Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ tăng lãi suất vào tối nay. Kỳ vọng gần như được phân chia theo mức tăng 25bp hoặc 50bp:
điều này nhằm hạn chế lợi suất ngoại vi tăng đột biến (bán tháo trái phiếu ngoại vi) để hỗ trợ thị trường trái phiếu chính phủ một số nước như Ý hiện nay.
Trong báo cáo thu nhập, Tesla tiết lộ rằng họ đã bán khoảng 75% số bitcoin nắm giữ trước đó.
"Tính đến cuối quý 2, chúng tôi đã bán ra khoảng 75% lượng Bitcoin của mình. Tesla ghi nhận 936 triệu đô la tiền mặt vào bảng cân đối kế toán của quý 2", công ty cho biết trong báo cáo thu nhập.
Vào cuối năm 2021, Tesla đã nắm giữ khoảng 2 tỷ đô la BTC và được báo cáo là 43,200 Bitcoin. Giá trị của khoản đầu tư này đã giảm khoảng 50% kể từ đó. Các giao dịch mua ban đầu trung bình là 32,610 USD/BTC nhưng một lượng BTC đã được thêm vào sau đó với các mức giá khác nhau khi công ty chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này.
Tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 27.9% so với 28.4% của năm ngoái. Nếu trừ đi các khoản vay phục vụ cho việc sản xuất xe điện thì con số này giảm xuống còn 26.2%.
Vào ngày 14 tháng 7, Musk nói "Tôi có thể mua thêm vào, nhưng tôi sẽ không bán ra".
IMF dự kiến tăng trưởng GDP của Đức năm 2022 ở mức 1.2%, thấp hơn so với mức 2.0% được đưa ra trước đó
Dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của quốc gia này ở mức 0,8% , thấp hơn so với mức 2.1% trước đó
Dự báo lạm phát năm 2022 ở mức 7,7%
Dự báo lạm phát năm 2023 ở mức 4,8% (cao hơn so với mức 3,5% trước đó)
Tuy nhiên việc dự báo bất kì điều gì tại châu Âu vào lúc này là hoàn toàn vô nghĩa khi chúng ta vẫn phải chờ những quyết định tiếp theo từ Nga trong việc cung cấp khi đốt tự nhiên.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trong sắc xanh, đỏ lẫn lộn cùng với nhau. Các mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành chăm sóc sức khỏe và năng lượng sụt giảm, trong khi các mã thuộc nhóm ngành công nghệ ghi nhận mức tăng. Báo cáo tài chính bán niên sắp được công bố của Tesla cũng là một điểm đáng chủ ý.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
S&P 500 +0.71%
Nasdaq +1.54%
Dow Jones +0.21%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY liên tục biến động tiệm cận mức 107.00. Đồng EUR dù là đồng tiền yếu nhất tại đầu phiên Bắc Mỹ song cũng có những thời điểm xuất hiện những tín hiệu tích cực. Ngược lại, NZD là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng G7. Thông tin về việc lạm phát tăng thấp hơn so với dự kiến tại Canada cũng đã phần nào hỗ trợ cho sự tăng giá của CAD so với USD.
EUR/USD -0.22%
GBP/USD -0.03%
AUD/USD +0.03%
NZD/USD +0.33%
USD/JPY -0.08%
USD/CAD +0.03%
USD/CHF +0.32%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Vàng giảm 0.21%, giao dịch tại $1,707/oz
BTC tăng 3.06% lên mốc 24,121.95 USD/BTC
Dầu Brent và dầu WTI đồng loạt giảm về mốc 106.7 USD/thùng và 99.68 USD/thùng, mức giảm lần lượt là 0.50% và 3.93%
Niềm tin của người tiêu dùng châu Âu giảm 27%, giảm mạnh hơn so với mức giảm 24.9% dự kiến.
Các quyết định về việc tăng lãi suất của ECB vào thứ năm nhằm kiềm chế lạm phát có lẽ sẽ tiếp tục gây những ảnh hưởng tiêu cực lên niềm tin của người tiêu dùng.
Cặp tiền tiếp tục phải đối mặt với mốc cản tâm lý 1.20 tại ngày thứ ba liên tiếp. Ngay sau khi chạm đỉnh 1.2037, EURUSD tiếp tục phải giao dịch dưới 1.20
Phe bò đã hai lần thất bại trong việc vượt 1.20 và vẫn chưa thể vượt qua mốc này vào ngày thứ ba
Lạm phát tăng cao hơn so với dự kiến vào tháng sáu càng gia tăng khả năng BoE tăng lãi suất lên 0.5% vào tháng tám, dù cho ngân hàng trung ương không muốn làm tổn hại sự phát triển của nền kinh tế bằng việc tăng lãi vay
Giá khí đốt đã tăng hơn 60% từ mức 5.3 USD/mmbtu khí lên đạt đỉnh 9.5 USD/mmbtu khí vào nửa đầu năm nay, trước khi có sự điều chỉnh giảm sau đó.
Hiện giá khí đốt đã tăng trở lại mốc 7.3 USD/mmbtu khí, với lo ngại Nga sẽ vũ khí hóa khí đốt - qua đó đẩy EU vào tình thế tiến thoái lưỡng nan hơn ở thời điểm hiện tại.
Đức trước đó đã tố cáo Nga cố ý đóng dòng khí đốt tại hệ thống đường ống Nord Stream 1. Tuy nhiên phía Nga phủ nhận những cáo buộc và phát biểu lý do ngưng tạm thời việc cung cấp khí là do sự cố bất khả kháng.
Trên thực tế, Châu Âu vẫn có thể thay thế khí đốt của Nga thông qua nhập khẩu LNG từ Mỹ và các nước vùng vịnh. Tuy vậy trong ngắn hạn, tỷ lệ thay thế ước chỉ đạt khoảng 70%.
Nếu dòng khí đốt từ Nga ngừng hoàn toàn, các chính phủ có thể buộc phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp như phân bổ năng lượng. Trong trường hợp đó, nhu cầu năng lượng của các hộ gia đình sẽ được ưu tiên hơn các ngành công nghiệp, và các doanh nghiệp hoạt động như trong các ngành công nghiệp hóa chất, kim loại và xi măng, có thể buộc phải tạm dừng sản xuất.
Trong những phát biểu mới đây nhất, phía Nga cho biết dòng khí đốt chảy qua Nord Stream 1 sẽ bắt đầu có lại từ ngày mai - tức ngày 21 tháng 07. Nếu như lời hứa được thực hiện, lo ngại về suy thoái khu vực Eurozone sẽ với bớt phần nào. Đặc biệt hơn khi hiện tại nắng nóng kỷ lục cũng như nhu cầu sử dụng năng lượng làm mát đang tăng cao tại Châu Âu.
Báo cáo tài chính quý 02/2022 của công ty ô tô điện Tesla sẽ được công bố trong ngày hôm nay.
Mức EPS mà Tesla đem lại trong quý 01/2022 cao hơn nhiều so với mức thị trường kỳ vọng trước đó (2.86 USD/ cổ phiếu so với 1/64 USD/cổ phiếu trước đó).
Dự báo doanh thu trong quý 02 của Tesla có thể bị ảnh hưởng phần nào do chi tiêu của người dân bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Tuy vậy, nhu cầu xe điện vẫn duy trì ở mức cao trong bối cảnh giá xăng vẫn chưa có xu hướng hạ nhiệt.
DXY có những động thái phục hồi nhẹ nhưng sau đó tiếp tục quay đầu giảm, sắc đỏ cũng bao trùm lên lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong đó trái phiếu kì hạn 5 năm chứng kiến mức giảm nặng nhất với 7 điểm cơ bản.
Các nhà kinh tế của BBH nhấn mạnh DXY đang tăng sau khi kiểm tra mục tiêu thoái lui 50% của đợt tăng liên tiếp vào tháng 6-7 vừa qua.
EUR/USD đã điều chỉnh khỏi mức 1.0275. Dù kết quả cuộc họp ngày mai ra sao, USD cũng sẽ khó giảm giá.
Kết cục tốt đẹp nhất cho Euro là lãi suất tăng thêm 50bp và công cụ chống khủng hoảng ra mắt. Tuy nhiên, BBH đánh giá khả năng xảy ra kết quả này chỉ là 15%.
Dù tăng 50bp có thể khiến Euro cải thiện ngay tức thì nhưng sự thật rằng ECB chưa thể công bố công cụ chống khủng hoảng sẽ lại gây áp lực lớn lên Euro.
Giới đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách ECB và kết quả của việc tăng lãi suất thêm 50bp như đã nhận định.
Euro đã tăng liên tiếp 4 phiên gần nhất nhưng hôm nay, tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực khi sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Âu và HĐTL Mỹ giảm điểm gây áp lực lên Euro.
1 vài nguyên nhân khác đến từ đe dọa cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga và lo ngại suy thoái.
Hôm nay, EUR/USD tăng 0.5% lên 1.02730 - mức cao nhất kể từ đầu tháng 6 rồi nhanh chóng giảm 0.4% xuống 1.0173.
Đường ống Nord Stream 1 dự kiến hoạt động trở lại vào thứ 5 nhưng Putin cảnh báo rằng khả năng cao sẽ giảm thiểu sức chứa của đường ống lớn nhất tới châu Âu này.
Nord Stream 1 tạm dừng để bảo dưỡng và nguy cơ cắt giảm sức chứa đã cản trở nỗ lực trữ đủ khí đốt trước mùa đông của châu Âu.
Các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, đang gấp rút chuẩn bị cho giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Quan chức EU cho biết mục tiêu cắt giảm sẽ là 10-15% và cần hành động ngay.
ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25bp vào ngày mai và sẵn sàng tăng 50bp vào tháng 9.
ECB không hài lòng với sự suy yếu của Euro nhưng động thái hawkish gần đây không hỗ trợ bền vững cho Euro. Do đó, ING cho rằng tăng lãi suất lớn hơn dự kiến (50bp) hoặc động thái hawkish hơn dự kiến của ECB cũng không đủ để cứu rỗi Euro.
EUR/USD có thể kiểm tra lại mức ngang giá trong tuần này, bắt nguồn chính từ ECB.
EUR/USD chỉ có thể quay trở lại trên 1.0300 khi USD giảm một chút động lượng và thị trường phần nào thoải mái hơn với việc tài sản châu Âu định giá theo suy thoái kinh tế.
Hôm nay là ngày thứ 4 liên tiếp USD giảm giá nhưng giảm không đáng kể. Các đồng tiền chính không thay đổi nhiều so với USD.
EUR/USD tăng 0.2% lên khoảng 1.0240-1.0250, mức giá cao nhất trong 10 ngày qua.
USD/JPY hồi phục lên trên 138.00.
AUD/USD tăng 0.3%, nỗ lực giữ giá trên mức 0.6900 và tiến tới kiểm tra 0.7000.
GBP/USD tăng 4 ngày liên tiếp, vượt qua mốc 1.2000.
USD/CAD giảm 4 ngày liên tiếp, hiện ở mức 1.2860-1.2865. Cần theo dõi vùng giá 1.2820-1.2850 (mức thấp nhất cuối tháng 6 - đầu tháng 7) để xác định mức hỗ trợ mới.
USD/CHF đã thu hút một số lực mua vào thứ Tư và đảo ngược một phần đà trượt giá, leo lên mức cao mới trong ngày, xung quanh mốc 0.9700 trong giờ qua.
Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đã giúp USD kìm hãm đà điều chỉnh và tăng nhẹ.
Mặc dù đặt cược vào việc Fed thắt chặt bớt mạnh mẽ hơn, thị trường dường như tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất lớn hơn vào cuối năm nay để kiềm chế lạm phát. Các suy đoán vẫn hỗ trợ cho việc tăng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và hỗ trợ USD, kìm hãm đà điều chỉnh gần đây của đồng bạc xanh
Trong bài phát biểu trước Thượng viện Ý vào sáng nay, Draghi tuyên bố rằng liên minh bị chia cắt của ông có thể được xây dựng lại và giảm bớt lo ngại rằng ông sẽ sớm rời bỏ. Điều đó đủ để giúp chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu 10 năm của Ý và Đức bớt nóng, giảm xuống còn 200 bps
Bitcoin đã tăng 8.5% lên $23,300 vào thứ Ba, ghi nhận mức tăng 20.8% trong một tuần trở lại đây. Ethereum đang giao dịch quanh mức $1,570 vào sáng thứ Tư, tăng 3.4% trong 24 giờ và là cú bật ấn tượng 49% trong tuần. Các altcoin hàng đầu cũng đang tăng tốt, thêm từ 3.9% (Polygon) đến 11% (Cardano) trong ngày. Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, tăng 4.7% qua đêm lên 1,067 tỷ USD. Bitcoin vào thứ Ba đã công bố mức tăng cao nhất trong một tháng nhờ sự phục hồi của các chỉ số chứng khoán Mỹ và đồng đô la yếu hơn.
Chỉ số Sợ hãi & Tham lam tiền điện tử đã tăng lên 31 vào thứ Tư sau hơn hai tháng trong khu vực "sợ hãi tột độ". Sau làn sóng đầu cơ vào tháng 5 đến tháng 6 năm 2022, giá trị của bitcoin đã thấp hơn giá thực tế trong một tháng nay. Các tín hiệu khác về khả năng hình thành đáy cũng đã xuất hiện, Glassnode lưu ý. CryptoQuant, công ty nghiên cứu, đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng việc bán thêm các máy khai thác BTC trong một thị trường giảm có thể gây áp lực lên giá.
Tài khoản vãng lai tháng 5 đã thâm hụt 4.49 tỷ euro trong khi trước đó thâm hụt là 5.76 tỷ
Thâm hụt tài khoản vãng lai của khu vực đồng euro vẫn duy trì trong tháng 5 với số liệu chưa điều chỉnh theo tính mùa vụ cho thấy thâm hụt nới rộng lên 15.4 tỷ Euro trong khi tháng 4 chỉ thâm hụt ở mức 5.4 tỷ. Đây là một yếu tố khá tiêu cực đối với triển vọng khu vực và đối với chính đồng euro, vì tình hình đã xấu đi đáng kể trong bối cảnh giá nhập khẩu tăng do xung đột Nga-Ukraine.
Chính phủ Đức cần phải đồng ý về một gói giải cứu cho Uniper trước ngày 25 tháng 7, nếu không công ty tiện ích có thể phải đối mặt với các vấn đề kinh phí nghiêm trọng hơn do Nga giảm nguồn cung cấp khí đốt. Trong bối cảnh Uniper là nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức và đang rót nhiều tiền mặt khi phải tìm nguồn cung cấp từ các nguồn thay thế sau khi Nga giảm lượng giao hàng.
Tin mới nhất hiện cho thấy rằng chính phủ Đức sẵn sàng san sẻ bớt chi phí cho người tiêu dùng để cứu lấy Uniper. Đó là một con số lớn và không phải là điềm báo tốt cho triển vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
“Giá sản xuất Đức trong tháng 6 cao hơn 32.7% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, đối với hàng hóa trung gian đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy áp lực giá không còn quá mạnh. Giá các mặt hàng trung gian (không bao gồm năng lượng) không tăng mạnh như trước. Ở đây, so sánh giữa các năm đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, do giá kim loại thấp hơn một chút."
“Các số liệu tháng 6 về giá sản xuất chắc chắn không nên được coi là dấu hiệu cho thấy tỷ lệ lạm phát cao ở Đức và khu vực đồng euro sẽ sớm trở lại dĩ vãng. Ngược lại, chúng tôi giả định rằng sẽ còn lâu nữa mới có thể duy trì được mục tiêu 2% của ECB. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy đà tăng của giá tiêu dùng cũng có khả năng sớm đạt đỉnh và việc giảm giá một số mặt hàng, cụ thể là kim loại công nghiệp, sẽ giúp lãi suất sẽ giảm một phần nào đó trong năm tới”.
Nhà kinh tế cao cấp tại Commerzbank Research lưu ý trong Báo cáo kinh tế mới nhất được công bố hôm thứ Tư.
Tỷ lệ cược giảm đối với khả năng tăng 100 bps lãi suất cơ bản của Fed vào tháng 7 đã áp lực lên đồng USD.
Sự phân kỳ chính sách của Fed-BoJ đã giúp hạn chế những cú giảm sâu hơn trước quyết định chính sách tiền tệ của BoJ vào thứ Năm.
Cặp USD/JPY đã phải vật lộn để phục hồi từ vùng 137.40-137.35 và chứng kiến giá giảm vào thứ Tư. Cặp tỷ giá dao động nhẹ trong đầu phiên Âu, hiện đang giao dịch ngay trên mốc 138.00.
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch tích cực với tâm lý risk-on hơn trong bối cảnh dự đoán về giai đoạn sóng gió nhất trong năm của loại tài sản này đã qua đi, dẫn đầu là chỉ số FTSE +0.56%
Chỉ số DAX +0.21%
Chỉ số CAC +0.36%
Chỉ số FTSE +0.56%
Chỉ số IBEX +0.35%
Chỉ số Euro 50 +0.1%
Chỉ số Stoxx 600 +0.2%
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu trong nhiều phiên liên tiếp gần khi mà thị trường bớt đặt cược vào khả năng tăng lãi suất cơ bản 100bps của FED. Tăng mạnh nhất vẫn là NZD/USD +0.55%
Chỉ số DXY -0.18%
EUR/USD +0.3%
GBP/USD +0.18%
AUD/USD +0.27%
NZD/USD +0.55%
USD/JPY -0.02%
USD/CHF -0.03%
USD/CAD -0.05%
Giá vàng tiếp tục dò đáy khi đã thủng mốc $1,710/oz hiện xuống mức $1,707/oz. Dầu thô tiếp tục tăng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến thăm mang tính bước ngoặt tới Trung Đông mà không có cam kết chắc chắn từ nhà sản xuất chính Saudi Arabia về việc tăng nguồn cung dầu thô, hiện giá Brent đang ở mức $107/thùng
Số liệu lạm phát tiêu dùng mạnh hơn của Vương quốc Anh không phải là động lực chính cho sự tăng giá của cặp tỷ giá này. Áp lực bán USD mới là điều đáng chú ý.
Cặp GBP/USD tăng cao hơn trong ngày thứ tư liên tiếp vào thứ Tư và nhích trở lại gần mức cao nhất trong hai tuần.
Thị trường hiện đang mong đợi việc công bố dữ liệu doanh số bán nhà tại Hoa Kỳ, sẽ được công bố trong đầu phiên Mỹ.
Thị trường chứng khoán đang hy vọng sẽ tiếp tục tích cực đến cuối tuần với một số tin tức khả quan về đường ống Nordstream và chứng khoán Mỹ cũng phục hồi khi đồng đô la trượt giá. Hợp đồng tương lai của S&P 500 hiện đang tăng 0.4% và điều đó sẽ duy trì một cách tiếp cận ổn định để bắt đầu giao dịch buổi sáng ở châu Âu.