Sau dữ liệu lạm phát yếu hơn dự kiến của Hoa Kỳ, giá vàng đã tăng lên 2674 USD/oz, hiện giá đã quay đầu giảm xuống tiệm cận mức đáy trong phiên, quanh 2661 USD/oz do tâm lý người tiêu dùng trong tháng 9 của Mỹ cải thiện, hỗ trợ đồng USD phục hồi.
Open interest trên thị trường HĐTL khí đốt tăng 2.7 nghìn hợp đồng, còn khối lượng giao dịch giảm 71.6 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Giá khí đốt tăng cùng OI trong phiên thứ Sáu, cho thấy dư địa tăng vẫn đang còn nhiều, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng bứt phá lâu dài có vẻ khó, do khối lượng giao dịch đã giảm 3 phiên liên tiếp.
Open interest trên thị trường HĐTL vàng tăng nhẹ 270 hợp đồng, còn khối lượng giao dịch giảm 26.8 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Vàng tăng lên kiểm tra kháng cự 1,730, tuy nhiên sau đó thoái lui và chốt phiên tăng nhẹ. Pha tăng của vàng diễn ra giữa tình hình OI tăng rất nhẹ nhưng khối lượng giao dịch giảm, cho thấy viễn cảnh khả dĩ nhất sẽ là tích lũy trong ngắn hạn. 1,680 vẫn sẽ là hỗ trợ quan trọng trước mắt, còn kháng cự sẽ là 1,730.
Dù USD đang suy yếu, USDJPY vẫn đang tăng (nhưng đã thoái lui từ đỉnh). Cặp tiền thiết lập đỉnh intraday tại 143.49 nhưng hiện đã thoái lui về 142.79.
Đồng Yên vẫn đang ở một vị thế không tốt dù đã giữ được kháng cự 145 tuần trước. BOJ tiếp tục là ngân hàng trung ương lớn duy nhất không đoái hoài thắt chặt, gây sức ép lên nội tệ.
Nhưng hiện tại, USDJPY có vẻ cũng đang giảm do gặp kháng cự MA 100 giờ. MA 50 giờ cũng đang chặn đà tăng.
Cặp tiền nhiều khả năng sẽ kẹt giữa 3 đường MA này trong thời gian tới. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo CPI Mỹ và cuộc họp Fed để có thêm xúc tác.
Dầu Brent đảo chiều tăng trở lại sau khi giảm tới 1.8% trong ngày, sau khi USD suy yếu. Chỉ số DXY hiện đang giảm gần 1%. EUR là đồng tiền tăng mạnh nhất hiện tại.
EURUSD đang tiếp tục tăng sau khi mở cửa tạo gap lên trước tình hình USD suy yếu trên diện rộng. Cặp tiền hiện đang tăng hơn 1%.
Cặp tiền phá qua vùng 1.0090/1.0100 rất dứt khoát, đồng thời phá qua MA 50 ngày, một hỗ trợ rất khó chịu từ đầu năm nay. Sắp tới, các kháng cự đáng chú ý sẽ là 1.0250/60 và đường MA 100 ngày tại 1.0338. Khu vực đường MA này cũng đang trùng với vùng đỉnh tháng 8/2022.
Các nhà hoạch định chính sách ECB đưa ra bình luận diều hâu vào cuối tuần qua có thể là tác động chính.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu chào phiên thứ Hai đầu tuần tràn ngập sắc xanh sau tuần trước khởi sắc, tiếp tục hồi phục cùng chứng khoán Mỹ. Trong thời gian tới, giới đầu tư sẽ theo dõi báo cáo lạm phát Mỹ & Anh để có thêm xúc tác, đặc biệt khi chỉ còn hơn một tuần nữa là đến cuộc họp Fed.
Chỉ số DAX +0.74%
Chỉ số CAC +0.41%
Chỉ số FTSE 100 +0.38%
Chỉ số MIB +0.67%
Chỉ số Ibex +0.75%
Chỉ số Euro 50 +0.49%
Chỉ số Stoxx 600 +0.22%
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu bất chấp các động thái đẩy mạnh kỳ vọng tăng lãi suất từ Fed. Đồng bạc xanh hiện chỉ đang tăng so với JPY. Có vẻ như câu chuyện hiện tại đang dịch chuyển dần sang ECB, sau đợt tăng lãi suất 75bp tuần trước, đồng thời đánh tiếng nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới. Câu chuyện BoJ can thiệp cũng đã có chút ảnh hưởng khi đưa USDJPY từ 145 về 142, nhưng cặp tiền lại đang tăng trở lại. Quyết định lãi suất của Fed sẽ được công bố vào ngày 21/9, và thị trường hiện định giá 90% khả năng tăng 75bp.
Chỉ số DXY giảm 0.8% xuống 108.100
EUR +1.24%
GBP +0.83%
AUD +0.62%
NZD +0.64%
JPY -0.16%
CHF +0.38%
CAD +0.22%
Vàng tăng nhẹ 0.4% lên $1,722.7/oz, không thể tận dụng được đà giảm của USD. Dầu WTI hiện chưa có nhiều thay đổi quanh mức $86.4/thùng. Trên thị trường crypto, BTC chưa biến động mạnh, giao dịch gần mức $22K.
Ông Le Maire cho rằng chính phủ sẽ công bố chi tiết về việc áp trần giá năng lượng trong những ngày tới. Ông cũng nói thêm rằng điều này sẽ giúp bảo vệ người dân Pháp khỏi chi phí cắt cổ. Đây là một thông báo đáng hoan nghênh nhưng sẽ có những hậu quả trong tài khóa, đặc biệt khi chính sách tiền tệ đang thắt chặt hơn.
GDP tháng 7 của Vương quốc Anh +0.2% m/m; 0.0% 3m/3m
Dự kiến +0.4% m/m; +0.1% 3m/3m
Trước đó -0.6%; -0.1% 3m/3m
Dịch vụ là yếu tố đóng góp chính vào sự gia tăng GDP khi tăng 0.4% trong tháng bảy, sau khi giảm 0.5% vào tháng sáu. Thông tin và truyền thông tăng 1.5% và là ngành đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng dịch vụ trong tháng bảy. Trong khi đó, sản xuất giảm 0.3% trong tháng chủ yếu do nguồn cung điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí giảm 3.4%.
Nhìn chung, GDP tháng hiện ước tính cao hơn 1.1% so với mức trước đại dịch, tức là vào tháng 2 năm 2020:
Triển vọng kinh tế Anh có vẻ sẽ xấu đi đáng kể vào cuối năm trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB nhận thấy khả năng tăng lãi suất lên 2% hoặc cao hơn nữa để kiềm chế lạm phát. Đây có lẽ là điều đã giúp đồng euro tăng cao vào sáng sớm khi thị trường mở cửa hôm nay.
Mức lãi suất sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế mà các nhà hoạch định chính sách của ECB thấy là ở mức không thấp hơn 2%.
Lãi suất tăng lên 2% rất có thể sẽ xảy ra nếu dự báo lạm phát đầu tiên của ECB cho năm 2025 (dự kiến được công bố vào tháng 12) vẫn ở mức trên 2%. ECB hiện đang dự báo lạm phát năm 2024 ở mức 2.3%.
Đồng bạc xanh đang giảm so với đồng euro và bảng Anh nhưng cao hơn so với đồng yên. So với các đồng tiền chính còn lại, USD không có nhiều thay đổi.
Tỷ giá EUR/USD đã tăng đáng kể lên khoảng 1.0104 trước khi giữ gần mức 1.0089 hiện tại - tăng 0.4% trong ngày. Vùng kháng cự xung quanh 1.0075-90 vẫn cần theo dõi thêm:
Mức tăng của đồng euro có thể là do một số thông tin từ ECB nói rằng các nhà hoạch định chính sách đang nhìn thấy nguy cơ tăng lãi suất chạm mức 2% để kiềm chế lạm phát.
GBP/USD cũng tăng cao ở khoảng 1.1640 trước khi trở lại quanh 1.1620 vào thời điểm hiện tại. Mức cao nhất ngày 6 tháng 9 tại 1.1609 sẽ là một ngưỡng kháng cự nhỏ trên biểu đồ ngày cần theo dõi.
Tỷ giá USD/JPY tăng lên gần 143.00, mở ra khả năng kiểm tra mức trung bình động 100 giờ tại 143.19. Hành động giá hiện đang nằm giữa mức đó và đường trung bình động 200 giờ tại 141.47.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jannet Yellen vẫn cảm thấy lạc quan về việc nền kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái, nhưng cũng nhấn mạnh việc người Mỹ cần hiểu được tầm quan trọng của việc FED giải quyết vấn đề lạm phát.
"FED sẽ cần cả kĩ năng lẫn may mắn nếu muốn đạt được thứ mà đôi khi chúng ta vẫn hay gọi là "Hạ cánh mềm"". Yellen cho biết "Tôi vân hi vọng chúng ta đạt được hạ cánh mềm, nhưng người Mỹ hiểu rằng việc hạ mức lạm phát xuống quan trọng thế nào, trong dài hạn, chúng ta không thể có thị trường lao động mạnh nếu lạm phát không được kiểm soát."
Bà cũng nói thêm rằng nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, một hậu quả tất yếu của việc tăng lãi suất, dù vậy nhưng thị trường lao động vẫn vô cùng mạnh khi có tới hai lựa chọn cho bất kì người lao động nào muốn tìm việc
EUR/USD và GBP/USD tăng cao hơn đáng kể trong phiên giao dịch sớm của châu Á vào sáng thứ hai khi thị trường sôi động duy nhất là New Zealand. AUD/USD, NZD/USD, USD/JPY và USD/CHF đều giảm.
Tin tức về việc lực lượng Ukraine giành được một phần lãnh thổ vào phiên cuối tuần khả năng là một tin tốt. Có một số quan chức từ ECB và cả các nguồn giấu tên đã cảnh báo về các đợt tăng lãi suất sắp tới. Yellen cho rằng giá xăng dầu có khả năng sẽ tăng khi lệnh áp trần giá dầu của Nga có hiệu lực.
Tin tức từ Trung Quốc cho thấy sẽ có các biện pháp hạn chế hơn nữa ở Bắc Kinh để đối phó với sự gia tăng của số ca mắc Covid 19. Hôm nay là ngày nghỉ của thị trường Trung Quốc và Hồng Kông.
Giá dầu WTI và Brent giảm trong phiên.
Sau khi mở cửa trong sắc xanh, các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã giảm nhẹ.
“Rủi ro cao về sự can thiệp hoặc sự thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã giúp đồng yên tăng trở lại trong những ngày gần đây. Tuy nhiên các bình luận trên sẽ cần được hỗ trợ bằng hành động để tỷ giá USD/JPYgiảm một cách bền vững."
“Nếu không có các động thái chính sách từ Nhật Bản, xu hướng tăng của USD/JPY có thể nhanh chóng tiếp tục do kỳ vọng về sự phân kỳ chính sách tiền tệ từ BoJ và Fed. Không có dấu hiệu nào cho thấy Fed đang xem xét thu hẹp lại các kế hoạch thắt chặt chính sách của chính họ trong thời gian tới ”.
115,000 nhân viên đường sắt có thể nghỉ việc trong tuần tới nếu họ không đạt được thỏa thuận với ngành đường sắt.
Ngành đường sắt, hiện đang chịu trách nhiệm 20% tổng số chuyến hàng ngũ cốc có khả năng phải đóng cửa.
Một sự đảo lộn diễn ra trong ngắn hạn cũng có thể tạo ra hậu quả khôn lường với chuỗi cung ứng, Lee Sanders, Phó Chủ tịch cấp cao về quan hệ chính phủ và các vấn đề công chúng tại American Bakers Association cho biết.
Các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa cũng vận chuyển khoảng một nửa lượng phân bón. Nếu lượng phân bón này chậm chễ sẽ làm giảm năng suất cây trồng và gia tăng giá lương thực cũng như lạm phát cho người tiêu dùng.
Các nhà phân tích thuộc Bank of America tại Tokyo cho biết USD/JPY có thể chạm ngưỡng 147, bên cạnh đó cũng chỉ trích cơ quan quản lý tiền tệ tại Nhật Bản vì thiếu đi những hành động thiết thực.
"Những người tham gia thị trường trở nên bạo dạn hơn với nhận định này khi họ vẫn chưa thấy bất kì hành động nào từ các cơ quan quản lý tiền tệ khi cặp tiền này phá vỡ các mốc quan trọng"
"Họ cho rằng các cơ quan quản lý có ngưỡng chịu đựng cao hơn so với suy nghĩ trước đây của mình. Hiện nay họ đang nhắm đến ngưỡng 147"
Cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand (NZIER) đối với các nhà kinh tế cho thấy:
Tăng trưởng GDP hàng năm dự kiến sẽ giảm xuống dưới 3% trong các năm kết thúc vào tháng 3 năm 2024 và tháng 3 năm 2025 trước khi tăng lên trên 2% trong năm tiếp theo
Lạm phát CPI hàng năm tăng lên 7.3% trong năm tính đến tháng 6 năm 2022. Dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống 4.8% vào năm 2023 và giảm xuống 2.1% vào năm 2026.
NZIER cũng khảo sát các nhà kinh tế về triển vọng đồng NZD:
Bắc Kinh hiện đang gia tăng các biện pháp phòng chống COVID-19 tại các trường đại học khi số ca mắc ngày càng gia tăng trên diện rộng tại nhiều trường. Nguyên nhân gia tăng số ca mắc được cho là đến từ những người trở về thành phố này từ những khu vực khác, đặc biệt là lượng sinh viên quay lại các trường đại học
Chủ nhật vừa qua, thành phố này phát hiện 14 trường hợp dương tính COVID-19 mới. 151 giáo viên và sinh viên cũng được chuyển đến khi vực cách ly trong ngày hôm đó.
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận sự hồi phục tích cực khi nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi những dữ liệu kinh tế quan trọng để phần nào nhận định được những quyết định chính sách tiếp theo từ FED. Các nhóm chỉ số chính trên thị trường chứng khoán đồng loạt khởi sắc .
S&P 500 +1.53%
Dow Jones +1.19%
Nasdaq +2.11%
Các quan chức lớn từ FED và ECB liên tục bày tỏ quan điểm ủng hộ các đợt tăng lãi suất tiếp theo nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu đã đề ra. Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đưa ra nhận định rằng mức tăng 75 bp là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Hai quan chức khác từ FED, Waller và George cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Những bình luận trên cũng phần nào gia tăng áp lực lên cho DXY khi nó đã giảm 0.63% trong phiên.
EUR/USD +0.50%, cả tuần +0.68%
GBP/USD +0.73%, cả tuần +0.92%
AUD/USD +1.36%, cả tuần +0.53%
NZD/USD +0.81%, cả tuần -0.12%
USD/JPY -1.04%, cả tuần +1.70%
USD/CAD -0.51%, cả tuần -0.79%
USD/CHF -0.99%, cả tuần -2.05%
Vàng hồi phục nhẹ, trở về ngưỡng 1,717.23 USD/oz. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ phân hóa, trong đó lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn hai năm ghi nhận mức tăng mạnh với 1.12%. Ở chiều ngược lại, lợi suất trái phiếu kì hạn 30 năm giảm 0.78%. Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng mạnh, giao dịch ở ngưỡng 86.19 USD/ thùng và 92.11 USD/thùng.
Tổng thống Mỹ đang muốn tiếp tục gia tăng hạn chế các lô hàng chất bán dẫn được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo và các công cụ sản xuất chip từ nước này sang Trung Quốc.
Bộ Thương mại dự định công bố các quy định mới dựa trên các hạn chế được thông báo trong thư đầu năm nay cho ba công ty Hoa Kỳ - KLA Corp, Lam Research Corp và Applied Materials Inc. Kế hoạch cho các quy tắc mới chưa được báo cáo trước đó.
Các quy tắc cũng sẽ hệ thống hóa các hạn chế trong thư của Bộ Thương mại gửi tới Nvidia Corp và Advanced Micro Devices vào tháng trước, chỉ dẫn họ tạm dừng vận chuyển một số chip điện toán trí tuệ nhân tạo đến Trung Quốc trừ khi họ có giấy phép.
"Dựa trên hiểu biết sơ bộ của chúng tôi về các can thiệp ngoại hối trước đây của Bộ Tài chính Nhật Bản, có bốn giai đoạn can thiệp bằng các phát biểu trước khi can thiệp thực sự xảy ra:
Giai đoạn 1: Tỷ giá hối đoái biến động quá mức và mất trật tự là điều không mong muốn
Giai đoạn 2: Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của tỷ giá hối đoái.
Giai đoạn 3: Chúng tôi sẽ thực hiện các hành động xác định nếu cần thiết.
Giai đoạn 4. Chúng tôi vừa tiến hành can thiệp (về việc triển khai)."
"Phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Suzuki liên quan đến" hành động cần thiết "vào thứ Tư tuần này là một nửa bước tiến so với tuyên bố tháng 6, nhưng chúng tôi không cho rằng nó thể hiện sự chuyển biến giai đoạn hai. Nói cách khác, chúng tôi nghĩ rằng các nhà chức trách Nhật Bản vẫn đang ở giai đoạn hai." Citi cho biết thêm.
Các quan chức Nhà Trắng ngày càng lo lắng trong những ngày gần đây về cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
Trong khi cương quyết khẳng định Putin đang lừa dối, các thành viên Nhà trắng cũng chỉ ra rằng Nga có thể trả đũa việc áp giá trần bằng việc đẩy giá năng lượng lên cao.
Một vài trích dẫn
Các đồng minh phương Tây đang phải áp trần giá dầu Nga khi tìm cách trừng phạt nước này nhằm buộc Nga phải rút lui khỏi Ukraine. Tuần trước, Tổng thống Putin cho biết sẽ trả đũa động thái này bằng việc giảm nguồn cung khí đốt và dầu. Điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế châu Âu cũng như Mỹ khi nó làm giá năng lượng thế giới tăng vọt.
Các quan chứng Mỹ cho rằng phát biểu của Putin chỉ là một phần của trò lừa phỉnh, khi chính Nga cũng cần nguồn thu từ việc xuất khẩu năng lượng cho cuộc chiến của mình, ngay cả khi giá giảm. Tuy nhiên các trợ lý của Tổng thống Biden gần đây lại cảm thấy lo lắng khi đánh giá những nỗ lực xuất khẩu khí đốt hóa lỏng của nước này sang châu Âu, nhằm giúp đỡ khu vực này vượt qua khó khăn (Gần 40% khi đốt tự nhiên tại châu Âu dùng cho việc sưởi ấm và cung cấp năng lượng tới từ Nga khi cuộc chiến này bắt đầu)
Trong khi các quan chức tại nhà Trắng chưa thực sự tin vào việc châu Âu sẽ rơi vào suy thoái, việc Nga cắt bỏ hoàn toàn việc xuất khẩu dầu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, các nhà kinh tế và phân tích năng lượng và cơ quan đánh giá nội bộ tại nhà Trắng cho biết.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ nhật với CNN:
Người tiêu dùng Mỹ có thể phải đối mặt với tình trạng giá khí đốt tăng vọt vào mùa đông khi Liên minh châu Âu cắt giảm đáng kể việc mua dầu từ Nga
"Đó là một rủi ro và đó là rủi ro mà chúng tôi đang thực hiện áp giá để cố gắng giải quyết"
Khả năng tăng giá có thể xảy ra do phần lớn EU sẽ dừng mua dầu từ Nga và áp đặt lệnh cấm đối với các dịch vụ cho phép Nga vận chuyển dầu bằng tàu chở dầu
Reuters cũng đưa tin:
Kế hoạch áp trần giá được các quốc gia giàu có tại G7 kêu gọi các nước tham gia từ chối bảo hiểm, tài chính, môi giới, hàng hải và các dịch vụ khác đối với hàng hóa dầu có giá cao hơn mức trần giá chưa được xác định đối với dầu thô và sản phẩm dầu.
Seiji Kihara, Phó chánh văn phòng nội các cho rằng chính phủ Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp cần thiết để chống lại sự sụt giảm sâu của đồng yên.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ biến động của đồng tiền và đưa ra các biện pháp phù hợp khi cần thiết."
Điều rất quan trọng là kỳ vọng lạm phát sẽ tiến triển như thế nào trong trung và dài hạn"
Điều quan trọng là mọi người và các công ty hoặc các tác nhân trong nền kinh tế nói chung phải duy trì sự tin tưởng của họ rằng chúng tôi với tư cách ECB sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2%"
Sẽ kiểm soát được lạm phát một lần nữa
"Cuối cùng, giá cả ổn định quan trọng hơn nhiều đối với tăng trưởng trung và dài hạn,
“Chúng ta có thể cần phải vượt qua một chút sóng gió, nhưng ít nhất hiện tại có vẻ như sóng gió này và sự suy giảm trong sản lượng kinh tế sẽ không nghiêm trọng”
Nhiều nhà hoạch định chính sách nhận thấy khả năng ngày càng tăng rằng họ sẽ cần phải đưa lãi suất lên "lãnh thổ hạn chế", biệt ngữ ám chỉ mức lãi suất khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ở mức 2% hoặc cao hơn.
Thị trường hiện đang định giá 91% khả năng tăng lãi suất 75 điểm cơ bản vào ngày 21 tháng 9.
Các nhà kinh tế sẽ tiếp tục đi tới 75 điểm cơ bản và mới đây nhất là BofA nâng dự báo từ 50 lên 75, trích dẫn bình luận từ chủ tịch Powell ngày hôm qua, khi ông không nỗ lực để đẩy lùi kỳ vọng thị trường ở mức 75 điểm cơ bản.
Quan trọng hơn, Bank of America đã đưa dự báo lãi suất dài hạn từ 3.75-4% lên 4-4.25%.
Ngoài ra, họ cũng đã công bố dự báo CPI tháng 8
"Trong báo cáo CPI tháng 8, chúng tôi dự báo CPI sẽ giảm 0.1% so với tháng trước, mức giảm đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2020 và CPI lõi tăng 0.3%. CPI chính và CPI lõi sẽ lần lượt tăng 8.2% và 6.0% so với cùng kỳ năm ngoái."
Một trong những giao dịch tốt nhất của thập kỷ này sẽ là đồng hoặc các công ty khai thác đồng với nhiều tồn kho. Ngay cả chính phủ cũng đã hiểu rõ rằng chúng ta sẽ cần rất nhiều đồng trong quá trình chuyển đổi xanh và các mỏ hiện có là không đủ. Đồng thời, các nhà đầu tư không sẵn sàng tài trợ cho việc xây dựng mỏ mới vì giá đồng giao ngay không cao và lạm phát chi phí xây dựng mỏ ở khắp mọi nơi.
Dự báo chung là sự thiếu hụt lớn sẽ xuất hiện vào năm 2024 hoặc 2025 khi quá trình chuyển đổi xanh tăng lên và Trung Quốc phục hồi.
Đó có phải là những gì đang xảy ra bây giờ? Bloomberg cho biết rằng mức tăng 2.4% của giá đồng hôm thứ Sáu là mức cao nhất trong nhiều tuần và HĐTL giao gần nhất tại London đang được giao dịch với premium lên tới $145/tấn so với hợp đồng giao tháng thứ ba. Đây là tín hiệu của một thị trường thắt chặt.
Ngay cả với suy thoái ở Trung Quốc, nhập khẩu từ tháng 8 đã tăng 8.1% so với đầu năm. Đồng thời, xuất khẩu đồng của Chile cũng giảm so với đầu năm.
Do đó, nếu ai để ý, họ sẽ thấy những tín hiệu này. Câu hỏi chính phải là khi nào nên mua đồng. Chắc chắn bây giờ nó rẻ nhưng nó đang giảm vì lo ngại kinh tế. Tuy nhiên, giá đồng gần đây đã tăng tốt hơn nhiều tài sản rủi ro. Biểu đồ khung W1 ở đây cũng cho thấy đồng đã nhận hỗ trợ tại mức thoái lui 61.8% của pha tăng năm 2020-2022.
Bạn có thể sẽ chôn tiền của mình trong vài năm, nhưng đến 2024-2025, có lẽ đó sẽ là quyết định đúng đắn.
Những lo sợ về suy thoái đã tan biến, thị trường lao động mạnh mẽ của Hoa Kỳ đang mang lại cho chúng ta sự linh hoạt để quyết liệt trong cuộc chiến chống lạm phát
Còn quá sớm để nói liệu lạm phát có đi xuống một cách có ý nghĩa hay chưa
Quy mô của các đợt tăng lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào số liệu
Nếu hướng đi của nền kinh tế phản ánh dự báo của Fed, ông sẽ hỗ trợ lãi suất đạt đỉnh gần 4%
Trước cuộc họp tiếp theo, tôi ủng hộ lãi suất tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, tôi không thể cho bạn biết về đường lối chính sách phù hợp
Ta không nên ước tính lãi suất chạm đỉnh tại bao nhiêu và ta sẽ đạt được mục tiêu đó nhanh chóng như thế nào, bởi vì những chi tiết đó phụ thuộc nhiều hơn vào dữ liệu kinh tế