Cung ứng tiền tệ M3 của Châu Âu tháng 2 tăng ít hơn dự kiến
Cung ứng tiền M3 tháng 2 của Eurozone đã tăng 12.3% so với con số 12.5% dự kiến
Tăng nguồn cung tiền trên diện rộng vẫn được nâng lên khi ECB vẫn làm theo lời đảm bảo rằng có đủ thanh khoản trong hệ thống.
Các khoản vay hộ gia đình và các tổ chức phi tài chính cũng ổn định ở mức lần lượt là + 3.0% và + 7.1%.
Ngân hàng trung ương Thuỵ Sỹ có quyết định về lãi suất và các chính sách tiền tệ như thế nào?
Như dự đoán, SNB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức -0.75% và vẫn sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối nếu cần
Ngoài ra, SNB cũng đưa ra dự đoán mức lạm phát mục tiêu cho 3 năm tới:
- Lạm phát năm 2021 ở mức 0.2%
- Lạm phát năm 2022 ở mức 0.4% (so với dự báo trước là 0.2%)
- Lạm phát năm 2023 ở mức 0,5%
Kỳ vọng tăng trưởng GDP của Thụy Sĩ tăng từ 2.5% đến 3.0% vào năm 2021
Các hoạt động kinh tế có khả năng trở lại mức trước khủng hoảng trong nửa cuối năm 2021
Cả lạm phát và triển vọng tăng trưởng vẫn còn nhiều bất ổn
Đồng Franc vẫn được đánh giá cao
Nhìn chung, các phát biểu vẫn khá giống với tuyên bố tháng 12 - đặc biệt là lập trường của họ đối với đồng franc Thụy Sĩ và sự sẵn sàng can thiệp vào thị trường. Do lạm phát vẫn có khả năng tiếp tục giảm, tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào so với SNB vẫn còn ở thời điểm hiện tại vẫn là điều bất khả thi.
Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm khi mới vào đầu phiên
- Chỉ số Eurostoxx giảm -0.4%
- Chỉ số DAX của Đức giảm -0.6%
- Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm -0.6%
- Chỉ số FTSE của Anh giảm -0.5%
- Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha giảm -0.5%
Đây có thể là động thái bắt kịp đà giảm muộn của chứng khoán Mỹ vào ngày hôm qua nhưng nhìn chung, tâm trạng ở châu Âu đã dịu đi trong tuần này. Những lo lắng của Thổ Nhĩ Kỳ đã đè nặng lên các cổ phiếu ngân hàng vào đầu tuần và làn sóng đại dịch Covid-19 vẫn đè nặng lên tâm lý thị trường ngày hôm nay.
Cập nhật thị trường đầu phiên Âu ngày 25/3: Diễn biến thị trường còn khá trầm lắng, quyết định tỷ giá SNB chiếm "spotlight"
Thị trường nhìn chung ổn định trong phiên giao dịch châu Á hôm nay, với sự phục hồi nhẹ trên Nikkei. Mặc dù vậy, diễn biến trên các thị trường khác khá trầm lắng. Các đồng tiền hàng hóa nhìn chung phục hồi trong khi Yên, Franc Thụy Sĩ và Đô la là những đồng tiền yếu hơn. Tuy nhiên, trong tuần, Đô la và Yên vẫn là đồng tiền mạnh nhất trong khi Đô la New Zealand và Đô la Úc có hiệu suất kém nhất cho đến nay. Trọng tâm sẽ chuyển sang quyết định tỷ lệ SNB và các tuyên bố thất nghiệp của Hoa Kỳ.
USD/CHF hiện đang giữ dưới ngưỡng kháng cự 0.9374. Sự phá vỡ vững chắc ở đó sẽ tiếp tục đà phục hồi lớn hơn từ 0.8756. USD/JPY phục hồi trước mức hỗ trợ nhỏ 108.33 và tiêu điểm là trở lại mức đỉnh tạm thời 109.35.
Tại châu Á, Nikkei đóng cửa với mức tăng 1.14%. Chỉ số HSI của Hồng Kông đi ngang trong khi chỉ số China Shanghai SSE giảm -0.01%.
Lợi suất trái phiếu JGB kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng 0.0128 lên 0.081 - giữ ở mức thấp hơn 0,1%. Chỉ số DOW giảm -0.01%, chỉ số S&P 500 giảm -0.55%. và chỉ số NASDAQ giảm -2.01%. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm -0.024 xuống 1.614.
Quyết định tỷ giá SNB là trọng tâm chính trong phiên giao dịch châu Âu. Nhiều người dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức -0.75%, trong khi vẫn duy trì chính sách lãi suất âm và can thiệp tiền tệ là điều cần thiết.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK tháng 4 của Đức tích cực hơn dự kiến
Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng GfK tháng 4 của Đức đạt -6.2 so với con số -12.1 dự kiến
Chúng ta có thể thấy rằng có một số cải thiện đối với tinh thần của người tiêu dùng Đức tuy nhiên, việc các lệnh đóng cửa kéo dài và tình hình vi-rút ngày càng phức tạp đã làm lu mờ triển vọng này .
GfK lưu ý rằng: "Một đợt phong toả khác sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến tiêu dùng và sự cải thiện hiện tại sẽ chỉ còn là dấu hiệu chớp nhoáng. Sự phục hồi bền vững trong tâm lý người tiêu dùng sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài sắp tới, điều này có nghĩa là nó cũng là thời kỳ thử thách các nhà sản xuất và bán lẻ.
Triển vọng hợp đồng Future Dầu thô: Dư địa tăng giá có vẻ vẫn còn!
Số lượng hợp đồng mở (Open interest) dầu thô trên thị trường tương lai đã tăng khoảng 14.2 nghìn hợp đồng vào thứ Tư. Bên cạnh đó, khối lượng hợp đồng tiếp tục xu hướng giảm và giảm mạnh gần 432 nghìn hợp đồng.
Giá dầu thô WTI đã tăng rõ rệt vào thứ Tư. Sự phục hồi từ mức thấp trước đó được cho là do tăng số lượng hợp đồng mở tăng - cho phép dầu thô nới rộng tăng thêm trong ngắn hạn. Cho đến nay, giá dầu vẫn được hỗ trợ bở ngưỡng giá xung quanh $57,30
(Khảo sát) Lần đầu tiên trong 1 năm, các nhà đầu tư chuyển hướng "bearish" tất cả đồng tiền châu Á!
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, lần đầu tiên trong năm nay, các nhà đầu tư đang "bearish" đối với tất cả các đồng tiền châu Á và cũng quay lưng lại với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sau một đợt tăng giá mạnh kể từ mùa hè năm ngoái. Động thái này diễn ra khi nền kinh tế Mỹ hoạt động tốt và các lệnh khóa cửa bắt đầu tăng lên do làn sóng vi-rút thứ 3 đe doa, đã làm mờ triển vọng đối với các tài sản rủi ro.
Với việc gia tăng các ca nhiễm vi-rút ở các khu vực châu Á, chẳng hạn như Ấn Độ và Philippines, cùng với một làn sóng mới trên khắp châu Âu và tốc độ tiêm chủng tương đối chậm hơn, con đường phục hồi kinh tế toàn cầu có vẻ không chắc chắn lắm.
Lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020, khi thị trường đang vật lộn với tình trạng đóng cửa và bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư đã chuyển hướng "bearish" tất cả chín đồng tiền ở châu Á - theo 1 cuộc khảo sát 11 người,
Cập nhật dữ liệu kinh tế sắp tới trong phiên châu Âu ngày 25/03
Thị trường đã có một số dấu hiệu lo lắng khi chứng khoán Mỹ giảm vào cuối ngày hôm qua với chỉ số Nasdaq giảm 2%. Tuy nhiên, tâm trạng thị trường được cải thiện một chút trong phiên châu Á ngày hôm nay, khi chứng khoán Trung Quốc phục hồi và đồng dollar giảm nhẹ. Trong một diễn biến khác, giá dầu đang giảm trở lại mức thấp hơn sau phiên phục hồi ấn tượng ngày hôm qua.
Cùng cập nhật lịch thông báo dữ liệu kinh tế quan trong phiên châu Âu sắp tới
07:00 GMT - Đức công bố chỉ số Niềm tin của người tiêu dùng tháng 4
Niềm tin của người tiêu dùng dự kiến sẽ giữ ở mức gần tương tự như cuộc khảo sát trước đó khi điều kiện kinh tế tiếp tục trầm lắng hơn và việc khóa cửa kéo dài sẽ không giúp thúc đẩy sự lạc quan trong thời điểm hiện tại.
07:45 GMT - Chỉ số Niềm tin kinh doanh tháng 3 của Pháp
Niềm tin kinh doanh và kinh tế nói chung vẫn khá trầm lắng ở Pháp một phần do làn sóng vi-rút bùng phát trở lại tại châu Âu
08:30 GMT - SNB công bố quyết định chính sách tiền tệ tháng 3
Với việc đồng Franc giữ ở mức thấp hơn trong năm nay, SNB không cần phải can thiệp quá mạnh vào thị trường. Tuy nhiên, lạm phát vẫn chưa ở gần mức mong muốn, do đó, ngân hàng trung ương sẽ không có bất kỳ thay đổi chính sách nào hiện nay.
0900 GMT - Dữ liệu cung tiền ngày M3 tháng 2 của Eurozone
Tăng trưởng nguồn cung tiền trên diện rộng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ khi ECB bắt kịp với việc tăng thanh khoản vào hệ thống trong năm nay.
1100 GMT - Dữ liệu Bán lẻ CBI tháng 3 tại Vương quốc Anh, tổng doanh số bán hàng.
Cập nhật thị trường chứng khoán Châu Á trưa ngày 25/03 : Thị trường giao dịch trái chiều do rủi ro của công ty Công nghệ Trung Quốc; Triều Tiên có động thái "thử thách" tâm lý lạc quan của thị trường.
- Cổ phiếu châu Á giao dịch trái chiều khi cổ phiếu công nghệ tại Trung Quốc giảm trong bối cảnh lo ngại hủy niêm yết.
- Kế hoạch thử tên lửa của Triều Tiên "thách thức" sự lạc quan của thị trường.
- GDP của Hoa Kỳ và nhận xét của các ngân hàng trung ương sẽ là chìa khóa cho diễn biến thị trường ngày hôm nay.
Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 0.15% trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0.75%. Bên cạnh đó, ASX 200 của Úc và NZX 50 của New Zealand chưa xác định được xu hướng rõ ràng do các tin tức trái chiều tại Trung Quốc và thiếu chất xúc tác chính trong nước.
Các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia và Ấn Độ giảm nhẹ khi Hoa Kỳ thắt chặt các điều kiện để các công ty nước ngoài trụ tại thị trường Mỹ. Nếu điều tương tự xảy ra từ phía Trung Quốc, nó có thể "hất cẳng" một số gã khổng lồ công nghệ khỏi Bắc Kinh và khiến căng thẳng Trung-Mỹ leo thang
Trong một diễn biến khác, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc không chịu tác động bởi tuyên bố của Triều Tiên về việc thử hai tên lửa. Mặc dù vậy, sự thận trọng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã hạn chế mức tăng của chỉ số.
S&P 500 Futures ghi nhận chuỗi ngày giảm thứ hai khi AstraZeneca được tuyên bố đạt hiệu quả 76% so với các biến thể covid và bác bỏ các cáo buộc liên quan đến tác dụng phụ.Củng cố cho tâm trạng tích cực của thị trường là việc gia hạn Chương trình (PPP) cũng như gợi ý về kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trị giá 3.0 nghìn tỷ dollar
Thái Lan vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng GDP mặc cho rủi ro làn sóng vi-rút quay trở lại
Thái Lan đang duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 4% trong năm nay nhờ sự hỗ trợ của các biện pháp tài khóa cũng như biện pháp ngăn chặn làn sống bùng phát dịch mới và các kế hoạch tiêm chủng vắc xin.
Phó Thủ tướng Supattanapong Punmeechaow phát biểu tại một hội thảo kinh doanh cho biết những người Thái có mức tiết kiệm cao được khuyến khích hỗ trợ đất nước bằng cách chi tiêu nhiều hơn vào thời điểm du lịch đang gặp khó khăn Tuy nhiên, hôm thứ Tư, ngân hàng trung ương đã cắt giảm dự báo GDP năm 2021 xuống mức tăng trưởng 3.0% từ mức 3.2%.
Fidelity và Goldman Sachs đồng loạt gửi hồ sơ lập quỹ ETF Bitcoin
Cụ thể, trong hồ sơ gửi lên SEC, Fidelity Investment sẽ thành lập một quỹ có tên là Wise Origin Bitcoin ETF, do công ty con chuyên về lĩnh vực tiền mã hóa của Fidelity là Fedelity Digital Asset đứng ra làm đơn vị lưu ký. Nếu được chấp thuận, quỹ ETF Bitcoin này sẽ sử dụng chỉ số giá BTC do Fidelity tự tổng hợp. Fidelity cho biết: “Mục tiêu của quỹ là để theo dõi biến động giá Bitcoin theo như Chỉ số giá Bitcoin của Fidelity. Quỹ này sẽ cho phép nhà đầu tư tiếp xúc trực tiếp đến Bitcoin, và giá của các cổ phiếu của Quỹ sẽ được điều chỉnh hàng ngày theo cách tính toán của chỉ số giá. Nhà đầu tư sẽ có thể tiếp cận đến quỹ thông qua tài khoản môi giới chứng khoán truyền thống mà không gặp phải những rào cản như rủi ro nắm giữ và giao dịch trực tiếp Bitcoin, giao dịch trên thị trường spot, hoặc đào tiền.”
Cũng trong ngày 25/03, ngân hàng đầu tư hàng đầu nước Mỹ Goldman Sachs cũng thông báo ý định phát hành một loại sản phẩm đầu tư có liên hệ trực tiếp đến quỹ ETF Bitcoin của ARK Investment Management.
Trong hồ sơ gửi lên SEC, Goldman Sachs cho biết sẽ phát hành 15.7 triệu USD chứng khoán nợ đáo hạn vào năm 2026. Biến động giá trị của chứng khoán sẽ phụ thuộc vào quỹ ETF Bitcoin của ARK Investment Management. Theo khẳng định của Goldman Sachs, quỹ ETF của ARK hiện đang bao gồm cổ phiếu của nhiều công ty công nghệ tiến bộ, trong đó có cả blockchain, bitcoin và một số đồng tiền mã hóa khác.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có nhận xét gì về kế hoạch mua các quỹ ETF?
Thống đốc Haruhiko Kuroda cho biết Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) không có kế hoạch chấm dứt việc mua các quỹ ETF của mình vào lúc này hoặc dỡ bỏ khoản nắm giữ của ngân hàng. Ông cho biết, BOJ sẽ tiếp tục mua ETF một cách linh hoạt theo các hướng dẫn hiện hành và sớm thảo luận về thời gian hoặc phương thức chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng bao gồm cả việc mua tài sản của BOJ.
Phản ứng thị trường
USD/JPY hiện đang được giao dịch ở mức 108.92 sau khi tăng 0.20% trong ngày.
Mỹ trừng phạt các tập đoàn thuộc sở hữu bởi quân sự Myanmar
Mỹ trừng phạt các tập đoàn quân sự thuộc sở hữu của Myanmar, trong đó có MEC, MEHL. Động thái này nhằm trừng phạt những cuộc xung đột và căng thẳng trong nước.
AstraZeneca chính thức công bố hiệu quả của vaccine COVID-19
Theo kết quả thử nghiệm lần 3:
- Hiệu quả đối với các triệu chứng COVID-19 thông thường đạt 76%.
- Hiệu quả đối với các trường hợp nghiêm trọng đạt 100%.
- Hiệu quả đối với các trường hợp dương tính trên 65 tuổi đạt 85%.
Chính phủ Mỹ đã sử dụng bao nhiêu tiền trong quy mô gói kích thích tài khóa?
Tính đến thời điểm hiện tại, 325 tỷ USD trong gói kích thích tài khóa đã được sử dụng. Riêng với các khoản trợ cấp cá nhân, 37 triệu khoản trợ cấp đã được chi trả, tương đương với tổng số tiền 83 tỷ USD.
Fed Chicago nhận định gì về nền kinh tế Mỹ?
Chủ tịch Fed Chicago, ông Evans cho biết:
- GDP sẽ tăng trưởng 6.5% trong năm nay, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 4.5%.
- Chúng tôi sẽ nhìn vào thực trạng của nền kinh tế để đánh giá lại chính sách cũng như thay đổi chính sách tiền tệ trong tương lai.
- Chúng ta sẽ được chứng kiến lạm phát có thể tạo đỉnh ở mức 2.5% trong năm nay.
- Sự phục hồi sẽ mạnh mẽ trong năm 2022, và tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống dưới 4%.
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm có thể được duy trì ở mức thấp nếu kích thích tài khóa được triển khai đúng như kỳ vọng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 24/03: Chứng khoán giảm điểm, Dollar tăng trên diện rộng, giá dầu tăng vọt do một biến cố bất ngờ
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục chịu áp lực trong phiên hôm nay, dẫn đầu là các cổ phiếu công nghệ. Nasdaq giảm 2.01%, S&P 500 giảm 0.55% trong khi Dow Jones đi ngang.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Dollar mở rộng đà tăng, DXY đã chạm mức cao nhất 4 tháng tại 92.53. EUR/USD giảm 0.31% xuống 1.1813, GBP/USD giảm 0.47% xuống 1.3687, khi dư âm của các lệnh phong tỏa tại châu Âu vẫn gây áp lực lên các đồng tiền, cũng như việc tiêm chủng tại châu Âu đang tiến triển chậm hơn so với Mỹ. NZD/USD giảm 0.54% khi quyết định kìm hãm đà tăng của thị trường bất động sản tiếp tục khiến đồng tiền này mở rộng đà giảm. Duy nhất CAD tăng so với USD do sự phân kỳ chính sách tiền tệ của BoC, cũng như giá dầu tăng mạnh mẽ.
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến kênh đào Suez tiếp tục chịu sự phong tỏa, cản trở đến việc giao thương thương mại, trong đó chuỗi cung ứng dầu thô cũng bị đình trệ. Giá dầu tăng mạnh gần 6% lên mức $61.18/thùng. Vàng tăng lên $1,734/oz.
Yellen: Quan điểm của tôi về không gian tài khóa của Hoa Kỳ đã thay đổi kể từ năm 2017
Cũng trong phiên điều trần, bộ trưởng Tài chính, bà Yellen phát biểu:
- Ngân sách phải đi theo con đường bền vững về lâu dài.
- Không gian tài chính nhiều hơn không có nghĩa là bất cứ điều gì có thể xảy ra.
- Về lâu dài, chúng tôi cần tăng thu nhập (thuế) để hỗ trợ chi phí.
Powell: Tôi nhận thấy áp lực lạm phát trong ngắn hạn!
Phát biểu của chủ tịch Fed trong phiên điều trần ngày hôm nay:
- Lạm phát sẽ gặp áp lực tăng trong ngắn hạn, nhưng nó chỉ là tạm thời.
- 2021 sẽ là năm tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, kể cả kịch bản nền kinh tế như thế nào đi chăng nữa.
- Chúng tôi không mong muốn thấy lạm phát quá cao, nhưng chúng tôi có đủ biện pháp để đối phó nếu như điều này thực sự xảy ra.
- Lợi suất đang phản ánh sự tích cực đối với triển vọng của nền kinh tế.
Lượng dầu tồn kho tại Mỹ tăng vượt ngoài dự kiến
Theo báo cáo hàng tuần của EIA, tuần vừa qua, lượng dầu tồn kho tại Mỹ tăng thêm 1.9 triệu thùng, vượt xa mức dự kiến 1.35 triệu thùng. Điều này dấy lên mối lo ngại về việc dư thừa nguồn cung, giá dầu sau thông tin trên đã giảm từ $59.8/thùng xuống $59.3/thùng.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán tăng điểm, Dollar tăng trước thềm phiên điều trần thứ 2 của Powell và Yellen
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang tăng nhẹ trở lại sau khi giảm vào phiên hôm trước đó. S&P 500 tăng 0.48%, Dow Jones tăng 0.97% còn Nasdaq giảm 0.28%. Thị trường vẫn tỏ ra thận trọng trước thềm phiên điều trần thứ 2 tại Quốc hội.
Tâm lý risk-off phần nào đã được nguôi ngoai đi, khi chứng khoán tăng điểm cũng khiến giá dầu bật tăng trở lại sau khi chạm đáy, lên mức $59.65/thùng. Vàng tăng nhẹ lên $1,729/oz.
Trong khi đó, đà tăng của USD vẫn được duy trì trên diện rộng. Các đồng tiền G-7 đều giảm so với USD, trong đó dẫn đầu là NZD giảm 0.49% xuống 0.6966, khi dư âm của việc can thiệp vào thị trường nhà ở vẫn còn. EUR/USD giảm 0.24% xuống 1.182, còn GBP/USD giảm 0.37% xuống 1.37, chịu áp lực đến từ các lệnh phong tỏa cũng như số ca nhiễm mới tăng lên, ngoài ra, sự phân kỳ trong việc triển khai vaccine tại Mỹ và các quốc gia châu Âu cũng ảnh hưởng lớn đến các đồng tiền trên. Duy nhất CAD tăng 0.14%, khi BoC thông báo họ sẽ cắt giảm các chương trình nới lỏng khẩn cấp nếu tình hình kinh tế được cải thiện.
PMI tháng 3 tại Mỹ tăng nhẹ
Cả PMI sản xuất và PMI dịch vụ tại Mỹ đều tăng, dù con số không được cao như dự kiến. Do vậy trên thị trường, đồng USD không phản ứng quá mạnh với thông tin.
- PMI sản xuất tăng nhẹ từ 58.6 lên 59.0
- PMI dịch vụ tăng nhẹ từ 59.8 chạm mức 60.0 lần đầu tiên sau 7 năm qua.
USD/JPY bật tăng mạnh mẽ khi lợi suất vừa nhảy vọt
Trong vài phút gần đây, tỷ giá USD/JPY đã tăng nhanh chóng từ mức 108.70 lên 108.90, khi lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm đảo chiều tăng lên mức 1.644%.
Khảo sát tại Fed Richmond cho thấy một dự báo điên rồ về nền kinh tế!
Cuộc khảo sát tại Fed Richmond cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2021 ở mức trung bình 5.7%, với mức lạm phát được dự báo là 2.4%.
Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên ở đây là khá nhiều người dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tới 8% trong năm nay, và tỷ lệ lạm phát sẽ cao chót vót ở mức 3.5%.
Chỉ số DXY sẽ càng "mạnh mẽ" hơn nếu phá qua mốc 92.60.
Đồng dollar tiếp tục thể hiện sức mạnh và đẩy chỉ số DXY lên mức đỉnh mới quanh 92.60, khu vực trùng với đường SMA 200 ngày vô cùng quan trọng.
Một sự bứt phá rõ ràng lên trên sẽ giúp xu hướng tăng tiếp tục.
Bà Merkel chính thức rút lại lệnh phong tỏa vào lễ Phục sinh
Merkel nói rằng đó là một sai lầm khi đã ủng hộ quy định phong tỏa trong Lễ Phục sinh
Điều này đã được đồn đại trước đó vì vậy không có gì quá ngạc nhiên. Rủi ro là khi cố gắng dỡ bỏ tình trạng phong tỏa nói chung, COVID có thể lây lan nhiều hơn trong thời gian này.
Tỷ giá USD/JPY sẽ hướng tới 107.70 khi phá qua mốc 108.40?
Tỷ giá USD/JPY biến động theo tâm lý thị trường hôm nay, dao động trong vùng giá 108.60 khi cặp tiền này tiếp tục có lực mua trong ngày xung quanh hỗ trợ 108.40, Valeria Bednarik, Trưởng phòng phân tích tại FXStreet nhận định.
Phó Thống đốc RBA: Sẽ không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát ổn định trở lại trong phạm vi 2-3%
Phó Thống đốc RBA, Guy Debelle, cho biết hôm thứ Tư rằng họ sẽ không tăng lãi suất tiền mặt cho đến khi họ thấy lạm phát ổn định trở lại trong phạm vi 2-3%,
“Kỳ vọng hiện tại là điều đó sẽ không xảy ra cho đến năm 2024,”
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về tỷ giá EUR/GBP?
Theo các chuyên gia phân tích của Credit Suisse, cặp EUR/GBP khả năng sẽ bứt phá rõ ràng trên mốc 0.8641 để xác nhận vùng cơ sở ngắn hạn và điều chỉnh sâu hơn lên đường MA 55 ngày tại 0.8732/38.
Thành viên Fed Bostic: Tôi vẫn nghĩ rằng năm 2023 là thời điểm chúng ta bắt đầu nâng lợi suất
- Fed cần thấy lạm phát "tăng mạnh và nhanh chóng" trong một thời gian để nâng lãi suất
- Không chắc điều này sẽ sớm xảy ra
- Sẽ có một khoảng thời gian hợp lý trước khi cân nhắc thu hẹp chương trình mua tài sản
- Kỳ vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng 6%, lạm phát vượt mức 2% trong năm nay
- Điều kiện tài chính còn rất dễ dàng
- Những gì chúng ta đang thấy trên thị trường tín dụng cực kỳ đáng khích lệ
BOJ mua lượng ETF trị giá 70.1 tỷ Yên trong ngày hôm nay
Đây là lượng mua nhiều nhất trong một ngày kể từ đầu năm đến nay.
Điều này xảy ra khi chỉ số Nikkei và Topix giảm 2% nữa trong ngày hôm nay. Rõ ràng, BOJ đang cố gắng phát tín hiệu rằng họ vẫn cam kết mua các chứng chỉ quỹ ETF vì sự thay đổi chính sách mới nhất đã gây khó chịu cho thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Tuy nhiên, họ sẽ phải làm nhiều hơn nữa để thuyết phục rằng họ không cắt giảm sự hỗ trợ ở mặt trận này. Giao dịch mua 70.1 tỷ yên hôm nay là số tiền hàng ngày cao nhất từ đầu năm đến nay và là lần thứ tư trong tháng này.
Tuy nhiên, nó vẫn khá nhạt nhòa so với con số khoảng 100 tỷ yên mà họ thường thực hiện trong năm ngoái.
PMI dịch vụ sơ bộ tháng 3 của Eurozone đạt 48.8 so với mức 46.0 dự kiến
PMI sản xuất đạt 62.4 so với 57.6 dự kiến
Trước đó đạt 57.9
PMI tổng hợp đạt 52.5 so với 49.1 dự kiến
Trước đó đạt 48.8
Sau dữ liệu PMI tích cực tại Đức, PMI khu vực EU cũng tốt hơn dự kiến và cải thiện khá đáng kể so với tháng trước.
EUR/USD phục hồi lên 1.183 sau khi dữ liệu PMI được công bố.
PMI sản xuất sơ bộ tháng 3 của Đức là 66.6 so với dự kiến là 60.5
- PMI dịch vụ đạt 50.8 so với 46.5 dự kiến
- Trước đó 45.7
- PMI tổng hợp đạt 56.8 so với dự kiến 51.6
- Trước 51.1
Dữ liệu tại Đức khá ấn tượng, PMI sản xuất đã tăng lên mức cao nhất trong 37 tháng. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ cũng cho thấy sự cải thiện rõ rệt mặc dù các biện pháp phong tỏa đang được áp dụng ở Đức.
EUR/USD tăng hơn 10 pips sau khi báo cáo được công bố
Cập nhật thị trường đầu phiên Âu ngày 24/3: Chứng khoán đi ngang, USD tăng mạnh mẽ
Thị trường chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chủ yếu đi ngang trong buổi sáng hôm nay sau khi hàng loạt tài sản rủi ro sụt giảm trước đó. S&P 500 tương lai giảm 0.02% xuống 3,899 trong khi NASDAQ tăng 0.26% lên 13,040.
Giá vàng sau khi hồi phục đôi chút vào đầu ngày đã giảm trở lại xuống dưới mức $1,730/oz. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 1.6% sau khi chủ tịch Fed J.Powell liên tục trấn an thị trường, cho rằng lạm phát chỉ mang tính tạm thời và Fed có đủ công cụ để kìm hãm nếu nó thực sự xảy ra nhưng vàng vẫn trượt dốc do đồng USD mạnh lên trên diện rộng.
Giá dầu đang rơi vào chuỗi ngày sụt giảm rất mạnh sau khi sự lạc quan thái quá trước đó về sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ năng lượng nhờ tiến trình tiêm chủng vắc-xin mất đi. Đây cũng có thể đơn thuần là hành động chốt lời sau khi giá đã tăng quá mạnh trước đó. Hiện dầu WTI giao dịch quanh mức $58.43/thùng, tăng 1.8% trong ngày.
Tại thị trường FX, USD nới rộng đà tăng so với hầu hết các đồng tiền chính. Tâm lý lo ngại rủi ro và dòng tiền cuối quý/tháng đang là những yếu tố chính hỗ trợ USD lúc này. EUR tiếp tục suy yếu khi thị trường đều có quan điểm đồng thuận về sự phân kỳ giữa tốc độ phục hồi kinh tế và triển khai vắc xin giữa Mỹ và EU. GBP/USD giảm xuống 1.368 sau khi đã tăng mạnh trong tháng 2. AUD và NZD đều giảm rất mạnh do chính phủ New Zealand kìm hãm thị trường nhà ở và Trung Quốc thắt chặt tín dụng. JPY là đồng tiền duy nhất tăng giá so với USD trong ngày hôm qua.
Tuyến đường thủy trọng điểm tại kênh đào Suez của Ai Cập đang bị tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng
Các quan chức cho biết hôm thứ Tư, một con tàu chở hàng thuộc loại lớn nhất thế giới đã mắc kẹt và chặn tất cả giao thông trong kênh đào Suez của Ai Cập, đe dọa làm gián đoạn hệ thống vận chuyển toàn cầu vốn đang chịu nhiều căng thẳng bởi đại dịch Covid-19.
Quan chức Ai Cập cho biết hy vọng có thể đưa con tàu hoạt động trở lại và điều này sẽ mất ít nhất hai ngày.
Khoảng 10% lượng hàng hóa thương mại trên thế giới chảy qua đường thủy và nó vẫn là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của Ai Cập.
CPI tháng 2 của Anh tăng 0.4% so với mức tăng 0.8% dự kiến
Một số thông tin chi tiết khác trong ngày khi số liệu giá sản xuất và giá bán lẻ được công bố:
Sản lượng PPI MoM + 0.6% so với + 0.3% dự kiến
Sản lượng PPI YoY + 0.9% so với + 0.3% dự kiến
PPI đầu vào MoM + 0.6% so với + 0.6% dự kiến
PPI đầu vào YoY + 2.6% so với + 2.6% dự kiến
GBP/USD tiếp tục đà suy yếu sau tin tức này
Đột nhiên các nhà giao dịch không muốn bán trái phiếu cho các ngân hàng trung ương
Sự thay đổi quan điểm đối với trái phiếu chính phủ thể hiện rõ ràng tại các hoạt động từ chương trình QE của RBNZ hôm thứ Tư, nơi ngân hàng trung ương không mua đủ hạn ngạch trái phiếu. Các trader đột nhiên ít quan tâm đến việc bán đi các trái phiếu chất lượng cao, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy tài sản trú ẩn đang được yêu thích trở lại.
* RBNZ CHỈ MUA ĐƯỢC 152 triệu NZD TRÁI PHIẾU TRONG CUỘC ĐẤU GIÁ TỪ CHƯƠNG TRÌNH QE; MỤC TIÊU MUA VÀO 220 triệu NZD
Đây là sự thay đổi so với đầu tháng này, khi lợi suất NZD 5 năm cao hơn khoảng 40 điểm cơ bản và các nhà giao dịch không thể bán tháo trái phiếu đủ nhanh. Trái phiếu kho bạc cũng đã vững vàng hơn trong những phiên gần đây.
Triển vọng hợp đồng Future Vàng: Vàng vẫn sẽ tiếp tục đà giảm!
Khối lượng mở vị thế trên thị trường vàng tương lai đã tăng gần 6 nghìn hợp đồng vào thứ Ba theo dữ liệu nhanh từ CME Group. Mặt khác, khối lượng đảo chiều tăng lên mức 60.7 nghìn hợp đồng.
Khối lượng hợp đồng mở tăng đã dẫn đến hành động giá tiêu cực hôm thứ Ba và tất cả đều cho thấy khả năng thua vàng sẽ tiếp tục nới rộn đà giảm trong thời gian rất gần. Vàng sẽ phải đối mặt với ngưỡng hỗ trợ $1,680/oz - mức thấp nhất cho đến năm 2021.
Thống đốc NHTW Nhật Bản: Chúng tôi vẫn tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng một cách kiên trì!
Một vài nhận xét của thống đốc BOJ, Haruhiko Kuroda về tình hình kinh tế hiện tại và những chính sách tiền tệ được áp dụng
- Sẽ mất thời gian để đạt được mục tiêu lạm phát 2%
- Các chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được duy trì trong một thời gian dài
- Đây vẫn chưa là thời điểm thích hợp để xem xét dừng mua các quỹ ETF của BOJ
- Khi đến thời điểm, BOJ sẽ đưa ra hướng dẫn về các thay đổi tại cuộc họp chính sách.
Những nhận xét này không có ảnh hưởng lớn đến chứng khoán Nhật Bản khi cả Nikkei và Topix đều nới rộng đà giảm gần 2% trong ngày hôm nay
Cập nhật thị trường chứng khoán châu Á trưa ngày 24/03: Thị trường tiếp tục chịu áp lực do lo ngại vắc-xin và những căng thẳng xung quanh Trung Quốc
- Cổ phiếu châu Á giảm trong bối cảnh lo ngại về vắc xin cũng như những lo ngại về địa chính trị và thương mại Trung Quốc, Triều Tiên.
- Lo ngại thoả thuận thương mại Trung-Mỹ quay trở lại trong khi khối liên minh Châu Âu và Mỹ gây sức ép lên Bắc Kinh
- Hồng Kông, Ma Cao đình chỉ vắc xin BioNTech, NSW của Úc nới lỏng lệnh cấm vận.
- Fed vẫn trấn an nối lo "reflation" và tăng lãi suất, lợi suất TP Kho bạc Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp mới trong tuần.
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục suy giảm do rủi ro gia tăng vào đầu ngày thứ Tư. Sự không chắc chắn về các chính sách tương lai của Fed và sự phục hồi kinh tế ban đầu đè nặng tâm lý, vấn đề vắc xin và những động thái xung quanh Trung Quốc gần đây đã làm tâm trạng châu Á - Thái Bình Dương nặng nề. Chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 1.20% - xuống mức thấp nhất hai tuần trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1.43% trước phiên giao dịch châu Âu.
ASX 200 của Úc tăng 0.75% khi bang lớn nhất New South Wales (NSW) thông báo yêu cầu đeo khẩu trang và khuyến khích các cuộc tụ họp xã hội. Theo sau động thái này, cùng với các con số giao dịch khả quan trong nước, New Zealand NZX 50 cũng tăng 0.60%.
Trong một diễn biến khác, việc Trung Quốc không có khả năng thực hiện thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ và các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương cùng với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên góp phần vào tâm lý lo ngại rủi ro. Do đó, cổ phiếu ở Trung Quốc và Hồng Kông hầu hết đều đỏ.
KOSPI của Hàn Quốc cũng có những chuyển biến giống với những quốc gia còn lại ở Châu Á - Thái Bình Dương ngay cả khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Lee Ju-yeol nhận thấy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm nay đồng thời nói thêm rằng họ không vội tăng lãi suất.
S&P 500 Futures dao động quanh mức 3,900 trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống dưới 1.60%, xuống 4.4 (bps)