Giá vàng quay đầu giảm hơn 150 pips xuống 2655 USD/oz
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Các chỉ số lớn tại châu Âu đều bắt đầu tuần mới với sắc xanh:
Cuộc họp của các quốc gia sản xuất dầu OPEC đã bị hoãn vô thời hạn. Hiện tại, OPEC+ vẫn chưa ấn định được ngày triển khai trở lại. Do đó, khối này sẽ không thay đổi sản lượng dầu trong thời gian sắp tới. Trước đó, một nhà báo cho biết bộ trưởng dầu khí của Iran, ông Zanganeh sẽ không tới dự cuộc họp.
Dầu WTI tăng mạnh sau tin này, hiện đang tăng gần 1% trong ngày, ở mức $75.82/thùng.
Theo khảo sát triển vọng kinh doanh của BoC, ngân hàng này tiếp tục ghi nhận tâm lý tốt hơn trong quý này. Chỉ báo BoS đạt mức kỷ lục 4.17 so với con số 2.95 của quý I. Kỳ vọng lạm phát của các công ty cũng đã tăng, tuy nhiên nhiều công ty cũng tin rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời.
Tin này chưa có quá nhiều ảnh hưởng tới thị trường. Hiện tại USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2353.
Con số này giảm rất sâu so với 31.9 tỷ Euro của tháng trước. Trong đó, ECB đã mua ròng 15.734 tỷ Euro trái phiếu theo chương trình PEPP. Liệu đây có phải là dấu hiệu ECB bắt đầu thắt chặt?
Dù vậy, thị trường vẫn chưa có phản ứng với tin này. EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1859, giảm không đáng kể trong ngày.
Hôm nay là ngày Quốc khánh Mỹ. Thị trường chứng khoán tại đây đang có một ngày đầu tuần nghỉ xả hơi. Còn tại châu Âu, các chỉ số lớn đều đang khởi đầu tuần mới thuận lợi. DAX là chỉ số duy nhất chưa có quá nhiều thay đổi trong phiên.
Trên thị trường tiền tệ, hôm nay có vẻ là một phiên trầm lắng sau báo cáo NFP. Chỉ số DXY không thay đổi nhiều. GBP hiện đang là đồng tiền mạnh nhất so với USD với mức tăng 0.17%. Các đồng tiền lớn khác như EUR, JPY và AUD không có nhiều thay đổi. CAD, CHF và NZD là ba đồng tiền yếu nhất, với mức giảm lần lượt 0.28%, 0.15% và 0.13%. Nhìn chung, thị trường không có quá nhiều biến động từ đầu phiên Á cho tới đầu phiên Mỹ.
Vàng tiếp tục đà hồi phục với mức tăng 0.28%, tiến sát gần $1,800, tuy vậy $1,795 vẫn đang là kháng cự cứng đầu cho phe mua. Dầu cũng đang tăng 0.2% giữa sự lục đục nội bộ của OPEC+. Được biết, OPEC+ đang trong quá trình hoãn lại cuộc họp hôm nay.
Trên thị trường chứng khoán:
Trên thị trường hàng hóa:
Cặp tiền này tiếp tục tăng phiên thứ hai liên tiếp sau báo cáo NFP từ thứ Sáu, thoát khỏi vùng đáy hai tháng. Hiện tại phe mua đang gặp trở ngại tại vùng giá 1.3860, trùng với mức đỉnh của phiên ngày 30/6 vừa qua. GBPUSD đã kiểm tra thất bại vùng này, và hiện rơi xuống quanh mức 1.3845. Phe mua nhiều khả năng sẽ chờ đợi giá vượt hẳn khỏi mức 1.3860, xác nhận breakout và kéo dài đà tăng.
Quan chức ECB Isabel Schnabel cho rằng việc lạm phát vượt quá mục tiêu của ngân hàng trung ương này trong một thời gian khi nền kinh tế phục hồi là điều cần thiết. Tuy nhiên, ông Klaas Knot cảnh báo không nên đánh giá thấp khả năng đà tăng của lạm phát trở nên dai dẳng và cho rằng chương trình kích thích nên kết thúc vào khoảng tháng Ba năm sau. Các bình luận được đưa ra khi ECB chuẩn bị cho một cuộc họp đặc biệt trong tuần này để tranh luận về việc thay đổi chiến lược ổn định giá cả của mình.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đêm qua đã nhấn mạnh rằng OPEC+ phải tuân theo kế hoạch trong khi vấp phải sự phản đối của UAE. Ông cho biết họ không thể đáp ứng yêu cầu của UAE bởi nó sẽ tạo ra tiền lệ xấu. Các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục ngày hôm nay.
Ít có sự thay đổi đối với tổng tiền gửi không kỳ hạn, điều này cho thấy SNB vẫn đang đứng ngoài cho đến thời điểm hiện tại.
Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB, tin rằng RBA có thể bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu của mình vào cuối tháng 9.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ giảm nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng xảy ra một quan điểm hawkish tại biên bản cuộc họp FOMC thứ tư tuần này.
Giá vàng tiếp tục duy trì sự tích cực sau báo cáo việc làm trái chiều tại Mỹ hôm thứ sáu, tăng 0.21% lên $1,791/oz. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng đã suy yếu rất nhiều, chỉ còn 1.43%.
Bên cạnh đó, dầu thô đang chịu sự giằng co quanh mức 75 USD/thùng do những bất đồng trong chính sách tăng sản lượng trong OPEC +.
Trên thị trường FX, đồng USD sau khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần tăng đôi chút đã bắt đầu suy yếu trở lại. GBP đang là đồng tiền mạnh nhất trong bối cảnh thị trường quan sát sự chống chọi của nước này trước biến thể Delta mới. EUR, AUD và JPY đều có mức tăng khoảng 0.1% trong ngày trong khi CAD lại đang trượt dốc tương đối đáng kể. Sự kiện quan trọng nhất ngày mai sẽ là cuộc họp của RBA nhưng nhiều khả năng NHTW sẽ giữ giọng điệu dovish và không thay đổi các chính sách hiện tại do tình hình Covid-19 đang khiến phần lớn nước này bị phong tỏa.
Tâm lý của các nhà đầu tư được cho là sẽ cải thiện vào đầu nửa cuối năm 2021 khi các điều kiện kinh tế trong khu vực khởi sắc trước mùa hè, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ cho thấy sự cải thiện rõ rệt khi các hạn chế về vi rút được nới lỏng.
PMI tổng hợp đạt 59.5 so với 59.2 sơ bộ
Một sự điều chỉnh tăng nhẹ và điều đó đánh dấu sự tăng trưởng nhanh nhất trong hoạt động của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong 15 năm, với cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều cho thấy sự cải thiện rõ rệt khi các hạn chế về vi rút được nới lỏng.
Tuy nhiên, sự gián đoạn nguồn cung đang dẫn đến lạm phát chi phí cao hơn và đó vẫn là mối đe dọa đối với đà phục hồi nếu nó tiếp tục dai dẳng trong những tháng tới.
Ngành dịch vụ của Ý tiếp tục trên con đường phục hồi trong tháng 6 nhờ các biện pháp hạn chế COVID-19 được nới lỏng. Hoạt động kinh doanh tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1 năm 2018, trong bối cảnh công việc mới tăng mạnh, trong khi niềm tin kinh doanh đạt mức mạnh nhất trong hơn 11 năm.
Chỉ một vài điều cần lưu ý đối với EUR/USD ngày hôm nay (như được tô đậm trong hình). Mức giá hiện tại nhiều khả năng sẽ được giữ vững trong điều kiện thanh khoản mỏng do có kỳ nghỉ lễ ở Mỹ vào cuối ngày hôm nay.
Ngoài ra, còn có một lượng hợp đồng khiêm tốn sắp đáo hạn với AUD/USD gần 0.7500.
Trong sáng nay, Trung Quốc công bố chỉ số Caixin PMI dịch vụ tháng Sáu giảm về mức 50.3 từ mức 55.1, thấp hơn nhiều so với con số dự báo 55.7. Qua đó, PMI dịch vụ của Trung Quốc đã đánh mất đà tăng. Nguyên nhân là do các hoạt động kinh tế và công việc tạo mới tăng trưởng thấp nhất trong vòng 14 tháng vừa qua. Số lượng nhân viên thuê mới giảm. Tỷ lệ chi phí đầu vào và chi phí đầu ra lạm phát chậm lại đáng kể. PMI Composite giảm từ 53.8 xuống 50.6 - đây là mức tồi tệ nhất trong 14 tháng.
Doanh số bán lẻ tháng Năm của Úc chỉ tăng khoảng 0.4% so với tháng trước, và 7.7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Ben James, Giám đốc Khảo sát Quarterly Economy Wide, cho biết: “Doanh thu bán lẻ trong tháng 5 bị ảnh hưởng bởi lệnh giãn cách xã hội của của bang Victoria từ ngày 28/05 trở đi, cũng như các bang đang phục hồi sau các hạn chế vào tháng 4 ”.
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong giao dịch trầm lắng khi thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ. Thị trường chứng khoán Tokyo và Hồng Kông giảm trong khi hầu hết các thị trường khu vực khác đều tăng. Chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm 0.6% xuống 28,618.33 và chỉ số Hang Seng Hồng Kông giảm 0.5% xuống 28,166.25. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite tăng 0.2% lên 3,524.30 và Kospi của Hàn Quốc tăng 0.4% lên 3,294.08. Tại Úc, chỉ số S&P/ASX tăng 0.1% lên 7,316.30.
Lợi suất trái phiếu kho bạc ổn định hôm thứ Hai ở mức quanh 1.43%. Lợi suất thấp giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán, đồng thời cung cấp động lực đặc biệt mạnh mẽ cho các công ty tăng trưởng cao.
Dầu thô vẫn duy trì mức giá trên 75 USD/thùng khi cuộc đụng độ gay gắt đã buộc OPEC + phải tạm dừng đàm phán hai lần, với cuộc họp tiếp theo dự kiến vào thứ Hai.
Trên thị trường FX, USD/JPY được giao dịch tại 111.12 sau khi tăng từ 110.99. EUR/USD giảm xuống 1.1857 từ mức 1.1863.
"Xu hướng gia tăng lạm phát của Eurozone có thể không phải là tạm thời" -thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Chủ tịch ngân hàng trung ương Hà Lan Klaas Knot cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên NRC Handelsblad vào Chủ nhật. Ông cho biết
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành PSE là ông Ramon Monzon nói rằng ban lãnh đạo lần đầu tiên thảo luận về ý tưởng thành lập một sàn giao dịch tiền mã hóa trong nước cách đây hai tuần. PSE có cả cơ sở hạ tầng giao dịch và các biện pháp bảo vệ bảo vệ nhà đầu tư mà Monzon khẳng định là đảm bảo cần thiết cho việc giao dịch tiền mã hóa.
Monzon cho biết sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền mã hóa và Philippines không thể bỏ qua làn sóng này nữa. PSE hiện đang chờ hướng dẫn từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines (SEC).
Mike Muller, đại diện khu vực châu Á của Vitol Group, cho biết trong một cuộc hội thảo trên web hàng ngày được tổ chức bởi các chuyên gia tư vấn Gulf Intelligence ở Dubai vào Chủ nhật về triển vọng giá dầu thô. Ông cho biết:
“Trước đây chúng ta đã gặp phải những bất đồng quan điểm này và chúng đã được giải quyết”.
“Bất bất kỳ mức tăng nào mà OPEC + đồng ý, nguồn cung vẫn không thể đáp ứng đủ cầu ”.
“OPEC đang ở một đoạn đườn hướng tới mục tiêu đã đề ra là có thể kiểm soát được trữ lượng dầu như mức tiêu chuẩn của năm 2019. Do đó, chúng tôi vẫn tin tưởng vào đà tăng của dầu thô trong thời gian tới".
"Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ không ngần ngại thực hiện các bước nới lỏng bổ sung do tác động của đại dịch” - Thống đốc ngân hàng trung ương Haruhiko Kuroda nhắc lại trong một bài phát biểu hôm thứ Hai.
Ông cho biết
Traders trái phiếu kỳ hạn ngắn đang chuẩn bị cho những khó khăn trước mắt, vì mức trần nợ của Hoa Kỳ có vẻ sẽ giảm trở lại vào đầu tháng 8 và Quốc hội vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch nào để tăng mức trần này. Vốn đã bị thiếu hụt do nhu cầu đầu tư lớn, số lượng trái phiếu phát hành có thể sẽ bị giảm đi do bộ tài chính cần cắt giảm bảng cân đối kế toán của mình trong tháng này.
Dù bước vào phiên Mỹ với sắc xanh bao trùm, đa phần các chỉ số châu Âu không thể giữ được đà tăng khi đóng cửa:
Tại Mỹ, ba chỉ số lớn đều đang rất khởi sắc:
Fed New York đã hạ dự báo tăng trưởng GDP trong quý II và quý III tại Mỹ. Với việc này, GDP Mỹ được kỳ vọng tăng trưởng 3.2% và 3.9% lần lượt vào hai quý II và III.
Vàng đang trải qua một ngày đầy biến động, khi giảm rồi lại tăng, sau đó lại giảm. Hiện tại có vẻ vàng đã tìm được hỗ trợ tại mức $1,783. Trước đó, vàng đã lập đỉnh ngày tại $1,795 nhưng lại giảm nhanh chóng. Kháng cự tiếp theo cần vượt qua là $1,790. Vượt qua được mức này, phe mua sẽ có thêm cơ hội kiểm tra lại vùng kháng cự quan trọng $1,800
Sau khi dữ liệu NFP được công bố, cặp tiền này giảm xuống 111.14, nhưng sau đó đã hồi phục lại, và hiện đang được giao dịch quanh mức 111.30. Dù hiện vẫn đang ghi nhận mức giảm 0.18% trong ngày, nhiều khả năng USDJPY sẽ có mức giá đóng cửa trong tuần cao nhất kể từ tháng 2/2020.
Dữ liệu lao động NFP không thể giúp USD có được đà tăng tốt, thậm chí còn bị kéo xuống do thất nghiệp vượt dự báo, và không đồng tiền nào tận dụng tốt điều này hơn NZD. NZDUSD lập đỉnh ngày tại mức 0.7004. Cùng thời điểm này phiên hôm qua, cặp tiền này cũng đã vượt lên 0.701, nhưng trước sức ép của USD đã giảm sâu nhanh chóng.
0.70 cũng đang là mức kháng cự hiện tại, và NZDUSD vẫn đang kiểm tra mức này.
Chỉ số PMI ngành sản xuất của Markit đã giảm xuống còn 56.5 điểm trong tháng Năm từ con số 57 điểm của tháng Tư. Điều này cho thấy hoạt động kinh tế sản xuất tại Canada vẫn đang tiếp tục mở rộng, dù với tốc độ chậm hơn tháng trước. Sau tin này, đồng CAD tiếp tục là một trong những đồng tiền mạnh nhất thị trường với mức tăng 0.5%.
Thị trường chứng khoán đang mở cửa đầy hưng phấn sau báo cáo việc làm vượt kỳ vọng tại Mỹ. Cả ba chỉ số lớn tại đây đều khởi động với sắc xanh. Chỉ số Nasdaq đang dẫn đầu thị trường với mức tăng 0.52%, theo sau là S&P 500 với mức tăng 0.22%. Chỉ số Dow Jones hiện chưa có nhiều thay đổi. Các chỉ số châu Âu đang có phiên xanh thứ hai liên tiếp, phá bỏ chu kỳ "một xanh, một đỏ" đã diễn biến suốt tuần.
Có vẻ như 850,000 việc làm mới không thể làm thỏa mãn thị trường khi cùng với đó Mỹ ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp vượt dự báo. Điều này đã khiến thị trường quét hai chiều ngay sau khi báo cáo NFP được công bố, nhưng đến hiện tại đã bắt đầu ổn định dần. Chỉ số DXY sau khi giảm xuống vùng 92.4 đã hồi phục lại lên 92.55. NZD, CAD và AUD đang là ba đồng tiền mạnh nhất ngày với mức tăng lần lượt 0.36%, 0.37% và 0.2%. JPY cũng ghi nhận mức tăng tương đối 0.14%. CHF và GBP không có nhiều thay đổi. EUR giảm 0.15%.
Vàng cũng đã có thêm đà tăng nhờ báo cáo NFP, khi lập đỉnh ngày mới tại $1,795.1, tuy nhiên không thể giữ được lâu, và hiện đã quay lại vùng dưới $1,790. Dầu đang giảm 0.18%, đánh mất mức $75/thùng.
Thị trường quét hai chiều sau báo cáo NFP với số việc làm vượt kỳ vọng nhưng tỷ lệ thất nghiệp tiêu cực. Đồng đô la ban đầu tăng mạnh khi chỉ số DXY vọt lên 92.7 điểm, nhưng ngay sau đó cũng đã giảm sâu và hiện tại đang ở mức 92.4 điểm, giảm 0.11% trong ngày. Nhìn chung, các đồng tiền khác đều đang tăng mạnh so với USD, duy nhất có EUR đang có mức tăng khiêm tốn nhất. Vàng bật tăng trở lại lên vùng $1,790, với mức tăng hơn 1% trong ngày.
Quỹ hưu trí lớn nhất thế giới đã công bố mức lợi nhuận kỷ lục trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 vừa qua, nâng tài sản của quỹ này lên 1.67 nghìn tỷ USD. Quỹ GPIF của Nhật Bản ghi nhận mức lãi 339 tỷ USD, cao nhất kể từ khi nước này bắt đầu quản lý lương hưu vào năm 2001. Trong đó danh mục cổ phiếu ở nước ngoài có kết quả tốt nhất, đem lại mức tăng 59%, cổ phiếu trong nước cũng tăng 42%.
Theo một số nguồn tin, OPEC+ được cho là vẫn chưa thể giải quyết tình trạng bế tắc do động thái của UAE trước đó. Vì vậy khối này hiện chưa thể thỏa hiệp ngay trước cuộc họp sắp tới.
Tỷ giá GBP/USD đã phá vỡ mức đáy 1.3786 - điều này sẽ dẫn đến sự suy yếu hơn nữa của cặp tiền và nhóm phân tích của Credit Suisse cho rằng đồng Cable sẽ hướng đến hỗ trợ tiếp theo tại vùng 1.3669/48 quan trọng hơn, cũng là điểm xoay trong trung hạn.
Reuters đưa tin, trích dẫn các nguồn tin từ OPEC+, cho biết “UAE không phản đối nguyên tắc tăng sản lượng của khối nhưng họ muốn tăng sản lượng dầu tối thiểu của mình lên 3.84 triệu thùng so với mức 3.168 triệu thùng hiện tại.”
Lại một tháng nữa chỉ số giá sản xuất diễn biến tích cực, tăng 1.8% đối với hàng hóa trung gian, 0.4% đối với hàng hóa vốn và 0.3% đối với hàng tiêu dùng lâu bền và không lâu bền.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm cùng với hợp đồng tương lai của Mỹ khi các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu việc làm quan trọng vào tối nay trong bối cảnh những phát triển đầy hứa hẹn trên mặt trận vắc xin.
Thị trường hàng hóa đang diễn biến khá tích cực, với dầu thô tăng lên trên mức 75 USD/thùng khi OPEC+ chưa thể đạt được một thỏa thuận gia tăng sản lượng. Vàng cũng có mức tăng 0.37% lên $1,783/oz bất chấp đà tăng trên diện rộng của USD.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn nằm trong biên độ 1.45%-1.48% và có lẽ sẽ không biến động nhiều trong thời gian tới.
Trên thị trường FX, đồng bạc xanh vẫn duy trì sức mạnh kể từ sau cuộc họp FOMC vào giữa tháng 6. EUR và 2 đồng tiền hàng hóa là AUD, NZD đang giảm mạnh nhất, mất khoảng 0.2%. Những biện pháp nhằm hạn chế biến thể Delta tại Australia và lệnh cắt giảm 50% lượng khách quốc tế tại nước này đang đè nặng lên đồng Aussie, dự kiến RBA sẽ có thái độ cẩn trọng trong cuộc họp sắp tới. Hãy chú ý quan sát NFP vào tối nay vì thị trường sẽ giật mạnh quanh thời điểm số liệu được công bố.