Giá vàng quay đầu giảm hơn 150 pips xuống 2655 USD/oz
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Chỉ số S&P 500 tương lai hiện giảm 0.56%, gần mức thấp nhất trong ngày. Trong khi đó, các chỉ số chính của chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt giảm gần 1%.
Theo tờ Kommersant, để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ muốn thu khoảng 1.4 nghìn tỷ rúp từ các nhà xuất khẩu hàng hóa vào năm 2023 bằng cách tăng thuế xuất khẩu và thuế khai thác khoáng sản. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách cũng đề xuất tăng thuế xuất khẩu khí đốt lên 50% và áp dụng mức thuế này hoặc mức tương đương đối với xuất khẩu LNG, cũng như tăng giá bán khí đốt trong Liên bang Nga và sau đó rút số tiền này khỏi các công ty khí đốt thông qua việc tăng thuế tài nguyên. Việc tăng thuế xuất khẩu đối với dầu vào năm 2023 và điều chỉnh mức thuế đối với xăng cũng đang được thảo luận. Chính phủ sẽ xem xét các biện pháp này, nếu được thông qua, ngân sách nhà nước có thêm hơn 3 nghìn tỷ rúp từ năm 2023 đến 2025.
Chỉ số DXY bất ngờ tăng vọt lên mức đỉnh intraday là 109.84 trong phiên Âu, chấm dứt đà đi ngang trước đó của USD.
Tính đến hiện tại, USD đã tăng 0.21% trong ngày.
Sau khi đi ngang và gần như không biến động vào phiên Á, giá vàng bắt đầu giảm trong phiên Âu.
Hiện vàng giao dịch ở mức thấp nhất trong ngày là $1,668.43/oz phần lớn do USD bật tăng trở lại.
Tỷ giá USD/JPY tiếp tục tăng trong phiên Âu, hiện giao dịch ở 143.67 - mức cao được thấy lần cuối vào thứ Năm tuần trước (15/9).
Trong tuần lễ của các ngân hàng trung ương, thông báo chính sách tiền tệ của BOJ vào thứ Năm tới cũng là một điểm đáng chú ý.
Lợi suất TPCP tiếp tục tăng cao hơn trong tuần với lợi suất kỳ hạn 2 năm chạm mức 3.97% - cao nhất kể từ tháng 11/2007.
Có vẻ thị trường vẫn đang nghiêng về một Fed diều hâu hơn trước sự kiện chính vào ngày mai.
Fed vẫn là động lực chính của các động thái quan trọng tiếp theo nhưng với việc các thị trường hướng tới mức lãi suất 4%, sẽ cần thêm một số phát biểu mang tính thuyết phục từ Powell và các quan chức khác.
Thủ tướng Anh Liz Truss chuẩn bị cam kết tại một hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc rằng Anh sẽ viện trợ quân sự ít nhất 2.3 tỷ bảng Anh (2.6 tỷ USD) cho Ukraine trong năm 2023, tăng gấp đôi sự cứu trợ dành cho Kyiv sau cuộc xâm lược của Nga.
Trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên với tư cách là Thủ tướng, bà Truss sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo khác tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York giúp chấm dứt sự kìm hãm năng lượng của Nga đối với châu Âu, cho rằng Nga đã "thao túng" quá nhiều sự sống.
Chuyến đi của bà đến New York chỉ vài giờ sau tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth là sự kiện đầu tiên trong lịch trình trở lại đầy bận rộn của chính trường Anh, vốn được hoãn lại trong thời gian quốc tang của cố Nữ hoàng.
Theo định giá của thị trường:
Đây là mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhất trong khu vực đồng euro kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước. Hàng hóa giao dịch thâm hụt tới 18 tỷ euro và là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt cán cân vãng lai chung lớn như vậy.
Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy xung đột Nga-Ukraine đang tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế châu Âu khi hóa đơn nhập khẩu nguyên liệu thô của nước này đã tăng rất cao.
Nối tiếp các chỉ số trong phiên Á, chứng khoán châu Âu tăng điểm, cải thiện sau phiên Âu u ám ngày hôm qua. Chỉ số Stoxx 600 tăng điểm sau khi các nhà đầu tư thay đổi vị thế trước một loạt các quyết định của ngân hàng trung ương trong tuần này, đặc biệt là Fed. Chỉ số vốn chủ sở hữu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của MSCI Inc. đã tăng lần đầu tiên sau sáu ngày. HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 ghi nhận sắc xanh ngay đầu phiên.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ khởi động cuộc họp trong hôm nay, dự kiến tăng lãi suất thêm 75bp, hướng đến mức lãi suất 4% rồi tạm dừng. Các nhà đầu tư quay lại đặt kỳ vọng vào mức tăng thậm chí còn lớn hơn và chỉ có hai trong số 96 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg dự đoán động thái tăng 100bp. CEO Quill Intelligence nhận định Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ đến mức suy thoái, thị trường chứng khoán đối 'khát khao' Fed nới lỏng khi cổ phiếu giảm giá có thể là điều mà Jerome Powell đang nhắm tới để dập tắt bằng cách tăng lãi suất mạnh mẽ, bên cạnh lạm phát. Các hợp đồng hoán đổi dự báo lãi suất trong hai năm tới sẽ đạt đỉnh khoảng 4.5% vào tháng 3/2023 - cao hơn một điểm cơ bản so với dự kiến sau cuộc họp cuối cùng vào tháng 7.
Thị trường FX tỏ ra khá trầm lắng trước ngày quan trọng của Fed. USD suy yếu nhẹ trong ngày, hiện đi ngang quanh mức 109.6. Bảng Anh dẫn đầu đà tăng trong ngày, chạm mức đỉnh intraday vào đầu phiên Âu. USD/CAD cũng đi ngang trước thềm công bố CPI Canada, kỳ vọng cặp tiền sẽ tiếp tục duy trì trên 1.3000. Tại Trung Quốc, các ngân hàng giữ nguyên lãi suất cho vay chính sau khi PBOC tạm dừng nới lỏng tiền tệ và bảo vệ đồng nhân dân tệ đang suy yếu.
Bitcoin đang nỗ lực vật lộn để quay trở lại 20,000, hiện giao dịch ở 19,356. Vàng kéo dài đà giảm chung xuống mức $1,672.3/oz trong khi dầu thô WTI tăng lên $85.76/thùng.
Thị trường cũng đang định giá lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ khi lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng lên gần mức 4%. Họ cho rằng lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 3.5% hoặc 3.7% là hợp lý nhất.
Các nhà kinh tế HSBC cho rằng euro có thể thiếp lập đáy mới của năm 2022 trong một vài tuần tới:
Các đồng tiền chính ghi nhận ít biến động vào đầu phiên Âu
Tâm lý thị trường được cải thiện khiến cho chứng khoán châu Âu tỏ ra khá tích cực ngay từ đầu phiên.
CPI Canada sẽ được công bố vào 19:30 theo giờ Việt Nam hôm nay. Thị trường đang rất quan tâm tới chỉ số này để có thêm dấu hiệu về mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ của Canada trong thời gian tới. Các nhà kinh tế Commerzbank nhận định USD/CAD khả năng cao duy trì trên 1.3000.
Hiện tại, cặp tiền đang giao dịch ở 1.3245 - gần mức thấp nhất trong ngày.
Hôm qua, Apple cho biết giá sẽ tăng App Store và mua ứng dụng trên App Store ở Nhật Bản, Malaysia và tất cả các vùng lãnh thổ sử dụng đồng euro.
Giá mới không bao gồm đăng ký tự động gia hạn sẽ có hiệu lực sớm nhất vào ngày 5 tháng 10.
Những thay đổi này cũng phản ánh các quy định mới đối với Apple tại Việt Nam trong việc thu và nộp các loại thuế hiện hành, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với mức thuế suất tương ứng là 5%.
GBP/USD bật tăng hơn 20 pip ngay trước giờ mở cửa phiên Âu, giao dịch tại mức 1.1448.
Tâm lý risk on được dự báo sẽ chi phối thị trường trong phiên Âu.
Sự phục hồi của Phố Wall ngày hôm qua đã cải thiện tâm lý nhà đầu tư nhưng thị trường vẫn đang hồi hộp chờ đợi những tín hiệu đến từ Fed tại FOMC. HĐTL S&P 500, HĐTL Nasdaq và HĐTL Dow đều tăng tăng 0.2% trước phiên Âu.
Thặng dư thương mại giảm nhẹ trong tháng 8 do xuất khẩu giảm 5.8% xuống 20.94 tỷ CHF trong khi nhập khẩu giảm 6.4% trong tháng xuống 17.52 tỷ CHF.
Một mức đột phá so với ước tính khi giá sản xuất của Đức tiếp tục tăng trong tháng 8 sau khi tăng mạnh vào tháng 7. Một lần nữa, việc tăng giá năng lượng (+20.4%) là nguyên nhân chính nhưng giá cũng tăng đáng kể đối với hàng hóa trung gian (+17.5%) cũng như hàng tiêu dùng lâu bền và không lâu bền (lần lượt là 10.9% và 16.9%). Đây là một dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát sẽ không sớm giảm bớt trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Phiên giao dịch châu Âu ngày hôm qua có phần ảm đạm khi Vương quốc Anh tổ chức đám tang của Nữ hoàng Elizabeth II. Sự trở lại của các thị trường Anh hôm nay có thể mang lại thanh khoản tốt hơn nhưng nhìn chung, các thị trường có thể vẫn sẽ ít biến động cho đến khi quyết định của cuộc họp FOMC được đưa ra.
USD ít biến động trong ngày cho đến hiện tại.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay không có quá nhiều sự kiện:
Khi mọi sự chú ý tập trung của Fed, mức tăng đầu ngày hôm qua của đồng đô la đã không thể giữ vững với hành động giá diễn ra theo hướng khác vào cuối ngày trong bối cảnh chứng khoán phục hồi và lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng cao, phản ánh một số biến động trái chiều trên thị trường nói chung.
Dưới đây là các biểu đồ để có cái nhìn tổng quan hơn:
Tỷ giá USD/JPY khó có thể phá vỡ 145.00. Phe mua đang giữ niềm tin và giao dịch phần lớn trong khoảng 142.00 đến 143.50 trong những phiên gần đây.
Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD tiếp tục tiến gần hơn đến mức ngang giá. GBP/USD cũng vẫn đang giữ ở mức hỗ trợ tuần gần 1.1400 - một vùng hỗ trợ quan trọng được xác định bởi mức thấp của đại dịch:
Đối với một số loại tiền tệ hàng hóa:
AUD/USD đang tiến gần ngưỡng hỗ trợ đường xu hướng tuần ở khoảng 0.6681 - mức thấp nhất ngày 14 tháng 7.
Tỷ giá USD/CAD đã bứt phá ấn tượng vào cuối tuần trước lên trên 1.3200 và ngay lập tức đẩy phe mua vào kiểm tra mức thoái lui Fib 50.0 tại 1.3337. Điều đó vẫn đang được giữ đến hiện tại và sẽ là một điểm quan trọng cần theo dõi trong việc xác định động thái xu hướng tiếp theo cho cặp tiền này.
Tất cả những điều này xảy ra khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tăng, tiệm cận mốc 3.50% trên biểu đồ:
Theo thông báo thu nhập của Ford hôm thứ Hai:
Theo Reuters:
Bank of America đã tăng dự báo giá dầu năm 2023 của Mỹ thêm 4 USD lên 94 USD/thùng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư tham dự hội nghị Barclays tháng này ước tính giá dầu thô của Mỹ trung bình sẽ từ 80 đến 100 USD/thùng trong năm tới. Chỉ hơn một nửa số người được hỏi kỳ vọng tồn kho dầu toàn cầu sẽ thấp hơn trong 12 tháng tới.
Giám đốc điều hành của Cơ quan tiền tệ Singapore Ravi Menon cho rằng nền kinh tế toàn cầu không phải đối mặt với một mà là bốn điểm bất ổn chính bao gồm suy thoái vào năm tới:
Theo Ravi Menon:
Đảng Dân chủ tự do của Nhật Bản lãnh đạo trong liên minh với Đảng Komieto (Komeito là đối tác cấp dưới trong liên minh).
Người đứng đầu Komeito cho biết đồng yên đã suy yếu hơn trước, chúng tôi cần theo dõi những tác động đối với các hộ gia đình.
Việc đồng Yên suy yếu sẽ có tác động tiêu cực tới hàng nhập khẩu. Điều này trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với các hộ gia đình.
Phiên đấu giá GlobalDairyTrade (GDT) diễn ra từ trưa thứ Ba (20/09/2022), theo giờ London.
Đối với các nhà kinh doanh đồng đô la New Zealand, sữa là một mặt hàng xuất khẩu lớn của New Zealand.
Kết quả của phiên đấu giá sẽ được thông báo trong vài giờ sau đó.
Hai mục đáng chú ý trong hôm nay là số liệu lạm phát của Nhật Bản trong tháng 8 và việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra mức lãi suất cho vay chính kỳ hạn 1 và 5 năm (LPR).
Nhật Bản:
Khác:
Bộ trưởng Ngân khố Úc Chalmers nói rằng thâm hụt ngân sách cho giai đoạn 2021-2022 là khoảng 50 tỷ AUD, thấp hơn so với dự báo vào tháng Ba.
Fed có thể nâng ít nhất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9/2022 và khả năng nâng 100 điểm cơ bản đang tăng lên.
Theo ING cho biết:
Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9 của Ngân hàng Dự trữ Úc:
.
Lãi suất cho vay 1 năm (LPR) và 5 năm không đổi, lần lượt ở mức 3.65% và 4.30%.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki đã có lời phát biểu trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản:
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ngày càng khó khăn hơn trong việc quản lý lợi suất tăng.
Lợi suất kỳ hạn 20 năm của Nhật Bản tăng lên 0.96%, cao nhất kể từ tháng 1 năm 2016
Mặc dù vậy, họ vẫn tiếp tục bám víu lấy kiểm soát lợi suất, hôm nay Ngân hàng đang đề nghị mua không giới hạn trái phiếu 10 năm.
Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm không đổi ở mức 3.65%
Dù chào phiên trong sắc đỏ, cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ đều đóng cửa tăng điểm trong ngày thứ Hai khi giới đầu tư chờ đợi quyết định chính sách của Fed vào ngày 21-22/9. Tâm lý risk-on trên toàn thị trường cùng USD suy yếu là xúc tác chính cho phiên giao dịch tích cực này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra sẽ là khẩu vị rủi ro có trụ vững được trước và sau khi Fed công bố quyết định chính sách của mình hay không.
Trên thị trường tiền tệ, dù đầu phiên có tăng, USD vẫn không thể trụ vững và một lần nữa chốt phiên giảm. Chỉ số DXY đóng cửa tại mức 109.59 điểm, đồng thời tiếp tục gặp khó tại vùng 110.20. Đa số các đồng tiền chính đều tăng so với USD, trừ JPY và NZD, tuy nhiên cũng chỉ tăng rất khiêm tốn. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi quyết định lãi suất của Fed vào đêm thứ Tư/rạng sáng thứ Năm, và hiện tại đang pricing 82% khả năng tăng lãi suất 75bp và 18% khả năng tăng 100bp, không đổi so với cuối tuần trước.
Vàng chốt phiên tăng nhẹ gần $2/oz lên $1,675.90 nhờ USD suy yếu. Lợi suất Mỹ tiếp tục tăng cao phiên hôm qua có gây sức ép lúc đầu, đưa vàng về $1,660. Lợi suất 2 năm hiện đã vượt 3.93%, còn lợi suất 10 năm đang tiến sát 3.5%.
Crypto cũng đã có một phiên hồi phục cùng chứng khoán. BTC sau khi chạm đáy phiên tại $18.2K đã bật tăng mạnh, đóng cửa tại $19.5K. ETH đóng cửa quanh $1,376, tăng 3.11%, nhưng vẫn cách rất xa mức trước The Merge tại $1.6K.
Các quan chức Mỹ đã đưa ra một tuyên bố về việc xuất 10 triệu thùng từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) vào tháng 11. Tuyên bố này nghe có vẻ như họ sẽ tăng thêm 10 triệu thùng nhưng nó chỉ thay đổi thời gian. 180 triệu thùng được công bố vào tháng 3 không thay đổi, nhưng một số trong số đó sẽ được bán vào tháng 11 ngay bây giờ.
Thời gian là điều quan tâm duy nhất đối với các chính trị gia.
NAB bình luận về những gì mong đợi: