Không có điều gì quá quan trọng để lưu ý cho ngày hôm nay.
Tỷ giá EUR/USD ở mức 1.0705-15 có thể giới hạn hành động tăng giá nhưng tại thời điểm này, tâm lý là động lực chính trên thị trường.
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Không có điều gì quá quan trọng để lưu ý cho ngày hôm nay.
Tỷ giá EUR/USD ở mức 1.0705-15 có thể giới hạn hành động tăng giá nhưng tại thời điểm này, tâm lý là động lực chính trên thị trường.
Ngân hàng lớn thứ hai của Ả-rập Xê-út đã huy động được hơn 5 tỷ riyal (1.3 tỷ USD) từ việc bán một số khoản cho vay bất động sản cho một công ty tài chính do nhà nước hậu thuẫn, trong thương vụ lớn nhất cho đến nay ở nước này.
Ngân hàng Al Rajhi, ngân hàng cho vay lớn nhất vương quốc tính theo tài sản chỉ sau Ngân hàng Quốc gia Ả Rập Xê Út, đã bán một danh mục các khoản cho vay bất động sản cho Công ty Tái cấp vốn Bất động sản Ả Rập Xê Út, công ty tương đương với Fannie Mae và Freddie Mac ở Mỹ, theo bản tường trình.
Bitcoin hiện giảm 1.51%, ở mức $27,629
Các dữ liệu kinh tế được công bố hôm nay:
14:00: Dữ liệu PPI tháng 2 của Đức
16:00: Tổng tiền gửi không kỳ hạn của SNB trong tuần kết thúc ngày 17/3
17:00: Dữ liệu cán cân thương mại tháng 1 của Eurozone
Dầu WTI giảm 0.37% trong ngày, hiện ở $66.25/ thùng do lo ngại khủng hoảng ngân hàng lây lan sau sự sụp đổ của SVB, Signature Bank và Credit Suisse.
Thị trường đang định giá 64% khả năng Fed tăng lãi suất thêm 25 bps trong tuần này. 36% còn lại dự đoán lãi suất được giữ nguyên.
Trong bối cảnh tâm lí risk - off bao trùm thị trường, bất kỳ xu hướng tăng lãi suất nào của Fed sẽ có thể gây thêm áp lực với ngành ngân hàng. Mặt khác, việc tạm dừng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi hơn về quyết tâm chống lạm phát của Fed . Và điều đó cũng sẽ đặt ra câu hỏi liệu lãi suất đã đạt đỉnh hay chưa?
Khả năng giảm 25 bps sẽ là khó xảy ra bởi nếu xuất hiện, khả năng này sẽ làm thị trường hoảng loạn và khiến các nhà đầu tư đặt ra dấu hỏi về việc phải chăng có chuyện gì nghiêm trọng đến mức Fed phải từ bỏ quan điểm diều hâu của mình và xoay trục chính sach?
Hiện tại, vẫn cần theo dõi những diễn biến của thị trường. Nhưng nếu không có tin xấu và tâm lý thị trường có thể ổn định, hãy kỳ vọng tỷ lệ cược sẽ từ từ tăng lên theo hướng tăng lãi suất 25 bps.
Tâm lí risk - off bao trùm sau khi thị trường lạc quan vào đầu phiên nhờ việc UBS đạt được thỏa thuận mua lại Credit Suisse và Fed, BoC, BoE, BoJ và ECB cho biết họ sẽ “tăng các đợt đáo hạn 7 ngày từ hàng tuần lên hàng ngày”, dự kiến bắt đầu vào thứ Hai, ngày 20/3 và sẽ duy trì ít nhất đến cuối tháng Tư:
Trong khi đó, USD giao dịch ở mức thấp so với các đồng tiền chính khác vào đầu phiên nhưng hiện đã hồi phục nhẹ:
Với quyết định của Fed vẫn là trọng tâm chính, những lo lắng trên thị trường sẽ không biến mất cho đến khi chúng ta biết được những gì các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra vào cuối tuần.
Và bất chấp sự phát triển tích cực của việc UBS tiếp quản Credit Suisse, vẫn có điều gì đó cần cảnh giác vì trái phiếu AT1 sẽ bị xóa sổ hoàn toàn. Theo một nghĩa nào đó, đó là một loại tuyên bố phá sản nhưng liệu còn cơ hội nào cho các trái chủ AT1 không thì câu trả lời có thể là có khi Goldman Sachs được cho là đang tìm cách tham gia vào các yêu cầu giao dịch trái phiếu.
Thị trường vẫn không ổn định và mọi con mắt đang đổ về Phố Wall để quan sát xem liệu có các tin tức gì mới về các ngân hàng Mỹ hay không?
Một sự kiện quan trọng cần chú ý là UBS sẽ mua Credit Suisse trong một thỏa thuận do chính phủ Thụy Sĩ sắp xếp. UBS sẽ mua lại CS với giá 3 tỷ CHF và sẽ nhận được khoản bảo lãnh 9 tỷ của chính phủ cùng với 10 tỷ hỗ trợ thanh khoản.
Khoản nợ 16 tỷ CHF trái phiếu CS AT1 sẽ bị xóa. Cổ phiếu ngân hàng trong khu vực đang chịu áp lực lớn do lo ngại về rủi ro trái phiếu của các ngân hàng liên quan đến việc trái phiếu AT1 bị xóa sổ.
Bên cạnh đó, Christopher Kent - Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc đã đưa ra những nhận xét về sự ổn định của hệ thống ngân hàng Úc. Về các vấn đề chính sách tiền tệ, ông nhấn mạnh rằng những nỗ lực của RBA vẫn tập trung vào việc chống lạm phát và cho biết sự chậm trễ thay đổi chính sách tiền tệ trước đây là nguyên nhân dẫn đến việc tăng lãi suất chưa phát huy tác dụng như mong muốn.
PBoC giữ nguyên lãi suất cơ bản với lãi suất LPR 1 năm ở 3.65% và lãi suất LPR 5 năm ở 4.30%.
Thị trường chứng khoán châu Á:
HĐTL Nikkei 225 1.1%
HĐTL Shanghai Composite +0.1%
HĐTL Hang Seng -2.5%
HĐTL KOSPI -0.5%
HĐTL S&P/ASX 200 -1.1%
Là một phần của thỏa thuận được sắp xếp để UBS mua những người nắm giữ Credit Suisse trị giá 16 tỷ CHF (khoảng 17 tỷ USD), trái phiếu AT1 đã bị xóa sổ:
Điều này cũng gây áp lực lên cổ phiếu ngân hàng khi những trái chủ Credit Suisse AT1 lo ngại những gì họ đang nắm giữ chỉ còn là mẩu giáy vụn vô giá trị
Việc UBS tiếp quản Credit Suisse đã mang lại tâm lý thoải mái cho các nhà giao dịch nhưng căng thẳng trên thị trường vẫn đang dâng cao. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến các tài sản tại châu Âu và tạo ra sự phân hóa sâu rộng đối với thị trường trái phiếu cấp 1 khi được bổ sung nguồn vốn lên đến $275 tỷ trước khi các ngân hàng này bắt đầu phá sản.
Trước đó, UBS đã mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ CHF (tương đương $3.25 tỷ) trong một thỏa thuận do chính phủ làm trung gian nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng niềm tin đang lan rộng. Số vốn bỏ ra để mua lại toàn bộ cổ phần chỉ bằng một phần nhỏ so với giá đóng cửa hôm thứ Sáu của CS. Chính quyền Thụy Sĩ cũng đã xem xét quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng này. Ngoài ra:
Fed và năm NHTW khác sẽ hỗ trợ tăng cường thanh khoản thông qua các thỏa thuận về hợp đồng hoán đổi (Swaps) theo USD hiện hành.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Matsuno cho biết:
Bloomberg đưa tin rằng nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới Evergrande đã đạt được thỏa thuận với một nhóm chủ nợ lớn về kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ ở nước ngoài:
Một số thông tin về Evergrande:
Khi cuộc khủng hoảng ổn định, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp kích thích và hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản. Các biện pháp đang bắt đầu phát huy tác dụng và được kì vọng sẽ vực dậy ngành bất động sản - một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc.
Fed đang bị đặt vào thế khó trước cuộc họp tuần này khi cuộc chiến lạm phát của họ va phải tình trạng hỗn loạn của hệ thống ngân hàng. Việc đổ xô đến trú ẩn tại các tài sản an toàn đã làm tổn hại đến tiền gửi ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay đối với các công ty và hộ gia đình. Thắt chặt hơn có thể làm trầm trọng thêm những rủi ro, tuy nhiên nới lỏng chính sách sẽ kéo dài tình trạng lạm phát đồng thời gia tăng nỗi lo về một cuộc khủng hoảng lớn đang diễn ra.
Nhà kinh tế học El-Erian kêu gọi Fed tăng 25 bp với những cam kết ổn định về mặt tài chính trong khi cựu chủ tịch Golden Sachs Lloyd Blankfein liên tục thảo luận về việc tạm dừng tăng lãi suất.
Nhà kinh tế trưởng Apollo, Torsten Slok nhận định: "Cần ổn định hệ thống tài chính trước khi nghĩ đến việc tăng lãi suất để xoa dịu công chúng."
Thước đo sản lượng sản xuất hàng quý của Vương quốc Anh đã tăng lên +21 trong quý 1, 2023
Sắp tới, sản lượng dự kiến sẽ giảm trở lại, xuống -3.3% trong năm nay từ -4.4% dự báo vào cuối năm 2022.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục lao dốc vào thứ Sáu, kéo theo đồng đô la xuống thấp hơn trước tin tức có ít nhất 4 ngân hàng lớn đã áp đặt các hạn chế giao dịch với Credit Suisse. Đồng yên tăng giá, vượt trội so với các đồng tiền hàng ngày và hàng tuần khi nhu cầu trú ẩn vào tài sản an toàn tăng vọt. Các tin đáng chú ý bao gồm:
Các đơn hàng xuất khẩu Đài Loan tháng 2
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot giảm 0.3%
Thị trường FX Châu Á Thái Bình Dương G-10
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 15.4bp xuống còn 3.42%; trong khi đường cong của lợi suất kỳ hạn 5 năm và 30 năm tăng 15.7bp đến 11.4bp.
Giá đóng cửa trước đó: 6.8883
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay của mình:
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương phần lớn giảm vào thứ Hai sau khi UBS đồng ý mua lại Credit Suisse với giá $3.2 tỷ vào cuối tuần qua.
Tại Hong Kong:
Tại Trung Quốc đại lục:
Tại Úc: Chỉ số S&P/ASX 200 giảm 1.16%
Chỉ số Nikkei 225 Nhật Bản giảm 1.02%
Chỉ số chứng khoán Tokyo (Topix) giảm 1.17%.
Chỉ số chứng khoán Hàn Quốc (Kospi) thấp hơn 0.47%, nhưng chỉ số Kosdaq đi ngược xu hướng trên thị trường châu Á, giao dịch ở mức cao hơn 0.47%.
Vào thứ Sáu, chứng khoán Hoa Kỳ đã kết thúc một tuần nhiều biến động khi các nhà đầu tư rút khỏi First Republic và cổ phiếu của các ngân hàng khác trong bối cảnh lo ngại kéo dài về tình trạng sụp đổ của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 1.19%, chỉ số S&P 500 giảm 1.10% và chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.74%.
Thị trường chứng khoán đã có một phiên giao dịch tồi tệ, với chỉ số Dow Jones giảm hơn 380 điểm do tâm lý tiêu cực của thị trường khi chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan thấp hơn hẳn so với dự kiến (63.4, kỳ vọng 67) và Credit Suisse cũng đang đứng trước nguy cơ bị sáp nhập với UBS theo kế hoạch của SNB, mặc cho tin tức mới đây rằng các ngân hàng đã cứu trợ thanh khoản với gần 30 tỷ USD vào First Republic Bank. Vào cuối tuần, tin tức Thụy Sĩ cân nhắc quốc hữu hóa Credit Suisse đang tạm thời giúp ổn định tình hình, tuy nhiên lo ngại vẫn đang bao trùm:
Trên thị trường FX, USD suy yếu trên diện rộng trước sự sụt giảm của lợi suất TPCP, cụ thể lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm mạnh 32bp xuống 3.85%, còn lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 15bp xuống 3.44%. JPY là đồng tiền tăng mạnh nhất nhờ tương quan với lợi suất. Trong khi đó, CAD là đồng tiền duy nhất suy yếu nhẹ so với USD khi giá dầu giảm.
Vàng có một phiên tăng ấn tượng $67/oz lên $1988.5, mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, hưởng lợi từ tâm lý e ngại rủi ro của các nhà đầu tư đổ tiền vào tài sản an toàn, cùng với đó là khả năng Fed dovish hơn trước các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Dầu WTI giảm $1.42 xuống còn $66.93/thùng.
Các điểm chính:
Theo Christopher Kent, Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc:
Theo Quan chức Hoa Kỳ:
Theo Christopher Kent, Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc:
Tuyên bố chung của Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang WASHINGTON, DC:
Theo dõi thông tin UBS đồng ý mua Credit Suisse
USD đang gặp áp lức khi các tài sản 'rủi ro' được hưởng lợi từ tin tức cuối tuần.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuyên bố vào chủ nhật và cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu hy vọng việc giải cứu Credit Suisse do Thụy Sĩ làm trung gian sẽ khôi phục lại sự bình tĩnh trên thị trường tài chính. Và ECB vẫn sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng khu vực đồng euro vay nếu cần.
Từ BoE:
Tuyên bố của Fed:
Tăng cường các hợp đồng hoán đổi này là dấu hiệu cho thấy tính ổn định đang ngày càng được quan tâm, mở màn chu kỳ thắt chặt với một bước lùi.
Thông báo thanh khoản khẩn cấp vào tối Chủ Nhật:
Các giao dịch hoán đổi tăng lên đã trở thành một công cụ tiêu chuẩn để các NHTW toàn cầu phối hợp.
Đây là một dấu hiệu rất đáng tin cậy cho thấy các Ngân hàng Trung ương phải thực sự lo lắng về hệ thống tài chính toàn cầu nếu họ cảm thấy cần phải đảm bảo nguồn cung đô la Mỹ.
Chủ tịch Fed Powell và Bộ trường Tài chính Yellen đã đưa ra tuyên bố chung:
Trước đó, UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse với thỏa thuận được thiết lập nhờ chính phủ Thụy Sỹ làm trung gian nhằm ngăn chặn khủng hoảng niềm tin lan rộng.
Cập nhât: USD suy yếu nhẹ trong các giao dịch đầu tuần sau khi tiêu hóa 'rủi ro' từ các tin tức cuối tuần trước.
UBS đồng ý mua lại ngân hàng đối thủ Thụy Sĩ Credit Suisse
FX được hưởng lợi:
Theo Moody's, việc hạ cấp và xếp hạng phản ánh "sự xấu đi trong hồ sơ tài chính của ngân hàng và những thách thức đáng kể mà nó phải đối mặt". Thêm vào đó, nó cũng đang duy trì xếp hạng đang được xem xét để hạ cấp. Đối với một số bối cảnh, việc giảm từ B2 xuống Baa1 trực tiếp đưa hồ sơ tín dụng của Ngân hàng First Republic vào lãnh thổ đầu cơ và rủi ro cao.
Tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol mới đây đã ra quyết định không phát triển dự án kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở phía đông Canada do tốn nhiều chi phí vận chuyển.
Công ty cho biết thêm, họ đang xem xét phát triển một kho cảng LNG khác ở Saint John, New Brunswick (Canada) như một phần trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung năng lượng cho châu Âu sau cuộc chiến Nga-Ukraine.
Những hỗn loạn trong khu vực ngân hàng tiếp tục gây ra tâm lý tiêu cực đối với thị trường chứng khoán Mỹ. Ngay tại đầu phiên, sắc đỏ đã bao trùm lên các chỉ số chứng khoán Mỹ. Dow Jones có thời điểm giảm tới hơn 400 điểm
DXY rơi vào đà giảm, hiện ở ngưỡng 104.085. Trên thị trường tiền tệ, GBP/USD ghi nhận mức tăng tích cực. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, USD/JPY ghi nhận mức giảm mạnh.
Vàng duy trì mức tăng, hiện ở ngưỡng 1,963.37 USD/Oz.
BTC cũng diễn biến đầy tích cực, tăng 1,203 USD, lên ngưỡng 26,292 USD.
Dầu WTI và dầu Brent tiếp tục giảm, lần lượt ở các mốc 66.26 USD/thùng và 72.54 USD/thùng.
Cặp EUR/USD đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động, hiện ở mức 1.06034. Mức đỉnh đạt 1.0669, nhanh chóng vượt qua MA 100 giờ (đường màu xanh lam trong biểu đồ trên). Tuy nhiên, động lượng không thể được duy trì, khiến giá đảo chiều. Giá giảm và đình trệ gần khu vực dao động nhẹ giữa 1.0611 và 1.06143 (xem các vòng tròn được đánh số màu đỏ trong biểu đồ trên), đưa giá EUR/USD trở lại dưới mMA 200 giờ, hiện tại ở ngưỡng 1.0627 (đường màu xanh lá cây).
Hiệu suất sử dụng đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2021.
Sản xuất công nghiệp hàng năm ở mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021.
Những lo ngại về hệ thống ngân hàng tại Mỹ ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán. Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm, Dow Jones giảm mạnh nhất với gần 200 điểm.
Công ty mẹ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, SVB Financial Group nộp hồ sơ Bảo vệ phá sản sau khi nỗi lo về nhóm khách hàng lâu đời bao gồm các công ty khơi nghiệp lĩnh vực công nghệ khiến các cơ quan quản lí phải tịch thu mảng ngân hàng của công ty này.
Do Ngân hàng Thung lũng Silicon là một ngân hàng thương mại có vốn điều lệ tại California và là một phần của hệ thống ngân hàng của FED, nó không đủ điều kiện để phá sản mà sẽ rơi vào Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang. Công ty mẹ của nó mặt khác lại đủ điều kiện để nộp hồ sơ nhằm bảo vệ những tài sản còn lại của mình và trả tiền cho các chủ nợ, bao gồm các trái chủ.