Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Các chỉ số châu Âu đa phần đều tăng nhẹ, duy nhất có chỉ số Ibex không đổi:
Dầu WTI hiện đã tăng hơn 3% trong phiên hôm nay, vượt mức $70/thùng nhờ tâm lý risk-on bao trùm thị trường. Với việc vượt qua kháng cự tâm lý này, phe mua đã mở rộng cửa cho mục tiêu sắp tới là 71.16, đỉnh của tháng Tám.
Với việc dầu tăng mạnh, CAD cũng đang hưởng lợi khi tăng gần 0.5% so với USD.
Tâm lý risk-on bao trùm cộng với việc thiếu đi dữ liệu vĩ mô tiếp tục giữ vàng ở thế thủ trong phiên hôm nay. Vàng đã kẹt trong biên độ 1,800-1,820 từ đầu tuần, không thể xác định rõ ràng được hướng đi, ngay cả khi báo các ADP gây thất vọng khiến đô la suy yếu. Các trader vàng sẽ tiếp tục đợi báo cáo NFP ngày mai. Nếu báo cáo này vượt kỳ vọng, rất có khả năng vàng sẽ giảm sâu xuống vùng 1,770, tuy nhiên, nếu NFP gây thất vọng như ADP, vàng sẽ có cơ hội phá kháng cự gần nhất tại 1,820 và vượt lên các mức 1,835 và 1,852.
Hiện tại vàng đang được giao dịch ở mức 1,811.
Có vẻ như đồng đô la đang tiếp tục gặp khó khăn trước ngày báo cáo việc làm NFP được công bố. Chỉ số DXY chạm đáy ngày tại 92.3 điểm, thấp nhất kể từ ngày 6/8. Nhiều đồng tiền khác đang lập đỉnh mới như:
Hiện tại, DXY đã hồi phục nhẹ lên 92.4 điểm, nhưng sức ép vẫn là rất lớn.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang tăng điểm ngay từ đầu phiên hôm nay khi tâm lý risk-on bao trùm thị trường. Cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều đang tăng 0.4%. Tại châu Âu, thị trường có vẻ đang trầm lắng hơn, khi các chỉ số chỉ đang tăng nhẹ (DAX +0.12%, CAC +0.13%) hoặc chưa có nhiều thay đổi (FTSE 100 -0.01%, FTSE MIB +0.01%).
Tâm lý risk-on đang khiến đô la Mỹ suy yếu nhẹ trong phiên hôm nay. Chỉ số DXY giảm 0.1% xuống 92.4 điểm. Hai đồng tiền mạnh nhất lúc này là AUD và NZD, cả hai đều tăng khoảng 0.55%. EUR tăng nhẹ 0.12%. GBP tăng 0.2%. JPY chưa có nhiều thay đổi, CHF giảm 0.16%. CAD tăng 0.1%. Nhìn chung, thị trường hôm nay khá trầm lắng khi các trader vẫn đang chờ đợi báo cáo việc làm quan trọng vào ngày mai.
Vàng giảm 0.15% xuống 1,810. Dầu tăng 2.5%, quay trở lại mức $70/thùng.
Dữ liệu tuần này cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đã giảm xuống 340 nghìn, tốt hơn dự báo 342 nghìn. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ đại dịch Covid bắt đầu.
Nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi báo cáo NFP ngày mai, do đó có rất ít sự tham gia vào thị trường lúc này.
Chuyên gia tại Westpac cho rằng có những yếu tố thách thức hơn đối với USD đã xuất hiện gần đây. Tuy nhiên, đà giảm của chỉ số DXY có khả năng bị giới hạn ở vùng 91.5-92.0. Bên cạnh đó, họ lưu ý rằng chỉ số này có thể hướng đến mốc 94.0 trong Quý 4.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách BOJ, Goushi Kataoka
Điều này chắc chắn mang tính ôn hòa, vì Kataoka trước đó cũng đã nhận xét rằng sự phục hồi kinh tế ở Nhật Bản chưa đủ nhanh.
Bất chấp nhận xét rầm rộ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã giữ trong biên độ hẹp kể từ tháng 7, khoảng 0% đến 0.02% nhưng đã tăng nhẹ trong tuần này lên 0.03% - phù hợp với xu hướng trên thị trường trái phiếu toàn cầu trong vài ngày qua.
Gross, người đồng sáng lập Công ty Quản lý Đầu tư Thái Bình Dương vào những năm 1970 và đã nghỉ hưu vào năm 2019 cho biết "tiền mặt đã là rác trong khá lâu rồi, nhưng hiện tại có một ứng cử viên mới".
SPD đang duy trì vị trí dẫn đầu
Cuộc thăm dò mới nhất của Kantar cho thấy sự ủng hộ dành cho đảng bảo thủ ở mức 21% trong khi SPD ở mức 25%, khẳng định lại tâm lý mới nhất về cuộc bầu cử ngày 26 tháng 9. Với việc bà Merkel từ chức, CDU đang gặp khó khăn lớn trong thời gian qua.
CPI cốt lõi + 0.4% so với cùng kỳ năm trước
Lạm phát hàng năm trong nền kinh tế Thụy Sĩ tăng nhẹ nhưng với lạm phát cơ bản phần lớn vẫn ở mức thấp hơn, điều đó sẽ không làm thay đổi lập trường của SNB.
4/5 chỉ số chứng khoán châu Âu đã đóng cửa trong sắc xanh phiên hôm nay. Tâm điểm thuộc về chỉ số CAC của Pháp và chỉ số Ibex của Tây Ban Nha:
Dữ liệu ADP gây thất vọng không thể đưa vàng lên cao trong phiên hôm nay, khi kim loại này hụt hơi ở 1,820, sau đó quay đầu giảm xuống 1,811 trước khi hồi phục lên 1,818. Ít phút sau, vàng lại quay đầu giảm, chạm mức gần đáy ngày tại 1,808 và về gần mức đóng cửa hôm qua là 1,813 lúc này. Như vậy, vàng vẫn đang kẹt trong biên độ hẹp, và nhiều khả năng sẽ chờ đợt báo cáo việc làm NFP cuối tuần này để xác định hướng đi.
Theo EIA, trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước đã giảm tới 7.2 triệu thùng. Con số này vượt xa kỳ vọng giảm ban đầu là 2.8 triệu thùng.
Dầu vẫn chưa hề có động thái tăng giá trở lại, hiện giao dịch ở mức $67.4/thùng.
Trong tháng Tám, PMI ngành sản xuất tại Mỹ đạt 61.1 điểm, khá sát với con số sơ bộ là 61.2 điểm. Đây là mức giảm 3.3 điểm so với tháng trước.
Trong tháng Tám, chỉ số PMI các ngành sản xuất tại Canada đạt 57.2 điểm, cao hơn kỳ vọng ban đầu là 56.4. Con số này cũng nối tiếp 56.2 của tháng trước.
USDCAD chưa có phản ứng trực tiếp với tin này, hiện giảm 0.12% xuống 1.2599.
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang mở cửa phiên giao dịch đầu tháng Chín trong sắc xanh. Chỉ số Dow Jones chưa có nhiều thay đổi, chỉ số S&P 500 tăng 0.18%, chỉ số Nasdaq tăng 0.33%. Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang rất khởi sắc: Chỉ số FTSE tăng 0.47%, chỉ số CAC tăng 0.9%, chỉ số FTSE MIB tăng 0.53%, duy nhất có DAX chưa có nhiều thay đổi.
Sau báo cáo việc làm ADP gây thất vọng, đô la Mỹ đang suy yếu so với hầu hết các đồng tiền khác. Chỉ số DXY giảm 0.2% xuống 92.4 điểm. EUR và GBP tăng 0.29%. Hai đồng tiền risk-off là CHF và JPY chưa có nhiều thay đổi. AUD tăng mạnh nhất phiên, 0.58%, NZD tăng 0.34%. CAD tăng 0.14%.
Vàng tăng 0.16% lên 1,816. Có vẻ như tin ADP không thể khiến vàng bay cao khi chỉ chạm đỉnh tại 1,819, và sau đó quay đầu giảm. Dầu thô đang giảm mạnh xuống $67.2/thùng sau khi bộ trưởng dầu khí Nga nói rằng có thể nâng sản lượng vượt chỉ tiêu của OPEC+.
Theo ông Novak, Nga đang hành động theo khuôn khổ các thỏa thuận của OPEC+. Hiện tại, điều quan trọng là giữ cho sự cân bằng cung-cầu ổn định khi thị trường có dấu hiệu phục hồi. Ngoài ra, ông cho rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5.8-6 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
Dầu đang giảm 1% trước những bình luận của ông, hiện ở mức $67.8/thùng.
Số việc làm mới trong khu vực tư nhân của Mỹ đã tăng 374,000 trong tháng 8, theo dữ liệu hàng tháng do ADP công bố hôm thứ Tư, thấp hơn nhiều so với dự báo của thị trường ở mốc 613,000.
Tuy nhiên theo các chuyên gia đến từ Bloomberg thì con số này không thực sự quá đáng chú ý bởi tháng trước số liệu này cũng đã cho thấy sự khác biệt lớn so với bảng lương phi nông nghiệp và dự báo thị trường sẽ không biến động mạnh.
Các nhà tuyển dụng tư nhân có thể đã tạo ra 638,000 việc làm trong tháng 8, gần gấp đôi con số của tháng trước, theo dự báo của các chuyên gia về số liệu ADP. Con số này sẽ được theo dõi trước số liệu bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu, mặc dù nó đã cho thấy sự khác biệt rất lớn với báo cáo NFP vào tháng Bảy. Dữ liệu ISM PMI ngành sản xuất được cho là sẽ giảm xuống 58.5, từ mức 59.5 trước đó.
Thị trường đang ngóng chờ hai số liệu rất quan trọng từ nước Mỹ tối nay là dữ liệu việc làm ADP Nonfarm và PMI ngành sản xuất của ISM.
Nhà hoạch định chính sách của ECB, Yannis Stournaras, bình luận:
Nhà kinh tế tại Tập đoàn UOB Ho Woei Chen, CFA, đánh giá số liệu PMI mới nhất của nền kinh tế Trung Quốc.
“Sự sụt giảm của chỉ số PMI phi sản xuất phần nào phản ánh tác động nghiêm trọng hơn dự kiến từ các đợt bùng phát COVID-19 tại địa phương, sau đó đã giảm bớt khi số lượng các khu vực có nguy cơ cao được các cơ quan chức năng báo cáo trở về 0. Tuy nhiên, những trở ngại từ việc thắt chặt quy định hạn chế sẽ làm suy yếu thêm triển vọng về nhu cầu trong nước. "
Hợp đồng tương lai cổ phiếu Hoa Kỳ tăng cùng với chứng khoán châu Âu hôm thứ Tư khi các nhà đầu tư đặt cược vào sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Vàng đang suy yếu đôi chút xuống $1,810/oz khi lợi suất TPCP tại hầu hết các nước phát triển đều tăng tương đối mạnh.
Dầu thô ổn định tại mức 68.65 USD/thùng trước thềm cuộc họp của OPEC+, OPEC+ được cho là sẽ vẫn duy trì mức tăng 400 nghìn thùng/ngày bất chấp triển vọng nhu cầu đã cải thiện đôi chút.
Trên thị trường FX, diễn biến vẫn đang khá trầm lắng sau những biến động 2 chiều do thời điểm cuối tháng ngày hôm qua. Tâm lý ưa rủi ro đang dẫn dắt hành động giá, hỗ trợ các đồng beta cao như AUD, NZD và khiến các đồng trú ẩn như JPY, CHF bị bán tháo.
Các nhà sản xuất tại Eurozone đã báo cáo một tháng sản xuất khởi sắc khác trong tháng 8, tiếp tục đà tăng trưởng đột biến vào tháng thứ mười bốn liên tiếp. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất một lần nữa là việc thiếu hụt các linh kiện, với các nhà cung cấp hoặc không thể sản xuất đủ bộ phận hoặc đang đối mặt với việc thiếu năng lực vận chuyển để đáp ứng nhu cầu logistic.
Việc mở rộng sản xuất của Thụy Sĩ được điều chỉnh một chút do sản lượng giảm và tình hình mua bán vẫn khó khăn trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn, mặc dù không tồi tệ như tháng 7. Cuộc khảo sát cho thấy cứ hai công ty thì có một công ty đang điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ theo những diễn biến gần đây.
Theo số liệu mới nhất của PMI, lĩnh vực sản xuất của Tây Ban Nha vẫn trong giai đoạn tăng trưởng mạnh vào tháng 8, với tốc độ tăng trưởng mua hàng và việc làm nhanh hơn giúp các công ty tăng cường sản xuất bất chấp sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng.
Đây là con số lệch khá lớn so với dự kiến, sau một cú tăng mạnh vào tháng 6 tuy nhiên cần phải xem xét cả bối cảnh. Tháng có doanh thu cao là tháng 6 vừa do nới lỏng các hạn chế virus vừa do việc dỡ bỏ "tình trạng khẩn cấp liên bang".
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.6%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.5%
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.7%
Tâm trạng thị trường đang có vẻ tích cực hơn với hợp đồng tương lai chứng khoán của Mỹ cũng tăng cao hơn 0.3% trong ngày.
Chứng khoán châu Á tăng hôm thứ Tư khi traders đánh giá khả năng phục hồi của toàn cầu đối với biến thể virus delta và triển vọng kích thích của ngân hàng trung ương. Chỉ số MSCI đạt mức cao nhất trong hơn một tháng, được hỗ trợ bởi chứng khoán Nhật Bản và sự phục hồi liên tục của cổ phiếu công nghệ Trung Quốc. Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 0.9% trong khi Kospi của Hàn Quốc đã tăng thêm 0.3%. Chỉ số S&P/ ASX 200 của Úc giảm 0.3% trong khi Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0.6%
Dầu thô tăng lên khoảng 69 USD/thùng trước cuộc họp của OPEC + trong bối cảnh toàn thị trường đang chờ đợi quyết định tăng sản lượng của liên minh.
Chỉ số DXY tăng, trong khi USD/JPY giữ trên 110 nhưng vẫn thấp hơn mức cao của tuần trước. EUR/USD dao động trên 1.18, trong khi GBP/USD suy yếu sau khi không thể vượt qua ngưỡng kháng cự xung quanh DMA-200 ngày vào thứ Ba. AUD/USD giảm sau dữ liệu GDP quý 2 tốt hơn mong đợi.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của New Zealand tăng 9 bps, khoảng 1.92% lên mức cao nhất trong gần sáu tháng. Lợi suất TPCP 10 năm của Úc tăng 10 bps lên cao nhất trong sáu tuần.
Donald Trump đã nói về tiền mã hóa trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 31 tháng 8, để trả lời câu hỏi về việc liệu ông đã sử dụng Bitcoin hay tiền mã hóa hay không, Trump nhanh chóng tuyên bố rằng: "Không, tôi chưa từng sử dụng chúng. Tôi thích tiền tệ của Hoa Kỳ hơn. Tôi cảm thấy rằng tiền mã hóa đang làm tổn hại đến tiền tệ của Hoa Kỳ"
Thậm chí, Trump còn khuyến khích người dân nên cố gắng đầu tư vào đồng USD Mỹ, vì theo nhận định của ông, Bitcoin chỉ là một “trò lừa đảo” hoặc một thứ gì đó giả mạo mà thôi. Quan điểm này được lặp lại rất nhiều bởi Trump, lần gần đây nhất là vào ngày 7 tháng 6.
Bang Victoria của Úc đã công khai thừa nhận việc chấm dứt nỗ lực đẩy số ca nhiễm về con số 0. Do đó, trọng tâm đã chuyển sang mục tiêu tiêm chủng. Cụ thể, mục tiêu vào ngày 23 tháng 9 sẽ hoàn thàng 70% tỷ lệ tiêm chủng. Các lệnh hạn chế khó có thể được nới lỏng cho đến ngày 23 tháng 9.
"Chỉ số PMI sản xuất chung của Trung Quốc đạt 49.2 trong tháng 8, giảm so với 50.3 của tháng trước. Sự xuất hiện trở lại của các cụm Covid-19 ở một số khu vực bắt đầu vào cuối tháng 7 đã giải quyết vấn đề tác động đến hoạt động sản xuất.
"Cả cung và cầu trong lĩnh vực sản xuất đều giảm do dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn sản xuất. Các chỉ số đo sản lượng, tổng số đơn đặt hàng mới và đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều giảm xuống mức âm. Sản lượng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2020. Nhu cầu về trung gian các sản phẩm và hàng hóa đầu tư cũng giảm, trong khi hàng tiêu dùng tương đối ổn định.