Giá vàng tăng mạnh lên trên 2,670 USD/oz
Lo ngại rủi ro địa chính trị tiếp tục thúc đẩy giá vàng. Nguồn tin tại Reuters cho biết rằng Israel hôm thứ đã tấn công các căn cứ của quân đội Syria.
Lo ngại rủi ro địa chính trị tiếp tục thúc đẩy giá vàng. Nguồn tin tại Reuters cho biết rằng Israel hôm thứ đã tấn công các căn cứ của quân đội Syria.
Tưởng chừng như đã giữ vững được mốc $60,000, Bitcoin đã nhanh chóng giảm mạnh trong hai ngày vừa qua, thậm chí đã có lúc giảm về dưới mức $57,000.
Đồng tiền kỹ thuật số này đang trở lại đường MA 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2023. Nhà đầu tư có thể chú ý đến vùng hỗ trợ là $56,500. Tuy nhiên, việc phá vỡ đường MA200 ngày có thể sẽ dẫn tới xu hướng giảm mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Do đó, mức hỗ trợ này có thể sẽ không trụ vững được lâu.
Thậm chí, Bitcoin có thể giảm về mức $50,000 trong thời gian tới.
Kinh tế trưởng của ECB, Philip Lane, phát biểu:
Nhận định của ông Lane cho thấy ECB đang ngày càng tin tưởng rằng lạm phát sẽ giảm về mục tiêu 2% trong trung hạn.
USD/CHF có nhịp hồi mạnh khoảng 40pip lên 0.9040 trước giờ mở cửa phiên Âu hôm nay khi báo cáo CPI Thụy Sĩ bất ngờ giảm trong tháng 6 ở cả lạm phát tiêu dùng toàn phần và lạm phát tiêu dùng cơ bản. Trên cơ sở hàng tháng, tốc độ tăng không đổi ở khoảng 0.3% trong tháng 5. Tuy nhiên, tốc độ tăng của CPI toàn phần thoái lui khỏi đỉnh 4 tháng là 1.4% (được thiết lập trong tháng 5) xuống còn 1.3% trong tháng 6. Ngoài ra, CPI cơ bản (không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng) đã giảm tốc từ 1.2% so với cùng kỳ xuống 1.1% trong tháng trước
Dù vậy, cặp tiền hiện đang đảo chiều giảm về gần 0.9010 và xóa bỏ phần lớn đà tăng trước đó do sự suy yếu của USD trên diện rộng so với các đồng tiền chính khác hậu dữ liệu vĩ mô Hoa kỳ gây thất vọng vào tối qua.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số chính của châu Âu tăng cao hơn trong ngày bầu cử ở Vương quốc Anh, với chiến thắng gần như thuộc về Đảng Lao động và đồng thời chấm dứt 14 năm cầm quyền của Đảng Bảo thủ. Lợi suất TPCP Vương quốc Anh tăng nhẹ, với lợi suất 2 năm tăng 1bp lên 4.17%. Trong khi đó, GBP gần như đi ngang so với USD và EUR do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.
Tại các thị trường khác:
GBP/USD đang đi ngang gần 1.2750 trong phiên Âu. Sự suy yếu của USD trên diện rộng đang hộ trợ cặp tiền duy trì được đà tăng gần đây, nhưng các nhà đầu tư đang thận trọng với các giao dịch liên quan đến GBP khi hàng triệu cử tri Anh tham gia bỏ phiếu hôm nay.
Trên khung H4, chỉ báo RSI tăng lên trên 60 cho thấy động lực tăng đang được tích lũy, với cây nến gần nhất đóng cửa trên đường MA 100. Kháng cự quan trọng trước mắt là đường MA 20 ngày (khung D1) và MA 200 (khung H4) gần 1.2700. Phá lên trên mốc kỹ thuật này có thể thu hút thêm lực mua, với mục tiêu tiếp theo là 1.2750 và 1.2800.
Trái lại, nếu cặp tiền không thể vượt qua mốc 1.2700, tỷ giá có nguy cơ điều chỉnh về đường MA 100 ngày gần với hỗ trợ quan trọng 1.2640, sau đó là mốc 1.2600.
Hoạt động xây dựng nhìn chung tiếp tục mở rộng tại Vương quốc Anh, mặc dù đà tăng đã chậm lại kể từ tháng trước. Điều đó là do hoạt động xây dựng nhà ở ảm đạm trở lại, trong khi hoạt động thương mại tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh chóng và điều đó cũng được hỗ trợ bởi sự gia tăng khiêm tốn trong hoạt động xây dựng dân dụng.
EUR/USD giao dịch dưới 1.0800 trong phiên Âu. Cặp tiền vượt lên trên đường EMA 20 ngày và 50 ngày, lần lượt ở quanh mức 1.0750 và 1.0770, cho thấy triển vọng tích cực hơn trong ngắn hạn. Sức hấp dẫn của cặp tỷ giá trong dài hạn có thể dần được cải thiện nếu phá qua kháng cự quan trọng là đường EMA 200 ngày quanh mức 1.0800.
Trên khung D1, mô hình Tam giác cân đang dần hình thành phản ánh sự thu hẹp về phạm vi biến động và khối lượng giao dịch. Ngoài ra, chỉ báo RSI di chuyển trong biên độ từ 40-60 cho thấy sự lượng lự của phe mua và phe bán.
Các nhà đầu tư sẽ nhận được các kết quả ban đầu vào đêm nay. GBP vẫn là tâm điểm chú ý, nhưng phần lớn kết quả đã được dự đoán trước và phản ánh vào diễn biến giá, với sự chiến thắng gần như nắm chắc thuộc về Đảng Lao động.
Mặc dù ngành xây dựng tại Đức ghi nhận sự cải thiện mạnh, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình dài hạn là 50. Hoạt động xây dựng vẫn đang thu hẹp nhưng với tốc độ yếu nhất trong 10 tháng, trong đó các đơn đặt hàng mới chứng kiến mức giảm ít nhất trong hơn 16 tháng. Mặc dù hoạt động xây dựng nhà ở vẫn tiếp tục tăng, nhưng đây vẫn là hạng mục hoạt động kém nhất trong 3 lĩnh vực chính - hiện vẫn nằm trong vùng duy thoái.
Lịch kinh tế hôm nay khá trống khi các thị trường Hoa Kỳ bước vào kỳ nghỉ lễ. Tâm điểm đầu phiên Âu hôm nay là báo cáo CPI của Thụy Sĩ không đạt kỳ vọng, và có thể làm tăng nhẹ khả năng SNB cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Cuộc tổng tuyển cử tại Vương quốc Anh sẽ diễn ra hôm nay, với dự báo Đảng Lao động dễ dàng giành chiến thắng. Tôi không nghĩ đây là một sự kiện lớn và tác động lớn đến biến động của GBP. Thị trường cũng sẽ đón chờ báo cáo PMI dịch vụ Canada và Biên bản cuộc họp ECB trong phiên Mỹ.
Dữ liệu từ Cục thống kê Liên bang (FSO):
Nếu SNB cần một lý do để tạm dừng cắt giảm lãi suất, họ có thể trích dẫn đến điều này. Đồng thời, xu hướng lạm phát gần đây phù hợp với quyết định chuyển từ bán ngoại tệ sang mua ngoại tệ vào Quý I năm nay. Điều này dẫn đến lạm phát cơ bản giảm xuống và duy trì dưới 2% trong những tháng gần đây.
Tâm lý thị trường hôm nay khá trầm lắng trong ngày nghỉ Lễ Độc lập của Hoa Kỳ. Các đồng tiền chính nhìn chung giao dịch trong biên độ hẹp.
Dữ liệu mới nhất được công bố bởi Destatis ngày 4 tháng 7 năm 2024:
Nếu loại bỏ các đơn hàng lớn, số đơn hàng trong tháng 5 giảm 2.2% so với tháng trước. Cụ thể, sự sụt giảm này phần lớn là do các đơn hàng nước ngoài (-2.8%), trong khi đó, các đơn hàng trong nước vẫn tăng cao hơn (+0.5%).
Vì hôm nay là ngày nghỉ lễ của Hoa Kỳ, thị trường có vẻ khá trầm lắng. Các đồng tiền chính cũng không biến động quá lớn.
Dữ liệu mới nhất được SECO công bố ngày 4 tháng 7 năm 2024:
Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ vẫn giữ nguyên vào tháng 6, với số người thất nghiệp giảm xuống còn 104,518 từ mức 105,465 vào tháng 5.
Đợt đáo hạn đối với NZD/USD nằm tại 0.6130. Mức này không có ý nghĩa về phân tích kỹ thuật nhưng có thể hạn chế biến động mạnh trong phiên hôm nay.
Bên cạnh đó, loạt đợt đáo hạn lớn đối với EUR/USD tại mốc 1.0800 vào ngày mai có thể giúp tạo ra ngưỡng kháng cự trước khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ được công bố.
EUR/USD giằng co quanh mức 1.0785 trong phiên Á vào thứ năm. Cặp tiền này đã tăng lên tiệm cận 1.0800 trong phiên, được cho là do đồng USD giảm bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ hạ lãi suất vào năm 2024. Thị trường Hoa Kỳ sẽ đóng cửa vào thứ năm để nghỉ lễ.
Chỉ số DXY đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ thấp hơn. DXY giao dịch quanh mức 105.30 tại thời điểm viết bài. Kết thúc phiên hôm thứ Tư, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt ở mức 4.70% và 4.35%.
Tại phiên Âu ngày hôm nay, sẽ không có quá nhiều sự kiện thực sự làm thay đổi tâm lý giao dịch. Lạm phát tại Thụy Sĩ là điểm nhấn chính và dữ liệu này sẽ không tác động quá lớn đến thị trường. Lạm phát toàn phần dự kiến tăng 1.4% y/y, củng cố lập trường chính sách hiện tại của SNB.
Bên cạnh đó, cuộc bầu cử ở Anh cũng cần chú ý khi cử tri bắt đầu bỏ phiếu. Kết quả sẽ được công bố vào cuối ngày.
Chỉ số FTSE của Vương quốc Anh dự kiến sẽ mở cửa tăng 12 điểm lên mức 8,181 điểm, chỉ số DAX của Đức tiến 26 điểm lên 18,404 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp nhích 12 điểm lên 7,650 điểm và chỉ số FTSE MIB của Ý tăng 45 điểm lên 34,067 điểm, theo dữ liệu từ IG.
Cuộc tổng tuyển cử của Anh sẽ được tổ chức vào thứ năm. Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri được tiến hành trước thềm cuộc bầu cử cho thấy Đảng Lao động trung tả có khả năng sẽ giành chiến thắng, chấm dứt 14 năm cầm quyền của Đảng Bảo thủ.
Các đồng tiền chính phần lớn giao dịch trong phạm vi hẹp. Đồng USD suy yếu mạnh hơn trong phiên hôm qua, sau khi chỉ số PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ yếu hơn. EUR/USD ổn định, tiệm cận dưới mức 1.0800.
Nhưng vì đây là ngày lễ kỷ niệm 4/7 tại Hoa Kỳ, thị trường sẽ khá trầm lắng cho đến khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào ngày mai. Đó là sự kiện chính trong tuần và sẽ giúp thị trường có thêm động lực trước cuối tuần.
USD/JPY giảm nhẹ từ mức đỉnh lịch sử kể từ năm 1986 tại 161.95 vào thứ năm. Các nhà giao dịch vẫn cảnh giác với những biến động đáng kể của đồng yên và khả năng can thiệp của chính quyền Nhật Bản để ngăn chặn sự suy yếu quá mức của đồng tiền này.
Chỉ số Nikkei 225 tăng lên gần 40,700 vào thứ năm, theo sau đà leo dốc trên Phố Wall. Đồng yên yếu cũng thúc đẩy cổ phiếu bằng cách cải thiện triển vọng lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
Đồng USD gặp khó khăn trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, do dữ liệu kinh tế ảm đạm củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Thị trường Hoa Kỳ sẽ đóng cửa vào thứ Năm để nghỉ lễ.
Chứng khoán châu Á khởi sắc, chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương đạt mức đỉnh trong hơn hai năm, với cổ phiếu công nghệ đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Chỉ số TOPIX của Nhật bản lập đỉnh lịch sử trong phiên khi vượt mức đỉnh vào tháng 12/1989.
Thị trường ngoại hối phần lớn không có biến động mạnh. USD/JPY giảm xuống dưới 161.30 nhưng đã tăng trở lại quanh mức 161.50.
Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee đã trả lời phỏng vấn BBC. Ông Goolsbee bày tỏ lo ngại về tốc độ suy yếu của thị trường lao động Mỹ.
BTC và ETH tiếp tục lao dốc, BTCUSD giảm xuống dưới 58,000 USD trong phiên nhưng sau đó đã phục hồi lên trên mốc 59,000 USD Không có lý do rõ ràng nào cho sự sụt giảm này.
Giá dầu Brent giảm 0.15% xuống còn 86.54 USD/thùng, giá dầu WTI giảm 0.37% xuống còn 83.47 USD/thùng.
Giá vàng tăng phiên thứ 2 liên tiếp, hiện giao dịch quanh mốc 2359 USD/oz.
AUD/USD tăng phiên thứ ba liên tiếp vào thứ năm và hiện đang giao dịch trên mức 0.6700, tiệm cận mức trong gần bảy tháng đạt được vào thứ tư.
Đồng AUD được hỗ trợ bởi dữ liệu doanh số bán lẻ trong nước lạc quan - được công bố vào thứ Tư - củng cố kỳ vọng RBA tăng lãi suất. Điều này, cùng với sự sụt giảm gần đây của đồng USD đã lấn át dữ liệu cho thấy thặng dư thương mại của Úc đã thu hẹp xuống còn 5.77 tỷ AUD vào tháng 5 từ mức 6.54 tỷ AUD trong tháng trước và đóng vai trò là động lực cho cặp AUD/USD.
Vàng tăng lên mức đỉnh trong hai tuần ở $2,360 trong bối cảnh USD suy yếu, thị trường tăng đặt cược Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9
Cuộc chiến ở Trung Đông cùng với sự bất ổn về chính trị ở châu Âu cũng hỗ trợ XAU/USD.
Thị trường chờ đợi dữ liệu NFP được công bố vào thứ 6.
Giá dầu giảm vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Năm sau khi dữ liệu việc làm và hoạt động kinh doanh của Mỹ yếu hơn dự kiến, dấu hiệu nền kinh tế có thể đang hạ nhiệt ở quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.
Tại Hoa Kỳ, dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ đã tăng vào tuần trước, trong khi số người thất nghiệp đã tăng hơn nữa lên mức cao nhất trong 2 năm rưỡi vào cuối tháng Sáu.
Trong một dấu hiệu nữa cho thấy nền kinh tế đang mất đà, chỉ số PMI dịch vụ ISM đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm là 48.8 vào tháng 6, thấp hơn nhiều so với mức đồng thuận 52.5, trong bối cảnh số đơn đặt hàng giảm mạnh.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, dữ liệu kinh tế yếu hơn có thể bổ sung thêm lập luận của Fed về việc bắt đầu cắt giảm lãi suất, một động thái sẽ hỗ trợ thị trường dầu mỏ vì lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy nhu cầu.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết trong một ghi chú: “Hướng của dữ liệu gần đây phù hợp với xu hướng nới lỏng của Fed. Đà tăng trưởng chậm lại sẽ hỗ trợ cho động lực giảm phát trong những tháng tới, mở đường cho Fed cắt giảm lãi suất.”
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương hầu hết đều tăng điểm vào thứ Năm khi chỉ số Topix của Nhật Bản vượt qua mức đỉnh mọi thời đại ở 2,886.50, được thiết lập trước đó vào tháng 12 năm 1989.
Các công ty Nhật Bản đã thực hiện đợt tăng lương lớn nhất trong ba thập kỷ trong năm nay. Theo một cuộc khảo sát về các công ty được thực hiện kể từ tháng 3 bởi nhóm công đoàn Rengo, tiền lương hàng tháng cho những người lao động được công đoàn hỗ trợ sẽ tăng trung bình 5.1% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2025. Các công ty lớn có từ 300 nhân viên trở lên được công đoàn hậu thuẫn đã tăng lương 5.19%, trong khi các công ty nhỏ hơn tăng lương 4.45%.
Các nhà đầu tư cũng đánh giá các dữ liệu khác trong khu vực, chẳng hạn như hoạt động kinh doanh ở Hồng Kông và số liệu thương mại của Úc được công bố hôm thứ Năm.
S&P Global báo cáo rằng chỉ số PMI tổng hợp Hồng Kông đã giảm xuống 48.2 trong tháng 6 từ mức 49.2 của tháng trước. Đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng của khu vực tư nhân giảm, với tốc độ giảm trong tháng 6 là nhanh nhất trong hơn hai năm.
Trong khi đó, thặng dư thương mại của Úc đã giảm xuống 5.77 tỷ AUD (3.88 tỷ USD) trong tháng 5 từ mức 6.03 tỷ AUD của tháng trước. Xuất khẩu tăng 2.8% nhờ quặng kim loại và khoáng sản, trong khi nhập khẩu tăng 3.9% nhờ nhu cầu nhiên liệu.
ETH duy trì đà giảm kéo dài từ đầu tháng 6.
ETHUSDT hiện giảm hơn 2.5% xuống dưới $3,210 lần đầu kể từ ngày 20/5.
Trước đó, ETH leo dốc sau thông tin SEC phê duyệt các quỹ ETF ETH giao ngay.
Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee cho biết:
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi PMI dịch vụ ISM của Mỹ đã giảm 5 điểm xuống còn 48.8 vào tháng 6, yếu hơn nhiều so với tất cả các dự báo trong cuộc khảo sát của Bloomberg đối với các nhà kinh tế. Các con số này thể hiện sự đảo ngược đột ngột và rõ rệt so với tháng trước, khi chỉ số PMI dịch vụ của ISM đã tăng lên mức cao nhất trong chín tháng. Sự suy giảm trong tháng 6 của ngành dịch vụ cũng góp phần chứng minh nền kinh tế đang mất đà. Biên bản cuộc họp FOMC tháng 6 cho thấy các nhà hoạch định chính sách đánh giá tăng trưởng kinh tế Mỹ suy yếu trong bối cảnh có những tiến bộ trong con đường hướng tới mức lạm phát mục tiêu 2%. S&P500 tăng 0.51%, đóng cửa ở mức 5,537.02. Nasdaq Composite tăng 0.88%, đóng cửa ở mức 18,188.30, khi những tên tuổi công nghệ megacap như Tesla và Nvidia đều chạm mức đỉnh mọi thời đại mới trong phiên và đóng cửa ở mức kỷ lục. Dow Jones giảm 23.85 điểm, tương đương 0.06% xuống 39,308.00 do UnitedHealth giảm gần 1.7%.
Trên thị trường FX, USD suy yếu khi một loạt dữ liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng Mỹ mất đà, củng cố khả năng Fed hạ lãi suất. DXY giảm 0.32%, đóng cửa ở 105.33. AUD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USDJPY giảm xuống dưới đường MA 100 giờ ở 161.27 sau công bố dữ liệu PMI ISM dịch vụ trước khi bật tăng trở lại vào cuối phiên lên 161.65. AUDUSD đạt mức đỉnh kể từ tháng 1 năm 2024 khi cặp tiền có lần đầu vượt mức 0.67134 kể từ tháng 5. Tuy nhiên, cũng giống như USDJPY, cặp tiền sau đó giảm trở lại 0.6705 khi đóng cửa.
Vàng tăng 25.75 USD lên 2,354.87 USD khi do đà giảm của USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 8.1 bps xuống 4.354%. Bitcoin giảm hơn 3% xuống dưới 60.000 USD. Dầu thô tăng vào thứ Tư do dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh báo hiệu nhu cầu tăng trước ngày nghỉ lễ 4/7. Dầu thô tăng 0.92 USD tương đương 1.11% lên 83.72 USD/ thùng.
Trong tối nay, đã có một loạt các dữ liệu lớn cho thấy thị trường lao động cùng với lạm phát hạ nhiệt tại Mỹ, củng cố kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất. Điều này đã giúp giá vàng, cổ phiếu, trái phiếu tăng mạnh.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ hầu hết đang tăng:
Lợi suất TPCP Mỹ giảm ở tất cả các kỳ hạn:
DXY giảm mạnh, hiện đang ở mức 105.200.
Triển vọng cắt giảm lãi suất đã hỗ trợ mạnh mẽ giá vàng, hiện tại vẫn đang ở trên mức 2,360 USD/ounce.
Giá dầu giảm sau khi thị trường hấp thụ dữ liệu tồn kho EIA của Mỹ, WTI hiện đang ở mức 83.00 USD/thùng.
Bitcoin giảm 3.06% xuống 60,138 USD.
Dữ liệu dự trữ dầu EIA hàng tuần cho thấy:
Giá dầu thô đã tăng cao hơn sau báo cáo và hiện giao dịch ở mức 83.00 USD.
Quan chức ECB Vasle cho biết:
Thị trường đang kỳ vọng sẽ ECB sẽ có thêm những đợt cắt giảm lãi suất từ bây giờ cho đến cuối năm.
PMI dịch vụ ISM của Mỹ tháng 6 giảm mạnh xuống 48.8, thấp hơn nhiều so với ước tính 52.5. Tháng trước, chỉ số này ở mức 53.8
Chỉ số hoạt động kinh doanh: 49.6, giảm mạnh so với 61.2 của tháng trước
Việc làm: 46.1 so với 47.1 của tháng trước
Đơn đặt hàng mới: 47.3 so với 54.1 của tháng trước
Giá phải trả: 56.3 so với 58.1 của tháng trước
Chỉ số PMI dịch vụ Mỹ của S&P Global cho tháng 6 là 55.3, cao một chút so với dự kiến 55.0
Chỉ số PMI tổng hợp của S&P Global cho tháng 6 54.8 so với 54.6 sơ bộ, tháng trước chỉ số này ở mức 54.5
HĐTL các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang biến động trái chiều. S&P và NASDAQ sẽ mở cửa ở mức thấp hơn một chút. Chỉ số Dow Industrial Average tăng nhẹ:
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất đang giảm và giao dịch gần mức thấp nhất trong ngày.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB đang muốn đánh giá lại những ảnh hưởng và kết quả của các chính sách nới lỏng định lượng
Họ đang cân nhắc xem liệu có cần phải tiếp tục hoặc tăng cường các biện pháp nới lỏng tiền tệ khi lãi suất đang ở mức rất thấp hay không
Cuộc tranh luận dự kiến sẽ được tổ chức trong năm 2025
Thâm hụt thương mại của Canada trong tháng 5 là 1.93 tỷ CAD, nhiều hơn so với ước tính là 1.2 tỷ CAD. Nước này đã thâm hụt trong 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu: 62.45 tỷ CAD, thấp hơn so với 64.11 tỷ CAD của tháng trước
Nhập khẩu: 64.37 tỷ CAD, thấp hơn với 65.43 tỷ CAD của tháng trước