Sự chênh lệch trái phiếu châu Âu tiếp diễn!
Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu 10 năm của Ý và Đức chạm mốc 250 bps, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020
ECB dường như chậm trễ trong việc giải quyết rủi ro phân mảnh và họ không (chưa thôi) bị xáo trộn bởi sự tăng vọt của lợi suất trái phiếu ngoại vi kể từ thứ Năm tuần trước.
AUD/USD lao dốc xuống đáy bốn tuần!
AUD/USD lần đầu tiên giảm xuống dưới 0.6900 kể từ ngày 16 tháng 5. Tỷ giá hiện giảm hơn 0.4% trong ngày.
Từ góc độ kỹ thuật, không có nhiều hỗ trợ trên đường đi xuống của cặp tiền với mức thấp nhất trong tháng 5 tại 0.6828 và sau đó là mức hỗ trợ của đường xu hướng (đường trắng) ngay dưới 0.6800.
Đó sẽ là những mức quan trọng cần theo dõi khi đà bán tháo tiếp tục ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, thị trường phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc tâm trạng rủi ro diễn biến như thế nào.
Dollar lấy lại vị thế khi tâm lý risk-on “nhạt nhòa”!
Dollar Mỹ nhích cao hơn khi thị trường chứng khoán tiêu cực!
Các chỉ số châu Âu sụt dốc và các hợp đồng tương lai của Mỹ hầu như không tăng do khẩu vị rủi ro phai nhạt trong phiên giao dịch buổi sáng của châu Âu. Hiện, đồng bạc xanh tăng nhẹ so với bảng Anh, loonie, aussie và kiwi.
GBPUSD đã giảm xuống 1.2100 lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2020.
Chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ NFIB tháng 5 của Hoa Kỳ có gì nổi bật?
Dữ liệu mới nhất do NFIB công bố ngày 14 tháng 6 năm 2022 cho thấy chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ giảm nhẹ xuống 93.1 so với 93.2 trước đó.
Tâm lý doanh nghiệp nhỏ của Mỹ giảm trong tháng 5 do lo ngại lạm phát tiếp tục kéo dài. Chi tiết của báo cáo cho thấy nhu cầu lao động vẫn mạnh dù lãi suất tăng và điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ các chủ doanh nghiệp mong đợi các điều kiện kinh doanh tốt hơn trong sáu tháng tới lại giảm (đã giảm hàng tháng kể từ tháng 1) xuống mức thấp kỷ lục.
Đà giảm USD/JPY chững lại, chờ đợi số liệu PPI của Mỹ!
Tỷ giá USD/JPY đang phục hồi nhẹ trong phiên giao dịch châu Âu, đảo ngược đà bán tháo xuống khu vực 134.00. Hiện, USDJPY dao động quanh mốc 134.22, giảm 0.14% trong ngày!
Đồng Dollar Mỹ đang lấy lại sức hấp dẫn, khi thị trường chứng khoán châu Âu quay lại vùng tiêu cực, xóa bỏ mức tăng đầu phiên giao dịch. Dữ liệu Tâm lý Kinh tế ZEW của Đức và Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã không gây ấn tượng với thị trường, khiến rủi ro suy thoái vẫn hiện hữu.
Số liệu PPI của Mỹ sẽ làm tăng thêm suy đoán rằng Fed sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất 75 bps trong tuần này, vượt qua cam kết trước đó là tăng 50 bps. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán toàn cầu, gây ra một làn sóng risk-off khác trên diện rộng.
RBA: Người dân Úc cần chuẩn bị cho lãi suất cao hơn!
Nhận xét của thống đốc RBA, Philip Lowe, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình
• Chúng tôi đã có chuẩn bị đầy đủ trong thời kỳ đại dịch
• Nhưng tình huống khẩn cấp đã qua và đã đến lúc thay đổi
• Đã đến lúc chuyển sang chính sách tiền tệ bình thường hơn
• Kỳ vọng lạm phát sẽ đạt 7% vào cuối năm
• RBA tự tin có thể đưa lạm phát trở lại mục tiêu từ 2% đến 3%
Thị trường chứng khoán Châu Âu liệu có đảo chiều giảm?
- Chỉ số Eurostoxx -0.2%
- Chỉ số DAX -0.1%
- Chỉ số CAC 40 -0.5%
- Chỉ số FTSE của Anh + 0.1%
- Chỉ số IBEX + 0.4%
- Chỉ số FTSE MIB -0.4%
Tâm lý của các nhà đầu tư đang trên đà chuyển biến tiêu cực. Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa đầy sự lạc quan. Nhưng hiện tại, các chỉ số chính đã thoái lui từ mức tăng trước đó. Động thái này diễn ra khi chỉ còn vài tiếng nữa là sang phiên Mỹ
Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với HĐTL chứng khoán Mỹ với HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 55 điểm vào đầu phiên Âu nhưng hiện chỉ tăng 17 điểm (+0.4%).
Khảo sát điều kiện kinh tế hiện tại ZEW tháng 6 của Đức: -27.6, cao hơn -31.0 dự kiến
- Trước đó đạt -36.5
Kết quả tốt hơn mong đợi, cho thấy một sự cải thiện đáng kể so với cuộc khảo sát tháng 5, và sự khởi sắc trong tâm lý người dân nhưng vẫn còn những khó khăn đối với nền kinh tế và lạm phát vẫn là một vấn đề lớn, có thể vẫn chưa có một bước ngoặt đáng kể nào.
USD/CHF sụt giá mạnh
Đồng franc đang dẫn đầu mức tăng trong giao dịch hôm nay với USD/CHF giảm 1% xuống 0.9880.
EUR/CHF cũng thấp hơn sau khi một đỉnh kép được hình thành gần mức 1.0500:
Đường trung bình động 100 ngày (đường màu đỏ) ở mức 1.0317 và đường hỗ trợ (đường màu trắng) ở mức 1.0280 sẽ là các mức hỗ trợ chính cần theo dõi tiếp theo.
Elon Musk lần đầu tiên họp với nhân viên của Twitter tại Tòa thị chính
Elon Musk sẽ nói chuyện với các nhân viên của Twitter trong tuần này và là lần đầu tiên tại một cuộc họp toàn công ty kể từ khi đưa ra giá thầu 44 tỷ đô la vào tháng 4.
Nguồn tin cho biết thêm, cuộc họp dự kiến diễn ra vào thứ Năm và Elon Musk sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp từ các nhân viên của Twitter.
Tin tức này được Business Insider đưa tin lần đầu sau khi Twitter cho biết vào tuần trước họ dự đoán sẽ có một cuộc bỏ phiếu của cổ đông vào đầu tháng 8.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD sụt giá
Đồng USD sụt giá khi chỉ số DXY giảm mạnh 0.39% xuống 104.793
- GBPUSD tăng 0.31% lên 1.2168
- EURUSD tăng mạnh 0.56% lên 1.0464
- USDJPY giảm nhẹ 0.10% xuống 134.28
- Hai đồng Antipodean đều tăng giá
- Bitcoin tăng 1.16% lên 22748.35
SNB được dự đoán sẽ không thay đổi chính sách, chỉ tăng lãi suất vào tháng 9
Các nhà kinh tế kỳ vọng SNB sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 15 năm
24 trong số 26 nhà kinh tế dự đoán lãi suất sẽ không thay đổi trong tuần này ở mức -0.75%
19 trong số 26 nhà kinh tế dự đoán lãi suất sẽ ở mức -0.50% hoặc cao hơn vào tháng 9
Thị trường chứng khoán mở cửa vững chắc đầu phiên Âu
- Eurostoxx +0.5%
- DAX +0.5%
- FTSE +0.5%
- CAC 40 +0.7%
- IBEX +0.4%
HĐTL S&P 500 tăng 0.9%, HĐTL Nasdaq tăng 1.2% và HĐTL Dow Jones tăng 0.8% vào thời điểm hiện tại.
Giá dầu tăng khi nguồn cung bị thắt chặt và lo ngại về suy thoái gia tăng
Giá dầu tăng khoảng 1 đô la trong phiên giao dịch nhiều biến động vào thứ Ba.
Dầu WTI tăng 96 cent, tương đương 0.8% lên 121.89 USD/thùng vào lúc 06 giờ 34 GMT, trong khi giá dầu Brent giao sau tăng 1.05 USD, tương đương 0.9% lên 123.32 USD/thùng.
Nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt đang trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn khi lượng xuất khẩu từ Libya giảm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ảnh hưởng đến sản lượng và cảng, trong khi các nhà sản xuất khác trong OPEC+ phải vật lộn để đáp ứng hạn ngạch sản xuất của họ và Nga đang phải đối mặt với lệnh cấm dầu do cuộc chiến ở Ukraine.
Lợi suất trái phiếu giảm nhẹ sau khi tăng vọt vào hôm qua
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 8 bps xuống 3.29% (giảm từ 3.36% trước đó)
- Lợi suất 10 năm của Ý giảm 6 bps xuống 4.04%
- Lợi suất 10 năm của Đức giảm 1 bps xuống 1.62%
Tuy nhiên lợi suất 10 năm của Nhật Bản tăng cao hơn lên 0.26%. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Ý vẫn cao hơn một chút so với đầu ngày, tăng 3 bps lên 2.02%. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm từ khoảng 3.39% trước đó xuống 3.30% vào thời điểm hiện tại.
Số liệu tháng 5 của Đức có gì đáng chú ý?
- CPI tháng 5 của Đức +7.9% so với +7.9% YoY.
- HICP +8.7% so với 8.7% YoY.
Các số liệu tháng 5 của Anh có gì đáng chú ý?
- Số người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp trong tháng 5 của Anh giảm 19.7 nghìn người so với dự kiến là 49.4 nghìn.
- Số lượng nhân viên được trả lương ước tính cho tháng 5 đã tăng 90,000 người lên mức kỷ lục 29.6 triệu người với tỷ lệ việc làm của quý này tăng 0.2% lên mức 75.6%.
- Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng cao chạm mốc 3.8%.
- Số lượng vị trí tuyển dụng từ tháng 3 đến tháng 5 đã tăng lên mức kỷ lục mới là 1,300,000 nhưng tốc độ tăng đang dần chậm lại.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
- Có một sự chú ý đặc biệt đối với hợp đồng EUR/USD ở mức 1.0415 trị giá 1,1 tỷ Euro. Điều đó cho thấy ý nghĩa kỹ thuật xung quanh mức 1.0400 quan trọng hơn đối với đồng Euro như một hình thức hỗ trợ trong thời điểm hiện tại nhưng việc đáo hạn ngày hôm nay có thể thúc đẩy việc giữ cho hành động giá bị hạn chế hơn trong các đợt tăng.
- Ngoài ra, không có điểm nào khác quá cần lưu ý.
Chưa có giải pháp nào cho tiền điện tử
Bitcoin sắp chạm mốc $20,000.
Niềm tin vào tiền điện tử chắc chắn đã bị lung lay trong tháng qua khi Terra/Luna thất bại và sau đó là câu chuyện của Celsius.
Sự sụt giảm vào cuối tuần qua đang kéo dài sang tuần mới và trong khi các loại tài sản khác đang xả hơi từ ngày hôm qua, thì tiền điện tử vẫn phải chịu áp lực cho đến nay. Bitcoin lại giảm gần 6% xuống dưới 22,000 USD với mức thấp trước đó là 20,817 USD.
Từ góc độ kỹ thuật, hành động giá đang kiểm tra hỗ trợ tại đường trung bình động 200 tuần ở mức 22,360 USD nhưng người ta có thể tranh luận rằng mức tâm lý quan trọng hơn tại thời điểm này là mốc 20,000 USD. Sự phá vỡ dưới mức này sẽ phá vỡ sự tự tin cũng như đe dọa đưa tiền điện tử đi vào sự mù mờ một lần nữa.
Sản lượng công nghiệp tháng 4 của Nhật Bản có gì đáng chú ý?
- Sản lượng công nghiệp tháng 4 của Nhật Bản -1.5% so với -1.3% MoM.
- Chính phủ Nhật Bản đã lưu ý với sự đình trệ của sản lượng công nghiệp và đó là điều mà BOJ dự kiến cũng sẽ theo dõi vào cuối tuần này.
Rủi ro đã được giảm bớt đối với một số chỉ số trong ngày hôm nay
HĐTL S&P500 tăng 40 điểm, tương đương 1%, lên mức 3,790. Tuy nhiên việc tăng 1% trong ngày cũng không có nhiều ý nghĩa trong thời điểm hiện tại do chỉ số này đã giảm gần 4%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 1 bps xuống 3.36% nhưng lợi suất kỳ hạn 2 năm lên tới 3.38% khi đường cong lợi suất đảo ngược. Sự quan tâm sẽ được tập trung vào cách Châu Âu hành động trong
trong bối cảnh trái phiếu bị bán tháo không ngừng kể từ hôm thứ Năm, đặc biệt là đối với trái phiếu của Ý.Đồng đô la và yên
Mỹ cân nhắc hạn chế đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc
Đề xuất của lưỡng đảng ở Mỹ nhằm hạn chế đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc đang được xem xét. Đề xuất này là một phần của dự luật trị giá 52 tỷ USD nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và mở rộng sản xuất của các nhà sản xuất chip của Mỹ. Giới hạn đầu tư có thể sẽ bao gồm các nhà sản xuất chất bán dẫn và máy móc tiên tiến của Trung Quốc. Trung Quốc đã mua nhiều máy móc bán dẫn hơn kể từ năm ngoái, nhưng trong tương lai, nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những rào cản lớn hơn trong việc mua máy móc cần thiết cho sản xuất chất bán dẫn. Điều này sẽ thúc đẩy Trung Quốc cố gắng đạt được sự tự chủ hơn nữa trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu không có máy móc tiên tiến, việc đạt được mục tiêu này sẽ càng khó khăn hơn. Nhóm ngành này có khả năng chịu áp lực bán trong phiên hôm nay.
Thành viên hội đồng thống đốc ECB Schnabel sẽ phát biểu về sự phân mảnh thị trường trong hôm nay
- Chủ tịch ECB Lagarde chưa giải quyết được bất kỳ lo ngại nào liên quan đến sự phân mảnh trong khu vực đồng Euro.
- Vào lúc 24h, Isabel Schnabel, thành viên hội đồng thống đốc ECB sẽ phát biểu về chủ đề này.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiến hành mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm!
BOJ đang tiến hành mua lại trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm với mức lợi suất 0.25%.
Mức lợi suất đối với các kỳ hạn khác nhau của trái phiếu chính phủ Nhật Bản:
- Kỳ hạn 2 năm, tăng 1.5 bps lên mức -0.040%
- Kỳ hạn 5 năm, tăng 3.5 bps lên mức 0.070%
- Kỳ hạn 10 năm, giữ nguyên ở mức 0.25%
- Kỳ hạn 30 năm, tăng 8 bps lên mức 1.260%
USDJPY tăng vọt sau tin tức này. Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mốc 134.560 (+0.11%).
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán rực lửa, Bitcoin tiếp đà giảm sâu!
Chứng khoán châu Á tiếp tục có một ngày giao dịch đỏ lửa - trong bối cảnh tâm lý lo ngại về rủi ro lạm phát và suy thoái lan rộng trên toàn cầu. Áp lực bán tháo các loại tài sản rủi ro đì kèm cùng tâm lý risk-off vẫn đang ở mức rất cao.
Bitcoin có lúc đã mất hơn 6% trong phiên giao dịch sáng nay - xuống dưới mốc 21,000. Đồng tiền kỹ thuật số này đã dần hồi phục trở lại sau khi áp lực bán giảm dần sau 10h sáng. Hiện Bitcoin giao dịch quanh mốc 21,500.
Nền kinh tế lớn nhất Châu Á - Trung Quốc tiếp tục quay trở lại tình trạng phong tỏa do lo ngại về tình trạng lây lan nhanh của Covid 19. Bắc Kinh và Thượng Hải đang là 2 thành phố lớn bị phong tỏa gắt gao nhất thời điểm hiện tại. Tin tức này tạo áp lực lớn thị trường chứng khoán Trung Quốc và thị trường chứng khoán Australia.
Trong sáng nay, thị trường bất ngờ đặt kỳ vọng lớn vào việc FED sẽ tăng lãi suất thêm 75 bps khi tỷ lệ tin tưởng đã vượt mức 95%. Qua đó vẽ ra viễn cảnh không mấy sáng sủa đối với thị trường chứng khoán thời gian tới.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- SHANGHAI - 1.19%
- NIKKEI - 1.58%
- HSI -1.21%
- SHENZHEN -2.90%
- KOSPI -1.11%
- ASX 200 -4.75%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY giảm nhẹ -0.11%. AUD đang là đồng mạnh nhất trong số các đồng G7 sau báo cáo liên quan tới lộ trình tăng lãi suất của RBA, USD yếu nhất.
Bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản Suzuki trong sáng nay đã đưa ra một số phát biểu liên quan tới việc đồng Yen suy yếu - qua đó cho thấy chính phủ Nhật Bản sẵn sàng can thiệp mạnh tay hơn vào diễn biến đồng Yen trên thị trường FX thời gian tới.
Cập nhật các chỉ số chính:
- EURUSD +0.12%
- GBPUSD +0.23%
- AUDUSD +0.35%
- NZDUSD +0.18%
- USDCHF -0.13%
- USDCAD -0.04%
- USDJPY -0.03%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Dầu Brent và dầu WTI đi quanh mốc tham chiếu. Dầu Brent giao dịch ở mức 122 USD/thùng - dầu WTI ở mức 120 USD/thùng.
Giá vàng hồi phục tương đối tốt sau khi chạm mốc hỗ trợ 1,500 trong phiên Châu Á sáng nay. Hiện kim loại quý giao dịch ở ngưỡng 1,825 USD/ounce (+5 USD/ounce so với mức mở cửa).
Cập nhật thị trường vàng: Hồi phục nhẹ!
- Giá vàng hồi phục nhẹ lên mốc 1,830 sau đà bán mạnh ngày hôm qua - khiến cho kim loại quý này giảm hơn 60 USD trong ngày giao dịch 13 tháng 06.
- Chỉ số DXY giảm nhẹ cộng hưởng cùng lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đang chững lại là 2 yếu tố chính giúp cho giá vàng hồi phục trong phiên Châu Á.
- Hiện kim loại quý này giao dịch ở mốc 1,827 (+7 USD/ounce so với giá mở cửa).
Cập nhật thị trường FX phiên Châu Á: DXY kiểm tra mốc 105!
Chỉ số DXY đã ghi nhận mức tăng ấn tượng trong phiên giao dịch thị trường Bắc Mỹ hôm qua (+0.97%).
Hiện tại chỉ số đồng Đô la Mỹ đang kiểm tra ngưỡng kháng cự tâm lý ở vùng 105
Chưa có biến động mạnh nào trên thị trường FX trong sáng nay. AUD mạnh nhất, USD yếu nhất trong số các đồng G7.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD +0.12%
- GBPUSD +0.23%
- AUDUSD +0.32%
- NZDUSD +0.19%
- USDCHF -0.07%
- USDCAD -0.01%
- USDJPY -0.13%
Chu kỳ tăng lãi suất RBA sẽ trở nên quyết liệt hơn!
- Chu kỳ tăng lãi suất RBA đã bắt đầu và dự kiến sẽ gay gắt hơn so với dự đoán trước đó.
- "Chúng tôi đã thấy các chỉ số ban đầu về mức độ mềm trong dữ liệu chi tiêu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của CBA. Chúng tôi đã điều chỉnh cao hơn mức dự báo lãi suất tiền mặt cuối kỳ lên thành 2.1% và hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế cũng như dự báo giá nhà ở."
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề cập tới vấn đề dầu mỏ trong chuyến thăm tới Ả Rập Xê Út
- Dầu mỏ là một yếu tố được xem xét hàng đầu để Tổng thống Mỹ Biden thực hiện chuyến công du tới Ả Rập Xê-út và gặp gỡ Thái tử.
- Tuy vậy, chuyến đi này không đơn thuần chỉ liên quan tới vấn đề dầu mở mà còn nhiều vấn đề khác.
- Chuyến công du sẽ kéo dài trong 2 ngày (15 và 16 tháng 07).
Chỉ số Niềm tin và điều kiện kinh doanh trong tháng 05 của Úc đều giảm điểm
Kết quả Khảo sát Kinh doanh của Ngân hàng Quốc gia Úc.
- Độ tin cậy đạt 6, trước đó 10
- Điều kiện đạt 16, trước đó 20
- Bất chấp sự sụt giảm của cả hai chỉ số, niềm tin vào mức độ tin cậy trong dài hạn là khoảng 6 vẫn rất vững chắc.
Cập nhật thị trường tiền mã hóa: Bitcoin vỡ trận!
- Bitcoin ghi nhận mức giảm sâu nhất trong 2 năm trở lại đây.
- Hiện giá đã quay lại mức bằng với tháng 12 năm 2020.
- Đà bán tháo vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào dừng lại trong phiên Châu Á, sau khi kỳ vọng của thị trường vào việc FED sẽ nâng lãi suất thêm 75 bps bất ngờ tăng vọt. Phe gấu tiếp tục là bên quyết định xu hướng chính thời điểm hiện tại.
- Hiện Bitcoin đã giảm 5.6% trong phiên giao dịch ngày 14 tháng 06, về mốc 21,200.
Nhiều cuộc đấu giá đất tại các thành phố lớn của Trung Quốc bị hủy bỏ!
- Các thành phố lớn của Trung Quốc chứng kiến nhiều cuộc đấu giá đất bị hủy, khi các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn với chính sách "3 làn ranh đỏ".
- Tỷ lệ bỏ cuộc đấu giá trung bình là 17% đối với 20 thành phố đã hoàn thành đợt bán đất đầu tiên, tăng từ 6.5% so với năm ngoái
- Các nhà phát triển bất động sản do dự vì họ không chắc chắn về thị trường nhà ở trong ngắn hạn. Bên cạnh đó là vì kinh phí eo hẹp để triển khai các dự án.
Bộ trưởng bộ tài chính Suzuki: Lo ngại trước sự suy yếu của đồng Yen!
- Bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản - Ông Suzuki cho biết: Hãy thận trọng trước sự giảm giá nhanh chóng của đồng Yen ở thời điểm hiện tại.
- USDJPY đã giảm ngay sau phát biểu của ông Suzuki.
- Đây có thể là tín hiệu đầu tiên báo hiệu rằng chính quyền Nhật Bản sẽ can thiệp mạnh tay hơn vào biến động của đồng Yen trên thị trường FX
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7482
- Ước tính: 6.7439
- Mức đóng cửa trước đó: 6.7530
Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc: POBC có khả năng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ thời gian tới!
- Bài báo trên tạp chí SEC một lần nữa nói rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đủ khả năng để giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại trên khắp nước này - qua đó kích thích cho vay đối với nền kinh tế.
- POBC được kỳ vọng điều chỉnh lãi suất cho vay trong ngày hôm nay.
Nhiều nhà phân tích kỳ vọng ngân hàng trung ương của Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cho vay MLF!
- Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ phát hành Quỹ cho vay trung hạn (MLF) một năm trong tuần này.
- Lãi suất cho vay hiện tại đang ở múc 2.85%, tuy vậy việc cắt giảm lãi suất cho vay vẫn không nằm ngoài kỳ vọng của các chuyên gia và thị trường chung.
- PBOC có xu hướng nghiêng về các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch Covid (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề).
Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua dự luật về vận chuyển hàng hóa đường biển!
- Hạ viện Hoa kỳ đã thông qua dự luật để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
- Dự luật này có thể đem đến tác động tích cực tới vấn đề lạm phát - khi mà hàng hóa sẽ đến với thị trường tiêu thụ dễ dàng hơn.
- Đứt gãy chuỗi cung ứng là một trong số những vấn đề khiến cho giá hàng hóa tiêu dùng tại Mỹ tăng cao thời gian qua.
Lạm phát giá lương thực tại New Zealand cao hơn so với tháng trước!
Lạm phát giá lương thực tại New Zealand +0.7% theo thống kê hàng tháng (trước đó +0.1%).
Thị trường bất ngờ định giá xác suất rất cao Fed sẽ tăng 75bps!
Các kênh truyền thông cho biết:
- WSJ Fedwatcher dự báo FED tăng 75 bps
- CNBC và Bloomberg đều cho rằng FOMC sẽ tăng lãi suất thêm 75 bps
Ý kiến từ các ngân hàng lớn:
- Goldman Sachs hiện dự báo mức tăng lãi suất 75 bps từ FOMC trong tuần này
- Deutsche và Citi cũng cùng quan điểm với Goldman Sachs về mức tăng lãi suất của FOMC.
- Barclays và JP Morgan đã sửa dự báo về FOMC trong tuần này thành dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 bps
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 13.06: Tất cả quỳ xuống dưới chân USD!
Một phiên cực kỳ risk-off từ châu Á sang đến phố Wall khi dư âm của báo cáo CPI rất nóng hôm thứ Sáu từ Mỹ vẫn còn đó. Chứng khoán Mỹ tiếp tục chuỗi ngày giảm sâu trước những kỳ vọng Fed sẽ mạnh tay thắt chặt để kìm hãm lạm phát. Ngoài ra, có vẻ như rủi ro lạm phát đình trệ cũng đã làm tình hình càng thêm tồi tệ:
- Chỉ số Dow Jones giảm 2.79%. Trong 4 phiên gần đây, chỉ số giảm 8% xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2021
- Chỉ số S&P 500 giảm 3.88%. Trong 4 phiên gần đây, chỉ số giảm 10% xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3/2021. Ngoài ra, chỉ số cũng đã giảm hơn 20% từ đỉnh, theo định nghĩa đã bước vào thị trường gấu
- Chỉ số Nasdaq giảm 4.68%. Trong 4 phiên gần đây, chỉ số giảm hơn 11% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020
Có một tài sản hưởng lợi trong môi trường “bán mọi thứ” này: USD. Chỉ số DXY tiếp tục lập đỉnh năm mới tại 105.22 điểm. Trong phiên hôm qua, không một đồng tiền nào tăng được so với đồng bạc xanh, chỉ có JPY tạm thời trụ vững nhờ tâm lý risk-off. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường đang dự báo 95% khả năng Fed tăng lãi suất 75bp trong tháng Sáu, và lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng lên 4% trong tháng 5/2023. JPMorgan trở thành ngân hàng thứ hai dự báo Fed tăng 75bp trong cuộc họp tuần này, sau Barclays.
- EURUSD -1% phiên hôm qua, hiện tăng nhẹ 0.09%
- GBPUSD -1.5% phiên hôm qua, hiện tăng nhẹ 0.14%
- AUDUSD -1.6% phiên hôm qua, đồng thời phá qua 0.7000, hiện tăng 0.4%
- NZDUSD -1.5% phiên hôm qua, hiện tăng 0.31%
- USDJPY không có nhiều thay đổi trong phiên hôm qua sau một phiên quét 2 chiều khá dữ dội (đỉnh 135.18, đáy 133.5), hiện giảm 0.28%.
- USDCHF +0.96%, tiến sát mức ngang giá 1, hiện giảm nhẹ 0.07%
- USDCAD +0.9%, hiện giảm nhẹ 0.07%
Lợi suất trái phiếu hôm qua cũng có một phiên tăng rất mạnh. Các lợi suất kỳ hạn từ 2-30 năm đều đã vượt 3%. Tính tới thời điểm hiện tại, cả đường cong lợi suất 2s10s và 5s30s đều đã đảo ngược, một tín hiệu suy thoái trong nền kinh tế Mỹ.
Vàng có một phiên buồn khi giảm gần 3% (hơn $51/oz) xuống $1,822/oz khi áp lực từ USD và lợi suất đơn giản là quá lớn. Dầu thô tiếp tục ổn định trên mức $120/thùng.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin cũng đã có một phiên buồn khi giảm về tới vùng $22K, giảm hơn $4K từ mở cửa. Đây là phiên giảm sâu nhất kể từ ngày 19/5/2021