Giá vàng sụt giảm xuống dưới 2660 USD/oz từ mức đỉnh quanh 2685 USD/oz trong phiên, một phần do đồng USD phục hồi sau dữ liệu kinh tế tích cực. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ đã giảm so với ước tính, tín hiệu tích cực cho thị trường lao động, bên cạnh đó, dữ liệu GDP cuối cùng trong quý 2 cũng phù hợp với kỳ vọng và số đơn đặt hàng lâu bên cao hơn nhiều so với dự đoán.
Thị trường đang chờ đợi phát biểu của Chủ tịch Fed Powell để tìm kiếm thêm động lực.
Hôm nay Canada sẽ công bố doanh số bán buôn với kỳ vọng -1.6% so với 2.4% của tháng trước. Chỉ số sản xuất Empire State của Fed New York cũng sẽ được công bố vào lúc 19:30 tối nay với ước tính là -17.7 so với -24.6 của tháng trước.
Tổng hợp thị trường
Vàng giao ngay đang tăng 5.30 đô la hay 0.26% ở mức 2008.82 đô la
Bạc giao ngay tăng 0.13 đô la hay 0.53% ở mức 25.46 đô la
Dầu thô WTI đang giao dịch giảm 0.54 đô la ở mức 81.97 đô la
Bitcoin giảm sâu, hiện ở mức 29.556 đô la
Các HĐTL Mỹ:
HĐTL Dow Jones tăng 50.53 điểm sau khi giảm 143.22 điểm hôm thứ Sáu
HĐTL S&P 500 tăng 4.11 điểm sau khi giảm 8.58 điểm vào thứ Sáu
Chỉ số NASDAQ giảm 2.52 điểm sau khi giảm 42.81 điểm vào thứ Sáu
Thị trường chứng khoán châu Âu biến động trái chiều:
HĐTL DAX -0.10%
HĐTL CAC -0.10%
HĐTL FTSE 100 +0.22%
HĐTL Ibex +0.20%
Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt tăng:
Lợi suất kỳ hạn hai năm tăng 5.1 điểm cơ bản lên 4.154%
Lợi suất kỳ hạn năm năm tăng 3.8 điểm cơ bản, hiện ở 3.649%
Lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 2.7 điểm cơ bản lên 3.548%
Lợi suất kỳ hạn 30 năm tăng 2.6 điểm cơ bản lên 3.763%
Lợi suất trái phiếu chính phủ châu Âu cũng ghi nhân đà tăng:
Các nhà phân tích tại TD Securities cho biết họ không mong đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 4 của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ đưa ra bất kỳ điều gì bất ngờ và dự đoán rằng RBA có khả năng giữ nguyên lãi suất chính sách một lần nữa vào tháng 5:
"Trong các bài phát biểu gần đây, Thống đốc Lowe và Phó Thống đốc Bullock đã nói rõ rằng RBA muốn tạm dừng để đánh giá tác động của việc tăng lãi suất nhanh chóng và triển vọng kinh tế. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng Biên bản tháng 4 sẽ bám sát nội dung các phát biểu trên. Biên bản có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh "độ trễ dài và có thể thay đổi" của chính sách tiền tệ.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng Hội đồng Thống đốc RBA sẽ tập trung nhiều vào chỉ số CPI quý 1 trong cuộc thảo luận của họ và cho rằng RBA có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất một lần nữa vào tháng 5."
Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.1%
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng 2.1 bps lên 3.543%
Vàng tăng 0.2% lên 2,007.91 USD
Dầu thô WTI giảm 0.5% xuống 82.12 USD
Bitcoin giảm mạnh, giảm 2.68% xuống $29,516
Cập nhật thị trường tiền tệ:
EUR/USD đang duy trì dưới mốc 1.1000: quanh mức 1.0970-80 trong khi GBP/USD giảm trở lại dưới mức 1.2400 đến 1.2375 trước khi giữ quanh mức 1.2410 vào lúc này.
USD/JPY tăng trở lại mức 134.00 trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng trở lại và hợp đồng tương lai quỹ Fed chứng kiến đường cong lãi suất ít ôn hòa hơn.
Với việc không dữ liệu quan trọng nào được công bố trong tuần này, phát biểu của các quan chức Fed có thể là những gì thị trường sẽ chú ý nhằm dự đoán quyết định chính sách tiếp theo trước khi thời gian tạm dừng phát ngôn của FOMC sẽ bắt đầu vào ngày 22 tháng 4.
Deutsche dự đoán lạm phát toàn phần của Anh giảm xuống 9.73% y/y vào tháng 3 trong khi lạm phát cơ bản hàng năm ước tính giảm xuống 5.85% y/y. Trước đó, ước tính của nhà kinh tế cho cả hai chỉ số lần lượt là 9.8% y/y và 6.0% y/y
Deutsche đề cập rằng vẫn còn một dấu hỏi lớn về sự tồn tại của lạm phát dịch vụ và điều đó có khả năng duy trì lạm phát ở mức cao trong những tháng tới. Tuy nhiên, họ kỳ vọng đà tăng giá của các hàng hóa cốt lõi sẽ dịu đi khi chuỗi cung ứng bình thường hóa và lạm phát lương thực cũng có khả năng chậm lại từ mùa hè trở đi. Mặc dù vậy, lạm phát Anh vẫn được dự đoán sẽ duy trì ở mức cao trong phần lớn thời gian của năm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng trở lại và việc định giá Fed ít ôn hòa hơn chắc chắn đã giúp USDJPY phục hồi khi hiện đã tăng trở lại trên 134.00 - mức đỉnh kể từ ngày 15 tháng 3 vào tháng trước.
Đáng chú ý, cặp tiền này có thể sẽ phá vỡ ngưỡng kháng cự từ mức thoái lui Fib 50 ở 133.77, sau khi đã phá vỡ đường trung bình động 100 ngày.
Điều đó sẽ khiến mức 135.00 là mục tiêu tiếp theo, trước khi phe mua có thể đưa cặp tiền quay trở lại đường trung bình động 200 ngày hiện ở 137.12 - mức ngăn chặn đà tăng vào tháng trước trước khi tình trạng hỗn loạn ngân hàng nhấn chìm thị trường.
Tuy nhiên, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào thị trường trái phiếu và hiện tại, có vẻ như lợi suất 10 năm ở Mỹ sẽ không có nguy cơ phá vỡ xuống dưới ngưỡng quan trọng gần 3.30%. Cuộc khủng hoảng ngân hàng đã lắng xuống và nếu các nhà giao dịch bắt đầu nảy ra ý tưởng rằng Fed thực sự sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài, thì đó là sự hỗ trợ cho USD/JPY.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm tăng hơn 4 bps lên 4.148% trong ngày khi lợi suất kỳ hạn 10 năm cũng tăng hơn 1 bps lên 3.538% - gần mức đỉnh trong hai tuần.
Lợi suất tăng củng cố đà tăng của USDJPY khi cặp tiền hiện dao động quanh 134.00. Trước đó, cặp tiền này đã chạm 134.20 - mức đỉnh trong một tháng. Khi lợi suất bắt đầu tăng nhẹ, điều đó nghĩa là thị trường cũng bớt ôn hòa hơn đối với Fed.
Thứ ba: Báo cáo việc làm của Vương quốc Anh, CPI của Canada.
Tỷ lệ thất nghiệp của Vương quốc Anh dự kiến sẽ không thay đổi ở mức 3.7%. Việc làm được dự báo sẽ tăng 52 nghìn trong khi Thu nhập trung bình dự kiến sẽ giảm xuống 6.2%.
CPI y/y và CPI m/m của Canada dự kiến lần lượt ở mức 4.3% và 0.5%.
Thứ tư: CPI của Vương quốc Anh
CPI y/y và CPI m/m của Vương quốc Anh dự kiến lần lượt ở mức 9.8% và 0.5%
Đồng đô la hiện đang tăng giá so với tất cả các loại tiền chính sau khi sụt giảm nhẹ ở phiên Á. Bên cạnh đó, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 1 năm tăng 2.43% lên 4.927, còn các kỳ hạn trên 2 năm lại suy yếu.
Nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Martins Kazaks cho biết ngân hàng trung ương có 2 lựa chọn tăng lãi suất 25 hoặc 50 điểm cơ bản trong tháng 5
Việc tăng 25 bps dường như có nhiều khả năng xảy ra hơn. Báo cáo lạm phát tiêu dùng khu vực đồng euro cho tháng 4 được công bố chỉ hai ngày trước quyết định của ECB và điều đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách.
Đồng đô la đang giảm giá so với hầu hết các loại tiền chính khác, trừ yên Nhật. Hiện DXY tiếp tục sụt giảm xuống mức 101.5 và EURUSD tăng nhẹ lên gần mức 1.100.
Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ nâng mức lãi suất tiền gửi lên 3.75% trong tháng 7 và duy trì trong suốt phần còn lại của năm.
Bên cạnh đó, họ cũng dự báo Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sẽ hoàn thành chu kỳ thắt chặt vào tháng 6, sau đó giữ nguyên lãi suất trong hơn một năm.
EUR/USD tiếp tục chịu áp lực giảm khi duy trì dưới 1.0100. USD phục hồi nhẹ trong bối cảnh khẩu vị rủi ro được cải thiện và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm trở lại.
Cần chú ý bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde vào 22:00 tối nay.
Sự lạc quan đối với chứng khoán châu Âu tiếp tục được lan tỏa khi DAX và CAC 40 sẵn sàng vươn lên mức cao nhất trong năm. Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 cũng tăng 9 điểm, tương đương 0.2% vào thời điểm hiện tại.
Đa số các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) tại các cuộc họp chính sách vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 trước khi tạm dừng chu kỳ thắt chặt.
Điều đó đưa lãi suất tiền gửi lên 3.75% và sẽ duy trì trong suốt phần còn lại của năm.
Cuộc khảo sát cho thấy kỳ vọng của các nhà kinh tế phù hợp với kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Lạm phát cơ bản có thể đã đạt đỉnh so với mức trung bình hàng quý, nhưng vẫn sẽ ở mức 5.5% trong quý này và sẽ vượt qua trong nửa cuối năm nay.
Chứng khoán Trung Quốc đang tăng vọt khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hứa hẹn một chính sách tiền tệ thận trọng để kích thích nhu cầu trong nước. Lạm phát của Trung Quốc đã giảm nhẹ trong vài tháng qua mặc dù nền kinh tế đã mở cửa trở lại sau khi các biện pháp kiểm soát đại dịch được dỡ bỏ. PBoC đang tập trung vào việc mở rộng nhu cầu bán lẻ vì nó sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế tại UOB Group Ho Woei Chen đã xem xét các số liệu mới nhất về cán cân thương mại tại Trung Quốc. Ông cho biết: “Xuất khẩu bất ngờ tăng mạnh trong tháng 3 trong khi nhập khẩu kém hơn nhưng vẫn đạt trên mức kỳ vọng đồng thuận. Các lô hàng của Trung Quốc được cải thiện trong bối cảnh sản xuất trong nước bình thường hóa và nhu cầu mạnh mẽ hơn từ thị trường châu Á và châu Âu.”
Dữ liệu lạm phát quý 1 năm 2023 của New Zealand sẽ được công bố vào thứ Năm lúc 10:45 sáng theo giờ New Zealand (hay 5:45 sáng theo giờ Việt Nam)
Thông tin từ ANZ:
Chúng tôi kỳ vọng lạm phát CPI hàng năm sẽ duy trì ổn định ở mức 7.2% trong quý 1 năm 2023, thấp hơn mức dự báo MPS tháng 2 của RBNZ là 7.3%.
Căn cứ cho nhận định trên là từ dự báo lạm phát phi thương mại hàng năm sẽ tăng từ 6.6% trong Q4 năm ngoái lên 6.8% và lạm phát thương mại hàng năm sẽ giảm từ 8.2% xuống 7.4%.
Nếu kỳ vọng của chúng tôi là chính xác, lạm phát phi thương mại hàng năm sẽ thấp hơn 0.3% điểm so với dự báo MPS tháng 2 của RBNZ. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược mở rộng của RBNZ. Các thị trường có thể không đồng tình với đánh giá này, nhưng RBNZ đã đưa ra tín hiệu về việc nâng mức dự báo triển vọng lạm phát của họ trong biên bản Đánh giá chính sách tiền tệ tháng 4 trước những tác động mạnh mẽ hơn của cơn lốc xoáy và khả năng tiếp tục kích thích tài khóa.
Dự báo của chúng tôi là lãi suất sẽ tăng 25 bp tiếp theo tại cuộc họp chính sách tháng 5, đưa OCR lên 5.5% - được cho là ngưỡng hài lòng của RBNZ, nơi họ có thể tiếp tục 'lo lắng, theo dõi và chờ đợi'.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ diễn ra vào ngày 24 tháng 5 sắp tới.
Thị trường chứng khoán suy yếu trước báo cáo doanh số bán lẻ tháng 3 tại Hoa Kỳ kém khả quan (-1% so với dự kiến -0.4%) và những bình luận hawkish hơn từ thành viên FOMC Waller, dù dữ liệu sơ bộ tháng 4 tại đại học Michigan cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ (63.5 so với dự kiến 62). Về gần cuối phiên, dù nỗ lực hồi phục từ mức đáy trong ngày nhưng cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ kết phiên vẫn đồng loạt giảm điểm:
Dow Jones -0.42%
S&P 500 -0.21%
Nasdaq -0.35%
Trên thị trường FX, USD tăng trên diện rộng, hưởng lợi từ đà tăng của lợi suất TPCP và hai dữ liệu kinh tế quan trọng trong ngày được công bố. Lợi suất 2 năm và 10 năm đóng cửa lần lượt tăng 13.1bp và 6.8bp lên 4.103% và 3.517%. Các đồng antipodean yếu nhất so với USD, kết phiên NZD và AUD lần lượt giảm 88.1 và 73.6 pip. CAD ít bị ảnh hưởng nhất khi chỉ giảm gần 20 pip trong một ngày giao dịch tồi tệ đối với các đồng tiền chính khác.
Chỉ số DXY +0.57%
EURUSD -0.48%
GBPUSD -0.87%
AUDUSD -1.08%
NZDUSD -1.40%
USDJPY +0.89%
USDCHF +0.49%
USDCAD +0.15%
USD và lợi suất thăng hoa đã tạo áp lực khiến vàng lấp hết gap tăng của 2 ngày trước đó khi kết phiên giảm hơn $36 xuống $2003.43/oz. Dầu WTI tăng $0.36 lên $82.52/thùng.
Thông tin từ Reuters về thông điệp của Tân thống đốc BOJ Ueda gửi tới những cuộc họp với các nhà lãnh đạo G7, IMF, WB và G20:
"Ở nhiều quốc gia, lạm phát hiện đang ở mức rất cao hoặc tốc độ gia tăng không có dấu hiệu chậm lại. Tuy nhiên, điều quan trọng là tình hình chung tại Nhật Bản lại hoàn toàn khác so với các nước trên."
Dù vậy, Ueda cũng không hoàn toàn đóng lại cánh cửa hy vọng về việc thay đổi chính sách:
"Chúng tôi vẫn sẽ thảo luận về tất cả khả năng tại mỗi cuộc họp chính sách định kỳ"
Tân thống đốc BOJ Ueda sẽ chủ trì cuộc họp chính sách đầu tiên vào ngày 27-28/4 tuần tới"