Giá vàng kéo dài đà tăng, vượt mốc 2540 USD/oz
Giá vàng đã tăng 200 pips kể từ khi dữ liệu PPI của Hoa Kỳ được công bố. Chỉ số DXY đã sụt giảm xuống tiệm cận 101.50, tạo động lực cho giá vàng tăng vọt lên trên 2542 USD/oz.
Giá vàng đã tăng 200 pips kể từ khi dữ liệu PPI của Hoa Kỳ được công bố. Chỉ số DXY đã sụt giảm xuống tiệm cận 101.50, tạo động lực cho giá vàng tăng vọt lên trên 2542 USD/oz.
Các chỉ số tháng 12 có sự cải thiện nhẹ so với ước tính ban đầu, nhưng vẫn cho thấy sự suy giảm nhẹ trong hoạt động kinh doanh ở khu vực Euro. Một điểm đáng lo ngại là áp lực giá trong ngành dịch vụ tiếp tục gia tăng, có thể làm quá trình giảm lạm phát trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới.
Theo HCOB, Chủ tịch ECB Lagarde nhấn mạnh lạm phát dịch vụ vẫn quá cao. Dữ liệu PMI tháng 12 cho thấy chi phí tăng mạnh hơn so với tháng trước, chủ yếu do lương cao hơn, và một phần đã được chuyển sang giá bán, gây áp lực lên giá cả. Điều này cho thấy ECB có thể chỉ giảm lãi suất từ từ trong quý I năm 2025.
Ngành dịch vụ không có một năm tồi tệ, mặc dù tăng trưởng yếu đi trong nửa đầu năm và phục hồi nhẹ vào cuối năm. Dù việc giảm đơn hàng tồn đọng là lo ngại, nhưng vẫn chưa giảm mạnh. Tín hiệu tích cực là các công ty dịch vụ duy trì lạc quan về triển vọng kinh doanh.
Kinh tế Pháp gặp khó khăn trong tháng 12, với sản xuất và đơn đặt hàng mới suy giảm, dù có sự cải thiện nhẹ so với tháng 11. Nhu cầu yếu vẫn là yếu tố chính tác động đến sự suy giảm này. Ngành dịch vụ có sự cải thiện nhỏ theo chỉ số PMI nhưng vẫn không hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng. Các công ty cho biết nhu cầu khách hàng thấp, bất ổn chính trị và khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng là nguyên nhân khiến hoạt động giảm.
Mặc dù giá đầu vào tăng, lạm phát ở Pháp vẫn thấp hơn mức trung bình lịch sử. Các công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc tăng giá do nhu cầu yếu.
Về triển vọng, các nhà cung cấp dịch vụ Pháp không kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ. Đơn hàng giảm, đặc biệt ở thị trường quốc tế, và bất ổn chính trị là yếu tố tác động lớn.
CAD dẫn đầu đà tăng trong số các đòng tiền chính so với USD sau khi có thông tin cho rằng Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, sẽ từ chức lãnh đạo đảng Tự do và có thể công bố quyết định này sớm nhất vào thứ Hai. Đồng Loonie cũng được hỗ trợ nhờ việc USD điều chỉnh từ đỉnh 2 năm và giá dầu thô tăng mạnh gần đây, với 5 ngày tăng liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2024.
Các thị trường châu Âu mở cửa phiên thứ Hai đầu tuần trong sắc xanh, với những nỗ lực vượt qua khởi đầu đầy biến động của năm mới. Chỉ số Stoxx 600 khu vực tăng 0.3% trong phiên giao dịch đầu ngày với sự dẫn dắt của nhóm ngành công nghệ và ô tô, lần lượt tăng 1.4% và 1.3%.
Cổ phiếu của nhà sản xuất nhiên liệu Phần Lan Neste dẫn đầu đà tăng với gần 5%, tiếp nối động lực tích cực sau khi công ty công bố hợp đồng cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững lớn nhất từ trước đến nay vào tuần trước.
Kinh tế Tây Ban Nha tiếp tục là điểm sáng trong khu vực Eurozone, với hoạt động kinh doanh tăng mạnh vào tháng 12, nhờ sự gia tăng đáng kể trong các đơn đặt hàng mới. HCOB báo cáo rằng chỉ số PMI toàn phần của Tây Ban Nha đã tăng đáng kể, chủ yếu nhờ lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều có sự phát triển vững chắc.
Nền kinh tế Tây Ban Nha vẫn duy trì đà phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn phải đối mặt với áp lực lạm phát ngày càng gia tăng.
Các sàn giao dịch chứng khoán lớn của Trung Quốc, bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến, đã yêu cầu các quỹ tương hỗ lớn hạn chế bán cổ phiếu để hỗ trợ thị trường. Theo Reuters, ít nhất bốn quỹ đầu tư đã nhận được lời kêu gọi vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước, yêu cầu họ mua nhiều cổ phiếu hơn số lượng bán ra mỗi ngày.
Một nguồn tin cho biết, các yêu cầu như vậy có xu hướng lặp lại, giống như một hành động tương tự được thực hiện vào đầu năm ngoái. Sự can thiệp này được cho là nhằm mục đích ổn định thị trường chứng khoán sau khi khởi đầu không mấy thuận lợi vào tuần đầu năm mới.
Tác động của biện pháp này có thể được thấy rõ trong phiên giao dịch hôm nay, khi thị trường chỉ giảm nhẹ thay vì giảm mạnh như tuần trước, vốn được mô tả là "tuần giao dịch có hiệu suất tồi tệ" đối với cổ phiếu Trung Quốc.
72 nhà kinh tế Eurozone tham gia cuộc khảo sát của Financial Times về quan điểm chính sách của ECB:
Kết quả khảo sát cho thấy:
Dự đoán về thời điểm ECB kết thúc chu kỳ cắt giảm lãi suất:
Cuộc khảo sát nêu bật sự phân hóa trong quan điểm về chính sách tiền tệ của ECB, với lo ngại rằng việc hành động chậm trễ có thể dẫn đến rủi ro về kinh tế và lạm phát.
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng tăng nhẹ, với S&P 500 tăng 0.1% - được hỗ trợ sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu công nghệ Mỹ vào cuối tuần trước.
Vàng giảm xuống mức thấp mới trong ngày, gần 2,630 USD/oz. Triển vọng cắt giảm lãi suất chậm hơn và ít hơn của Fed vào năm 2025 hỗ trợ cho lợi suất TPCP tăng cao và trở thành yếu tố chính làm giảm sức hút của các tài sản không sinh lời như vàng. Ngoài ra, khẩu vị rủi ro được cải thiện cũng tạo thêm áp lực lên giá của các kim loại quý trong ngày thứ 2 liên tiếp.
Không có nhiều sự kiện lớn có thể làm thay đổi tâm lý thị trường trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, một số báo cáo và dữ liệu đáng chú ý sẽ được công bố, bao gồm:
Các số liệu khác:
Happy trading!
Những diễn biến chính trị mới nhất tại Canada đang tác động lên USD/CAD vào đầu năm mới. Cặp tiền đảo chiều giảm mạnh về 1.4390 sau khi vượt qua mốc 1.4500, tức giảm khoảng 0.40% trong ngày. Hành động giá hiện tại đang gợi nhớ các nhà đầu tư về diễn biến tỷ giá những năm 2016 và 2020.
Trước đó, cặp tiền đã 2 lần mở rộng đà tăng lên trên 1.4600, vì vậy kháng cự 1.4500-1.4600 được coi là một khu vực quan trọng, với 1.4500 là rào cản tâm lý lớn hơn.
Tóm tắt bối cảnh hiện tại:
Có một quyền chọn đáng chú ý duy nhất trong ngày là hợp động quyền chọn EUR/USD tại 1.0300. Các hợp đồng quyền chọn đáo hạn tại mức này có thể tạo ra một mức hỗ trợ tạm thời cho biến động giá trong phiên sắp tới, khi thị trường đang dần ổn định để khởi động năm giao dịch mới.
Không có nhiều hợp đồng quyền chọn đáo hạn lớn trong tuần này, phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư. Điều này hợp lý với khởi đầu năm mới khi tâm lý đầu tư còn thận trọng, và các chiến lược định vị trên thị trường cần thêm thời gian để được triển khai.
Các nhà đầu tư nên theo dõi sát sao mức 1.0300, với dự đoán vai trò quan trọng trong việc định hình hành động giá ngắn hạn của cặp EUR/USD.
Hôm nay, một mức tỷ giá USD/CNY tham chiếu thấp hơn không thực sự mang lại hiệu quả thực tế, khi cặp tỷ giá này tiếp tục tăng và hiện giao dịch ở gần mức 7.33. Điều này đặt ra khả năng một đợt bứt phá của cặp tiền này ngay từ đầu năm.
Diễn biến đồng CNY không thay đổi nhiều kể từ cuối năm ngoái. Diễn biến hiện tại phần lớn phản ánh sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh, khi chính quyền tại đây đang nới lỏng các ngưỡng giới hạn tỷ giá. Động thái này có thể được xem là sự chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại sắp tới với Mỹ, nhất là khi Donald Trump trở lại nắm quyền.
Khi USD/CNY tiếp tục tăng cao, điều này có thể tạo ra một đà hỗ trợ gián tiếp cho đồng USD nói chung. Điều này đặc biệt rõ ràng khi so sánh với các đồng tiền của thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á.
Chính quyền Tổng thống Biden đang lên kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhắm vào các tàu chở dầu Nga được bán với giá trên mức trần 60 USD/thùng. Động thái này nhằm cắt giảm doanh thu dầu mỏ của Nga được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.
Các biện pháp này sẽ nhắm đến "hạm đội bóng tối" gồm các tàu cũ kỹ, thường không an toàn và dễ xảy ra sự cố tràn dầu. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine năm 2022, Mỹ đã trừng phạt hàng chục tàu thuộc hạm đội này, mặc dù tổng số tàu đã lên đến hàng trăm.
Trọng tâm:
Cuối tuần qua, theo nhận định của thành viên hội đồng thống đốc Fed Adriana Kugler và Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly, quá trình kiểm soát lạm phát đã đạt được nhiều tiến triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Đánh giá này đã tạo áp lực lên giá vàng, khiến nó duy trì dưới mức 2,650 USD trong phiên.
Tác động lên thị trường ngoại hối khó xác định rõ ràng, tuy nhiên:
Cảnh bảo trước những biến động vĩ mô:
Nhận định thị trường: Giai đoạn tồi tệ nhất của đợt hạ giá và áp lực bán tháo đã qua.
Triển vọng vĩ mô: Cần kích thích mạnh mẽ cho một đợt phục hồi vào 2026
Danh mục đầu tư đề xuất
PBOC dự kiến phát hành trái phiếu CNY tại Hong Kong với khối lượng lớn chưa từng có trong tháng này, nhằm ổn định tỷ giá trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng. Đây là chiến lược để hút bớt thanh khoản dư thừa trên thị trường FX, từ đó giảm áp lực mất giá đối với đồng CNY.
Động thái này được thực hiện trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ từ nước ngoài đối với trái phiếu CNY. Đồng thời, hiện nay, tỷ giá CNY trong nước đã suy yếu, chạm mức 7.32 USD/CNY – mức thấp nhất kể từ năm 2007.
Lượng phát hành trái phiếu lần này ghi nhận mức cao kỷ lục từ trước đến giờ. Điều này thể hiện cam kết của PBOC trong việc hỗ trợ đồng CNY và kiềm chế đà suy giám.
Mức tỷ giá tham chiếu hàng ngày hôm nay được đặt dưới mức 7.20 (dưới mức dự đoán của nhiều chuyên gia). Điều này thể hiện rõ ràng ý định của PBOC trong việc làm chậm đà mất giá đồng tiền, đồng thời giới hạn biên độ dao động của nhân dân tệ trong nước.
Việc phát hành trái phiếu CNY cùng với các biện pháp can thiệp toàn diện hơn của PBOC nhấn mạnh quyết tâm ổn định tỷ giá ở mức hợp lý, bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu. Chiến lược đa hướng của PBOC củng cố niềm tin vào khả năng quản lý biến động tỷ giá và ổn định đồng CNY của NHTW này.
Cập nhật USD/CNH:
Goldman Sachs đã hạ dự báo dạ vàng trong 2025. Cụ thể:
Financial News là một cơ quan truyền thông do PBoC hậu thuẫn tại Trung Quốc, đưa tin về tuyên bố cuộc họp quý 4 của PBoC, cho biết NHTW gửi tín hiệu mạnh mẽ về việc ổn định tỷ giá hối đoái:
Thống đốc BoJ Ueda bình luận:
Chỉ số PMI Dịch vụ Caixin tháng 12 của Trung Quốc ở mức 52.2. Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn vào tháng 12, được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng trưởng nhanh,
Chỉ số PMI Tổng hợp Caixin tháng 12 của Trung Quốc ở mức 51.4
Mặc dù nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng đà tăng trưởng đã chậm lại, bị ảnh hưởng bởi sản xuất yếu hơn, xuất khẩu giảm và tâm lý kinh doanh thận trọng.
Chỉ số PMI Dịch vụ chính thức tháng 12 của Nhật Bản đạt mức 50.9, lượng doanh nghiệp mới tăng mạnh nhất trong bốn tháng
Chỉ số PMI Tổng hợp chính thức tháng 12 của Nhật Bản đạt mức 50.5, cao nhất trong 3 tháng
Các nguồn tin nhấn mạnh rằng họ không biết chắc chắn khi nào ông Trudeau sẽ công bố kế hoạch từ chức nhưng cho biết họ hy vọng điều đó sẽ xảy ra trước cuộc họp toàn quốc quan trọng vào thứ Tư.
Cổ phiếu Hoa Kỳ đã phục hồi vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư tiến gần tới những ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, báo hiệu một năm mới, mang theo kỳ vọng về việc cắt giảm thêm lãi suất của Fed và các chính sách quản lý nới lỏng hơn từ chính quyền mới. Một đợt bullish mạnh đã thúc đẩy cả ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ, với các công ty vốn hóa lớn, chẳng hạn như Tesla và Nvidia tạo ra phần lớn động lực cho đà tăng và đưa chỉ số Nasdaq Composite lên dẫn đầu. Chỉ số Dow Jones tăng 339.86 điểm lên 42,732.13, chỉ số S&P 500 tăng 73.92 điểm lên 5,942.47 và chỉ số Nasdaq Composite tăng 340.88 điểm lên 19,621.68. Mặc dù vậy, cả ba chỉ số đều ghi nhận mức giảm khiêm tốn trong tuần, với S&P 500 ghi nhận mức lỗ trong 3/4 tuần. Cả 11 lĩnh vực chính trong S&P 500 đều tăng, với cổ phiếu tiêu dùng tùy ý (.SPLRCD) "tận hưởng" mức tăng theo phần trăm lớn nhất sau đợt bán tháo hôm thứ Năm. Với mùa báo cáo kết quả kinh doanh cho quý 4 năm 2024 vẫn còn cách vài tuần nữa, các nhà phân tích dự kiến S&P 500 sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận là 9.6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của LSEG. "Sau sự suy yếu vào cuối năm và thị trường quá bán, cuối cùng chúng ta cũng thấy phe mua tham gia", ông Ryan Detrick, chiến lược gia thị trường trưởng tại Carson Group ở Omaha cho biết. "Rõ ràng là tuần rưỡi qua đã gây thất vọng cho những người đầu cơ bullish, nhưng khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp và không có nhiều tin tức". Về mặt kinh tế, chỉ số PMI ISM bất ngờ tăng 0.9 điểm lên 49.3, mức cao nhất kể từ tháng 3, tiến gần hơn đến vùng mở rộng (trên 50). Một loạt dữ liệu kinh tế khá mạnh mẽ đã đặt ra câu hỏi về nhu cầu cắt giảm lãi suất bổ sung từ Fed trong thời gian tới do khả năng bùng phát trở lại áp lực lạm phát. Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho biết triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ năm 2025 là tích cực, bất chấp sự không chắc chắn về tác động của thương mại và các chính sách khác mà chính quyền Tổng thống Trump có thể theo đuổi. Quốc hội mới đắc cử đã triệu tập phiên họp đầu tiên vào thứ Sáu và Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.
Trên thị trường FX, CAD mạnh nhất, USD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. Chỉ số DXY đã giảm vào thứ Sáu nhưng đã đánh dấu hiệu suất tuần mạnh nhất trong một tháng do kỳ vọng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vượt trội so với các đối thủ trên toàn cầu trong năm nay và lãi suất của Hoa Kỳ sẽ vẫn ở mức tương đối cao. Chỉ số DXY đã giảm 0.31% trong ngày xuống mức 108.92, sau khi đạt mức cao nhất trong hai năm tại 109.54 vào thứ Năm. Chỉ số này đánh dấu mức tăng 0.83% trong tuần. Mặc dù USD đã tăng gần đây nhưng vẫn còn nhiều bất ổn đáng kể về thời điểm chính phủ Hoa Kỳ mới sẽ đưa ra các chính sách và tác động cuối cùng của chúng sẽ là gì. Điều này có thể tạm dừng đà bullish của USD trong thời gian tới. USD đã tạm thời thu hẹp mức suy yếu sau khi dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy ngành sản xuất của Hoa Kỳ đã tiến gần hơn đến sự phục hồi vào tháng 12, với sản lượng phục hồi và đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. EUR phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng yếu hơn và có thể bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Hoa Kỳ, với việc ECB dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất nhiều hơn Fed trong năm nay. Những bất ổn bao gồm cuộc chiến ngân sách của Pháp và cuộc bầu cử của Đức cũng đang gây sức ép lên đồng tiền chung. EUR/USD tăng lên mức 1.0308 nhưng đang hướng đến mức giảm 1.22% trong tuần, mức tệ nhất kể từ đầu tháng 11. GBP/USD tăng lên mốc 1.2417. Cặp tiền này đánh dấu mức giảm khoảng 1.15% trong tuần, mức lớn nhất kể từ đầu tháng 11.
Giá vàng đã giảm từ mức cao nhất trong ba tuần vào thứ Sáu trong khi thị trường chuẩn bị cho những thay đổi tiềm ẩn về kinh tế và thương mại dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump. Giá Vàng giao ngay giảm 0.7% xuống còn 2,637.78 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 13 tháng 12. Vàng thỏi đã tăng khoảng 1% trong tuần. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư xem xét triển vọng kinh tế cho năm mới trong bối cảnh tuần giao dịch khá yên ắng. Lợi suất 10y tăng hơn 2 bps lên 4.6%, trong khi lợi suất 2y tăng 3 bps lên 4.281%. Tuy nhiên, cả hai mức lợi suất đều đánh dấu sự giảm trong tuần. Giá dầu tăng vào thứ Sáu, được hỗ trợ bởi kỳ vọng về các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo ở Trung Quốc và lãi suất thấp hơn ở Hoa Kỳ. Các dấu hiệu cho thấy sự mong manh của nền kinh tế Trung Quốc đã làm gia tăng kỳ vọng về các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới. "Khi quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc chuẩn bị đóng vai trò then chốt vào năm 2025, hy vọng được đặt vào các biện pháp kích thích của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong những tháng tới", nhà phân tích Alex Hodes của StoneX cho biết. Dầu thô WTI tăng 95 xu hay 1.30% lên mức 74.01 USD/thùng.
Dữ PMI sản xuất tháng 12 của Hoa Kỳ công bố hôm nay cao hơn kỳ vọng.
Sau khi công bố dữ liệu:
DXY giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì gần mức cao nhất trong hai năm khi nhà đầu tư kỳ vọng khoảng cách tăng trưởng giữa nền kinh tế Mỹ và các quốc gia khác sẽ tiếp tục mở rộng, trong khi các cổ phiếu blue chip của Trung Quốc ghi nhận mức giảm tuần lớn nhất kể từ năm 2022.
DXY đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2022 vào thứ Năm. EUR/USD giảm xuống 1.02248, mức thấp nhất kể từ năm 2022. GBP/USD, USD/JPY cũng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng.
Mặc dù các đồng tiền khác có sự phục hồi nhẹ vào thứ Sáu, EUR/USD đã tăng 0.3% lên 1.0297, nhưng USD vẫn duy trì sức mạnh
"Chỉ số của một đồng tiền là sự phản ánh mức độ tự tin về triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó so với các nền kinh tế khác, và đây là đánh giá về cách thị trường nhìn nhận triển vọng khu vực Eurozone so với Mỹ trong năm 2025," Kenneth Broux, trưởng bộ phận nghiên cứu FX tại Societe Generale cho biết.
Đồng USD đã tăng mạnh vào cuối năm ngoái khi nhà đầu tư tin rằng các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát, Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn và lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ cao hơn, trong khi ECB dự kiến tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Mặc dù lợi suất trái phiếu Mỹ đã giảm từ mức cao nhất cuối tháng 12, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt 4.543%, giảm 3 điểm cơ bản trong ngày, đồng USD vẫn tiếp tục tăng do lo ngại về tăng trưởng ở các nơi khác.
"Bên cạnh những tác động từ chính sách bảo hộ thương mại dự kiến của Mỹ dưới thời Trump, áp lực còn đến từ sự gia tăng giá khí đốt do việc đóng cửa các đường ống của Ukraine," Francesco Pesole, nhà phân tích tại ING cho biết.
Nvidia dự kiến sẽ công bố các sản phẩm chơi game mới tại triển lãm công nghệ CES sắp tới, trong khi các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm thông tin về xu hướng kinh doanh từ trí tuệ nhân tạo sáng tạo của công ty, theo một báo cáo từ Wedbush Securities.
Wedbush Securities cho rằng những câu hỏi quan trọng đối với nhà sản xuất chip là dự báo doanh thu từ Blackwell, một hệ thống AI sáng tạo, trong vài quý tới. Các nhà đầu tư cũng sẽ chú ý đến thời điểm các ứng dụng AI dành cho người tiêu dùng sẽ xuất hiện và được chấp nhận rộng rãi, vì những ứng dụng này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho công ty và "thúc đẩy chu kỳ nâng cấp phần cứng, tác động đến toàn bộ ngành công nghiệp," theo Wedbush.
Cổ phiếu Nvidia tăng 1.41% vào đầu phiên giao dịch.
PMI sản xuất từ ISM của Mỹ cho thấy lĩnh vực sản xuất vẫn trong tình trạng suy giảm khi luôn duy trì dưới mức 50 trong năm nay.
Báo cáo PMI sản xuất tháng 11 đã tăng nhẹ, nhưng dự báo cho tháng 12 vẫn ở mức 48.4, cho thấy nền kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng.
Một số ý kiến lo ngại rằng các đơn hàng hiện tại có thể không phản ánh nhu cầu thực, mà xuất phát từ việc doanh nghiệp lo ngại tác động từ thuế quan và tăng cường dự trữ hàng hóa.
Do đó, báo cáo ISM công bố lúc 22h00 được dự đoán sẽ không tạo ra biến động lớn trên thị trường.
Chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch đầu tiên của tháng 1 đầy biến động. Nhà đầu tư chốt lời ở một số cổ phiếu tăng mạnh trong năm 2024 như Apple và Tesla. Chỉ số Dow Jones giảm hơn 150 điểm, khoảng 0.4% vào cuối phiên. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng giảm khoảng 0.2% mỗi chỉ số. Trước đó trong phiên, cả ba chỉ số chính đều tăng mạnh, với Dow Jones đã tăng hơn 300 điểm, nhưng sau đó đã giảm dần trong phiên giao dịch.
Vào phiên kết thúc năm 2024, chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ. S&P 500 giảm liên tiếp 4 phiên lần đầu tiên kể từ năm 1966. Dù vậy, chỉ số S&P 500 vẫn ghi nhận mức tăng ấn tượng 23% cho cả năm 2024, nhưng giảm 2.5% trong tháng 12. “Santa Claus rally” đã không xảy ra.
Lịch kinh tế tuần này khá ít sự kiện, nổi bật nhất là PMI sản xuất của ISM sẽ được công bố vào thứ Sáu. Hai quan chức Fed, Thomas Barkin và Mary Daly cũng sẽ có bài phát biểu trong hôm nay.
DXY giảm nhẹ trong ngày thứ Sáu trước thềm công bố dữ liệu PMI sản xuất tháng 12 của ISM lúc 22h00 và báo cáo tồn kho khí đốt tự nhiên hàng tuần lúc 22h30, nhưng vẫn đạt gần mức cao nhất trong hai năm.
Đồng USD chuẩn bị ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 12, được hỗ trợ bởi kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh so với các đối tác khác trên toàn cầu trong năm nay, và lãi suất tại Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Chỉ số DXY tích luỹ quanh mức 109, giảm 0.2% trong ngày thứ Sáu nhưng vẫn chuẩn bị ghi nhận mức tăng gần 1% trong tuần, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 12.
Fed Atlanta và St. Louis dự kiến sẽ cập nhật ước tính tăng trưởng GDP quý IV vào khoảng đêm nay. Chủ tịch Fed Richmond, ông Tom Barkin, người sẽ bỏ phiếu trong FOMC vào năm 2027, sẽ có bài phát biểu lúc 23h00.