Giá vàng quay đầu giảm hơn 150 pips xuống 2655 USD/oz
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Sau khi bật tăng lên mức đỉnh trong phiên tại 2671 USD/oz do căng thẳng địa chính trị leo thang, giá vàng hiện đã điều chỉnh giảm xuống dưới 2655 USD/oz, giảm hơn 150 pips.
Chưa có bất cứ điều gì đáng quan tâm hôm nay và cũng có thể cho ngày mai với những diễn biến hiện tại.
Tâm điểm tuần này nằm ở cuộc họp FOMC vào ngày 4/5 sắp tới.
Sau khi phục hồi nhưng không break thành công vùng Fib 38.2 cuối tuần trước, giá vàng bị đẩy trở lại hỗ trợ $1877, cũng là cánh cửa duy nhất ngăn cách giá với hỗ trợ $1850 phía dưới.
Xu hướng giảm từ vùng đỉnh $1,998 đang tạm thời "nghỉ ngơi" và cấu trúc trên khung H4 cũng cho thấy giá sideway trong biên độ rộng nhiều ngày qua, với hỗ trợ quanh vùng $1873/77 và kháng cự phía trên $1920.
Về mặt vĩ mô, cuộc họp Fed đang tới gần, thị trường đang định giá cao khả năng Fed sẽ tăng 50 điểm cơ bản, lợi suất tăng tiếp tục là cản trở cho vàng. Tuy nhiên, trên đồ thị, chúng ta đang thấy giá di chuyển giữa hai vùng hỗ trợ kháng cự, và xu hướng sẽ rõ ràng hơn nếu giá phá được qua 1 trong 2 vùng này.
Các cuộc xét nghiệm được cho là sẽ được thực hiện từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5, bao gồm cả quận Triều Dương của Bắc Kinh - nơi trước đó cho biết sẽ tiến hành hai đợt thử nghiệm hàng loạt vào ngày 1 và 3 tháng Năm.
Chuỗi cung ứng nói chung sẽ bị gián đoạn nhiều hơn và áp lực của lạm phát chi phí nguyên liệu và vận chuyển sẽ tiếp tục diễn ra.
Cụ thể Chỉ số niềm tin chung -22.0 so với -16.9 tháng trước, trong đó:
AUDUSD đã có một tháng Tư được đánh giá là tệ nhất từ 2020 khi sự sụt giảm trong tháng thậm chí còn làm lu mờ cả mức giảm khi đại dịch diễn ra.
Nguyên nhân là vì USD tăng giá mạnh trên diện rộng, cùng áp lực rủi ro tại Trung Quốc.
Việc tăng lãi suất 15 bps được dự tính trong tuần này nhưng việc tăng lên 0.50% đã được dự tính vào tháng 6, tức là 15 bps vào ngày mai và sau đó là 25 bps vào ngày 7 tháng 6.
Nếu RBA tăng 40 bps lên 0.50% vào ngày mai, đó sẽ là một điều bất ngờ với người dân Úc.
Dầu WTI đang giảm mạnh trong khung H1 về test vùng hỗ trợ quanh 100.25-102.7, nơi giá đi tích lũy trước đó.
Đây là phiên giảm thứ 2 sau 3 phiên hồi phục liên tục của dầu, xu hướng chính vẫn là xu hướng điều chỉnh.
Giá vàng đã giảm 150 pips kể từ mức mở cửa phiên đầu tuần về 1880.x
Bản sửa đổi đưa ra số liệu tích cực hơn nhưng tình hình chung vẫn không đổi khi PMI vẫn ở mức thấp nhất trong 15 tháng và chỉ số sản lượng sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong 22 tháng. Các nhà máy ghi nhận đình trệ. Hai nguyên nhân chính là áp lực lên chuỗi cung ứng và xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra (dẫn đến giá cả tăng cao và thiếu nguyên liệu).
Trong khi đó, các nhà cung cấp tăng giá nguyên liệu và linh kiện dẫn đến tăng chi phí đầu vào ở mức cao nhất trong kỷ lục.
Điều đó có thể cho thấy SNB đang thực hiện các nỗ lực can thiệp vào thị trường bất chấp sự đối lập về chính sách tiền tệ với NHTW châu Âu
Một bản sửa đổi tốt hơn một chút không làm mất đi thực tế là ngành sản xuất của Đức được coi là yếu đi do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu yếu hơn đè nặng lên sản lượng.
Một trong những chi tiết nổi bật là giá đầu ra tăng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, thậm chí còn vượt qua mức đỉnh trước đó vào tháng 11 năm ngoái.
Giống như phần còn lại của khu vực đồng euro, sản xuất của Ý chậm lại hơn nữa trong tháng 4 với tăng trưởng sản lượng suy yếu xuống mức thấp nhất trong 22 tháng do các công ty phải vật lộn với tình trạng thiếu đầu vào, thời gian giao hàng lâu và tăng trưởng nhu cầu chậm hơn.
PMI sản xuất 55.7 so với 55.4 tháng trước.
S&P Global lưu ý rằng:
"Lĩnh vực sản xuất của Pháp tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh nhiều thách thức đối với các nhà sản xuất hàng hóa."
"Các giao dịch mua mới từ khách hàng đã gia tăng đơn đặt hàng tại một số công ty. Đây là bằng chứng cho thấy kỳ vọng lạm phát đã giảm xuống."
"Biến động về nguồn cung do tắc nghẽn hàng hóa ở Trung Quốc vì dịch bệnh và cuộc chiến ở Ukraine đã tăng thêm áp lực lên thị trường. Các công ty tiếp tục vật lộn để bổ sung kho thành phẩm, vốn đã giảm trong sáu tháng qua."
Credit Suisse lưu ý rằng:
"Các vấn đề về chuỗi cung ứng đang dần được xoa dịu. Tuy nhiên, giá cả đang tăng và không có dấu hiệu nào cho thấy dấu hiệu điều chỉnh trong thời điểm hiện tại. Sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất của Thụy Sĩ đang tiếp tục, nhưng cuất hiệu dấu hiệu tăng trưởng chậm lại."
S&P Global lưu ý rằng:
“Ngành sản xuất của Tây Ban Nha tiếp tục đối mặt với những thách thức vô cùng khó khăn trong suốt tháng 4: gián đoạn nguồn cung liên tục, ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine, các cuộc đình công giao thông vận tải và lạm phát chi phí gia tăng nhanh chóng."
“Những yếu tố này đã làm giảm sản lượng và ảnh hưởng đến sổ sách đặt hàng, trong khi hàng tồn kho ghi nhận mức tăng kỷ lục. Các công ty sau đó vẫn tỏ ra dè chừng với kỳ vọng thị trường hồi phục, mặc dù đã chứng kiến sự phục hồi kể từ mức thấp của tháng 3. Điều này sau đó ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng và mua hàng."
“Mặc dù áp lực từ nguồn cung đã có dấu hiệu giảm bớt, nhưng những áp lực này vẫn còn nghiêm trọng. Các công ty biết rằng những khó khăn về giá và nguồn cung sẽ không sớm biến mất, do đó, tiếp tục đề phòng những khó khăn này bằng cách xây dựng thêm các kho dự trữ an toàn. "
Chứng khoán châu Âu tiếp tục phản ánh diễn biến tiêu cực tại phố Wall vào thứ Sáu tuần trước. Mặc dù các chỉ số S&P 500 tương lai của Mỹ ghi nhận phục hồi trong hôm nay nhưng tâm trạng chung của thị trường vẫn đang ở mức bi quan.
Trên thị trường Fx, Đô la Mỹ đầu ngày tăng giá mạnh sau phiên điều chỉnh tuần trước, hiện DXY đã chiều chỉnh về 103.246 sau khi đạt được 103.5 vài tiếng trước đó.
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Dầu thô chưa ghi nhận biến động mạnh, giá dầu WTI đang được giao dịch quanh $104/thùng. Ở một diễn biến khác, vàng giảm mạnh hơn 125 pips tính từ mức đóng cửa tuần trước về mức $1,883.6/oz.
Tại Anh đang diễn ra "ngày nghỉ của ngân hàng" (Bank Holiday) vào hôm nay và các tổ chức tài chính trên cả nước sẽ nghỉ 1 ngày và tiếp tục mở cửa trở lại vào ngày mai.
Các HĐTL đều đỏ phản ứng với diễn biến tại phố Wall vào thứ 6 tuần trước khi chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm hơn 3.6%, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020.
Niềm tin người tiêu dùng Nhật Bản đã tăng nhẹ vào tháng trước nhưng nó không phải là dấu hiệu cho thấy nhiều sự thay đổi vì nó diễn ra sau nhiều tháng sụt giảm kể từ đầu năm.
Cùng với các ngân hàng trung ương khác (RBA, BOE) và bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, chắc chắn cuộc họp của Fed sẽ là chủ đề chính cần theo dõi trong những ngày tới.
Tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục dao động biên độ hẹp và sẽ không có nhiều điều có thể thay đổi trước khi Fed công bố quyết định của họ và cung cấp thêm định hướng chính sách.
Có thể sẽ có một số yếu tố thúc đẩy và giằng co trong vài phiên tới nhưng tôi không kỳ vọng bất kỳ xu hướng rõ ràng nào được thiết lập.
Tâm trạng nghỉ lễ của người Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh diễn ra ở nước này, đây là đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ Vũ Hán.
Trong khi thành phố Thượng Hải chuẩn bị giảm bớt các quy định hạn chế trong bối cảnh có ít hơn 10,000 ca được báo cáo trong ngày thứ hai liên tiếp vào thứ Hai thì Bắc Kinh lại thắt chặt và tuân thủ chính sách "zero-covid" của chính phủ.
Chủ nhật, Bắc Kinh đã thông báo rằng họ sẽ cấm tất cả các nhà hàng ăn uống và đóng cửa Universal Studios.
Trong khi đó, tại Thượng Hải, các quan chức cho biết sự lây truyền trong cộng đồng đã được “kiểm soát một cách hiệu quả”.
Đồng USD đang tăng giá trong phiên đầu tuần khi chỉ số DXY tăng 0.21% lên 103.43.
Wall Street Journal có bài bình luận:
3 trong số 4 ngân hàng lớn của Úc đang kỳ vọng một đợt tăng lãi suất vào thứ Ba từ Ngân hàng Dự trữ Úc RBA.
Scotiabank đã đưa ra dự báo trước đó:
Dữ liệu lạm phát hàng tháng của Úc từ Viện Melbourne
Thứ Năm, ngày 5 tháng 5 sẽ diễn ra cuộc họp của OPEC và các đồng minh, nhóm OPEC+ (Ả Rập Xê-út và Nga).
Dự kiến sẽ dẫn đến một thỏa thuận tăng sản lượng dầu 430 nghìn thùng cho tháng Sáu.
UK Times đưa tin:
PMI sản xuất cho tháng 4 của Nhật Bản ở mức 53.5
Cổ phiếu nhóm ngành công nghệ tiếp tục thua lỗ hôm thứ Sáu khi cổ phiếu của Amazon có mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Amazon giảm 14%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2006. Chỉ số Nasdaq 100 giảm 4.5%, đưa mức lỗ của chỉ số này lên 13% trong tháng, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2008. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 đóng cửa thấp hơn 3.6%, với mọi lĩnh vực chính đều chìm trong sắc đỏ.
Đường cong lợi suất của Hoa Kỳ ít biến động vào thứ Sáu khi các nhà giao dịch định giá Fed tích cực hơn sau dữ liệu cho thấy chi tiêu của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến, theo sau một báo cáo hôm thứ Năm chỉ ra nhu cầu tiêu dùng ổn định bất chấp sự suy giảm bất ngờ trong tăng trưởng kinh tế trong quý trước.
TPCP Hoa Kỳ giảm, đưa lợi suất 10 năm xuống 2.90%. Trên thị trường ngoại hối, đồng yên sụt giảm ở gần mức thấp nhất trong 20 năm. Đồng euro, bảng Anh và các loại tiền tệ liên quan đến hàng hóa tăng trong khi đồng đô la giảm giá. Giá dầu giảm sau khi tăng nhẹ trước đó.
Chỉ số S&P 500 giảm 3.6%
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 4.5%
Chỉ số Dow Jones giảm 2.8%
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 8 điểm cơ bản lên 2.91%
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD sụt giá khi chỉ số DXY giảm 0.3%
EUR/USD tăng 0.5% lên 1.0547
GBP/USD tăng 0.9% lên 1.2574
USD/JPY tăng 0.8% lên 129.78
RBA không thể làm gì trước chi phí gia tăng từ cuộc chiến Ukraine và các đợt phong tỏa tại Trung Quốc.
PMI chính thức của Trung Quốc cho tháng 4 năm 2022
PMI sản xuất Caixin/Markit của Trung Quốc cho tháng 4 ở mức 46.0
Chính sách zero covid của Trung Quốc vẫn đang được thực hiện, anh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước. Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ bị gián đoạn hơn nữa.
PMI sản xuất Caixin/Markit của Trung Quốc:
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, các lực lượng Ukraine đang làm chậm các bước tiến của Nga ở miền đông Ukraine, nơi cuộc chiến giành quyền kiểm soát Donbas vẫn tiếp diễn.
Quân đội Nga chỉ bảo đảm được những bước tiến nhỏ ở phía tây Severodonetsk và không tiến được ở mặt trận xung quanh Izyum trong ngày qua, nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho biết. Các cuộc phản công của Ukraine xung quanh Kharkiv có thể buộc Nga phải bố trí lại một số đơn vị dự định cho trục Izyum.
Nga tiếp tục điều quân từ Mariupol lên phía bắc vào thứ Sáu để hỗ trợ các nỗ lực đánh chiếm các khu vực Donetsk và Luhansk.
Nga đã làm rõ các quy định về việc khách hàng châu Âu phải thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp, nới lỏng một chút các điều khoản vì lo ngại cơ chế này có thể buộc các công ty vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu nếu họ muốn tiếp tục duy trì nguồn nhiên liệu.
Tháng trước, ông Putin yêu cầu người mua khí đốt phải chuyển sang thanh toán bằng đồng Rúp, đồng thời đe dọa cắt nguồn cung cấp cho các quốc gia không tuân theo. Nhưng EU cho biết quy trình mà Nga thiết lập để thực hiện các khoản thanh toán, trong đó yêu cầu khách hàng mở cả tài khoản ngoại tệ và tài khoản Rúp tại ngân hàng Gazprombank do nhà nước kiểm soát, đã vi phạm các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng trung ương.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga về cơ bản muốn xóa sổ khu vực Donbas và cư dân tại đây
Ông nói: “Các cuộc bắn phá tàn bạo, các cuộc tấn công liên tục của Nga vào cơ sở hạ tầng và khu dân cư, cho thấy rằng Nga muốn xóa sổ lãnh thổ này của tất cả chúng ta” ông nói. "Vì vậy, cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi, bảo vệ nhân dân của chúng tôi, đúng nghĩa là một cuộc chiến cho sự sống."
Zelenskiy gọi Mariupol, thành phố Biển Đen bị quân đội của Moscow bao vây trong hơn một tháng, là “trại tập trung của người Nga giữa đống đổ nát”.
Trung Quốc đang tăng cường ủng hộ Nga, thách thức Mỹ và các quốc gia khác đang muốn Bắc Kinh lên án Moscow về cuộc chiến ở Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian cho biết: “Một điểm quan trọng dẫn đến thành công của quan hệ Trung Quốc-Nga là hai bên vượt lên trên mô hình liên minh quân sự và chính trị trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cam kết phát triển một mô hình quan hệ quốc tế mới"
Ông Zhao cho biết mô hình này không gây ra đối đầu hoặc nhắm mục tiêu vào các quốc gia khác
Chính quyền Biden có kế hoạch thu hút những nhà khoa học hàng đầu của ông Vladimir Putin bằng cách miễn các yêu cầu thị thực cho những người Nga có trình độ học vấn cao muốn đến Mỹ.
Đề xuất mà Nhà Trắng đưa ra trong yêu cầu bổ sung mới nhất của mình với Quốc hội là loại bỏ một số quy định cho các chuyên gia Nga nộp đơn xin thị thực lao động.
Quy định này áp dụng cho những công dân Nga đã có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ về khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học ở Hoa Kỳ hoặc ở nước ngoài.
Người đứng đầu chương trình không gian của Nga cho biết Moscow đã quyết định rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế, một động thái nhằm đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt đối với cuộc xâm lược Ukraine.
“Chúng tôi sẽ thông báo cho các đối tác của mình về việc kết thúc công việc của chúng tôi trên ISS”, tổng giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin cho biết trên kênh truyền hình nhà nước, TASS và RIA Novosti đưa tin.
Hồi đầu tháng, Rogozin đã đe dọa sẽ chấm dứt sứ mệnh ISS của Nga trừ khi Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada dỡ bỏ các hạn chế đối với các doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói với hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc rằng Nga đang tìm cách rời xa đồng đô la Mỹ và ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu để đáp trả các lệnh trừng phạt. Ngoại trưởng Lavrov cũng nói rằng các cuộc đối thoại trực tuyến giữa Ukraine và Nga đang diễn ra hàng ngày.
Ngân hàng trung ương Nga hôm thứ Sáu đã dự báo rằng các lệnh trừng phạt sẽ gây ra sụt giảm kinh tế lớn hơn dự kiến.
Tổng thống Ukraine Zelenskiy cho biết Nga muốn "dọn sạch" vùng Donbas. Sự kháng cự của Ukraine và các cuộc phản công hạn chế tiếp tục làm chậm bước tiến của Nga ở đó. Người phát ngôn chính của Lầu Năm Góc đã gọi hành động gây hấn của Nga ở Ukraine là “sự tàn bạo thuộc loại lạnh lùng nhất”.
PMI chính thức của Trung Quốc cho tháng 4 năm 2022:
• PMI Sản xuất: 47.4, thấp hơn so với mức 49.5 tháng 3
• PMI phi sản xuất: 41.9, thấp hơn so với mức 48.4 tháng 3
PMI sản xuất Caixin/Markit của Trung Quốc cho tháng 4 ở mức 46.0 (Thấp hơn so với mức 47.0 dự kiến và mức 48.1 tháng 3)
Sự bùng phát mạnh mẽ của COVID-19 cùng với các đợt phong tỏa và hạn chế ở nhiều trung tâm trong nước, đặc biệt là ở Thượng Hải và các khu vực trung tâm kinh tế khác, đã đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 4.