Giá vàng tăng vọt sau phát biểu của Ngoại trưởng Nga về xung đột với Ukraine
- Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết nước này sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp trong xung đột Ukraine
- Giá vàng nhảy vọt lên 2,640 USD/oz
Tin tức:
Thị trường:
Tâm điểm chú ý của thị trường ngoại hối là đồng JPY, khi đồng tiền này tăng mạnh sau cuộc bầu cử cuối tuần.
Đảng LDP cầm quyền của Nhật Bản đã mất vị thế đa số tuyệt đối tại Hạ viện, làm dấy lên lo ngại về việc BoJ có thể thay đổi lộ trình bình thường hóa chính sách. Vị trí của Thủ tướng Ishiba cũng đang suy yếu sau kết quả bầu cử.
USD/JPY mở cửa tăng mạnh lên mức153.23 trong phiên Châu Âu. Nhưng khi tâm lý nhà đầu tư trở nên bình tĩnh trở lại, các nhà giao dịch dần nhận ra rằng bối cảnh chính trị của Nhật Bản có thể sẽ không thay đổi nhiều - ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Điều đó khiến USD/JPY giảm xuống khoảng 152.60, khiến đà tăng trong ngày suy yếu
Lợi suất trái phiếu tăng cao tiếp tục là tâm điểm chú ý của thị trường, hỗ trợ cho USD/JPY và đồng USD. EUR/USD dao động quanh mức 1.0790-00 trước khi tăng nhẹ lên 1.0815, và vẫn bị kìm hãm bởi đường MA200 giờ ở mức 1.0825.
Thị trường chứng khoán tăng điểm khi căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt sau những diễn biến cuối tuần qua. Giá dầu giảm gần 6% và đang hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Sau một thời gian ngắn phục hồi trong tháng 9, doanh số bán lẻ tại Anh đã quay trở lại vùng tiêu cực trong tháng 10. Mặc dù mức giảm là không đáng kể, nhưng đây không phải là khởi đầu tốt cho quý IV, thường được coi là một trong những mùa mua sắm sôi động nhất trong năm.
Theo Volkmar Baur, chuyên viên phân tích của Commerzbank, Ishiba Shigeru đã được coi là vị cứu tinh cách đây một tháng. Sau khi các vụ bê bối và sự bất mãn của công chúng buộc người tiền nhiệm Fumio Kishida phải từ chức, Ishiba - một nghị sĩ ít tiếng tăm - đã được đưa vào để "thanh lọc" đảng cầm quyền và lấy lại niềm tin của công chúng. Giờ đây, ông phải đối mặt với khả năng có một trong những nhiệm kỳ thủ tướng ngắn nhất trong nhiều thập kỷ:
Đà tăng của USD/JPY khi mở cửa là do kết quả cuộc bầu cử tại Nhật Bản. Biểu đồ ở khung thời gian 1 giờ cho thấy phe mua vẫn đang kiểm soát thị trường, giữ vững vị thế trên đường MA 100 giờ (đường màu đỏ). Mức hỗ trợ gần nhất hiện tại là 152.13.
Đà tăng mạnh khi mở cửa của các cặp tiền liên quan tới JPY chủ yếu là do các nhà giao dịch đánh giá"sự không chắc chắn" của kết quả bầu cử Hạ viện Nhật Bản, khi mà vị trí của Thủ tướng Ishiba cũng đang bị lung lay.
Tuy nhiên, bối cảnh chính trị có thể sẽ không thay đổi nhiều và hiện tại, Ishiba có thể vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền sau cuộc bỏ phiếu sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 11 tháng 11. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Komeito vẫn có khả năng thành lập một liên minh với sự giúp đỡ của các đảng nhỏ hơn.
Bức tranh chính trị tổng thể sẽ không có nhiều thay đổi, mặc dù cử tri ngày càng thất vọng hơn.
Theo Chris Turner, chuyên viên phân tích của ING, chỉ số DXY đã trở lại mức đỉnh đầu tháng 8 và thị trường có lẽ đã quên rằng Fed đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng với việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đầy bất ngờ vào tháng 9:
Lo ngại về căng thẳng Trung Đông đã hạ nhiệt khi các cuộc không kích của Israel không nhắm vào các cơ sở dầu mỏ hoặc hạt nhân của Iran như lo ngại. Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán châu Âu khi tâm lý thị trường được cải thiện.
Thị trường dầu thô trải qua một đợt bán tháo, với hợp đồng tương lai dầu WTI giảm mạnh hơn 6% xuống 67.42 USD/thùng. Tương tự, hợp đồng tương lai dầu Brent giảm hơn 5.7% xuống 71.76 USD/thùng. Vàng giảm hơn 0.50% xuống 2,730 USD/oz.
Trên thị trường FX, cặp USD/JPY hiện đang là tâm điểm chú ý khi mở cửa với gap tăng hơn 150 pip lên 153.88 - vùng đỉnh 3 tháng vào sáng nay trước bối cảnh biến động chính trị tại Nhật Bản. Tuy nhiên, sự suy yếu của USD trong ngày khi khẩu vị rủi ro tích cực đang hỗ trợ EUR/USD và GBP/USD phục hồi lên 1.0810 và 1.2980. Tương tự, cặp USDJPY cũng điều chỉnh giảm hơn 50pip về gần mốc 153 trong phiên Âu.
Ngân hàng Trung ương | Cắt giảm lãi suất dự kiến | Xác suất cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới | Cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025 |
Fed | 43 bps | 95% (cắt giảm) | 125 bps |
ECB | 29 bps | 86% (cắt giảm 25 bps) | 136 bps |
BOE | 40 bps | 93% (cắt giảm) | 121 bps |
BOC | 27 bps | 92% (cắt giảm 25 bps) | 103 bps |
RBA | 8 bps | 91% (không thay đổi) | 57 bps |
RBNZ | 57 bps |
70% (cắt giảm 50 bps) 30% (cắt giảm 75 bps) |
160 bps |
SNB | 32 bps | 72% (cắt giảm 25 bps) | 70 bps |
BOJ | 6 bps | 86% (không thay đổi) | 34 bps |
Tiền gửi tại Thụy Sĩ đã giảm trở lại trong tuần qua và quay trở lại mức được ghi nhận vào 2-3 tháng trước.
Trong bối cảnh thị trường khởi đầu đầy lạc quan, chỉ số DAX, với đà tăng hiện tại, dường như có thể tạo đỉnh mới. Đồng thời, hợp đồng tương lai của Mỹ duy trì đà tăng, với S&P 500 hiện tăng 0.5%
Căng thẳng hạ nhiệt tại Trung Đông là một trong những yếu tố hỗ trợ, cùng với việc giá dầu giảm mạnh giúp làm dịu bớt lo ngại về lạm phát. Giá dầu thô WTI đã giảm hơn 4%, xuống còn 68.45 USD/thùng trong phiên hôm nay.
DXY đảo chiều giảm trong ngày khi khẩu vị rủi ro được cải thiện, trong bối cảnh các cuộc không kích của Israel không nhắm vào các cơ sở dầu mỏ hoặc hạt nhân của Iran như lo ngại.
Theo Kyodo News, quốc hội Nhật Bản dự kiến sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt vào ngày 11/11, nhằm bỏ phiếu cho vị trí thủ tướng mới. Khối cầm quyền hiện tại đang sắp xếp cho phiên họp này, trong bối cảnh tương lai chính trị của ông Ishiba trở nên bấp bênh sau kết quả bầu cử cuối tuần qua.
Nếu một nhà lãnh đạo mới được bình chọn, nhiệm kỳ của ông Ishiba dưới tư cách là thủ tướng Nhật Bản sẽ là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên, tin vui cho ông là các phe phái chính trị trong nước hiện đang khá phân mảnh và chia rẽ, điều này có thể giúp ông duy trì vị trí lãnh đạo liên minh mới, ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn sắp tới, bất chấp kết quả bầu cử không mấy khả quan.
Lịch kịch tế ngày hôm nay không có dữ liệu quan trọng nào được công bố. Bắt đầu từ ngày mai, một vài báo cáo kinh tế sẽ dần được công bố, với trọng tâm là dữ liệu việc làm NFP của Mỹ vào thứ Sáu tới.
Tâm điểm của thị trường hiện đặt vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuối cùng để có thể đưa ra đánh giá tổng quan về diễn biến kinh tế vĩ mô trong tương lai. Vào tuần trước, triển vọng mơ hồ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã dẫn đến những biến động mạnh trên thị trường.
Khả năng Cựu tổng thống Donald Trump tái đắc cử ngày càng cao, mặc dù vẫn còn nhiều định giá trái chiều về kịch bản này.
Giá vàng phục hồi phân nửa đà giảm trong ngày, leo lên mốc 2,740 USD/oz khi bước vào phiên giao dịch châu Âu hôm thứ Hai.
Nhu cầu trú ẩn an toàn trước căng thẳng tại Trung Đông và những lo ngại về cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục củng cố đà tăng của kim loại quý này. Bên cạnh đó, đồng USD hạ nhiệt từ mức cao nhất kể từ ngày 30/7 cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy giá vàng đi lên.
Vào đầu phiên thứ Hai, cặp tiền USD/JPY giảm nhẹ khoảng 50 pip sau khi chạm mức cao nhất trong 3 tháng.
Tuy nhiên, triển vọng tăng giá của đồng Yên vẫn còn mơ hồ do ảnh hưởng từ những bất ổn xoay quanh lộ trình điều chỉnh lãi suất của BoJ, đặc biệt sau khi đảng cầm quyền LDP tại Nhật Bản mất đa số ghế trong Quốc hội. Bên cạnh đó, tâm lý thị trường đang khá tích cực, khiến tài sản trú ẩn như Yên Nhật giảm bớt sức hút.
Trong khi đó, các số liệu kinh tế Mỹ gần đây cho thấy nền kinh tế tại quốc gia này vẫn đang duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, củng cố kỳ vọng của thị trường về việc Fed sẽ thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, với những lo ngại về thâm hụt ngân sách sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 và khả năng Donald Trump giành chiến thắng, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang tăng cao. Đây là yếu tố chính thúc đẩy đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng và có thể tiếp tục gây áp lực lên đồng Yên - vốn có mức lợi suất thấp hơn.
Các chỉ số tương lai châu Âu tăng nhẹ trong bối cảnh tâm lý thị trường được cải thiện, với HĐTL Hoa Kỳ tăng từ 0.3-0.4%. Lịch kinh tế cũng không có sự kiện nào quan trọng được công bố nên khẩu vị rủi ro sẽ tiếp tục xoay quanh mùa báo cáo lợi nhuận quý III, rủi ro chính trị - địa chính trị và triển vọng chính sách Hoa Kỳ thông qua bình luận của các quan chức Fed tối nay.
Vẫn còn nhiều dữ liệu cần công bố từ bây giờ cho đến tháng 12, vì vậy ECB chắc chắn sẽ chờ đợi thêm và sẽ chưa vội đưa ra những gợi ý tiếp theo.
Trong phiên Âu sắp tới, không có nhiều dữ liệu thực sự gây biến động. Tuy nhiên, xin nhắc lại, phiên châu Âu sẽ mở cửa muộn hơn một giờ so với tuần trước.
Châu Âu sẽ kết thúc Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày vào tuần này. Thị trường chứng khoán Châu Âu sẽ mở cửa muộn hơn một giờ so với tuần trước.
Mỹ và Canada cũng sẽ kết thúc giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày vào Chủ Nhật sắp tới, ngày 3/11.
USD/JPY (và các cặp tiền tệ chéo Yên) mở cửa cao hơn vào những giờ đầu tiên của phiên giao dịch tại Châu Á. Cặp tiền này đã tăng trên 153.00 rất nhanh, dao động quanh mức đó trong vài giờ trước khi tăng lên trên 153.85 và đạt đỉnh.
Tin tức đáng chú ý là cuộc bầu cử của Nhật Bản:
JPY giảm giá đã đóng vai trò thúc đẩy cổ phiếu Nhật Bản tăng.
Đối với dầu mỏ, các cuộc tấn công của Israel vào Iran chỉ nhắm vào các địa điểm quân sự, tránh các cơ sở dầu mỏ, cho phép các hoạt động dầu mỏ của Iran không bị ảnh hưởng. Vẫn có những báo cáo rằng hệ thống phòng không của Iran hiện đã bị tổn hại hoàn toàn. Tuy nhiên, giá dầu vẫn giảm mạnh.
Đối với thị trường ngoại hối, trừ JPY, không có nhiều biến động. Khi tôi đăng, USD đang tăng một chút. EUR, AUD, GBP, CAD, NZD - tất cả đều giảm một chút so với USD.
Chỉ số Nikkei 225 và chỉ số Topix tăng vào thứ Hai sau khi Đảng LDP không giành được đa số sau cuộc bầu cử của Nhật Bản vào Chủ Nhật.
Đài truyền hình công cộng NHK đưa tin vào sáng sớm thứ Hai theo giờ địa phương rằng Đảng LDP và đối tác liên minh Komeito đã giành được 215 trong số 465 ghế. Đảng đối lập Dân chủ Lập hiến và Đảng Dân chủ vì Nhân dân đã đạt được những bước tiến đáng kể trong cuộc bầu cử này.
Nikkei tăng 1.5%, dẫn đầu mức tăng ở châu Á trong khi Topix tăng 1.18%. Các động thái này được hỗ trợ bởi đồng yên yếu hơn, USD/JPY tăng 0.96% lên 153.84 vào thứ Hai.
Chỉ số Kospi tăng 0.72%, trong khi Kosdaq vốn hóa nhỏ tăng 1.02%.
Chỉ số S&P/ASX 200 đi ngang.
Chỉ số Hang Seng giảm 0.09%, trong khi CSI 300 giảm mạnh hơn 0.73% sau khi Trung Quốc báo cáo số liệu lợi nhuận công nghiệp tệ nhất kể từ đại dịch. Lợi nhuận công nghiệp tại Trung Quốc đã giảm 27.1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 9.
Thông tin từ Reuters, cập nhật triển vọng của Citi về giá dầu:
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch tương lai vào tối Chủ Nhật (giờ Hoa Kỳ):
Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPCSC), sẽ họp phiên họp thứ 12 từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 11.
Phó bộ trưởng tài chính cho biết sẽ công bố thêm chi tiết về các biện pháp kích thích sau kỳ họp này:
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đã công bố những số liệu này vào cuối tuần:
Sự sụt giảm lợi nhuận công nghiệp trong tháng 9 là mức giảm lớn nhất trong cả năm.
NBS cho biết sự sụt giảm lợi nhuận công nghiệp vào tháng 9 là do:
NBS kết thúc với một lưu ý lạc quan: "Các biện pháp chính sách được công bố gần đây sẽ thúc đẩy môi trường thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp, hỗ trợ phục hồi và cải thiện lợi nhuận của họ".
Thông báo chính sách gần đây sẽ làm giảm tác động của những con số này.
Đảng LDP không giành được đa số trong cuộc bầu cử; USD/JPY phản ứng với biến động
USD/JPY hiện ở mức khoảng 153.48, tăng mạnh so với 152.30 vào cuối thứ Sáu nhưng giảm so với mức đỉnh 153.59.
Có khả năng Đảng LDP sẽ đưa một đảng thứ ba vào liên minh và tiếp tục nắm quyền nhưng đồng yên đã bị ảnh hưởng do nhận định rằng việc bình thường hóa chính sách có thể tiến hành chậm hơn do phải đối mặt với áp lực chính trị. Áp lực chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản là một vấn đề chính trị quan trọng, có lẽ là vấn đề số 1 hoặc gần như vậy (sau vụ bê bối tài trợ cho đảng cầm quyền). Người ta cho rằng sự chậm lại trong việc bình thường hóa (tăng lãi suất) có thể là cái giá mà một đảng thứ ba đưa ra để đồng ý ủng hộ LDP. Nhưng có một số lập luận ngược lại cho rằng các đảng khác ủng hộ việc tăng lãi suất của BOJ.
Cập nhật về USD/JPY:
Chỉ số Dow Jones ghi nhận chuỗi 5 ngày giảm điểm liên tiếp, S&P đóng phiên giảm điểm, Nasdaq lập kỷ lục nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu công nghệ. Cổ phiếu ngành ngân hàng sụt giảm mạnh sau khi cổ phiếu của New York Community Bancorp giảm 8.3% do công bố về triển vọng hoạt động kinh doanh quý III yếu kém. Ngoài ra, hai định chế tài chính lớn là Goldman Sachs và JPMorgan cũng lần lượt giảm 2.3% và 1.2%. Thị trường Trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đã khép lại một tuần đầy biến động, với tâm điểm tiếp tục xoay quanh báo cáo kết quả kinh doanh quý III, kết quả từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới. Trong tuần này, dữ liệu việc làm sẽ nắm vai trò quan trọng trong việc định hình triển vọng chính sách của Fed. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD đóng cửa tăng trên diện rộng, sau pha phục hồi từ ngưỡng 104.00, với các đồng antipodeans dẫn đầu đà giảm trong nhóm G7 - tiến gần đến mức thấp kỷ lục hậu đại dịch. Tuy nhiên, kế hoạch từ các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tới có thể hỗ trợ cho AUD và NZD. Đồng bạc xanh hưởng lợi nhờ lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng cao hơn khi thị trường không còn kỳ vọng quá nhiều vào động thái hạ lãi suất mạnh tay của Fed, kết hợp với sự không chắc chắn xoay quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và xung đột leo thang tại Trung Đông. USD/CAD ghi nhận mức giá đóng cửa cao nhất kể từ tháng 6/2020 do USD phục hồi và dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 9 tại Canada không đạt kỳ vọng. Cụ thể:
Giá vàng khởi sắc, giao dịch tại mức 2,747 USD/oz, bất chấp đà tăng của USD. Giá dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng gần 2%, lần lượt ở mức 71.62 USD/thùng và 75.91 USD/thùng. Bitcoin trượt dốc xuống dưới 67,000 USD sau khi Tether bị cáo buộc về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cấm vận và chống rửa tiền.
Giá vàng quay đầu tăng lên trên 2740 USD/oz sau khi chạm đáy quanh 2717 USD/oz trong phiên do lo ngại về căng thẳng leo thang ở Trung Đông đã lắng xuống phần nào. Tuy nhiên các nhà giao dịch vẫn cảnh giác trước nguy cơ Israel "trả đũa" Iran.
Bên cạnh đó, những bất ổn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5 tháng 11, và sự sụt giảm sâu hơn nữa trong lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ cũng hỗ trợ cho giá vàng.
Chỉ số NASDAQ đang tăng vọt khi lợi suất trái phiếu giảm. Chỉ số NASDAQ hiện tăng 243 điểm, tương đương 1.32%, lên 18658.80 điểm, và tiệm cận mức đỉnh kỷ lục tại 18674.37 (đạt được vào ngày 10/7). Trong tuần này, chỉ số NASDAQ dự kiến tăng 0.90%, kéo dài chuỗi tăng lên bảy tuần liên tiếp.
Chỉ số S&P tăng 46.67 điểm, tương đương 0.80%, lên mức 5856.96. Tuy nhiên, trong tuần này, chỉ số S&P vẫn giảm 0.13%, phá vỡ chuỗi tăng sáu tuần liên tiếp.
Chỉ số Dow Jones tăng 196 điểm, tương đương 0.46% lên 42568.70, nhưng vẫn giảm 1.64% trong tuần này.
Fed Atlanta cho biết sau các báo cáo công bố gần đây từ Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ và Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia, dự báo hiện tại về mức tăng trưởng đầu tư khu vực tư nhân trong nước vào quý 3 đã giảm từ 3.2% xuống 2.7%.
Dự kiến sẽ có sự thay đổi lớn trong quan điểm của khoảng 50% người dân Mỹ.
Chỉ số S&P 500 nhích 0.4%, chỉ số Dow Jones cũng tăng 173 điểm, tương đương 0.4%, chỉ số Nasdaq tăng 0.6%.
Cả S&P 500 và Dow Jones đều đang trên đà phá vỡ chuỗi 6 tuần tăng liên tiếp. Chỉ số S&P 500 dự kiến giảm 0.4% trong tuần, chỉ số Dow Jones cũng giảm 1.7%. Trong khi đó, Nasdaq đang trên đà đạt được mức tăng trong tuần thứ bảy liên tiếp, tăng 0.3%.
Giá dầu Brent tăng trên 75 USD/thùng sau khi mất hơn 2% trong hai phiên trước, trong khi giá dầu WTI duy trì đà tăng quanh 71 USD/thùng.
Các nhà đàm phán của Israel và Hamas sẽ họp trong những ngày tới, khi họ nỗ lực để chấm dứt cuộc xung đột ở Gaza. Các nhà giao dịch vẫn cảnh giác với cuộc tấn công của Israel vào Iran để "trả đũa".
Giá vàng đã điều chỉnh giảm trong phiên hôm nay xuống dưới 2720 USD/oz sua khi chạm đỉnh kỷ lục tại 2758 USD/oz vào thứ Tư, hiện giá vàng đang dao động quanh 2725 USD/oz khi lo ngại về căng thẳng địa chính trị suy yếu.
Thông điệp của Chủ tịch Lagarde và tất cả các thành viên ECB trong tuần này là lộ trình giảm lạm phát đang diễn ra nhanh hơn dự kiến. Thị trường đang dự đoán 15% khả năng ECB cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 12, giảm so với mức 25% vào đầu tuần.
EUR/USD hiện đang giao dịch quanh 1.0835.
DXY hiện đang điều chỉnh giảm xuống 103.9 sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy số đơn đặt hàng lâu bền mới của Mỹ trong tháng 9 giamr 0.8%. Mặc dù con số này tốt hơn dự kiến nhưng số đơn đặt hàng lâu bền của Hoa Kỳ đã giảm trong hai tháng liên tiếp.
Có một số tín hiệu tiêu cực đối với các dự án chung cư mới của Canada và nhà ở ngoại ô.
Đơn đặt hàng hóa không bao gồm vận chuyển có thể chịu tác động từ cuộc đình công của Boeing. Đơn đặt hàng phi quốc phòng không bao gồm máy bay đạt +0.5%, một con số tích cực và sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong quý 3.