PMI dịch vụ từ ISM của Mỹ tháng 1 thấp hơn kỳ vọng
- PMI dịch vụ: 52.8 (Dự báo: 54.2, trước đó: 54.1)
- Chỉ số việc làm dịch vụ: 52.3 (tăng từ 51.3 tháng trước)
- Chỉ số Đơn hàng mới: 51.3 (giảm từ 54.2)
- Chỉ số Giá đầu vào: 60.4 (giảm từ 64.4)
- Hoạt động kinh doanh: 54.5 (giảm từ 58.2)
- Chỉ số hàng tồn kho: 47.5 (giảm từ 49.4)
- Đơn hàng tồn đọng: 44.8 (tăng nhẹ từ 44.3)
- Đơn hàng xuất khẩu mới: 52.0 (tăng từ 50.1)
- Nhập khẩu: 49.8 (giảm từ 50.7)
- Tâm lý về tồn kho: 53.5 (tăng nhẹ từ 53.4)
- Báo cáo này nhấn mạnh tác động của điều kiện thời tiết xấu và lo ngại về thuế quan. Đồng USD suy yếu sau báo cáo, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 10 điểm cơ bản, xuống mức thấp nhất trong ngày là 4.41%
Lợi suất TPCP Mỹ giảm khắp các kỳ hạn
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh vào sáng thứ Tư do nhu cầu tìm đến tài sản trú ẩn an toàn, xuất phát từ lo ngại về sự bất ổn gia tăng ở Trung Đông sau khi Tổng thống Donald Trump đề xuất Mỹ đảm nhận quyền kiểm soát Dải Gaza.
Sau công bố báo cáo dữ liệu PMI dịch vụ tháng 1 thấp hơn dự đoán, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 10 điểm cơ bản, xuống mức thấp nhất trong ngày 4.14%
PMI dịch vụ chính thức từ S&P Global của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 1
- PMI dịch vụ: 52.9, sơ bộ: 52.8, tháng trước: 56.8, vốn là mức cao nhất kể từ tháng 3/2022.
- PMI tổng hợp: 52.7, cao hơn mức sơ bộ 52.4 nhưng vẫn giảm so với 55.4 trước đó.
PMI dịch vụ tháng 1 của Canada tăng so với tháng trước
- PMI dịch vụ: 49.0, trước đó: 48.2
- PMI dịch vụ tăng nhưng vẫn dưới ngưỡng 50
- Các chuyên gia cho rằng sự sụt giảm trong hoạt động chủ yếu do lượng đơn hàng mới giảm, đánh dấu tháng giảm thứ hai liên tiếp
- Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong ba tháng
USD/CAD quét hai chiều sau công bố, hiện đang giao dịch ở mức 1.4277
Thông báo tái cấp vốn từ Bộ Tài chính Mỹ: Hầu hết quy mô đấu thầu trái phiếu sẽ được giữ nguyên trong vài quý tới
- Tổng quy mô tái cấp vốn: 125 tỷ USD, gồm:
- 18.8 tỷ USD huy động vốn mới.
- 106.2 tỷ USD dùng để tái cấp vốn cho các chứng khoán đáo hạn.
- Đấu thầu trái phiếu:
- 58 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm.
- 42 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
- 25 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 30 năm.
-
Tất cả các con số đều không thay đổi, đúng như dự báo trước đó.
-
Bộ Tài chính cho biết sẽ phát hành lượng lớn tín phiếu hơn bình thường cho đến khi trần nợ công được nâng.
-
Một số nhà đầu tư lo ngại Bộ Tài chính sẽ huỷ bỏ cam kết "Duy trì quy mô đấu thầu trái phiếu với lãi suất cố định và trái phiếu lãi suất FRN trong ít nhất vài quý tới," nhưng cam kết này vẫn được giữ nguyên, vốn đã được đưa ra từ tháng 2/2024.
-
Nhiều ý kiến cho rằng Bessent có thể dần chuyển trọng tâm phát hành sang các trái phiếu kỳ hạn dài hơn.
Báo cáo việc làm ADP Hoa Kỳ tháng 1 tăng mạnh so với dự báo
- Tăng trưởng việc làm: 183K (Dự báo: 148K, trước đó: 122K)
- Phân bổ việc làm:
- Lĩnh vực sản xuất hàng hóa: -6K
- Lĩnh vực dịch vụ: +190K
- Tăng trưởng lương hàng năm:
- Người giữ nguyên công việc: +4.7% (Trước đó: +4.6%)
- Người thay đổi công việc: +6.8% (Trước đó: +7.1%)
"Chúng ta đã có một khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2025, nhưng thị trường lao động vẫn đang tồn tại sự phân hoá. Các ngành dịch vụ là động lực chính thúc đẩy tuyển dụng, trong khi tăng trưởng việc làm ở lĩnh vực kinh doanh và sản xuất lại yếu hơn." Nela Richardson, nhà kinh tế của ADP cho biết.
Hơn một nửa số việc làm mới tập trung vào các ngành thương mại, vận tải, tiện ích và giải trí, nhà hàng khách sạn.
Quan chức Fed Barkin: Dữ liệu kinh tế gần đây đã cho thấy những tín hiệu tích cực
- Rất khó để dự đoán được chính xác các tác động của thuế quan và những loại thuế quan nào sẽ được áp dụng.
- Những rủi ro không chỉ đến từ thuế quan mà còn liên quan đến vấn đề nhập cư, quy định và nhiều vấn đề khác.
- Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ nhưng đầu tư giảm trong năm 2025.
- Tôi kỳ vọng lạm phát 12 tháng sẽ giảm đáng kể.
- Tôi vẫn nghiêng về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.
- Việc tăng lãi suất chỉ xảy ra khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
- Ưu tiên hiện tại là theo dõi diễn biến kinh tế và đưa ra các phản ứng chính sách phù hợp khi cần thiết.
- Tôi vẫn nhận định rằng mức lãi suất hiện tại đang ở mức thắt chặt vừa phải.
- Chính sách tiền tệ đã được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh thực tế của nền kinh tế hiện nay.
Bản tin FX phiên Âu: Đồng USD tiếp tục suy yếu khi lo ngại về chiến tranh thương mại tạm lắng xuống
Phiên giao dịch hôm nay của thị trường ngoại hối khá sôi động khi đồng USD tiếp tục giảm do không có tin tức tiêu cực về thuế quan, trong khi JPY tăng mạnh nhờ dữ liệu tiền lương tại Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng.
Về các mặt dữ liệu kinh tế, tâm điểm là dữ liệu PMI dịch vụ của Hoa Kỳ được công bố cuối ngày hôm nay. Giá dầu thô chịu áp lực sau thông tin tích cực từ báo cáo của Tổng thống Trump về việc gia tăng "áp lực tối đa" đối với Iran.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran tuyên bố rằng vấn đề lớn nhất giữa Iran và Mỹ là vũ khí hạt nhân, nhưng điều này hoàn toàn có thể giải quyết. Ngay sau đó, Trump đăng trên mạng xã hội rằng ông mong muốn Iran trở thành một quốc gia phát triển, nhưng không được sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông cũng nhấn mạnh mong muốn đạt được một "thỏa thuận hòa bình lâu dài về hạt nhân".
Ở các thị trường khác, vàng tiếp tục lập đỉnh mới. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục giảm mạnh sau báo cáo JOLTS yếu kém được công bố hôm qua. Thị trường đang dồn sự chú ý về báo cáo việc làm NFP của Mỹ vào thứ Sáu, được kỳ vọng sẽ mang lại tác động đáng kể đến thị trường.
Trên thị trường chứng khoán, tâm lý thận trọng vẫn bao trùm khi nhà đầu tư chờ đợi thông tin từ cuộc điện đàm giữa Trump và Tập. Mặc dù lợi suất trái phiếu giảm mạnh và đồng USD suy yếu đáng kể, thị trường chứng khoán vẫn chưa thể hiện sự bứt phá như mong đợi.
Vàng tiếp đà tăng khi nhu cầu tài sản trú ẩn tiếp tục gia tăng
Giá vàng (XAU/USD) tiếp tục đà tăng trong ngày thứ năm liên tiếp, với mức tăng 2.5% mức tăng trong tuần này và đạt đỉnh kỷ lục mới gần $2,877 khi các nhà đầu tư đổ xô vào kim loại quý này. Dữ liệu kinh tế yếu hơn từ Hoa Kỳ (Mỹ), ủng hộ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất một lần nữa, cùng với những lo ngại về thuế quan nhanh chóng phai nhạt, đang nâng giá vàng lên mức cao hơn từng ngày.
Về mặt dữ liệu kinh tế, đây có thể trở thành một động lực hỗ trợ giá vàng. Thứ Tư tuần này, dữ liệu PMI của Hoa Kỳ cho tháng 1 sẽ được công bố. Một dữ liệu PMI yếu hơn có thể đưa vàng một lần nữa lên mức kỷ lục mới.
Société Générale: Lãi suất điều hành của BOJ sẽ đạt mức cao nhất là 1.00%
Đồng JPY đang có hiệu suất tốt và lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm đã tăng lên gần 1.30%, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2011, các nhà phân tích FX của Société Générale lcho hay:
- Tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản đã tăng mạnh trong tháng 12. Thu nhập tiền mặt danh nghĩa cao hơn 1.1 điểm phần trăm so với dự kiến ở mức cao gần ba thập kỷ là 4.8% so với cùng kỳ năm ngoái phản ánh sự tăng vọt trong tiền thưởng.
- Mức tăng lương theo lịch trình tăng đúng như dự báo là 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phù hợp với dự báo của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) rằng lạm phát sẽ ổn định quanh mức mục tiêu 2% vào năm 2026 với giả định tăng trưởng năng suất là 1%.
- Lãi suất điều hành của BOJ dự kiến vẫn sẽ đạt đỉnh quanh mức 1.00% trong hai năm tới, điều này hạn chế khả năng tăng giá của JPY và lợi suất JGB.
Đồng USD tiếp tục chịu áp lực khi lo ngại về chiến tranh thương mại dần suy yếu
Đây tiếp tục là một phiên giao dịch đối với đồng bạc xanh khi thị trường tiếp tục bán tháo USD do lo ngại về chiến tranh thương mại giảm bớt.
Vào thứ Sáu, thị trường sẽ có dữ liệu NFP tháng 1 và có thể đây sẽ là một báo cáo tích cực. Điều đó có thể dẫn đến một đợt phục hồi ngắn hạn đối với đồng USD, nhưng như với dữ liệu việc làm JOLTS của Hoa Kỳ ngày hôm qua, thị trường lao động tiếp tục bình thường hóa và không còn là nguồn gây áp lực lạm phát nữa. Vì vậy, đợt tăng giá tiềm năng của đồng bạc xanh có thể bị suy yếu.
Điều đó không có nghĩa là Fed sẽ cắt giảm nhiều hơn hai lần dự kiến trong năm nay, nhưng nó cũng không khiến kỳ vọng thị trường trở nên "hawkish" hơn.
PMI dịch vụ chính thức khu vực Eurozone trong tháng 1 thấp hơn dự báo sơ bộ
- PMI Dịch vụ: 51.3 (Dự kiến: 51.4, Sơ bộ: 51.4, Tháng trước: 51.6)
- PMI Tổng hợp: 50.2 (Dự kiến: 50.2, Sơ bộ: 50.2, Tháng trước: 49.6)
Những điểm chính:
- Chỉ số sản lượng PMI tổng hợp của Eurozone HCOB ở mức 50.2 (Tháng 12: 49.6). Cao nhất trong 5 tháng.
- Chỉ số hoạt động kinh doanh PMI dịch vụ của Eurozone HCOB ở mức 51.3 (Tháng 12: 51.6). Thấp nhất trong 2 tháng.
- Nền kinh tế trở lại tăng trưởng, nhưng sự sụt giảm liên tục trong hoạt động kinh doanh mới cho thấy cơ hội phục hồi mong manh.
Dữ liệu PPI tháng 12 của Eurozone tăng ít hơn dự báo
- PPI của Eurozone so với tháng trước tăng 0.4% (Dự kiến: 0.5%, Tháng trước: 1.6% - được điều chỉnh thành 1.7%)
- PPI của Eurozone so với cùng kỳ năm trước tăng 0.0% (Dự kiến: -0.1%, Tháng trước: -1.2%)
Mức tăng hàng tháng cao nhất về giá sản xuất công nghiệp được ghi nhận ở Bulgaria (+5.1%), Croatia (+2.4%) và Slovakia (+1.5%). Mức giảm lớn nhất được ghi nhân tại Ireland (-1.5%), Romania (-1.3%) và Hà Lan (-0.4%).
Giá cả toàn ngành công nghiệp, không bao gồm giá năng lượng, vẫn ổn định.
PMI dịch vụ chính thức của Anh thấp hơn dự báo sơ bộ
- PMI dịch vụ: 50.8 (Dự kiến: 51.2, Sơ bộ: 51.2, Tháng trước: 51.1)
- PMI tổng hợp: 50.6 (Dự kiến: 50.9, Sơ bộ: 50.9, Tháng trước: 50.4)
Những điểm chính trong dữ liệu:
- Đơn đặt hàng mới giảm trở lại.
- Tăng trưởng sản lượng đạt giới hạn trong tháng 1.
- Tốc độ suy giảm việc làm nhanh nhất trong bốn năm.
PMI Dịch vụ chính thức tháng 1 của Eurozone thấp hơn dữ liệu sơ bộ
- PMI Dịch vụ chính thức ở mức 51.3, dữ liệu sơ bộ: 51.4, trước đó: 51.6
- PMI Tổng hợp chính thức ở mức 50.2, dữ liệu sơ bộ: 50.2, trước đó: 49.6
Những điểm chính:
- Chỉ số đầu ra PMI Tổng hợp HCOB của Eurozone ở mức 50.2 (tháng 12: 49.6). Mức cao nhất trong 5 tháng
- Chỉ số hoạt động kinh doanh PMI Dịch vụ HCOB của Eurozone ở mức 51.3 (tháng 12: 51.6). Mức thấp nhất trong 2 tháng
- Nền kinh tế quay trở lại tăng trưởng, nhưng sự sụt giảm liên tục trong hoạt động kinh doanh mới cho thấy sự phục hồi mong manh
Phó Chủ tịch ECB de Guindos: Lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu của ECB
- Tôi thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu của ECB.
- Tôi không chắc lãi suất ECB sẽ đi về đâu.
- Lãi suất trung lập không hữu ích lắm trong việc thiết lập chính sách.
- Có thể thấy lạm phát tăng nhẹ trong những tháng tới đối với lĩnh vực năng lượng.
- Nên tránh vòng luẩn quẩn của thuế quan thương mại.
EU chuẩn bị "tấn công" Big Tech để trả đũa thuế quan của Donald Trump
Financial Times đưa tin rằng EU đang chuẩn bị “tấn công” Thung lũng Silicon trong một động thái trả đũa tiềm tàng nếu Donald Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế đối với khối này, đánh dấu lần đầu tiên kích hoạt "bazooka" của Brussels có thể gây ra một cuộc xung đột thương mại.
Ủy ban Châu Âu có ý định sử dụng "công cụ chống cưỡng ép" của mình trong một cuộc đụng độ tiềm tàng với Washington, cho phép EU nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực của Hoa Kỳ như Big Tech.
Một quan chức lưu ý rằng: "Mọi lựa chọn đều được cân nhắc" và nhấn mạnh ACI là phản ứng mạnh mẽ nhất có thể mà không vi phạm luật pháp quốc tế. Nó cũng cho phép EU chặn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc hạn chế quyền tiếp cận thị trường đối với các công ty ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.
Nếu điều này xảy ra, kịch bản có thể vẫn như vậy: làm giảm phản ứng tiêu cực trong kỳ vọng đàm phán và tạm dừng/hoãn áp thuế.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong phiên giao dịch châu Âu, chúng ta sẽ có PMI dịch vụ chính thức và PPI của Eurozone, dự kiến sẽ không có nhiều thay đổi về kỳ vọng lãi suất. Trong phiên giao dịch Mỹ, trọng tâm sẽ chuyển sang dữ liệu ADP của Hoa Kỳ và PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ nhưng hãy chú ý đến các thông tin về cuộc gọi giữa Trump và Tập vì nó đã bị hoãn lại vào hôm qua.
20:15 theo giờ Việt Nam - ADP tháng 1 của Hoa Kỳ
ADP của Hoa Kỳ dự kiến ở mức 150,000 so với 122,000 trước đó. Đây không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho NFP, nhưng chỉ số này cho thấy việc tạo việc làm đang bình thường hóa nhưng ổn định. Thị trường sẽ không biến động mạnh như trong nửa cuối năm ngoái vì thị trường đã định giá lại kỳ vọng lãi suất và hiện tại lạm phát đang hạ nhiệt.
22:00 theo giờ Việt Nam - PMI Dịch vụ ISM tháng 1 của Hoa Kỳ
PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ dự kiến ở mức 54.3 so với 54.1 trước đó. Chỉ số PMI Dịch vụ Toàn cầu của S&P Hoa Kỳ đã không đạt kỳ vọng nhưng như cơ quan này đã lưu ý mặc dù tăng trưởng sản lượng chậm lại một chút vào tháng 1, sự tự tin liên tục cho thấy sự chậm lại này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Đặc biệt đáng khích lệ là sự gia tăng trong việc tuyển dụng được thúc đẩy bởi triển vọng kinh doanh được cải thiện, với việc tạo ra việc làm với tốc độ chưa từng thấy trong hai năm rưỡi. PMI Sản xuất là chỉ báo tốt hơn cho những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh.
Quan chức NHTW nào sẽ phát biểu?
- 21:00 theo giờ Việt Nam - Lane của ECB (bỏ phiếu - dovish)
- 21:00 theo giờ Việt Nam - Barkin của Fed (không bỏ phiếu - trung lập)
- 01:00 ngày 06/2 theo giờ Việt Nam - Goolsbee của Fed (bỏ phiếu - dovish)
- 03:00 ngày 06/2 theo giờ Việt Nam - Bowman của Fed (bỏ phiếu - dovish)
Lịch phát biểu của các quan chức Fed sắp tới có gì đáng chú ý?
- 21:00: Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin tham gia buổi trò chuyện bên lò sưởi trước Hội nghị "2025: Một năm trong tầm nhìn" của Hội đồng Hội nghị, tại New York
- 1:00 ngày mai: Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee phát biểu về triển vọng kinh tế trước Hội nghị chuyên đề về ô tô thường niên lần thứ 31 của hybrid
- 3:00 ngày mai: Thống đốc Fed Michelle Bowman đưa ra bản cập nhật kinh tế ngắn gọn và nhận xét về quy định ngân hàng trước Hội nghị quan hệ chính phủ Harold A. Stones của Hiệp hội Ngân hàng Kansas năm 2025
- 7:30 ngày mai: Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson thuyết trình, "Liệu việc mở rộng kinh tế phi lạm phát có thúc đẩy thịnh vượng chung không?" tại Cao đẳng Swarthmore, ở Swarthmore, Pa
Cập nhật thị trường phiên Á: Dữ liệu tiền lương vững chắc của Nhật Bản giúp JPY tăng mạnh
Dữ liệu tiền lương từ Nhật Bản hôm nay tăng mạnh, củng cố kỳ vọng BoJ tăng lãi suất trong thời gian tới. Cặp USD/JPY giảm mạnh xuống mức 153.00.
Ngoài ra còn có những nhận xét từ những quan chức Nhật Bản:
- Cựu giám đốc điều hành BoJ Hideo Hayakawa cho biết lãi suất sẽ tăng cao hơn kỳ vọng của thị trường,
- Trưởng phòng chính sách BoJ Kazuhiro Masaki cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất khi lạm phát cơ bản tăng tốc hướng tới mục tiêu 2%
- Bộ trưởng kinh tế Akazawa cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực tăng lương và xóa bỏ kỳ vọng giảm phát của Nhật Bản.
Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ cho biết mức thuế bổ sung 10% của Hoa Kỳ sẽ áp dụng cho cả Hồng Kông và Trung Quốc đại lục,
Bưu điện Hoa Kỳ sẽ tạm thời đình chỉ việc chấp nhận các gói hàng quốc tế từ các Bưu điện Trung Quốc và Hồng Kông cho đến khi có thông báo mới. Bên cạnh mức thuế bổ sung 10%, Nhà Trắng đã công bố chấm dứt miễn trừ de minimis - cho phép các gói hàng có giá trị dưới 800 USD được nhập vào Hoa Kỳ mà không phải chịu thuế. Cổ phiếu Trung Quốc đã giảm.
Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản Akazawa: Mục tiêu là tiếp tục tăng lương tối thiểu, xóa bỏ giảm phát
Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản Akazawa:
- Mục tiêu của chính phủ là xóa bỏ giảm phát
- Với mục tiêu đầy tham vọng là tăng lương tối thiểu, chính phủ đang cố gắng xóa bỏ kỳ vọng về tình trạng giảm phát
Giá vàng tiến đến sát mức 2,860 USD/oz
Lo ngại về chiến tranh thương mại gia tăng là chất xúc tác chính cho đà tăng của vàng.
Quan chức BoJ: Lạm phát cơ bản đang dần tiến tới 2%
Trưởng ban chính sách của BoJ Kazuhiro Masaki phát biểu tại quốc hội
- BoJ thấy rằng lạm phát cơ bản đang dần tiến tới 2%
- Giá cả tăng sau đại dịch chủ yếu là do các yếu tố đẩy chi phí, chẳng hạn như chi phí nhập khẩu tăng do JPY yếu
- Dự kiến áp lực lạm phát chi phí đẩy sẽ dần tan biến
- Giá dịch vụ tăng vừa phải
- BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát cơ bản tăng tốc lên mục tiêu 2% như dự kiến
Thuế quan bổ sung 10% của Hoa Kỳ sẽ áp dụng cho cả Hồng Kông và Trung Quốc đại lục
Thuế quan bổ sung 10% của Hoa Kỳ sẽ áp dụng cho cả Hồng Kông và Trung Quốc đại lục - theo thông báo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết.
Tiền lương tăng mạnh tại Nhật, BoJ có thể sớm tăng lãi suất vào tháng 5
USD/JPY có xu hướng giảm mạnh trong phiên giao dịch và vẫn đang tiếp tục đà giảm
- ING nhận định tiền lương lao động tại Nhật Bản tăng cao hơn dự báo trong tháng 12, trong khi dữ liệu tháng 11 cũng được điều chỉnh tăng.
- Nếu cuộc đàm phán lương Shunto năm nay đạt kết quả tương tự như năm ngoái, BoJ có thể nâng lãi suất thêm 25 bps sớm nhất vào tháng 5.
BoJ có thể tăng lãi suất mạnh hơn kỳ vọng
USD/JPY đang có xu hướng giảm hôm nay
- Trong buổi phỏng vấn với Bloomberg, Hideo Hayakawa, cựu giám đốc điều hành BoJ, nhận định ngân hàng này có thể nâng lãi suất vượt xa dự báo của thị trường
- Khả năng sẽ có hai lần tăng lãi suất trong năm 2025, với đợt tiếp theo có thể diễn ra vào tháng 7, và một lần nữa vào cuối năm
- Mức lãi suất cuối cùng có thể đạt 1.5%, cao hơn so với dự báo của phần lớn giới phân tích, nhưng lại tương đồng với ước tính của IMF
- Lãi suất nhiều khả năng sẽ không dừng ở 1%, bởi BOJ đánh giá mức trung lập nằm trong khoảng 1% - 2.5%.
- Việc điều chỉnh lãi suất sẽ phụ thuộc vào biến động của đồng Yên, chính sách tiền tệ toàn cầu và những bất ổn từ chính sách của Mỹ dưới thời Trump.
Chỉ số PMI dịch vụ của Caixin tháng 1 giảm nhẹ
- Chỉ số PMI dịch vụ tháng 1 giảm xuống 51.0, thấp hơn mức 52.2 của tháng 12.
- Đây là tháng thứ 25 liên tiếp ngành dịch vụ của Trung Quốc tiếp tục mở rộng.
- Chỉ số PMI tổng hợp đạt 51.1, giảm so với mức 51.4 trước đó.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1693
- Ước tính: 7.2661
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố tỷ giá tham chiếu USD/CNY vào khoảng 08:15 giờ Việt Nam hôm nay, với thực tế ở mức 7.1693, thấp hơn dự tính.
PBOC chịu trách nhiệm thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày cho đồng nhân dân tệ (CNY/RMB). PBOC áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, cho phép CNY dao động trong một biên độ nhất định xung quanh tỷ giá tham chiếu. Hiện tại, biên độ dao động được ấn định ở mức ±2%.
Ngành dịch vụ Nhật Bản tiếp tục mở rộng
PMI dịch vụ Nhật Bản đạt 53.0
- Trước đó: 50.9
- Báo cáo sơ bộ: 52.7
- Tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp
PMI tổng hợp trong tháng 1 đạt 51.1
- Trước đó: 50.5
- Báo cáo sơ bộ: 51.1
- Đây là lần tăng trưởng mạnh nhất từ tháng 9
Ngành dịch vụ Nhật Bản tiếp tục mở rộng, được thúc đẩy bởi nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ từ châu Á, theo Jibun Bank.
Sự tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ đã góp phần hỗ trợ toàn bộ khu vực tư nhân của Nhật Bản, khi các doanh nghiệp lạc quan về triển vọng tương lai nhờ kỳ vọng phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và nền kinh tế rộng lớn hơn. Số lượng đơn hàng mới tăng tháng thứ bảy liên tiếp, nhờ có khách hàng mới và việc mở rộng cửa hàng. Nhu cầu xuất khẩu cũng phục hồi, với số lượng đơn hàng xuất khẩu mới đạt mức cao nhất kể từ tháng 8.
Việc làm tiếp tục tăng tháng thứ 16 liên tiếp, trong khi chi phí đầu vào cũng gia tăng do tiền lương, giá nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giá bán để bù đắp chi phí, đánh dấu mức tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.
ANZ: Dữ liệu việc làm củng cố khả năng RBNZ cắt lãi suất 50bps vào 19/2
Những điểm chính từ ANZ:
- Dữ liệu thị trường lao động quý 4 nhìn chung phù hợp với kỳ vọng.
- Các chỉ số chi tiết cho thấy thị trường lao động vẫn đang dư cung đáng kể, trong khi tốc độ tăng trưởng tiền lương tiếp tục giảm dần về mức phù hợp với lạm phát quanh ngưỡng mục tiêu 2% của RBNZ.
- Dữ liệu hôm nay gần như đảm bảo chắc chắn một đợt cắt giảm 50 bps tại cuộc họp của RBNZ vào ngày 19/2. Sau đó, ANZ tiếp tục dự báo một đợt cắt giảm 25 bps vào tháng 4, với rủi ro nghiêng về việc lãi suất có thể giảm xuống dưới mức dự báo hiện tại là 3.5%, dựa trên diễn biến của thị trường lao động quý 4, lạm phát CPI và GDP quý 3.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 04/02: Chứng khoán Mỹ tích cực, đồng USD suy yếu sau các tin tức quan trọng về thuế quan
Chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500 lần lượt tăng gần 1.4% và 0.7%, trong khi Dow Jones tăng nhẹ 0.3%. S&P 500 và Nasdaq được hỗ trợ một phần nhờ kết quả kinh doanh khả quan từ Palantir, cổ phiếu này đã đạt mức cao kỷ lục mới trong phiên.
Cổ phiếu của Alphabet giảm 8% trong giao dịch sau giờ làm việc sau khi công ty mẹ của Google công bố doanh thu mảng điện toán đám mây không đạt kỳ vọng, ngay cả khi họ đang tăng cường chi tiêu cho trí tuệ nhân tạo, khiến các nhà đầu tư lo lắng rằng công ty công nghệ khổng lồ này sẽ mất nhiều thời gian hơn để tận dụng tham vọng AI của mình.
Các nhà đầu tư không mấy quan tâm các tin tức mới nhất về thuế quan, sau khi chính phủ Trung Quốc áp thuế lên tới 15% đối với hàng nhập khẩu than và khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, cũng như mức thuế suất cao hơn 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại xe ô tô. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế 10% đối với Bắc Kinh vào cuối tuần qua.Hôm thứ Hai, Mỹ đã đồng ý tạm dừng các mức thuế mạnh tay hơn đối với Canada và Mexico.
Mùa báo cáo thu nhập tiếp tục vào thứ Tư, với Walt Disney và Uber Technologies công bố kết quả trước giờ mở cửa. Về dữ liệu kinh tế, các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu ADP mới nhất, dữ liệu thương mại quốc tế và Chỉ số PMI Dịch vụ từ ISM.
- Nasdaq: +1.35%
- S&P 500: +0.72%
- Dow Jones: +0.3%
Sự biến động trên thị trường tiền tệ đã suy yếu phần nào sau một khởi đầu đầy biến động trong tuần khi Trump áp đặt thuế quan cao đối với các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Trung Quốc hôm thứ Ba đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Mỹ để đáp trả nhanh chóng các mức thuế mới của Mỹ, và Trump cho biết cùng ngày ông không vội nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xoa dịu một cuộc chiến thương mại mới giữa hai bên. Đồng USD suy yếu trong phiên hôm qua, hỗ trợ đà hồi phục cho các đồng tiền bị ảnh hưởng nặng nề.
Trung Quốc trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài vào thứ Tư và các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ việc ấn định tỷ giá tham chiếu của PBOC, nhằm đánh giá xem liệu chính quyền Trung Quốc có cho phép đồng nội tệ yếu hơn để làm giảm tác động của thuế quan hay không.
- Chỉ số DXY: -0.39%
- USD/CHF: -0.48%
- USD/CAD: -0.73%
- EUR/USD: +0.33%
- GBP/USD: +0.23%
- AUD/USD: +0.36%
- NZD/USD: +0.37%
- USD/JPY: -0.23%
Chứng khoán Hoa Kỳ: Cổ phiếu công nghệ tăng trưởng giữa những tín hiệu thị trường trái chiều
Ngành công nghệ và phần mềm: Thị trường công nghệ hôm nay ghi nhận diễn biến trái chiều, trong đó nhóm cổ phiếu phần mềm thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng. Salesforce (CRM) dẫn đầu với mức tăng 2.01%, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào các giải pháp phần mềm. Oracle (ORCL) cũng ghi nhận mức tăng 0.78% trong mảng phần mềm hạ tầng. Điều này cho thấy quá trình hợp nhất chiến lược trong lĩnh vực công nghệ, với động lực chính đến từ tăng trưởng phần mềm.
Ngành bán dẫn: Trái ngược với nhóm phần mềm, ngành bán dẫn lại có một phiên giao dịch trầm lắng. Nvidia (NVDA) chỉ nhích nhẹ 0.38%, trong khi Advanced Micro Devices (AMD) tăng mạnh hơn với 1.84%. Nhìn chung, nhóm cổ phiếu bán dẫn vẫn thiếu động lực tăng trưởng, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đối với ngành sản xuất phần cứng.
Ngành tài chính: Cổ phiếu tài chính hôm nay cũng có diễn biến đan xen. JPMorgan Chase (JPM) ghi nhận mức tăng 0.70%, giúp nâng cao tâm lý thị trường. Tuy nhiên, PayPal (PYPL) lao dốc mạnh tới 7.63%, kéo theo sự sụt giảm trong nhóm cổ phiếu tài chính. Sự biến động này phản ánh những lo ngại về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như kỳ vọng lãi suất.
Ngành y tế: Nhóm cổ phiếu y tế chịu áp lực lớn khi Merck (MRK) giảm sâu tới 10.41%. Các công ty dược phẩm đa dạng như AbbVie (ABBV) cũng mất 1.02%, khiến toàn ngành chìm trong sắc đỏ. Xu hướng tiêu cực này có thể đến từ những lo ngại về chính sách quản lý hoặc kết quả kinh doanh kém khả quan.
Tổng quan thị trường
Mặc dù thị trường thể hiện tín hiệu trái chiều, ngành công nghệ, đặc biệt là nhóm phần mềm, vẫn mang lại cơ hội tăng trưởng dài hạn cho nhà đầu tư. Ngược lại, sự chững lại của ngành bán dẫn đặt ra thách thức, có thể ảnh hưởng đến nhóm công nghệ liên quan.
Nhóm tài chính phản ánh những bất ổn kinh tế vĩ mô, đòi hỏi chiến lược đầu tư thận trọng hơn. Trong khi đó, sự lao dốc của ngành y tế nhấn mạnh nguy cơ từ các yếu tố quản lý hoặc kết quả kinh doanh tiêu cực, khiến nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ diễn biến trong thời gian tới.
Báo cáo JOLTS: Số lượng việc làm trống thấp hơn kỳ vọng, thị trường lao động hạ nhiệt
- Báo cáo JOLTS tháng 12 cho thấy số lượng việc làm trống: 7.600 triệu (Dự đoán: 8.000 triệu)
- Số liệu tháng trước cũng được điều chỉnh tăng lên 8.156 triệu (Trước đó: 8.098 triệu; Dự đoán: 7.770 triệu)
Chi tiết báo cáo:
- Tỷ lệ vị trí tuyển dụng: 4.5% (giảm từ 4.9% tháng trước, đã điều chỉnh từ 4.8%).
- Tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện: 2,0% (không đổi so với tháng trước, nhưng điều chỉnh tăng từ 1.9%). Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc: 3.2 triệu (ít thay đổi so với tháng trước nhưng giảm 242,000 người so với cùng kỳ năm ngoái).
- Tỷ lệ tuyển dụng: 3.4% (không đổi so với tháng trước, nhưng điều chỉnh tăng từ 3.3%).
- Tổng số lao động được tuyển dụng trong tháng 12: 5.5 triệu (ít thay đổi so với tháng trước, nhưng giảm 325,000 so với cùng kỳ năm ngoái).
- Số liệu tuyển dụng tháng trước được điều chỉnh tăng thêm 104,000 người lên 5.4 triệu.
- Tỷ lệ sa thải và thôi việc: 3.3% (không đổi so với tháng trước, nhưng điều chỉnh tăng từ 3.2%). Tổng số lao động rời công việc: 5.3 triệu (ít thay đổi so với tháng trước).
Dữ liệu JOLTS ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2024 là 7.443 triệu. Tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện (quits rate) tăng nhẹ trong báo cáo JOLTS tháng 12, cho thấy người lao động có sự tự tin hoặc khả năng rời bỏ công việc hiện tại để tìm kiếm cơ hội mới. Mặc dù vậy, tổng số người nghỉ việc trong năm 2024 đã giảm 242,000, phản ánh sự thận trọng hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động.