Giá vàng quay đầu giảm hơn 150 pips xuống 2655 USD/oz
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Tổng sản lượng kinh tế Đức không tăng khi nền kinh tế đứng trên bờ vực suy thoái. Với một cuộc khủng hoảng khí đốt đang tiềm tàng, tình hình trong Quý 3 sẽ không khả quan đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu và điều đó là điềm xấu cho triển vọng toàn khu vực.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức tăng hơn dự kiến do ảnh hưởng tương tự như tháng trước, với những người tị nạn Ukraine đang tìm việc làm được các quan chức đăng ký. Nếu bỏ qua điều đó, điều kiện thị trường lao động nhìn chung vẫn ổn định.
Con số tích cực của TBN khi nền kinh tế mở rộng nhanh hơn dự kiến. Đây một trong những quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất trong khu vực bởi xung đột Nga-Ukraine nhưng dự kiến hoạt động kinh tế sẽ chậm lại trong Quý 3.
Lạm phát hai con số vẫn đang duy trì ở Tây Ban Nha với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9 năm 1984. Lạm phát cơ bản đã tăng 6.1% y/y, khi trong tháng 6 chỉ là 5.5%.
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch bùng nổ ngay đầu phiên sau khi thông tin GDP tích cực của một số nước Châu Âu được công bố vào ngày hôm nay, dẫn đầu là chỉ số IBEX đang tăng 1.03%
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số DXY đang giảm mạnh khi đà bán ra USD ngày càng nhiều, đáng chú ý ở là USD/JPY cũng đang chịu áp lực bán mạnh.
Giá vàng tăng 0.60% hiện giao dịch ở mức $1,766/oz. Dầu Brent giảm mạnh 4% trong đầu phiên Âu, xuống chỉ còn mức $103/thùng
Chỉ số DXY đang giảm mạnh -0.51%, rơi xuống 105.64 điểm, mức thấp nhất trong 3 tuần trở lại đây.
Một lần nữa, giá nhập khẩu lại tăng và điều đó chỉ tái khẳng định rằng áp lực lạm phát vẫn còn cao. Hơn nữa, một đợt khủng hoảng khí đốt vẫn tiềm tàng vào mùa đông, triển vọng kinh tế của Đức không mấy sáng sủa.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục giảm với các chi tiết cho thấy tình trạng đang xấu đi trên diện rộng.
Cặp tiền này đang giao dịch tại mức thấp nhất trong bảy tuần. Từ góc độ kỹ thuật, sự phá vỡ trở lại dưới 135.00 ngày hôm qua là chất xúc tác cho một động thái giảm lớn hơn.
Thực tế là thị trường trái phiếu cũng đang ám chỉ rằng lợi suất đang trên đà giảm mạnh hơn giúp minh chứng cho tâm lý hiện tại đối với cặp tiền USDJPY.
Các cặp tiền khác, đồng đô la cũng đang ở mức thấp hơn trên bảng với tỷ giá EURUSD tăng 0.2% lên 1.0215 và GBPUSD tăng 0.2% lên gần 1,2200 trước giao dịch châu Âu. AUDUSD cũng tăng 0.3% và cạnh tranh mức 0.7000.
GDP sơ bộ quý 2 của Pháp tăng 0.5% so với mức 0.2% dự kiến
Chi tiết cho thấy nhu cầu trong nước đóng góp 0% vào GDP quý 2 với chi tiêu hộ gia đình thực tế ở mức -0.2% so với quý trước. Đối với các thành phần khác, ngoại thương tăng 0.4% và hàng tồn kho tăng 0.1% để tạo nên con số đáng chú ý.
Sắp tới, đồng euro sẽ được là tâm điểm vì chúng ta sẽ nhận được một loạt dữ liệu lạm phát và GDP quý 2 ở châu Âu. Một loạt các số liệu kinh tế xấu đi khác có thể là lý do đủ để khiến đồng tiền này giảm thêm trước cuối tuần.
12:30 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Pháp
13:00 - Chỉ số giá nhập khẩu tháng 6 của Đức
13:45 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 7 của Pháp
14:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Tây Ban Nha
14:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 7 của Tây Ban Nha
14:00 - Chỉ số KOF tháng 7 của Thụy Sĩ
14:55 - Tỷ lệ, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức thay đổi tháng 7
15:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Ý
15:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Đức
15:30 - Các phê duyệt thế chấp tháng 6 của Vương quốc Anh, dữ liệu tín dụng
16:00 - Số liệu GDP sơ bộ quý 2 của Eurozone
26:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 7 của Eurozone
USDJPY đã giao dịch thấp hơn kể từ cuộc họp của FOMC vào giữa tuần và hiện đang tiếp tục đà giảm.
Theo ANZ:
Vàng leo thang sau khi nền kinh tế Mỹ suy giảm trong quý thứ hai liên tiếp.
Trong ngày chủ nhật tuần này, PMI tháng 7 của Trung Quốc sẽ được công bố.
PMI Sản xuất dự kiến ở mức 50.4
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc:
USDJPY một lần nữa là động lực trong suốt phiên giao dịch, đồng yên đang được điều chỉnh với sự thay đổi chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Nhật Bản.
Elon Musk đã đăng trên Twitter với một số thông tin hữu ích - ông đã tweet rằng giá hàng hóa được TSLA sử dụng đang có xu hướng giảm hơn là tăng.
Về mặt ngân hàng trung ương, 'Tóm tắt' cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã được đưa ra. Không có gì trong những điều này khác với những gì đã được nói đến trước đó, chính sách được cho là vẫn còn lỏng lẻo.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chi 257 tỷ yên ngân sách dự phòng nhằm hạ nhiệt giá dầu và kìm hãm lạm phát
Mức đóng trước đó là 6.7466
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc là cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của một đảng:
Cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ đều ghi nhận mức tăng hơn 1% và chốt phiên tại đỉnh sau báo cáo GDP ghi nhận kinh tế Mỹ thu hẹp quý thứ 2 liên tiếp. GDP Mỹ giảm 0.9% so với quý trước, trái với kỳ vọng tăng 0.4%, chính thức đưa Mỹ vào suy thoái. Tuy vậy, báo cáo này lại khiến thị trường đặt nghi vấn về khả năng Fed mạnh tay tăng lãi suất trong tương lai, giúp cổ phiếu bứt phá:
Và khi kỳ vọng Fed thắt chặt suy yếu, USD cũng suy yếu cùng. Chỉ số DXY giảm về quanh mức 106 điểm. Ngoài ra, lo ngại suy thoái cũng đã kích cầu trái phiếu, đạp mạnh lợi suất, gây sức ép lên đồng bạc xanh. Lợi suất khắp các kỳ hạn đều đã giảm mạnh, đặc biệt lợi suất 10 năm chỉ còn ở khoảng 2.68%.
Vàng tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp, một phần do nỗi lo kinh tế thu hẹp, một phần do USD và lợi suất đều giảm, tăng $22/oz lên $1,756.2/oz. Dầu bước đầu có tăng nhưng cũng đã suy yếu, với dầu WTI giảm 0.8% xuống $96.4/thùng, nhưng hiện cũng đã tăng lại lên hơn $97.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin:
Cuộc thăm dò của Reuters về kỳ vọng của RBA.
RBA đang trong chu kỳ tăng lãi suất. Ngân hàng đã tăng nhẹ 25 bps vào tháng 5, sau đó tiếp tục tăng 50 bps vào tháng 6 và tháng 7:
Theo JP Morgan:
Trong tháng 6:
Phó thủ tưởng Hàn Quốc cho biết CPI dự kiến sẽ tăng trong khoảng 6% vào tháng Bảy.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 là 2.6%
Các nhà sản xuất luôn lạc quan trước:
GBPUSD đang suy yếu sau khi tăng tương đối mạnh vào đầu phiên Âu trước việc USD mạnh lên. Cặp tiền từ đỉnh 1.2190 hiện đã thoái lui về 1.2132 (giảm 0.5% từ đỉnh). Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo GDP sắp tới từ Mỹ để có thêm xúc tác.
Chỉ số tâm lý kinh tế Eurozone tiếp tục xấu đi với các chỉ số trên giảm nhiều hơn dự kiến, nhấn mạnh triển vọng xấu đi trong khu vực. Suy thoái đang ở ngưỡng cửa.
Đồng bạc xanh kéo dài đà giảm của ngày hôm trước do những phát biểu ít diều hâu hơn của Chủ tịch Fed, Jerome Powell và trượt xuống mức thấp nhất kể từ ngày 6 tháng 7. Hơn nữa, các quan chức Fed cũng thừa nhận rằng các chỉ số kinh tế đã giảm bớt và ghi nhận các dấu hiệu suy giảm. Điều này cho thấy cục dự trữ liên bang sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất, điều này tiếp tục đè nặng lên đồng bạc xanh và được coi là nhân tố chính hỗ trợ đối với AUD/USD.
Hiện AUD/USD đang giao dịch ở mức 0.7000.