XAU/USD tăng mạnh, phá vỡ mức đỉnh trước đó và đạt kỷ lục mới là $2,680/ounce vào thứ Năm. Các yếu tố chính thúc đẩy đà tăng này bao gồm lãi suất toàn cầu giảm, leo thang xung đột ở Trung Đông và đồng USD suy yếu do kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
Quyết định cắt giảm lãi suất của PBoC, Riksbank Thụy Điển và NHTW Cộng hòa Séc trong những ngày gần đây có lợi cho vàng vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Một yếu tố thúc đẩy đà tăng của vàng là sự leo thang xung đột giữa Israel và Hezbollah. Hôm thứ Tư, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Israel, Herzi Halevi, đã nói với quân đội của mình ở miền bắc Israel rằng họ nên chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ vào Lebanon. Nếu một cuộc xâm lược như vậy diễn ra, nó sẽ làm gia tăng tâm lý ngại rủi ro và thúc đẩy dòng vốn trú ẩn an toàn vào kim loại quý này.
Sau khi phiên giao dịch châu Âu bắt đầu, GBP đẫ giảm mạnh kết hợp với việc USD phục hồi đã khiến cho cặp tiền này giảm 61 pip trong 1 tiếng vừa qua hiện giao dịch ở mức 1.2845
Đồng yên Nhật đang giảm sâu với các nguồn tin nói rằng BOJ không có khả năng đưa ra bất kỳ thay đổi nào đối với đường cong lợi suất.
Mặc dù vậy, ngân hàng trung ương dự kiến sẽ điều chỉnh tăng dự báo lạm phát cho năm nay nhưng vẫn giữ nguyên dự báo cho năm tài chính 2024 và 2025. Cũng có báo cáo rằng BOJ đang chờ đợi thêm dữ liệu trước khi nghĩ về bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra đối với chính sách.
BoC đã tăng lãi suất thêm 25bps như mong đợi vì ngân hàng trung ương không thích lạm phát cơ bản cao kéo dài trong khi thị trường lao động thắt chặt. Trên thực tế, Thống đốc BoC Macklem nói rằng Ngân hàng Trung ương Canada sẵn sàng tăng lãi suất hơn nữa vì nếu họ chưa tăng đến mức cần thiết thì sau này họ sẽ phải tăng thêm nữa.
Phân tích kỹ thuật USDCAD - Khung thời gian hàng ngày
Trên biểu đồ hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng USDCAD đã phải vật lộn để vượt qua ngưỡng 1.31 và tiếp tục quay trở lại ngưỡng kháng cự 1.3225. Cả phe mua và phe bán đều đnag chờ đợi một sự bứt phá để khẳng định xu hướng giá
Phân tích kỹ thuật USDCAD - Khung thời gian 4 giờ
Trên biểu đồ 4 giờ, chúng ta có thể thấy rằng đợt bán tháo sau báo cáo CPI của Hoa Kỳ đã bị xóa hoàn toàn khi USDCAD phục hồi trở lại mức kháng cự 1.3225 sau khi phá vỡ đường xu hướng. Hiện tại chúng ta đang ở trong một thị trường đi ngang, vì vậy chiến lược tốt nhất là chờ sự bứt phá ở cả hai chiều trước khi xem xét các vị thế mới.Một phương pháp khác là bạn cũng có thể đánh theo phương pháp "ban bật" khi mua ở vùng hỗ trợ và bán ở vùng kháng cự.
Phân tích kỹ thuật USDCAD - Khung thời gian 1 giờ
Trên biểu đồ 1 giờ, chúng ta có thể thấy mức kháng cự nhỏ tại 1.3195. Giá sẽ nhanh chóng giảm về 1.3225 nếu mức này bị phá vỡ. Ở đó, khả năng cao USDCAD sẽ gặp lực bán mạnh với mục tiêu phá vỡ mức hỗ trợ cứng 1.31.
Doanh số bán lẻ (ô tô cũ, nhiên liệu) +0.8% so với dự kiến +0.2%
Tháng trước +0.1%
Doanh số bán hàng của các cửa hàng thực phẩm đóng góp 0.3% vào tăng trưởng doanh số bán lẻ trong tháng trong khi doanh số bán hàng của các cửa hàng phi thực phẩm đóng góp 0.4%. Trong khi đó, chênh lệch giữa quy mô và giá trị bán lẻ tiếp tục duy trì ở mức cao:
Đáng chú ý hôm nay là cặp tiền USD/CAD, phân chia giữa mốc 1.3145 ($446 triệu) và 1.3155 ($661 triệu). Tuy nhiên, ngưỡng này không có nhiều ý nghĩa kỹ thuật.
Thay vào đó, đường trung bình động 100 và 200 giờ của cặp tiền này ở mức 1.3178-85 và đây là mức quan trọng hơn trong thời gian ngắn để theo dõi vì đó giúp hạn chế các động thái tăng giá đã thấy trong tuần này.
Về cơ bản, nguyên nhân dẫn đến việc tái cân bằng "đặc biệt" này là do cổ phiếu của các công ty Công nghệ lớn đã tăng đáng kể trong bối cảnh bùng nổ AI. Giá cổ phiếu của Nvidia, Microsoft, Alphabet, Amazon, Apple và Tesla đã tăng trung bình khoảng 60% trong năm nay và cao hơn gần ba lần so với giá cổ phiếu trung bình của chính chỉ số Nasdaq.
Tổng hợp lại, các cổ phiếu công nghệ lớn hiện chiếm hơn 50% tổng chỉ số và đó là quá nhiều so với mong muốn của Nasdaq. Do đó, sự thay đổi mới nhất sẽ là việc giảm tỷ trọng của các cổ phiếu đó.
Nvidia (7.28% -> 4.30%)
Microsoft (12.74% -> 9.80%)
Alphabet (7.61% -> 5.70%)
Amazon (6.91% -> 5.30%)
Apple (12.06% -> 11.50%)
Tesla (4.44% -> 3.40%)
Nói chung, các quỹ cũng sẽ phải cân bằng lại danh mục đầu tư cho phù hợp nếu chỉ theo dõi Nasdaq. Vì vậy, cách nhìn "chênh lệch giá" là việc mua các cổ phiếu để thấy tỷ trọng của chúng tăng lên sẽ là một kịch bản lý tưởng. Nhưng tuy nhiên, thông báo này đã được đưa ra vào ngày 7 tháng 7 nên có thể thấy, Big Tech không thực sự bị ảnh hưởng nhiều bởi tin tức.
Vì vậy, ngay cả khi nghĩ rằng sự tái cân bằng "đặc biệt" này có thể gây tổn hại cho Big Tech một chút, thì đây không phải là điều sẽ tác động đến triển vọng dài hạn.
Các loại tiền tệ chính ít thay đổi trong ngày, sau khi đồng đô la mạnh lên đáng kể trong phiên Mỹ ngày hôm qua.
Đáng chú ý, USD/JPY đang kiểm tra vùng 140.00 và EUR/USD đã trượt trở lại dưới mốc 1.1200 cũng như mức trung bình động 200 tuần hiện tại là 1.1182. Đây sẽ là những mức quan trọng cần theo dõi.
Đồng bảng Anh sẽ là tâm điểm ngày hôm nay, lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
13:00 - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 6 của Vương quốc Anh
Thống đốc Ngân hàng Tây Ban Nha và thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương Châu Âu Pablo Hernández de Cos sẽ tham gia một hội nghị tiền tệ do Ngân hàng Trung ương Bolivia tổ chức hôm nay.
Vào lúc 20:40
de Cos, giống như nhiều quan chức tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu, gần như đã đặt ra một mức tăng lãi suất.
Dữ liệu từ Nhật Bản hôm nay cho thấy cả ba tỷ lệ CPI chính vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp tỷ lệ lạm phát cao hơn mục tiêu 2% của BoJ. Tuy nhiên,BoJ khẳng định rằng tỷ lệ CPI hiện ở mức cao chỉ mang yếu tố nhất thời và dự kiến chúng sẽ giảm dần từ khoảng tháng 10. Điều này có nghĩa là thị trường không nên đặt kỳ vọng vào việc điều chỉnh YCC trong cuộc họp tới.
USD/JPY ban đầu giảm nhẹ một chút do CPI, nhưng sau đó đã đảo chiều giảm phạm vi khoảng 139.80 - 140.30.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) một lần nữa đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY thấp hơn nhiều so với dự kiến. Mặc dù vậy, các nhà giao dịch nhân dân tệ đã tỏ ra cảnh giác hơn trong ngày hôm nay khiên USD/CNH không biến động quá nhiều trong nửa đầu phiên Á.
Theo Reuters đưa tin hôm thứ Năm, Ủy ban giám sát bộ trưởng OPEC+ (JMMC) sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào ngày 4 tháng 8, muộn hơn một ngày so với dự kiến trước đó.
Các nhà phân tích tại MUFG nhận thấy dữ liệu lạm phát Q2 vào tuần tới (được công bố vào ngày 26 tháng 7) sẽ là nhân tố quan trọng cho quyết định chính sách của RBA (vào ngày 01 tháng 08):
Khó có khả năng lãi suất sẽ tăng, dữ liệu CPI thấp hơn có thể thúc đẩy RBA giữ nguyên lãi suất
MUFG cho biết:
Quyết định giữ nguyên lãi suất của RBA vào ngày 4 tháng 7 được coi là 'việc giữ lãi suất diều hâu' với tín hiệu chỉ ra rằng vẫn có thể cần phải thắt chặt hơn nữa.
Điều này sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới để thúc đẩy triển vọng tăng lãi suất 25bp vào ngày 1 tháng 8.
Báo cáo việc làm ngày hôm qua có thể hỗ trợ lãi suất tăng:
Dữ liệu cho thấy mức +32.6K việc làm trong tháng 6, cao hơn gấp đôi so với kỳ vọng thị trường. Trước đó, việc làm đã +76.5K trong tháng 5.
Với kết quả thu được từ dữ liệu việc làm và giả định sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất khác sau khi tạm dừng vào tháng 7, chúng tôi dự đoán nhiều khả năng AUD sẽ được hưởng lợi trong những tuần tới.
Dữ liệu CPI quý 2 và tháng 5 sẽ được công bố vào Thứ tư, ngày 26 tháng 7 năm 2023:
Conference Board công bố Chỉ số kinh tế hàng đầu (LEI) của họ, kết quả tháng 6 được đưa ra vào thứ Năm:
-0.7% (dự kiến -0.6%, trước đó -0.6%) - giảm thàn thứ 15 liên tiếp
Triển vọng tiêu dùng suy yếu và sự gia tăng về số lượng người thất nghiệp được cho là nguyên nhân chính
Quản lý cấp cao về các chỉ số chu kỳ kinh doanh tại The Conference Board, Justyna Zabinska-La Monica cho biết:
“Tổng hợp lại, dữ liệu của tháng 6 cho thấy hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục giảm tốc trong những tháng tới”.
Hội đồng nhắc lại dự báo của họ rằng nền kinh tế Hoa Kỳ có thể sẽ suy thoái từ Q3 hiện tại đến Q1 năm 2024:
"Giá cả tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, tín dụng khó tiếp cận hơn và chi tiêu của chính phủ giảm có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế hơn nữa"
Chứng khoán Hoa Kỳ trái chiều khi các nhà đầu tư tiêu hóa một loạt báo cáo thu nhập từ các tên tuổi lớn trong quý 2 và dữ liệu thất nghiệp khởi sắc trong tháng 6 tại Hoa Kỳ (+228K so với dự báo +239K). Cổ phiếu Johnson & Johnson +6% do báo cáo doanh thu vượt trội và triển vọng sản xuất mạnh mẽ đã hỗ trợ chỉ số Dow Jones tăng phiên thứ 9 liên tiếp. Trong khi đó, tâm lý thị trường phần nào xói mòn trước kết quả kinh doanh kém khả quan từ Tesla và Netflix. Kết phiên, cổ phiếu của hai công ty này lần lượt giảm tới 8% và 9.7%. Chỉ số Nasdaq đóng cửa giảm mạnh gần 300 điểm:
Dow Jones +0.47%
S&P 500 -0.68%
Nasdaq -2.05%
Trên thị trường FX, USD phục hồi sau 6 phiên liên tục giảm sâu của tuần trước, hưởng lợi từ báo cáo thất nghiệp tuần thấp hơn dự kiến, bất chấp chỉ số sản xuất Philly Fed (-13.5 so với dự báo -10.1 điểm) và doanh số bán nhà (4.16M so với dự báo 4.21M) gây thất vọng trong tháng 6 tại Hoa Kỳ. Đây là phiên tăng mạnh nhất của DXY trong hơn 1 tháng trở lại đây. AUD hồi mạnh nhờ sức nóng từ báo cáo thất nghiệp tháng 6 tại Úc, nhưng mức tăng đã bị xóa phần lớn sau khi USD tăng vọt đầu phiên Mỹ. Cụ thể, số lượng việc làm +32.6K so với dự báo +15.4K và tỷ lệ thất nghiệp đạt 3.5% (dự kiến 3.6%). Chốt phiên, USD tăng trên diện rộng, ngoại trừ với AUD. CHF dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiền chính.
Chỉ số DXY +0.53%
EURUSD -0.65%
GBPUSD -0.55%
AUDUSD +0.12%
NZDUSD -0.46%
USDJPY +0.28%
USDCHF +0.97%
USDCAD +0.06%
USD và lợi suất đồng loạt tăng gây áp lực khiến vàng liên tục mở rộng đà giảm, khoảng $22 từ mức đỉnh ngày tại $1987/oz được thiết lập giữa phiên Á, đây là mức cao nhất kể từ giữa tháng 5 đến nay. Chốt phiên, vàng giảm $6.86 xuống $1969.32/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 7.5bp và 10.2bp lên 4.843% và 3.854%. Đây là phiên tăng mạnh nhất của lợi suất 10 năm kể từ đầu tháng đến nay. Dầu thô hồi lại phần lớn mức giảm hơn $1.5 sau báo cáo thất nghiệp Hoa Kỳ. Dầu WTI đóng cửa tăng $0.36 lên $75.65/thùng.
Bitcoin lao dốc xuống dưới vùng 29.6K trong đêm, sau khi đạt đỉnh ngày tại 30.4K giữa phiên Âu. Về gần cuối phiên, BTC hồi nhẹ lên quanh 29.7K để kết thúc ngày giao dịch thứ Năm.
Hôm qua, Trung Quốc đã cân nhắc nới lỏng các khoản vay thế chấp để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản. Một số biện pháp đã được bổ sung vào thứ Năm, khi Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cho biết họ đang soạn thảo một kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển trong 10 ngành công nghiệp chủ chốt, bao gồm cả thép và ô tô. Nhưng chưa có nhiều thông tin chi tiết cho đến nay.
Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cho biết họ sẽ sớm (chưa xác định thời gian cụ thể) công bố hai chính sách mới để hỗ trợ các doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà nước:
"Sẽ tập trung thúc đẩy đầu tư kinh doanh và sự phát triển chung của khối doanh nghiệp"
Thật khó để kỳ vọng về một đợt phục hồi tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chỉ dựa trên những thông báo mơ hồ như thế này.
UBS đang kỳ vọng nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt hơn dự đoán và Q2 sẽ là quý mà tăng trưởng về nhu nhập sẽ chạm đáy.
Lợi nhuận của S&P 500 có thể vượt kỳ vọng, nhưng vẫn sẽ giảm từ 3-5% so với năm trước.
Lợi nhuận có thể tăng nhẹ nếu loại trừ ngành năng lượng
Giữ nguyên ước tính EPS cả năm 2023 và 2024 của S&P 500 lần lượt đạt $215 (-2% so với cùng kỳ) và $235 (+9% so với cùng kỳ) - nhiều khả năng S&P 500 sẽ tăng hơn là giảm xuống.
Tiếp tục bày tỏ sự lạc quan trước triển vọng của vàng và bạc, trong bối cảnh FOMC sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt.
Đối với dầu mỏ: dự báo giá dầu Brent sẽ đạt $86/thùng vào cuối Q3 năm 2023. Tuy nhiên do hàng tồn kho dự kiến sẽ tăng dần trở lại vào Q4 năm nay nên giá sẽ tăng trở lại vào năm 2024
"Theo thứ tự ưu tiên, chúng tôi ưa thích khí đốt tự nhiên, bạc, dầu và vàng. Đồng thời tiếp tục duy trì lập trường trung lập đối với các kim loại cơ bản."