Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Dữ liệu tử OECD cho thấy Anh sẽ ghi nhận mức lạm phát vượt trên mọi sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm nay, được cho là ở mức 6.9% - vượt ngưỡng 6.6% được OECD đưa ra. Giá của năng lượng sẽ giảm với tốc độ chậm và chạm mốc mục tiêu vào cuối 2024.
Các loại tiền tệ ít biến động có thể được coi là một dộng thái chờ đợi cho những sự kiện quan trọng trong tuần tới - đầu tiên là chỉ số CPI của Hoa Kỳ và sau đó là quyết định của Fed. Cổ phiếu đang giảm nhẹ nhưng không đáng kể trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc cũng thấp hơn một chút.
Tăng trưởng toàn cầu đạt 2.7% vào năm 2023, 2.9% vào năm 2024 (trước đó lần lượt là 2.6% và 2.9%)
Tăng trưởng của Hoa Kỳ đạt 1.6% vào năm 2023, 1.0% vào năm 2024 (trước đó lần lượt là 1.5% và 0.9%)
Tăng trưởng của Trung Quốc đạt 5.4% vào năm 2023, 5.1% vào năm 2024 (trước đó lần lượt là 5.3% và 4.9%)
Tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt 0.9% vào năm 2023, 1.5% vào năm 2024 (trước đó lần lượt là 0.8% và 1.4%)
Tăng trưởng của Vương quốc Anh ở mức 0.3% vào năm 2023, 1.0% vào năm 2024 (trước đây lần lượt là -0.2% và 0.9%)
Tăng trưởng của Nhật Bản đạt 1.3% vào năm 2023, 1.1% vào năm 2024 (trước đó lần lượt là 1.8% và 0.9%)
OECD nói rằng tăng trưởng kinh tế chỉ được cải thiện một chút so với dự báo trước đó của họ vào tháng 3, do tác động của việc tăng lãi suất từ các ngân hàng trung ương lớn sẽ ngày càng cản trở quá trình đầu tư tư nhân.
Về triển vọng lãi suất, họ dự đoán lãi suất của Mỹ sẽ đạt đỉnh từ 5.25% đến 5.50% trong quý này (tiếp theo là 2 lần cắt giảm trong nửa cuối năm 2024) còn lãi suất của Eurozone đạt đỉnh vào quý 3 năm nay (không thay đổi ở mức 4.25% đến cuối năm 2024). Đối với Nhật Bản, họ sẽ không tăng lãi suất cho đến cuối năm 2024.
Số liệu hàng tháng không cho thấy giá nhà ở Vương quốc Anh có thay đổi một cách rõ rệt. Điều này làm nổi bật xu hướng cơ bản trong thị trường nhà đất ở Anh, do lãi suất tăng cao và điều kiện tài chính thắt chặt đang đè nặng lên tâm lý của người mua nhà.
Sản lượng công nghiệp của Đức tăng nhẹ trong tháng 4 sau khi giảm mạnh vào tháng 3. Nhìn vào chi tiết, sản xuất hàng tiêu dùng tăng 1.5% nhưng được bù đắp bằng sự sụt giảm trong sản xuất tư liệu sản xuất (-0.3%), sản xuất hàng hóa trung gian (-0.2%), cũng như sản xuất năng lượng (-1.5%).
Tuy nhiên, có hoài nghi về sức ảnh hưởng và tốc độ của quá trình này.
Sau khi đã sai lầm trong dự báo triển vọng lạm phát, các nhà hoạch định chính sách của ECB chắc chắn không né tránh sự chú ý bỏ qua cơ hội này khi dữ liệu lạm phát đang bắt đầu có lợi cho họ. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định và chúng ta sẽ xem liệu những áp lực về giá có phù hợp với quan điểm của họ về việc giảm lạm phát trở lại mức 2% trong hai năm tới hay không.
Vào hôm thứ Tư, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda cho biết:
“Khi dự kiến sắp đạt được mục tiêu lạm phát, chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết về việc thoát khỏi chính sách siêu nới lỏng hiện nay và sẽ tiết lộ thông tin khi cần thiết.”
Tài chính của BoJ sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, giá cả và tình hình tài chính vào thời điểm đó.
BoJ cần đảm bảo năng lực tài chính lành mạnh để tránh nó làm gián đoạn các quyết định chính sách.
Hiện tại vẫn còn quá sớm để tranh luận về chiến lược cụ thể liên quan đến cách BoJ có thể bán ETF trong tương lai.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nhận định:
“Chính phủ cần phải cân nhắc xem có thể mua chứng chỉ ETF như một nỗ lực để đảm bảo nguồn doanh thu cho BoJ hay không”
1. Bài phát biểu của Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos tại hội nghị về Hội nhập tài chính do Ủy ban Châu Âu và ECB phối hợp tổ chức tại Brussels, Bỉ.
07:50 GMT - 14:50 theo giờ Việt Nam
03:50 theo giờ Mỹ
2. Thành viên hội đồng ECB và Thống đốc NHTW Hà Lan Klaas Knot trình bày trước quốc hội về sự ổn định của khu vực tài chính
08:30 GMT - 15:30 theo giờ Việt Nam
04:30 theo giờ Mỹ
3. Thành viên hội đồng ECB Fabio Panetta điều hành hội thảo 'Hoàn thiện Liên minh Ngân hàng: tiến độ, quan điểm và ưu tiên' tại hội nghị về hội nhập tài chính do Ủy ban Châu Âu và ECB đồng tổ chức tại Brussels, Bỉ. Bao gồm cả sự có mặt của Thành viên Hội đồng ECB Edouard Fernandez-Bollo tham gia thảo luận.
0910 GMT - 16:10 theo giờ Việt Nam
05:10 theo giờ Mỹ
Cuộc họp chính sách tiếp theo của ECB sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 6.
Vào tháng 3, Goldman Sachs (GS) đã nhận định xác suất suy thoái của Mỹ là 35% sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank.
Hiện các nhà phân tích tại GS đã hạ dự báo xuống còn 25% với 02 nguyên nhân chính:
“Căng thẳng ngân hàng sẽ chỉ làm giảm nhẹ 0.4ppt trong tăng trưởng GDP thực tế trong năm nay, do sự ổn định của khối lượng cho vay cùng với giá cổ phiếu của các ngân hàng khu vực cùng, tốc độ chảy ra của dòng tiền gửi chậm lại và các cuộc khảo sát chỉ ra sự hạn chế về khả năng thắt chặt trong tương lai.”
“Rủi ro của cuộc chiến trần nợ đã biến mất”
Về triển vọng chính sách của FOMC:
Không chắc chắn rằng liệu các nhà hoạch định chính sách của Fed có khiến nền kinh tế suy thoái vì mục tiêu đưa lạm phát trở lại ngưỡng 2% của họ hay không.
Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường lao động có thể “tái cân bằng một cách suôn sẻ” hay không.
Kỳ vọng lãi suất +25bp rất có thể sẽ xảy ra vào tháng 7, không phải tại cuộc họp ngày 13-14 tháng 6
Dự đoán phạm vi đỉnh lãi suất sẽ từ 5.25% - 5.5%
“Sau đó dự kiến chu kỳ thắt chặt sẽ tạm dừng trong khoảng 01 năm rồi cắt giảm dần sau đó”
“Chúng tôi tiếp tục cho rằng thị trường đang đánh giá thấp triển vọng lãi suất trong khoảng 1-2 năm tới.”
Giám đốc điều hành của Morgan Stanley tại Úc, Richard Wagner đã có buổi trò chuyện với Bloomberg TV.
Bày tỏ lạc quan về triển vọng tăng lãi suất của RBA trong thời gian tới.
Dự kiến sẽ chỉ còn một đợt tăng lãi suất nữa
Cụ thể:
“Phải mất vài tháng để những đợt tăng lãi suất này làm giảm thanh khoản của các ngân hàng, chi tiêu cho tiêu dùng sẽ điều chỉnh mạnh trong Quý 3 và đó là lúc chúng tôi sẽ tạm dừng tăng lãi suất".
Thu nhập của một số doanh nghiệp tiêu dùng tại Úc gần đây đã giảm xuống, phản ánh các hộ gia đình đã hạn chế chi tiêu cho sinh hoạt.
Scotia Economics dự kiến sẽ lãi suất sẽ +25bp tại cuộc họp tháng 6 vào tối nay.
Trong biên bản cuộc họp tháng 5 của BoC:
“Hội đồng tiếp tục đánh giá liệu chính sách tiền tệ có đủ thắt chặt để giảm áp lực về giá hay không"
"Vẫn sẵn sàng tăng lãi suất hơn nữa nếu cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%”
Tăng trưởng GDP đã gây bất ngờ ở mức cao nhất, tương tự đối với các dự báo. Theo Scotia:
Hơn nữa, các thành phần trong số liệu tăng trưởng tiếp tục chỉ ra sự vươn lên mạnh mẽ trong chi tiêu của người tiêu dùng - bao gồm cả những điểm dữ liệu nhạy cảm nhất với lãi suất. Đồng thời, chống lại những lo ngại rằng lãi suất cao hơn sẽ làm giảm chi tiêu.
Về lạm phát:
Tất cả các công cụ chính đã được tung ra khi lạm phát ở trên mức 4%, nhất là khi chúng tăng cao hơn vào tháng 4. Đây không phải là điều mà BoC có thể phớt lờ
Khoảng thời gian lạm phát cải thiện rõ rệt duy nhất là trong nửa đầu năm 2022. Kể từ đó, lãi suất vẫn ở mức khá cao, mặc dù thực tế là đã gần 20 tháng kể từ khi xuất hiện dự đoán về các đợt tăng lãi suất chính sách và thị trường trái phiếu bắt đầu thắt chặt một cách nghiêm túc.
CIBC dự kiến Ngân hàng Canada sẽ tiếp tục giữ nguyên tại cuộc họp chính sách hôm nay:
14:00 GMT hay 21:00 theo giờ Việt Nam
10:00 theo giờ Mỹ
Theo CIBC:
Sức nóng của thị trường lao động Hoa Kỳ và Canada đang khiến các NHTW phải cân nhắc xem liệu có nên tăng lãi suất một lần nữa trong tháng Sáu này hay là hoãn lại sang tháng Bảy.Chúng tôi nghiêng về vế sau, đặc biệt là đối với Canada.
BoC đang ở trong một tình thế khó khăn khi phải đưa ra thông báo lãi suất vào thứ Tư, sau đó mới có dữ liệu việc làm tháng Năm vào thứ Sáu.
Trong cuộc họp tháng 6 diễn ra vào ngày mai, BoC có thể sẽ đưa ra một cảnh báo về khả năng tăng lãi suất trong tháng 7. Nhờ vậy, họ có thể giữ lợi suất trái phiếu và lãi suất thế chấp ở mức cao, đồng thời trì hoãn quyết định chính sách cho đến khi họ có được dữ liệu.