợp đồng theo số liệu sơ bộ từ CME Group. Trong khi đó khối lượng giao dịch giảm khoảng 8.2 nghìn hợp đồng.
Giá vàng mở rộng đà tăng phiên thứ ba liên tiếp vào ngày thứ Tư. Tuy nhiên, động thái này được thúc đẩy bởi dòng tiền "short covering" trong bối cảnh khối lượng giao dịch và số vị thế mở giảm. Tuy nhiên, đà tăng có vẻ giới hạn xung quanh khu vực $1810 vào thời điểm hiện tại.
Cập nhật diễn biến thị trường: Không khí "ảm đạm" ở các chỉ số chứng khoán châu Âu!
Trên thị trường Futures:
- Chỉ số Eurostoxx giảm 0.6%
- Chỉ số DAX Đức giảm 0.5%
- Chỉ số FTSE của Anh giảm 0.3%
Sau những thể hiện tích cực hơn vào ngày hôm qua, thị trường chứng khoán hôm nay có vẻ suy yếu một chút. Các cổ phiếu công nghệ đang dẫn đầu đà giảm khi hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq (giảm 2.2%) là lực cản chính sau báo cáo doanh thu đáng thất vọng của Facebook/Meta.
Nhật Bản đang xem xét gia hạn thêm hai tuần đối với các quy định hạn chế do COVID-19!
Báo cáo cho biết Nhật Bản đang cân nhắc gia hạn hai tuần kiểm soát lây nhiễm ở 13 khu vực, bao gồm cả Tokyo, vì tình hình COVID-19 vẫn còn khá đáng lo ngại. Trong khi đó Tokyo đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất sau khi báo cáo mức kỷ lục 21,576 ca mắc mới vào ngày hôm qua.
Phân tích dữ liệu CME: Dầu thô có thể điều chỉnh thêm?
Dữ liệu sơ bộ từ CME Group đối với thị trường dầu thô tương lai cho thấy các nhà giao dịch đã thêm khoảng 24.6 nghìn vị thế mở vào thứ Tư. Khối lượng giao dịch cũng tăng phiên thứ hai liên tiếp, lần này là gần 225 nghìn hợp đồng, mức tăng lớn nhất trong ngày kể từ ngày 11 tháng 1.
Giá WTI đạt đỉnh mới ngay dưới mốc $90.00/thùng vào thứ Tư trước khi kết thúc phiên giao dịch với mức giảm khiêm tốn. Xu hướng giảm hàng ngày diễn ra trong bối cảnh khối lượng và số hợp đồng mở tăng, điều này hỗ trợ cho sự thoái lui tiếp tục trong ngắn hạn.