Vàng đang "vật lộn" quanh mức 2,500 USD/oz khi tìm hướng đi vào thứ Hai. Vào cuối tuần, các dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng sẽ được công bố tại Hoa Kỳ, bao gồm số liệu PMI tháng 8 và báo cáo việc làm, có thể tạo ra động lực mới cho XAU/USD.
Các báo cáo chỉ ra rằng gói cứu trợ sẽ lên tới 200 tỷ euro
Chính phủ Đức quyết định không áp dụng thuế khí đốt vì lo ngại tăng giá mặt hàng này. Một nguồn tin trước đó cho rằng các nhà lập pháp đã đồng ý với một khoản chi tiêu đáng kể nhưng có trách nhiệm để giải quyết vấn đề năng lượng ở nước này.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng quốc doanh lớn sẵn sàng bán đô la như một phần trong nỗ lực khắc phục sự suy giảm của đồng nhân dân tệ
Quy mô của đợt bán đô la này sẽ rất lớn để ngăn chặn đồng nhân dân tệ suy yếu
Tỷ giá GBP/USD trở lại gần mức cố định ngay dưới 1.0900 trong ngày.
Có một số kháng cự ngắn hạn đáng chú ý ngay trên 1.0900 nhưng phạm vi hiện tại cho cặp tiền này giữa 1.0600 và 1.1000 cũng cần được quan tâm.
Đồng đô la tiếp tục giữ ổn định, mặc dù mức tăng đã được giảm nhẹ và không còn được hỗ trợ. Chỉ số chứng khoán HDDTL S&P 500 giảm 0.7%, các chỉ số châu Âu giảm khoảng 1% và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao hơn trong ngày. Lợi suất TPCP Anh kỳ hạn 10 năm tăng 16 bps lên 4.16% trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm tăng 13 bps lên 3.84% thời điểm hiện tại.
Thủ tướng Anh Truss cho rằng bà sẽ không lùi bước trước các quan điểm chính sách gần đây của mình và đó cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến đồng bảng Anh.
Nếu thị trường trái phiếu tiếp tục chịu thêm áp lực, BOE sẽ cần nhiều nỗ lực để cố gắng kiềm chế thị trường và cung cấp nhiều gói cứu trợ hơn nữa. Về bản chất, nó phải bước vào một số hình thức kiểm soát đường cong lợi suất.
Điều đó sẽ gây ra áp lực đối với đồng bảng Anh. Nếu các chính sách mâu thuẫn giữa chính phủ và ngân hàng trung ương vẫn còn tiếp diễn sẽ tạo ra tổn hại nghiêm trọng trong việc ổn định tài chính và niềm tin vào nền kinh tế Anh.
Việc các ngân hàng trung ương lớn tăng lãi suất làm tăng rủi ro suy thoái
Một mức tăng lãi suất lớn trong tháng 10 là thích hợp
ECB nên bắt đầu thảo luận về thắt chặt định lượng ngay bây giờ
Các nhà hoạch định chính sách từ ECB hôm nay đã phát biểu và đưa ra cái nhìn chung là việc tăng lãi suất 50 bps là mức tối thiểu cho tháng 10 nhưng cũng không loại trừ khả năng tăng 75 bps.
Việc tăng lãi suất mạnh tay vào tháng 7 và tháng 9 là hợp lý
Hy vọng ECB sẽ đạt được lãi suất trung lập vào Giáng sinh
Bình luận của ông Rehn cũng giống như phát biểu của Chủ tịch ECB Lagarde hồi đầu tuần khi bà nói rằng ECB sẽ vẫn phải tăng lãi suất vào một số cuộc họp 'tiếp theo'. Nhưng mức lãi suất trung lập cụ thể là bao nhiêu vẫn còn là một ẩn số.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đồng loạt sập mạnh hơn 1% ngay đầu phiên. Tâm lý risk off chi phối thị trường hôm nay do lo ngại về lạm phát và nguy cơ suy thoái toàn cầu làm lu mờ động thái khôi phục sự điềm tĩnh của Ngân hàng Trung ương Anh. Cổ phiếu và hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau khi chỉ số S&P 500 tăng 2%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đảo chiều, giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu phiên. Cổ phiếu ngành bán lẻ lao đao sau khi ước tính kết quả kinh doanh của Hennes & Mauritz AB và Next Plc sụt giảm, trong khi giá cổ phiếu Porsche AG tăng nhờ đợt chào bán lần đầu ra công chúng lớn nhất ở châu Âu trong hơn một thập kỷ.
DAX -1.75%
CAC -1.61%
FTSE -1.97%
IBEX 35 -1.68%
Euro Stoxx 50 -1.68%
STOXX 600 -1.84%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ bật tăng do nhà đầu tư đang tập trung vào kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh cũng gia tăng sau khi Thủ tướng Liz Truss phát biểu trên đài phát thanh địa phương. Chương trình mua trái phiếu của BOE tạm thời hạn chế áp lực bán, nhưng lại khiến các trader FX phải đối mặt với nhiều lo lắng hơn về kế hoạch cắt giảm thuế của quốc gia.
Đô la tăng giá so với đồng tiền các nước G10, thiết lập đỉnh trong ngày ngay đầu phiên Âu. Hàng loạt các đồng tiền chính suy yếu xuống mức thấp nhất trong ngày. Các nhà đầu tư đang đối mặt với mối đe dọa gây ra bởi các động thái bất hòa từ các ngân hàng trung ương trong vài ngày qua.Fed kiên quyết thắt chặt tiền tệ hơn nữa, BOE tiết lộ kế hoạch chi 65 tỷ bảng Anh (71 tỷ USD) để hỗ trợ nợ chính phủ và các cơ quan chức năng ở châu Á đang cố gắng trợ giúp các đồng tiền đang suy yếu.
Thị trường hàng hóa gặp bất lợi trước đồng đô la đang cải thiện trở lại. Vàng đã giảm hơn $14 trong ngày xuống mức thấp $1.645/oz. Dầu thô WTI cũng giảm mạnh xuống gần mức $80/thùng - mức thấp nhất trong ngày.
Một nguồn tin cho biết chính phủ Pháp đang xem xét đề xuất cắt điện tới 2 giờ đối với một số khu vực của đất nước như một biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trong khu vực. Việc cắt giảm sẽ được thực hiện trên cơ sở luân phiên. Đây không phải là một tín hiệu tích cực đối với quốc gia này.
Điều này đang kéo tâm lý thị trường chứng khoán đi xuống khi chỉ số HĐTL S&P 500 giảm 24 điểm, tương đương 0.6% ngay trước giờ mở cửa phiên Âu. Động thái này diễn ra cùng lúc với sự hồi phục của đồng đô la, tỷ giá EUR/USD giảm 0.7% xuống 0.9660 và GBP/USD giảm 1.0% xuống 1.0775 ở hiện tại.
Mặc dù lợi suất trái phiếu giảm mạnh vào ngày hôm qua, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư hồi hộp theo dõi khi cho rằng BOE đã bắt đầu cam kết mua trái phiếu của mình bằng cách chỉ mua chứng khoán trị giá hơn 1 tỷ bảng Anh .
CPI tháng 9 của bang North Rhine Westphalia + 10.1%
Trước đó: +8.1%
Số liệu hàng tháng phản ánh mức tăng lạm phát 1.8%, trái ngược với mức tăng 0.3% trong tháng Tám. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng lạm phát của Đức có thể sẽ tăng đột biến.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Madeleine King cho biết Australia sẽ không hạn chế xuất khẩu khí đốt sau khi đạt được thỏa thuận với ba nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở bờ biển phía Đông để ngăn chặn sự thiếu hụt nguồn cung.
Chính phủ nước này đã cảnh báo khả năng hạn chế xuất khẩu vào tháng 8, khiến người mua và nhà đầu tư LNG ở châu Á lo lắng.
Nhà quản lý đầu tư hàng đầu thế giới BlackRock đang né tránh thị trường chứng khoán và cảnh báo các nhà đầu tư cũng làm như vậy:
“Nhiều ngân hàng trung ương, như Fed, vẫn chỉ tập trung vào áp lực phải nhanh chóng đưa lạm phát cơ bản trở lại 2% mà không hoàn toàn thừa nhận rằng sẽ phải gánh chịu bao nhiêu đau đớn về kinh tế trong một thế giới bị định hình bởi những hạn chế sản xuất”
'Chúng tôi tránh xa hầu hết các cổ phiếu' trong bối cảnh rủi ro suy thoái chưa được định giá
14:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 9 của Tây Ban Nha
16:00 - Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chính thức trong tháng 9 của Eurozone
16:00 - Niềm tin về kinh tế, công nghiệp và dịch vụ tháng 9 của Eurozone
19:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 9 của Đức
Theo một cuộc khảo sát do Fed Dallas công bố hôm thứ Tư, lãnh đạo các công ty năng lượng Mỹ lo ngại suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu dầu khí, làm phức tạp thêm bức tranh cung cầu cho một ngành công nghiệp vốn đã bị tác động bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi phí gia tăng.
Truyền thông Trung Quốc nhận đinh đồng nhân dân tệ khó có thể tiếp tục mất giá nhanh chóng.
"Miễn là kỳ vọng của thị trường có thể được ổn định và khi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước tiếp tục có hiệu lực, đồng đô la sẽ khó có thể mang lại sự biến động lớn cho đồng nhân dân tệ", tờ báo khẳng định.
Nhân dân tệ hiện đã giảm hơn 11% so với đồng đô la trong năm nay và có vẻ là mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 1994.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết ổn định đồng nhân dân tệ là ưu tiên hàng đầu và cảnh báo nhà đầu tư không nên chỉ đặt cược một chiều vào đồng tiền này.
00:00 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland Loretta Mester tham gia hội thảo chính sách trước Hội nghị "Inflation: Drivers and Dynamics Conference 2022" do Trung tâm Nghiên cứu Lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland đồng tổ chức
03:45 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco Mary Daly thuyết trình chính sách tại Đại học Bang Boise
Nhà đầu tư huyền thoại Stanley Druckenmiller bình luận rằng:
Fed đã sai.
Họ đã mắc một sai lầm lớn.
Thị trường chắc chắn đang thay đổi và sự biến động ngày càng tăng.
Stanley Druckenmiller có thể đúng. Fed có thể sớm phải đảo ngược chính sách hiện tại của họ.
Fed và các Ngân hàng trung ương khác đã hạ lãi suất thấp và họ khẳng định sẽ duy trì ở mức thấp cho đến khi lạm phát tăng trên 2% trong một thời gian dài.
Thị đang trở nên rất biến động do chính sách của Fed và các Ngân hàng Trung ương khác.
Đồng Euro sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề trong nước
Thị trường năng lượng gần đây đang dổ dồn sự tập trung về phía Châu Âu. Cú sốc giá năng lượng đã và sẽ tiếp tục tác động đến lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến cú sốc thương mại tiêu cực đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Hàng hóa trước đây được sản xuất ở châu Âu nay sẽ phải nhập khẩu từ các nước khác nơi giá năng lượng không tăng nhiều như ở châu Âu
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Yang Chin-long, đã nhắc lại rằng Ngân hàng sẽ không áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối và các biện pháp quản lý ngoại hối hiện tại là đủ để duy trì sự ổn định của thị trường tài chính.
Cho biết Ngân hàng sẽ không áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối trong nhiệm kỳ của ông ấy.
Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng của Úc theo báo cáo:
Tăng 6.8% vào tháng 6 so với cùng kỳ năm trước
Tăng 7.0% trong năm tính đến tháng 7
Tăng 6.8% vào tháng 8 so với cùng kỳ năm trước
Chỉ số CPI hàng tháng không bao gồm các mặt hàng trái cây, rau quả và nhiên liệu dễ bay hơi đã tăng từ mức tăng hàng năm là 5.5% vào tháng 6, tăng lên 6.2% vào tháng 8.
Với đồng yên quá yếu, một chuyến thăm Nhật Bản sẽ rất hấp dẫn.
Phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng Thủ tướng Nhật Bản Kishida sẽ công bố mục tiêu chi tiêu cho du lịch trong nước là hơn 5 tỷ JPY một năm vào tuần tới