Giá vàng lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz
Giá vàng kéo dài đà giảm trong phiên, lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh ngưỡng 2483 USD/oz.
Giá vàng kéo dài đà giảm trong phiên, lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh ngưỡng 2483 USD/oz.
Hầu hết các nhà phân tích đều có các ước tính khá giống nhau.
Thị trường đang định giá 88% lãi suất sẽ tăng 75 bps vào tuần tới. Dữ liệu lạm phát sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định này.
Thị trường đang tìm kiếm dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh khi hàng loạt ngân hàng trung ương đang trong chu kỳ thắt chặt.
Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào dữ liệu CPI của Mỹ khi không có quá nhiều điều thực sự quan trọng ở châu Âu ngày hôm nay.
Đồng đô la giảm trong phiên giao dịch hôm qua nhưng đã ổn định phần nào trong phiên giao dịch Mỹ sau khi mất điểm sớm ở phiên châu Á và châu Âu. Traders vẫn đang chờ sự kiện công bố CPI Mỹ ngày hôm nay.
Chứng khoán tiếp tục lạc quan từ tuần trước khi chứng khoán châu Âu và Phố Wall tăng điểm. Đây là một tháng tốt đối với chứng khoán Mỹ với chỉ số Dow tăng gần 3% và S&P 500, Nasdaq đều tăng gần 4% cho đến nay. Nhưng báo cáo lạm phát hôm nay có thể là một bước ngoặt và thị trường cần phải cảnh giác với quyết định của Fed vào tuần tới.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
Số liệu lạm phát của Hoa Kỳ sẽ được công bố lúc 19h30 tối nay.
Theo Credit Suiise dự báo:
Ý nghĩa của dự báo đối với FOMC: Dù dự báo này thấp hơn một chút so với dự kiến trước đó nhưng có lẽ không đủ để thay đổi thái độ diều hâu của Fed khi dữ liệu việc làm và ISM tốt hơn dự kiến. Các quan chức Fed đã rất cởi mở về việc tăng lãi suất 50bp hoặc 75bp. Hầu hết thị trường đang định giá khả năng lãi suất tăng 75 bps.
Theo S&P Global:
Biểu đồ ngày của dầu:
Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken:
Cập nhật giá dầu:
Các cặp tiền chính chưa biến động mạnh trước thềm báo cáo CPI Mỹ.
Chứng khoán châu Á tăng cùng cổ phiếu Mỹ trong đêm, nhờ sự lạc quan rằng lạm phát của Mỹ đang có dấu hiệu chạm đỉnh. Ngoài ra, thị trường cũng đang kỳ vọng lần tăng lãi suất 75bp trong cuộc họp FOMC tuần sau sẽ là lần cuối tăng lãi suất mạnh như vậy
Về mặt dữ liệu, ta đã nhận được dữ liệu lạm phát PPI tháng 8 của Nhật Bản, chỉ số PPI cho tháng 8. Các số liệu đều đang tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng yên giảm không giúp gì cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Các quan chức BoJ chưa có can thiệp nào. USDJPY giảm nhẹ 27pip xuống 142.54.
Thông tin đến từ các nhà phân tích của ANZ:
PBOC đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY cho ngày hôm nay ở mức 6.8928 (giảm so với ước tính là 6.9080)
Khảo sát kinh doanh của Ngân hàng Quốc gia Úc cho tháng 8
Niềm tin kinh doanh: 10 (trước đó ở mức 7)
Điều kiện kinh doanh: 20 (trước đó ở mức 19)
Nhà kinh tế trưởng Alan Oster của Tập đoàn NAB cho biết:
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc lo ngại về sự sụt giảm nhanh chóng của đồng won. Không chỉ riêng Hàn Quốc, sức mạnh của đồng đô la Mỹ đang là nỗi lo lắng đối với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
KRW tiếp tục giảm nhẹ, sau mức tăng ngày hôm qua do sự suy yếu của đồng đô la.
Báo cáo CPI của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào 19h30 hôm nay theo giờ Việt Nam.
Soc Gen dự báo:
CPI giảm 0.1%m/m
CPI lõi là 0.4%m/m
Cuộc khảo sát hàng tháng của Westpac cho thấy mức tăng trong tháng 9, đạt mức 84.4 (trước đó vào tháng 8 là 81.2). Tuy nhiên, dữ liệu đó vẫn đang ở mức rất thấp.
Morgan Stanley cắt giảm dự báo giá dầu Brent cho quý 3 xuống 98 USD/thùng (trước đó là 110 USD)
Đồng thời, ngân hàng cho biết dòng chảy dầu từ Nga sẽ giảm đi đáng kể
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư tạm quên đi nỗi lo suy thoái. Thị trường tăng trở lại sau khi bị bán tháo từ giữa tháng 8 do lo ngại chính sách tiền tệ thắt chặt và kinh tế trì trệ tại châu Âu và Trung Quốc. Pha hồi phục này chủ yếu đến từ việc thị trường đã bị quá bán rất sâu trước lo ngại lạm phát và Fed mạnh tay thắt chặt. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng đồng loạt tăng.
Trên thị trường tiền tệ, Đô la Mỹ tiếp tục giảm trong bối cảnh lạm phát đầu cơ gần đạt đỉnh ngay cả khi Fed giữ quan điểm diều hâu. Tất cả các đồng tiền chính của các nước G-10 đều tăng giá so với USD ngoại trừ Yên Nhật. Bên cạnh đó, tâm lý thị trường tiếp tục cải thiện khi Ukraine đã tái chiếm một số thành phố trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Nga mang lại niềm tin cho sự hồi phục nền kinh tế châu Âu. Đồng euro tăng mạnh sau khi Chủ tịch Bundesbank ra tín hiệu ủng hộ các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở châu Âu.
Vàng hồi phục, ở mức $1.724.74/oz. Giá dầu tăng mạnh, WTI chốt phiên hôm qua tăng 1.14% ở mức $87.78/thùng còn Brent ở mức $94.00/thùng. Hợp đồng tương lai khí đốt tăng 3.16%, sau khi giảm mạnh vào thứ Hai tuần trước.
Theo lịch kinh tế, báo cáo CPI của Mỹ sẽ được công bố vào 19h30 ngày hôm nay. Số liệu này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp FOMC vào ngày 21 tháng 9.
ANZ Roy Morgan khảo sát hàng tuần về tâm lý người tiêu dùng Úc đang ở mức 85.6
ANZ nhận xét:
Theo Bloomberg:
PPI Nhật Bản tháng 8 năm 2022:
+ 0.2% m/m
+ 9.0% so với cùng kỳ năm trước
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs không tỏ ra lo lắng:
Chỉ số giá lương thực tháng 8 của New Zealand + 1.1% m/m (trước đó + 2,1%)
Cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Dự trữ New Zealand là ngày 5 tháng 10.
Theo BofA:
MUFG Research kỳ vọng USDJPY sẽ tiếp tục tăng cao.
Ngân hàng khuyến nghị long USDJPY tại 140.00 với mục tiêu 146.00 (mức cao nhất tuần trước là 144.99) và stop loss 136,50
Theo MUFG, “chúng tôi vẫn chưa tin rằng các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản sẽ nói được làm được, nên sẽ duy trì quan điểm long USDJPY, dù vấn đề rủi ro không còn thuận lợi như trước.”
Lợi suất đấu thầu trước đó là 3.202%.
Nasdaq đã tăng 4.1% trong tuần trước và tiếp tục tăng 1.1% ngày hôm nay. Bên cạnh đó, S&P 500 cũng tăng 1.1%.
Khẩu vị rủi ro của thị trường đang khá tích cực nhưng tất cả đều sẽ bị ảnh hưởng bởi CPI của ngày mai. Thị trường kỳ vọng lạm phát sẽ giảm từ 8.5% xuống 8.1% so với cùng kỳ năm trước nhưng CPI lõi sẽ tăng từ 5.9% lên 6.1% .
Về mặt kỹ thuật, S&P 500 đang nỗ lực để quay trở lại mức 4,200 nhưng cần phải kiểm tra lại đường MA 200 - nơi chỉ số đình trệ vào tháng trước.
Sau khi suy yếu mạnh vào đầu phiên Âu, chỉ số DXY đã cho thấy tín hiệu tích cực hơn.
USD phần nào cải thiện từ mức đáy 107.83 trong ngày lên mức 108.19 ở hiện tại. Chỉ riêng hôm nay USD đã giảm 0.70%.
Hiện mọi sự chú ý của thị trường đang đổ dồn vào dữ liệu lạm phát quan trọng trong tuần để có thêm manh mối về tốc độ tăng lãi suất của Fed.
Credit Agricole CIB Research định giá 85% khả năng BOE tăng lãi suất thêm 75 bp trong cuộc họp tới (đã hoãn sang ngày 22/9 do Nữ hoàng Anh qua đời) và kỳ vọng lãi suất sẽ đạt đỉnh ở mức 4.25% trong năm tới.
"Chúng tôi cho rằng Ủy ban Chính sách Tiền tệ sẽ cố gắng đáp ứng và thậm chí vượt quá kỳ vọng tăng lãi suất của thị trường. Chúng tôi lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách có thể vẫn bị chia rẽ trong vấn đề tăng lãi suất mạnh hơn hơn nữa.", CACIB lưu ý.
Hiện GBP/USD giao dịch ở 1.1702 - mức cao nhất trong gần 2 tuần qua.
Đồng tiền điện tử lớn nhất đang có một ngày đầu tuần tích cực khi liên tục cải thiện, tăng gần 3% trong ngày.
BTC/USD hiện giao dịch ở mức $22,455 - cao nhất kể từ đầu tháng 9 đến nay.
Sắc xanh bao trùm lên các chỉ số chứng khoán chính ngay khi mở cửa, đánh dấu ngày thứ 4 tăng liên tiếp. Cả S&P 500 và Nasdaq 100 đều tăng ít nhất 1%, củng cố đà tăng tuần trước. Khẩu vị rủi ro được cải thiện trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ công bố vào ngày mai để có thêm manh mối về tốc độ tăng lãi suất của Fed. Trader hiện kỳ vọng hoàn toàn vào một đợt tăng lãi suất quy mô lớn vào tuần tới, sau hai lần tăng 75bp trước đó của Fed.
Đô la Mỹ tiếp tục giảm trong bối cảnh lạm phát đầu cơ gần đạt đỉnh ngay cả khi Fed giữ vững luận điệu diều hâu. Tất cả các đồng tiền chính của các nước G-10 đều tăng giá so với USD ngoại trừ Yên Nhật. Thống đốc Fed Waller tuần trước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với một đợt tăng lãi suất 'đáng kể', đồng thời Chủ tịch Fed St. Louis cũng nghiêng về đợt tăng lãi suất lần thứ ba. Đồng euro tăng mạnh nhất trong 6 tháng sau khi Chủ tịch Bundesbank ra tín hiệu ủng hộ các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở châu Âu.
Thị trường hàng hóa cũng được hưởng lợi nhờ USD. Dầu thô và kim loại công nghiệp tăng giá khi USD giảm chống lại những lo ngại về nhu cầu. Dầu WTI tăng $1.72, tương đương 2%, lên mức $88.5/thùng. Dầu Brent tăng $1.69, tương đương 4.14%, lên mức $92.84/thùng. Vàng cũng đã có một ngày thăng hoa khi liên tục tăng, hiện giao dịch ở giá %1,727/oz. Trước đó giá vàng đã chạm mức cao nhất tháng 9.
Sau nhiều ngày 'lạc trôi', BTC cũng đã có thể tìm lại sức sống, kéo dài đà tăng 6 ngày liên tiếp. Bitcoin hiện có giá $22,368 - mức cao được thấy lần cuối vào ngày 19/8. Ngược lại, ETH giảm 1.59% trong ngày xuống mức $1,738.7.
Trong khi đó, các thị trường cũng phải hiểu rõ tác động của cuộc phản công của Ukraine, sau khi các lực lượng của họ tiếp tục tiến công nhanh chóng ở khu vực Kharkiv, khai thác sự rút lui của hệ thống phòng thủ Nga.
Nga tuyên bố sẽ giành lại thế chủ động trong cuộc tấn công Ukraine sau khi đánh vào các nhà máy điện gây mất điện trên khắp miền đông bắc Ukraine. Trước đó, một cuộc tiến công chớp nhoáng của lực lượng Kyiv đã đảo ngược lợi ích của Moscow.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết hơn 30 khu định cư đã hứng chịu các cuộc không kích và tên lửa của Nga trong ngày qua. Kharkiv, một trong ít nhất hai nhà máy điện bị tên lửa tấn công, đã được khôi phục điện nhưng lại sập điện một lần nữa vào cuối ngày thứ Hai sau khi bị pháo kích liên tục.
Phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ không dừng lại cho đến khi chiến thắng trong cuộc xâm lược quốc gia láng giềng, hiện đã ở tuần thứ 29. Tuy nhiên, những tổn thất đánh dấu một bước lùi chiến lược lớn và bất ngờ ở Ukraine, có khả năng tạo ra bước ngoặt cho cuộc xung đột.
Vàng đã có một ngày đầu tuần hết sức khả quan khi tăng hơn $13/oz, chạm $1,730/oz - mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 9 đến nay.
Đà tăng trong phiên Âu của XAU/USD tiếp tục được củng cố, kéo dài không ngừng.
USD/CHF hiện giao dịch ở 0.9534 - mức thấp được thấy lần cuối vào ngày 21/8. Áp lực bán trên diện rộng của USD phần nào giúp CHF cải thiện.
Cặp USD/CHF đã suy yếu khoảng 65 pip, tương đương -0.66%, trong ngày hôm nay.
Dữ liệu về các chuyến bay, phòng vé, khách sạn và nhu cầu xăng dầu cho thấy nhiều điều thú vị về người tiêu dùng Mỹ.
Bất chấp việc các sân bay gặp nhiều khó khăn vào đầu mùa hè, con số vẫn thấp hơn mức năm 2019 - vấn đề chủ yếu đến từ nhân viên và vé đặt quá nhiều. Nhưng trong vài tuần lễ, các chuyến bay và khách sạn cơ bản đã 'trở lại bình thường'.
Số liệu ngành khách sạn nhấn mạnh ngày 3/9 là lần đầu tiên công suất trở lại mức cao của 2019.
Chính quyền Biden đã có kế hoạch vào tháng tới nhằm hạn chế hơn nữa các lô hàng chất bán dẫn sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất chip từ Mỹ đến Trung Quốc.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự định công bố các quy định mới dựa trên các hạn chế được thông báo trong thư đầu năm nay cho ba công ty Hoa Kỳ - KLA Corp, Lam Research Corp, và Applied Materials Inc.
Một vài nguồn tin cho biết các quy định có thể sẽ bao gồm các hành động bổ sung chống lại Trung Quốc. Các hạn chế cũng có thể được thay đổi và các quy tắc sẽ công bố muộn hơn dự kiến. Các quy tắc này khả năng sẽ áp đặt yêu cầu về giấy phép đối với những chuyến hàng đến Trung Quốc của sản phẩm có chứa chip nhắm mục tiêu.
Ngày đầu tuần, đô la đã chịu áp lực bán trên diện rộng, GBP/USD có động lực tăng giá và leo lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 tại 1.1700.
Phe bò nỗ lực kéo dài đà tăng của thứ Sáu tuần trước, dù vẫn còn nhiều khó khăn song GBP/USD đã cố gắng tạo ra những tín hiệu tăng giá ban đầu khi vượt lên trên đường DMA 10 tại 1.1568.
Tâm lý nhà đầu tư cải thiện được cho là nguyên nhân chính giúp bảng Anh tăng nhưng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Các mốc kỹ thuật vẫn còn khá mong manh khi chỉ báo xung lượng vẫn đang ở mức tiêu cực và stochastic đang tiến đến vùng quá mua.
Các quan chức lớn từ FED và ECB liên tục bày tỏ quan điểm ủng hộ các đợt tăng lãi suất tiếp theo nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu đã đề ra. Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đưa ra nhận định rằng mức tăng 75 bp là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Hai quan chức khác từ FED, Waller và George cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Những bình luận trên đã phần nào giúp đồng euro hồi phục và gây áp lực lên đồng bạc xanh.
Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ vào ngày mai sẽ là thông tin quan trọng có thể gây tác động lớn đến thị trường.
Thị trường đang không có nhiều thông tin gây biến động lớn, chứng khoán Âu duy trì sắc xanh, các chỉ số chính tăng hơn 1%. Cùng lúc đó, đồng Euro cũng đang chiếm ưu thế, tăng 1.10%, ở mức 1.01542.