Giá vàng sụt giảm xuống dưới 2660 USD/oz từ mức đỉnh quanh 2685 USD/oz trong phiên, một phần do đồng USD phục hồi sau dữ liệu kinh tế tích cực. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ đã giảm so với ước tính, tín hiệu tích cực cho thị trường lao động, bên cạnh đó, dữ liệu GDP cuối cùng trong quý 2 cũng phù hợp với kỳ vọng và số đơn đặt hàng lâu bên cao hơn nhiều so với dự đoán.
Thị trường đang chờ đợi phát biểu của Chủ tịch Fed Powell để tìm kiếm thêm động lực.
Chiến lược gia toàn cầu tại JP Morgan Asset Management Kelly cho biết nền kinh tế Mỹ hiện đang hoạt động rất tốt và lạm phát "hoàn toàn có thể giảm mà không có suy thoái."
Về triển vọng cắt giảm lãi suất, không phải trong năm nay:
Trừ khi nền kinh tế bị rạn nứt, chắc chắn Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay
Dự đoán Fed có thể bắt đầu giảm lãi suất từ từ vào mùa xuân năm 2024 nếu lạm phát tiếp tục giảm xuống mức 2%
Việc cắt giảm lãi suất nhanh hơn có thể sẽ xảy ra nếu thị trường lao động bắt đầu " bước vào thời kỳ suy thoái" với việc mất việc làm liên tiếp hàng tháng
Báo cáo việc làm trong bảng lương phi nông nghiệp tiếp theo sẽ được công bố vào thứ Sáu, ngày 1 tháng 9.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã hạ lãi suất LPR 1 năm (lãi suất cơ bản cho khoản vay) từ 3.55% xuống 3.45%, trong khi LPR 5 năm (làm cơ sở cho lãi suất thế chấp nhà ở) được giữ nguyên ở mức 4.20%. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 35 nhà phân tích tại Reuters, tất cả đều dự kiến PBoC sẽ cắt giảm cả hai lãi suất, sau khi bất ngờ hạ lãi suất Chương trình cho vay trung hạn trong tuần trước. Kỳ vọng chung là lãi suất sẽ -15bp cho mỗi kỳ hạn, nhưng thật thất vọng khi Ngân hàng này chỉ giảm 10bp cho LPR 1 năm.
Trên thị trường FX, các tiền tệ chính tăng trở lại sau phản ứng đầu tiên là AUD và NZD giao dịch thấp hơn, trong khi EUR và GBP cũng giảm nhẹ. Chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã quay đầu tăng từ mức thấp nhất trong phiên. Dầu thô bật lên gần 81.50/thùng, trong khi dầu Brent đã tăng gần $1 kể từ khi mở cửa.
Ngân hàng Commonwealth của Úc dự đoán AUD có nguy cơ giảm mạnh hơn trong phần còn lại của năm 2023:
AUD nhiều khả năng giảm xuống dưới 0.60 trước cuối năm nay, trừ khi Trung Quốc tung ra một gói kích thích kinh tế cực lớn để tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng thâm dụng hàng hóa.
Tuy nhiên, triển vọng về một gói kích thích lớn từ Trung Quốc có vẻ xa vời. Chẳng hạn, PBoC ngày hôm nay đã tung ra một gói kích thích tiền tệ đáng thất vọng sau hàng loạt phát ngôn "đao to búa lớn" trước đó.
Việc AUD tiếp tục giảm sẽ là một yếu tố gây ra lạm phát do hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Công ty bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings có nguy cơ bị xóa sổ khỏi Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông.
Cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 70% kể từ đầu năm nay do không thể chi trả các khoản thanh toán phiếu lãi suất trái phiếu, cảnh báo lợi nhuận và bị đình chỉ giao dịch 11 loại trái phiếu trong nước.
Việc loại bỏ sẽ diễn ra sau lần đánh giá hàng quý gần nhất về Chỉ mục.
Công ty dược phẩm Sinopharm sẽ được bổ sung vào vị trí của Garden Holdings.
Country Garden Services Holdings, một chi nhánh của Country Garden cũng sẽ sớm bị loại khỏi Hang Seng China Enterprises Index.
Một góc nhìn trái chiều từ UBS về các giao dịch ăn chênh lệch lãi suất USD/JPY:
Chúng tôi điều chỉnh các giao dịch với JPY từ ưu tiên sang trung lập
Với sức mạnh tương đối của nền kinh tế Hoa Kỳ và sự linh hoạt trong việc kiểm soát YCC của Nhật Bản, việc short USD và long JPY sẽ làm mất phần ăn chênh 5% lãi suất.
Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục coi việc short JPY là một biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
Chứng khoán đi ngang, với Nasdaq giảm nhẹ trong bối cảnh cả ba chỉ số chính nỗ lực nỗ lực hồi phục sau pha giảm sâu đầu giờ mở cửa phiên thứ Sáu. Nhóm cổ phiếu công nghệ suy yếu, đặc biệt là Keysight Technologies lao dốc gần 14% trước báo cáo lợi nhuận gây thất vọng tiếp tục làm giảm khẩu vị rủi ro trên diện rộng. Trên sàn Nasdaq, đáng buồn là cổ phiếu Vinfast bốc hơi hơn 23% về còn $15.40/CP, sau khi đóng cửa tại $37/CP trong phiên niêm yết đầu tiên. Chỉ số Dow Jones có tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 3 đến nay, trong khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm tuần thứ ba liên tiếp - chuỗi giảm điểm dài nhất từ đầu năm đến nay.
Dow Jones +0.07%
S&P 500 +0.01%
Nasdaq -0.20%
Trên thị trường FX, USD quay đầu giảm mạnh trong phiên Mỹ, sau pha phục hồi mạnh mẽ từ đáy ngày được thiết lập ngay đầu phiên Á. Chốt phiên, USD và đi ngang sau ba phiên tăng liên tiếp. JPY dẫn đầu đà tăng trong số các tiền tệ chính, trong khi CHF giảm mạnh so với USD. Nhìn chung, USD vẫn có một tuần giao dịch khả quan nhờ lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng và dòng tiền trú ẩn đổ vào USD trước những lo ngại ngày càng gia tăng về nền kinh tế Trung Quốc
Chỉ số DXY không đổi
EURUSD không đổi
GBPUSD -0.06%
AUDUSD +0.04%
NZDUSD -0.04%
USDJPY -0.31%
USDCHF +0.44%
USDCAD +0.04%
Vàng liên tục mở rộng đà giảm từ đỉnh ngày tại $1897/oz trong phiên Mỹ, bất chấp việc USD trượt giá và lợi suất phải đến giữa đêm mới tăng trở lại. Chốt phiên, vàng giảm $0.72 xuống $1888.9/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP 2 năm tăng 1.6bp lên 4.949%, trong khi lợi suất 10 năm giảm 2.3bp xuống 4.257%. Dầu thô tăng phiên thứ hai liên $0.27 lên $80.66/thùng. Bitcoin hồi nhẹ lên 26.1K và đi ngang trong hai ngày giao dịch cuối tuần, sau pha sập mạnh xuống dưới 25.2K sáng sớm ngày thứ Bảy.
Chủ tịch Fed Powell sẽ có bài phát biểu quan trọng vào cuối tuần này (Thứ Sáu, ngày 25 tháng 8) tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole của Ngân hàng Dự trữ liên bang Kansas.
Tuy nhiên, Goldman Sachs dường như không mong đợi quá nhiều từ Powell tại Jackson Hole. Các nhà phân tích cho biết bất kỳ tín hiệu chính sách nào cũng khó được đưa ra cho đến khi báo cáo PCE tháng 7 và Bảng lương NFP được công bố vào tuần tới.
Lạm phát PCE tháng 7 sẽ được công bố vào vào thứ Năm ngày 31 tháng 8
Dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp NFP sẽ được công bố vào thứ Sáu ngày 1 tháng 9
"Fed có thể sẽ đợi dữ liệu từ các báo cáo này trước khi quyết định có thay đổi lập trường chính sách hiện tại hay không".
Chủ tịch Fed Powell sẽ có bài phát biểu trong tuần này (Thứ Sáu, ngày 25 tháng 8) tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole của Ngân hàng Dự trữ liên bang Kansas.
Trong khi Goldman Sachs đang không quá hứng thú với bài phát biểu của Powell, Bank of America lại kỳ vọng rằng Chủ tịch Fed sẽ đưa ra một tín hiệu trì hoãn việc hạ lãi suất sau luồng dữ liệu mạnh mẽ kể từ cuộc họp tháng 7 trước đó.
GDP quý 2 tăng vượt dự kiến: +2.4% (dự báo: +1.8%)
Doanh số bán lẻ tháng 7 (không bao gồm ô tô) cũng vượt kỳ vọng: +0.7% (dự báo: +0.4%)
Kết luận:
"Mặc dù Fed không muốn gián đoạn chu kỳ kinh doanh, nhưng họ cũng không thể bỏ qua những lo ngại ngày càng tăng về sự trở lại của lạm phát do tổng cầu mạnh mẽ".
"Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng ông Powell sẽ ngầm ra tín hiệu trì hoãn chu kỳ nới lỏng mà thị trường đang giả định cho năm tới".
Dữ liệu kinh tế tháng 7 của Trung Quốc được công bố vào tuần trước tiếp tục gây thất vọng.
Sản xuất công nghiệp: +3.7% (dự báo: +4.5%)
Doanh số bán lẻ: +2.5% (dự báo: +4.8%)
Áp lực thanh khoản tiếp tục đè nặng lên lĩnh vực bất động sản Trung Quốc khi Tập đoàn phát triển bất động sản lớn thứ 2 tại quốc gia này nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.
Trong một báo cáo về chiến lược hàng hóa của RBC, các nhà phân tích đã lập luận về sự gia tăng trong lượng dầu tiêu thụ tại Trung Quốc:
Trong khi dữ liệu vĩ mô của Trung Quốc tiếp tục gây thất vọng trong những tuần gần đây thì nhu cầu dầu tinh chế vẫn ổn định
Tồn kho tại Trung Quốc đang khan hiếm (tồn kho dầu diesel gần đây đã tăng trở lại), nhưng tồn kho xăng đã giảm tuần thứ 13 liên tiếp. Dù vậy, nhu cầu dầu vẫn đủ mạnh để giữ cho lượng hàng tồn kho giảm, trong bối cảnh công suất hoạt động của nhà máy lọc dầu tăng lên kể từ khi ghi nhận sự phục hồi vào tháng 6 trước đó.
"Chúng tôi đã bán khống EUR/USD vào tuần trước sau khi cặp tiền không thể duy trì trên mốc 1.10 và lợi suất TPCP Hoa Kỳ phục hồi, trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ mang đến ít tín hiệu về khả năng chậm lại hoặc suy thoái kinh tế hơn. Vị thế giao dịch này sẽ tiếp tục được duy trì và chúng tôi dự đoán cặp tiền sẽ sớm giảm xuống thấp hơn."
MUFG đang nhắm mục tiêu cho EUR/USD tiến tới 1.0770 - 1.1160:
Nhà báo Nick Timiraos trên tờ Wall Street Journal cuối tuần qua cho biết thị trường hãy kỳ vọng lãi suất tăng cao hơn sắp tới:
Bất chấp việc Fed tăng lãi suất lên mức đỉnh trong 22 năm qua, nền kinh tế vẫn phục hồi một cách đáng ngạc nhiên với ước GDP Q3 dễ dàng vượt qua mức 2%. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều nhà kinh tế đặt ra câu hỏi rằng: Liệu lãi suất có thể quay trở lại mức thấp trước năm 2020, ngay cả khi lạm phát trở lại mục tiêu 2% của Fed trong vài năm tới hay không?Vấn đề nằm ở mức lãi suất trung lập.
Theo dự báo hàng quý, các quan chức Fed ước tính lãi suất sẽ ổn định trong thời gian dài hơn, điều này thực tế là các dự báo trung lập. Dự báo trung bình đã giảm từ 4.25% vào năm 2012 xuống còn 2.5% vào năm 2019. Lãi suất thực trung lập sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát 2% là 0.5%. Vào tháng 6, tỷ lệ này cũng vẫn duy trì ở mức 0.5%.
Nhưng trong khi dự báo lãi suất trung bình không đổi, kỳ vọng của một số quan chức Fed đã tăng lên. Trong tháng 6, 7/17 dự báo ở trên mức 0.5% và chỉ có 3/17 thành viên đưa ra con số thấp hơn. Trong khi vào một năm trước đó, kết quả ghi nhận lần lượt là 8/17 và 2/17.
Chủ tịch Fed Powell sẽ có bài phát biểu quan trọng trong cuộc Hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào ngày 25 tháng 8 sắp tới.
Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đang rất muốn thấy tiền lương tăng lên để thấy ổn định hoặc cao hơn mục tiêu 2%. Kết quả là dữ liệu mới nhất cho thấy CPI lớn hơn 2% và thực tế là lạm phát lõi tăng gấp đôi (4.3% so với dự báo 4%), nhưng BoJ cho rằng lạm phát vẫn chỉ là tạm thời cho đến khi lương tăng.
Tại Nhật Bản, một tiểu ban của Hội đồng lương tối thiểu trung ương (cơ quan tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) đã quyết định nâng mức lương tối thiểu thêm trung bình 41 JPY/giờ trong năm tài khóa 2023.
Mức tăng lương trung bình giờ lớn nhất kể từ khi phương pháp hiện tại được áp dụng và cao hơn nhiều so với mức tăng 31 JPY/giờ của năm tài chính trước đó.
Đại diện của PBoC và Các cơ quan quản lý thị trường tài chính khác tại Trung Quốc đã có buổi gặp mặt các giám đốc ngân hàng vào cuối tuần qua để một lần nữa chỉ đạo các các ngân hàng này tăng cường cho vay nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ngoài ra, chương trình họp còn thảo luận thêm về các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro nợ chính quyền tại địa phương.
Những lo ngại tiếp tục gia tăng do cuộc khủng hoảng bất động sản ngày một trầm trọng tại Trung Quốc đã bắt đầu lan sang hệ thống tài chính của nước này.
Trong bối cảnh tiền tệ toàn cầu biến động không ngừng, các nhà phân tích tại MUFG đã cho ra một công cụ cảnh báo mức độ khẩn cấp trong các động thái can thiệp bằng lời nói của BoJ, đặc biệt là trong bối cảnh Hội nghị chuyên đề Jackson Hole sắp diễn ra và bài phát biểu từ Chủ tịch Fed Powell có thể ảnh hưởng đáng kể đến lập trường tiền tệ của Nhật Bản.
Những quan sát chính từ MUFG:
USD/JPY tăng mạnh: USDJPY đã tăng mạnh kể từ cuộc họp chính sách tháng 7 của BoJ. Đà tăng gần đây đã gợi nhớ thị trường về kịch bản can thiệp trong giai đoạn tháng 9-10 năm ngoái của ngân hàng trung ương này.
Thước đo cảnh báo động thái can thiệp bằng lời nói của BoJ: Bằng cách phân tích nhận định xung quanh các động thái can thiệp trước đây của BoJ, nhóm các nhà kinh tế tại Tokyo của MUFG đã phát triển một công cụ cảnh báo dựa trên thang điểm từ 1-8. Mức độ khẩn cấp đối với hoàn cảnh hiện tại vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm, chỉ khoảng 6/8.
Hội nghị chuyên đề Jackson Hole sắp tới: Nhiều người dự đoán rằng chính quyền Tokyo có thể sẽ có động thái can thiệp bằng lời nói trong cuộc Hội nghị chuyên đề Jackson Hole sắp tới. Nếu Chủ tịch Fed Powell đưa ra một bài phát biểu diều hâu, áp lực có thể gia tăng đối với lập trường tiền tệ của Nhật Bản.
Hàm ý:
Áp lực cân bằng các phương hướng chính sách: Các quan chức Nhật Bản đang ở trong tình thế khó khăn khi đồng thời phải cố gắng kiểm soát lợi suất JGB và việc JPY mất giá. Nếu USD tiếp tục tăng trong tuần tới, Tokyo có thể phải điều chỉnh lại hướng đi của mình.
Các tình huống có thể xảy ra: Trong trường hợp USD leo thang hơn nữa vào tuần tới, Nhật Bản có thể buộc phải để lợi suất JGB tăng lên, đặc biệt là nếu lợi suất TPCP Hoa Kỳ cũng tăng. Các thiết lập đối cới USD/CNY cũng rất quan trọng, do các hành động hỗ trợ gần đây từ PBoC đã đóng vai trò là mức giá trần đối với biến động của cặp USD/JPY.
Thời điểm này của năm 15 năm trước, Fed đang ở mức 2.00% và không đưa ra tín hiệu nào về việc cắt giảm lãi suất, mặc dù trung bình có 66 nghìn việc làm bị mất chỉ trong sáu tháng.
Bảy tuần sau, các ngân hàng đã sụp đổ.
Và hiện tại, Trung Quốc đang có các tình trạng tương tự với Hoa Kỳ nhiều năm về trước.
Hôm nay, sự phá sản của Evergrande không gây ra nhiều sự ngạc nhiên nhưng điều lo lắng nhất là công ty ủy thác Trung Quốc Zhongzhi đang lên kế hoạch tái cơ cấu nợ. Điều đó cho thấy sự tiêu cực từ bất động sản đang lan sang lĩnh vực tài chính, vốn là điều đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng của Mỹ.
Trung Quốc đang trở nên hoang mang. Mặc dù có nhiều đòn bẩy mà họ có thể sử dụng nhưng khá khó có thể duy trì sự lạc quan về nền kinh tế của Trung Quốc và thế giới nói chung.
EUR/USD:đang chạm đáy và đã chuyển sang vùng dao động trong khoảng từ 1.0833 đến 1.08485. Ở phía trên, giá đang di chuyển khỏi mức thoái lui 61.8% tại 1.0880.
USD/JPY: đang hồi phục từ đáy trong khoảng từ 144.88 đến 145.10. Đường MA 100 giờ ở mức 145.688. Mục tiêu tiếp theo là 145.90
GBP/USD: đã bị giới hạn trong phạm vi từ 1.2615 đến 1.2800. Nếu di chuyển xuống dưới 1.2678 thì mục tiêu tiếp theo sẽ là đường MA 100 ngày tại 1.26268.
Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ đã ở mức thấp tại 4.22% nhưng sau đó đã tăng 5 điểm cơ bản và không dao động nhiều trong ngày
Hiện nay, cả cổ phiếu và trái phiếu đều bị bán tháo trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán và tiền tệ hàng hóa giảm thấp có thể dẫn đến việc trái phiếu bị bán tháo nhiều hơn.
PMI của New Zealand tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất (47.8) từ tháng 1/2022
Thứ ba :
GDP quý 2 sơ bộ của Nhật Bản vượt kỳ vọng(6.0% yoy), chỉ số giảm phát tăng đáng kể (3.4%), cao nhất kể từ năm 1981
PBoC gây bất ngờ với việc cắt giảm lãi suất trong khi Trung Quốc đang rất cần các chính sách mở rộng
Dữ liệu Tiền lương của Úc cho quý 2 không đạt kỳ vọng (3.6% yoy)
RBA công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 8/2023, trong đó ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên tỷ giá tiền mặt
Sản lượng công nghiệp (3.7% yoy) và Doanh số bán lẻ của Trung Quốc không đạt kỳ vọng (2.5% yoy)
Báo cáo việc làm tháng 7 của Vương quốc Anh cho thấy sự tích cực
Doanh số bán lẻ tháng 7 của Hoa Kỳ vượt kỳ vọng (3.17% yoy)
Báo cáo CPI của Canada có sự tích cực (3.3% yoy)
Chỉ số thị trường nhà ở NAHB của Hoa Kỳ (50) lần đầu tiên không đạt kỳ vọng kể từ tháng 12/2022
Fed's Kashkari thừa nhận tiến bộ về lạm phát nhưng vẫn cảnh giác với những rủi ro khác
Thứ tư :
RBNZ giữ nguyên tỷ lệ tiền mặt ở mức 5.5% như mong đợi
Thống đốc Orr trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television hôm thứ Năm đã thừa nhận rằng suy thoái kinh tế là điều tối thiểu cần có để chế ngự lạm phát .
Chỉ số CPI tháng 7 của Vương quốc Anh đúng như kỳ vọng (6.8% yoy)
Nhà ở mới của Hoa Kỳ vượt trên kỳ vọng
Sản xuất Công nghiệp Hoa Kỳ ký hợp đồng trở lại trên cơ sở Y/Y, lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2021 (-2.2% yoy)
Cục Dự trữ Liên bang đã công bố Biên bản cuộc họp FOMC tháng 7
Thứ năm :
Báo cáo việc làm của Úc đã không đạt được kỳ vọng với chỉ số việc làm toàn thời gian sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt (14.6K)
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ có dấu hiệu tích cực với biên độ rất nhỏ trong (239K)
Chỉ số sản xuất Philly Fed của Hoa Kỳ lần đầu tiên quay trở lại mức cao kể từ 8/2022 (+12.0)
Chỉ số hàng đầu của Hoa Kỳ giảm -0.4%
Nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc Evergrande đã nộp đơn xin bảo vệ phá sản với Hoa Kỳ
thứ sáu :
Dữ liệu CPI tháng 7 của Nhật Bản vượt mức đề ra với chỉ số cốt lõi tăng trở lại mức cao trong chu kỳ (3.3%)
Trợ lý Thống đốc RBNZ Silk nói rằng sự chậm lại ở Trung Quốc là rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu
Doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh không được như kỳ vọng (-3.2% yoy)