Giá vàng lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz
Giá vàng kéo dài đà giảm trong phiên, lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh ngưỡng 2483 USD/oz.
Giá vàng kéo dài đà giảm trong phiên, lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh ngưỡng 2483 USD/oz.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand hôm nay đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường với việc tăng 0.5% lãi suất tiền mặt, từ 3.0% lên 3.5%. Đây là lần tăng lãi suất 50bp thứ năm liên tiếp của Ngân hàng.
NZD/USD tăng mạnh sau quyết định của RBNZ, lên mức cao hơn 0.5800 trước khi giảm trở lại.
USD/JPY là một ngoại lệ. Nó đã giảm xuống mức thấp dưới 143.60 vào đầu phiên nhưng hiện đã phục hồi lên mức cao trên 144.00.
Quyết định của RBA ngày hôm qua để làm chậm việc tăng lãi suất là một yếu tố giúp khẩu vị rủi ro được cải thiện. Mặc dù vậy, RBNZ hôm nay đã tăng tốc với mức tăng 50bp, khiến thị trường một lần nữa phải định giá lại khả năng làm chậm thắt chặt của các ngân hàng trung ương lớn. Đặc biệt, hôm nay sẽ có bài phát biểu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ Ngân hàng Thụy Sĩ và chủ tịch Fed Atlanta với chủ đề "Kiên quyết chống lạm phát"
Các quan chức Nhà Trắng đã yêu cầu Bộ Năng lượng Hoa Kỳ phân tích các tác động có thể có của lệnh cấm xuất khẩu xăng, dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác. Yêu cầu này diễn ra sau một cuộc họp căng thẳng giữa các quan chức chính quyền hàng đầu và các giám đốc điều hành ngành dầu mỏ và được đưa ra trong bối cảnh lo ngại giá xăng cao gây ra mối đe dọa với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Lệnh cấm xuất khẩu sẽ đánh dấu bước đi của chính quyền Biden nhằm giải quyết giá xăng tăng. Các nhà sản xuất dầu mỏ và các nhà phân tích năng lượng đã đưa ra những động thái phản đối với phương án này, cho rằng nó có thể phản tác dụng do cuối cùng làm tăng chi phí thậm chí nhiều hơn cho người tiêu dùng Mỹ, đồng thời phá vỡ thị trường và cắt đứt các đồng minh châu Âu trong thời điểm họ cần.
Cuộc họp chính sách tiếp theo diễn ra vào ngày 27 tháng này và sau đó là một cuộc họp nữa vào tháng 12 cho năm nay.
Nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ Andrea Maechler sẽ phát biểu lúc 18:30, tại một sự kiện có tiêu đề: Sau khi lãi suất thay đổi: lạm phát cao, lãi suất tăng. Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Thụy Sĩ?
EUR/CHF đã phục hồi từ mức thấp gần đây:
Dù có tăng khoảng 40pip ngay sau khi quyết định tăng lãi suất 50bp của RBNZ được công bố, NZDUSD lúc này đã thoái lui gần như toàn bộ đà tăng trước đó.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Raphel Bostic sẽ phát biểu với chủ đề '' Kiên quyết chống lạm phát''
Bất chấp những đồn đoán và kỳ vọng về Fed xoay trục chính sách, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho vấn đề này vì gần đây các quan chức Fed đều hawkish.
Theo CNN:
Theo Scotiabank:
Ngân hàng Hàn Quốc là ngân hàng trung ương của Hàn Quốc:
PMI Dịch vụ tăng lên 52.2
PMI sơ bộ tăng lên 51.9
Ngân hàng Dự trữ New Zealand tăng lãi suất từ 3% lên 3.5%:
NZDUSD:
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi đầu quý mới thuận lợi với phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp. Hôm qua là một phiên tương đối trầm về mặt dữ liệu, với tâm điểm chính trong phiên Mỹ là báo cáo cơ hội việc làm JOLTS, ghi nhận giảm hơn 1 triệu xuống 10.05 triệu việc làm trống, thấp hơn kỳ vọng 11.07 triệu. Báo cáo không đạt kỳ vọng tiếp tục làm dấy lên hy vọng Fed sẽ không phải thắt chặt quá mạnh tay, kích cầu tài sản rủi ro:
Trên thị trường tiền tệ, USD đã có phiên giảm thứ 2 liên tiếp và giảm 4/5 phiên gần đây. Tâm điểm của thị trường vẫn là châu u, với GBP, EUR và CHF tăng mạnh. EUR lần đầu tiên chạm mức ngang giá kể từ giữa tháng 9, còn GBP cũng nhanh chóng trở lại 1.14. Ngoài báo cáo cơ hội việc làm JOLTS, việc thiếu đi số liệu vĩ mô cũng đã khiến các đồng tiền khác có phần lấn át. Các bình luận từ quan chức Fed vẫn không đủ thể hỗ trợ USD khi họ gần như chỉ lặp lại những điều ta vẫn thường nghe. Sáng hôm qua RBA cũng đã tăng lãi suất 25bp, thấp hơn kỳ vọng 50bp, đạp AUD rất mạnh, nhưng cũng đã hồi phục chút ít về cuối phiên.
Vàng tiếp tục hồi phục và vượt 1,700 nhờ USD suy yếu, chốt phiên tăng gần $26/oz lên $1,725.16. Dầu cũng đã tăng phiên thứ 2 liên tiếp, lần này tăng gần $3/thùng lên $86.5 trước tin tức rằng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng tới 2 triệu thùng/ngày.
Dữ liệu từ Hàn Quốc, số liệu lạm phát tháng Chín tăng cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008
Theo Reuters:
PMI dịch vụ đạt 50.6, số liệu sơ bộ 50.4, tháng trước 50.2
PMI tổng hợp đạt 50.9, số liệu sơ bộ 50.8, tháng trước 50.2
Goldman Sachs đã có bảng xếp hạng các nước có rủi ro suy thoái lớn nhất. Đứng đầu là nước Anh, nguy cơ 1 cuộc suy thoái trầm trọng do khủng hoảng năng lượng.
Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Canada, nguy cơ suy thoái do thiếu việc làm và nhà ở.
Tiếp đến là Hoa Kỳ và xếp thứ 4 là Úc khi lạm phát đang ngày càng tăng cao
Goldman Sachs tiếp tục bullish với USD trong những tuần tới.
Reuters:
Theo Reuters, Mỹ đang thúc đẩy các quốc gia OPEC + không tiến hành cắt giảm sản lượng dầu.
Điều mà Tổng thống Mỹ Biden muốn là giá xăng dầu sẽ bắt đầu tăng trở lại.
Theo một nguồn tin OPEC + giấu tên cho biết việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày đang được xem xét thực hiện.
Cuộc họp của OPEC + sẽ diễn ra hôm nay. Phía nhà đầu tư chắc hẳn cũng đang nóng lòng chờ đợi quyết định cuối cùng của OEPC+
WSJ báo cáo rằng EU đang xúc tiến việc áp trần dầu Nga và sẽ là một phần của phương pháp tiếp cận hai bước hợp tác với các nước G7 khác.
Vào ngày 5/12, lệnh cấm mua dầu của Nga sẽ có hiệu lực. Lệnh này đang được đẩy nhanh vì phần lớn cách hợp đồng giao dầu là HĐTL kỳ hạn.
Lệnh cấm sẽ được thay thế bằng kế hoạch giới hạn giá toàn cầu mà Hoa Kỳ đang ủng hộ. Điều này sẽ cho phép nhiều dầu thô của Nga vào thị trường hơn, nhưng Putin cho biết họ sẽ không bán cho bất kỳ ai tham gia vào kế hoạch này.
Về khí đốt, người đứng đầu ngành năng lượng EU cho biết mức trần giá phải đi đôi với cam kết hạn chế nhu cầu khí đốt hơn nữa. Ông nhấn mạnh một trần giá linh hoạt cho khí đốt TTF.
OPEC+ đang chuẩn bị cho cuộc họp lớn vào ngày mai. Mới nhất là OPEC+ đang xem xét cắt giảm sản lượng 1-2 triệu thùng/ngày hoặc hơn nhưn có thể được cắt giảm dần trong vài tháng.
Một nguồn tin thân cận cũng nói rằng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng từ sản lượng thực tế, không phải hạn ngạch. Đây sẽ là một khác biệt rất lớn vì nhiều nước trong nhóm đang chật vật để đạt được hạn ngạch đề ra:
Bảng này cho thấy sản lượng tháng 9 so với hạn ngạch, với dầu của 4 nước Ả Rập Xê Út, UAE, Algeria và Iraq gần đạt được mục tiêu.
Bloomberg báo cáo rằng Elon Musk đã đề xuất mua Twitter với giá 54/20 USD/cổ phiếu, mức giá ban đầu.
Cổ phiếu Twitter đã tăng mạnh trong phiên Mỹ:
Tôi sẽ không mong đợi Fed sẽ sớm nhượng bộ ý kiến rằng "sẽ kiểm soát lạm phát " bất cứ lúc nào.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đóng cửa như sau
Ông Philip Jefferson lần đầu tiên có những bình luận của mình trong cương vị thành viên hội đồng thống đốc Fed:
Theo bà Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), vẫn chưa khó có thể nói rằng lạm phát đã đạt đỉnh.
EUR/USD đã tăng tới gần 150 pips khi USD suy yếu.
Đồng đô la Mỹ đang trượt giá sau khi dữ liệu về việc làm trong tháng 8 của JOLTS ghi nhận mức giảm kỉ lục. Số lượng giảm xuống 10.05 triệu từ 11.17 triệu là một dấu hiệu ban đầu cho thấy thị trường việc làm đang chậm lại.
Đó là điều mà Fed muốn thấy trước khi tạm dừng tăng lãi suất và nó chỉ ra điểm yếu tiềm ẩn trong báo cáo bảng lương phi nông nghiệp hôm thứ Sáu.
RBA cho biết: "Lãi đã tăng lên đáng kể trong một thời gian ngắn."
Chính vị vậy, Hội đồng đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng này vì nó đánh giá triển vọng lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Úc."
Đây là WSJ Fedwatcher sau dữ liệu JOLTS của ngày hôm nay.
Fed sẽ muốn thấy nhiều bằng chứng về sự suy yếu hơn thế này. Dữ liệu việc làm của ADP sẽ được công bố vào ngày mai và vào thứ Sáu, bảng lương phi nông nghiệp cũng sẽ được đưa ra
Chứng khoán tiếp tục phục hồi sau đợt bán tháo mạnh mẽ khi nhà đầu tư tiếp tục quan sát thêm những tín hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương lớn đang làm dịu lại những chính sách mạnh tay để tránh một cú "hạ cánh cứng". Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng một cách ấn tượng ngay tại đầu phiên, khi Dow Jones tăng tới hơn gần 700 điểm.
DXY gặp áp lực lớn, quay về quanh ngưỡng 110.6. USD/CHF là cặp tiền giảm mạnh nhất trong phiên, ở chiều ngược lại, EUR/USD lại ghi nhận một mức tăng ấn tượng.
Vàng quay trở lại trên ngưỡng 1,700 USD/oz. Hiện đang ở mức 1,712 USD/oz.
BTC cũng có sự hồi phục đáng kể khi đang ở ngưỡng 20.107 USD.
Dầu WTI và dầu Brent cũng hồi phục tích cực, lần lượt tại 85.45 USD/thùng và 90.86 USD/thùng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm, với lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn năm năm giảm tới 7.5 điểm cơ bản.
DXY gặp áp lực lớn, giảm mạnh về ngưỡng 110.671.
Bình luận từ chủ tịch FED San Francisco Mary Daly trong bài phát biểu trên CNBC:
Chứng khoán Mỹ đang có một khởi đầu vô cùng tích cực trong phiên ngày hôm nay khi các chỉ số chứng khoán lớn đồng loạt tăng điểm. Dẫn đầu đà tăng là chỉ số Nasdaq khi tăng tới 2.48%. Dow Jones cũng khi nhận mức tăng 555.27 điểm đầy ấn tượng.
Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo tăng trưởng GDP +0.2% ở châu Âu trong năm nay và + 0.3% vào năm 2023. Cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ kéo dài ít nhất đến năm 2024 và rủi ro là điều khó tránh khỏi nhưng những kết quả tiêu cực sẽ vô cùng thảm khốc.
Do đó, trọng tâm sẽ phải chuyển sang bảng cân đối kế toán của chính phủ - đặc biệt là nếu ECB không thực hiện nới lỏng định lượng. Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ là rất cao.
Thống đống Ngân hàng Trung ương Pháp, Villeroy cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất lên ngưỡng cần thiết để khiến lạm phát lõi hạ nhiệt:
Công ty của nhà đầu tư huyền thoại này sở hữu 908 triệu cổ phiếu Apple, với giá gốc 31 tỷ USD, vào cuối tháng 12. Giá cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ đã giảm 24% trong năm nay, phản ánh sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho suy thoái kinh tế và lo ngại về nhu cầu thấp đối với iPhone 14 mới.
Một thông tin độc quyền của Reuters tiết lộ rằng Nhà Trắng đã bác bỏ mọi lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên trong mùa đông này, nhằm giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt năng lượng ở châu Âu.
Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết cung cấp thêm 15 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu sau khi Nga xâm lược Ukraine và đã vượt qua mục tiêu đó.