Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
EURUSD tiếp tục suy yếu trong phiên hôm nay, đặc biệt khi tâm lý risk-off đang bao trùm, và thị trường ngày càng tin rằng Fed sẽ sớm thắt chặt. Tuy nhiên, cặp tiền đã thoát khỏi mức đáy ngày tại 1.1660. Dù vậy, với sức mạnh hiện tại của USD, vượt lại 1.17 vẫn đang là bài toán khó cho phe mua.
Hiện tại, EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1696.
Cả ba chỉ số chứng khoán tại Mỹ đều đang giảm sâu khi thị trường ngày càng tin rằng thời điểm Fed thắt chặt đang không xa. Chỉ số Dow Jones giảm 0.28%, chỉ số S&P 500 giảm 0.36%, chỉ số Nasdaq giảm 0.49%. Tại châu Âu, tất cả các chỉ số đều đang giảm rất sâu: Chỉ số DAX của Đức giảm 1.8%, chỉ số FTSE 100 giảm 1.74%, CAC của Pháp đang là chỉ số giảm sâu nhất với mức giảm -2.28%.
Tâm lý risk-off bao trùm thị trường đang giúp ba đồng tiền trú ẩn là USD, CHF và JPY bay cao. Chỉ số DXY hiện ở mức 93.4 điểm, gần với mức cao nhất kể từ tháng 11/2020 lập từ trước phiên hôm nay tại 93.5. JPY và CHF đều giảm nhẹ lần lượt 0.05% và 0.12% so với USD. EUR giảm 0.12%. GBP giảm 0.54%. Ba đồng AUD, NZD và CAD lần lượt giảm 0.76%, 0.55% và 0.83%, một phần do dầu thô giảm sâu.
Vàng hiện chưa có nhiều thay đổi ở mức 1,787. Dầu WTI giảm 1.55% xuống $63.5/thùng.
Trong tháng Bảy, báo cáo ADP tại Canada ghi nhận thêm 221 nghìn việc làm mới, một con số rất tích cực sau khi tháng trước giảm 106 nghìn (đã điều chỉnh lại từ mức giảm 294 nghìn).
Sau tin này, CAD vẫn đang gặp khó khăn, hiện đang giảm 0.85% trong ngày.
Goldman đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay xuống 6%, từ mức 6.4% trước đó, với lý do tác động của biến thể Delta đối với chuỗi cung ứng và lạm phát. Con số này thấp hơn kỳ vọng trung bình là 6.2%. Tuy nhiên, Goldman đã tăng nhẹ dự báo năm 2022 lên 4.5% từ 4.4%.
Việc đi du lịch từ châu Á sang châu Âu hoặc ngược lại trong những ngày này là cực kỳ hiếm, trừ khi có nhu cầu cấp thiết, vì hầu hết việc đi lại bằng đường hàng không đã bị hạn chế. Nhưng khi tỷ lệ tiêm chủng tăng trên toàn cầu, chúng ta đang thấy các chính phủ chủ động tạo điều kiện cho hoạt động đi lại trở về bình thường.
Singapore sẽ cho phép những du khách đã được tiêm phòng từ Đức và Brunei nhập cảnh vào nước này mà không cần phải cách ly từ ngày 8 tháng 9. Thêm vào đó, quốc gia này cũng sẽ dỡ bỏ các quy định hạn chế đối với khách du lịch Hồng Kông và Ma Cao bắt đầu từ ngày 21 tháng 8.
Bộ trưởng Tài chính Úc, Josh Frydenberg, đưa ra bình luận trên.
Đó là một nhận xét nổi bật về tương lai của nền kinh tế Úc. Quốc gia này hiện có khoảng 22% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Khi bạn nhìn vào các quốc gia khác có chiến dịch tiêm vaccine vững chắc trong vài tháng qua, thậm chí việc đạt được mốc 70% thực sự có thể là một thách thức. Ví dụ, ở Canada, khoảng 65% dân số hiện đã được tiêm chủng đầy đủ nhưng có sự suy giảm về tiến độ tiêm vaccine trong vài tuần qua.
Tỷ giá USD/CAD đang giảm nhẹ từ mức đỉnh trong tháng nhưng đang có lực mua mạnh trên mốc 1.2700 trong bối cảnh giá dầu WTI sụt giảm và đồng dollar Mỹ tăng không ngừng.
Sự lây lan nhanh chóng của các ca nhiễm biến thể Delta COVID trên toàn thế giới cùng với các đợt phong tỏa mới đã làm dấy lên những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, từ đó đè nặng lên triển vọng của nhu cầu dầu. Giá dầu WTI giảm hơn 3% trong phiên xuống $63.25/thùng.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu giảm bớt các biện pháp kích thích trong năm nay ngay cả khi biến thể delta làm suy yếu tăng trưởng toàn cầu.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm không đổi tại mức 1.26%, giá vàng cũng ít thay đổi bất chấp đồng USD đang tăng rất mạnh trên diện rộng.
Dầu thô đang có ngày sụt giảm thứ 6 liên tiếp, chìm sâu xuống 62.83 USD/thùng sau khi phá qua mức hỗ trợ 65 USD do sự bùng phát trên diện rộng của biến thể Delta.
Trên thị trường FX, sự phân hóa thể hiện rất rõ ràng khi tâm lý risk-off chiếm lĩnh thị trường. Ngoại trừ CHF và JPY, tất cả các đồng tiền chính đều giảm sâu đặc biệt là các đồng beta cao. Đà bán tháo của cả thị trường chứng khoán và hàng hóa đang khiến AUD, NZD và CAD có một trong những tuần tồi tệ nhất kể từ đầu năm, giảm tới gần 3% cho đến nay. Biên bản FOMC hôm qua của Fed không thật sự hawkish khi các thành viên vẫn chưa thể đi đến thống nhất về thời điểm “taper” nhưng đa số đều đồng ý rằng nên thắt chặt chính sách trong năm nay.
Nhận xét của nhà kinh tế trưởng ECB, Philip Lane:
Thặng dư được ghi nhận đối với hàng hóa (22 tỷ €), dịch vụ (11 tỷ €) và thu nhập chính (3 tỷ €). Những khoản này bị đảo ngược một phần bởi thâm hụt thu nhập phụ (14 tỷ euro).
Dòng tiền vào/ra nền kinh tế khu vực đồng euro dường như đang ổn định khi tốc độ phục hồi kinh tế đạt đỉnh và vẫn đang dần trở lại mức trước đại dịch.
Có khá nhiều lượng quyền chọn lớn đáo hạn cần lưu ý trong ngày, như được tô đậm.
Đặc biệt, có khá nhiều lượng hợp đồng EUR/USD đáo hạn ở mức hiện tại và nằm trong khoảng từ 1.1670 đến 1.1700. Điều đó có thể hạn chế bất kỳ đà giảm lớn nào trong phiên sắp tới, ngay cả khi động lượng kỹ thuật ủng hộ phe bán vào lúc này.
Lượng hợp đồng đáo hạn với AUD/USD cũng khá đáng thú vị nhưng trong bối cảnh xu hướng giảm xuống dưới 0.7200 hiện tại, thật khó để cặp tiền tăng trở lại khi xem xét bức tranh kỹ thuật.
Xuất khẩu giảm 2.5% trong tháng trong khi nhập khẩu giảm 1.9% trong tháng dẫn đến thặng dư thương mại của Thụy Sĩ giảm một chút trong tháng 7.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 0.9%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh giảm 0.9%
Hợp đồng tương lai IBEX của Tây Ban Nha giảm 0.8%
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa giảm 1.1% ở mức 27,281. Trong khi đó, Hang Seng giảm 1.5% và Shanghai Composite giảm 0.2% do rủi ro vẫn tiếp tục giảm.
Chứng khoán châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay do triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy yếu và triển vọng giảm kích thích của Cục Dự trữ Liên bang. Chỉ số cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương của MSCI Inc. đã giảm hơn 1%, trong đó chứng khoán Hồng Kông dẫn đầu đà giảm khi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc gặp khó khăn. Chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 0.7%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1.6%. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1.7% và chỉ số tổng hợp Thượng Hải của Trung Quốc giảm 0.7%.
Dầu giảm xuống dưới 65 USD/thùng khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ báo hiệu rằng họ sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản trong vòng vài tháng, làm tổn hại đến hàng hóa và hỗ trợ đồng đô la. Dầu WTI hiện đang được giao dịch tại 64.33USD/thùng sau khi giảm 0.39% trong ngày trong khi dầu Brent giảm 0.3% tại 67.27 USD/thùng.
Trên thị trường FX, chỉ số DXY tăng 0.3%. NZD/USD giảm tới 0.6% khi đồng đô la New Zealand đồng loạt bán bởi tài khoản đòn bẩy. USD/JPY tăng trở lại trên 110 trong khi EUR/USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 11 tại 1.1677. GBP/USD giảm nhưng vẫn giữ trên 1.37
Các chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng UOB lưu ý EUR/USD vẫn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Trên khung H1, trong khi EUR có thể suy yếu hơn nữa, các dấu hiệu oversold vẫn thấy rằng EUR khó có thể phá vỡ hỗ trợ chính tại 1.1670 hiện tại . Mức kháng cự trước mặt tại 1.1720, theo sau là 1.1740. Trong 1-3 tuần tới, như đã nhấn mạnh, rủi ro đối với EUR đã có xu hướng giảm và việc phá vỡ mức hỗ trợ vững chắc tại 1.1700 sẽ mở ra con đường cho EUR giảm xuống 1.1670. Nhìn chung, rủi ro giảm giá đối với EUR/USD vẫn còn, miễn là cặp tiền vẫn ở dưới 1.1775
Đức báo cáo thêm 8,400 trường hợp mới trong ngày qua
Thêm vào đó, tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày tăng lên 44.2 và điều đó tiếp tục cho thấy sự lây lan của biến chủng đang ngày càng gia tăng. Tổng số ca đang hoạt động hiện ở mức ~ 61,500 - cao nhất kể từ ngày 6 tháng 6.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt kế hoạch chống tham nhũng quốc gia 2021-2024 của đất nước. Là một phần của chiến lược mới, Putin đã chỉ thị các Bộ tài chính, Lao động và Phát triển kỹ thuật số, cùng với Ngân hàng trung ương, đề xuất thanh tra các quan chức có nghĩa vụ tiết lộ tài sản mã hóa mà họ đang nắm giữ.
Các cơ quan chính phủ và Ngân hàng Nga có thời hạn đến ngày 15 tháng 11 để đệ trình các đề xuất của họ. Việc kiểm tra cuối cùng phải có khả năng xác định mức độ chính xác và đầy đủ của dữ liệu do các quan chức cung cấp liên quan đến các khoản đầu tư tiền mã hóa của họ trên thực tế.
Vàng lại một lần nữa chịu áp lực khi sức mạnh của đồng Dollar được củng cố. Vàng hiện đã giảm 0.59% trong ngày xuống còn $1,776
Hiện mức $1,770 là ngưỡng hỗ trợ đáng chú ý trong tuần
Thị trường phiên châu Á sáng nay tiếp tục phản ứng với biên bản cuộc họp của Fed, khi các quan chức ra dấu hiệu có thể thắt chặt trong năm nay. Các chỉ số chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ: Nikkei 225 giảm 0.68%, Hang Seng giảm 1.40%, Shanghai giảm 0.70%.
Đồng Dollar hiển nhiên tăng sau những tín hiệu hawkish đến từ các quan chức Fed. Chỉ số DXY tăng 0.28% lên 93.41, thậm chí đã có lúc phá đỉnh và tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng tại 93.45. EUR/USD giảm 0.24% xuống 1.168, thấp nhất trong 9 tháng, tương tự là AUD và NZD, quyết định giữ nguyên lãi suất đến từ RBNZ vẫn ảnh hưởng đến đồng tiền này.
Vàng giảm xuống $1,781/oz khi USD mạnh lên.
Quân đội Mỹ đã nổ súng trong nỗ lực kiểm soát đám đông gần sân bay Kabul nhưng cuộc nổ súng này "an toàn", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết. Quân đội Taliban đã thiết lập các trạm kiểm soát xung quanh sân bay, làm dấy lên lo ngại rằng chúng sẽ ngăn cản người dân bỏ trốn. Hoa Kỳ đang áp dụng thời hạn cuối cùng vào ngày 31/8 để yêu cầu các công dân và đồng minh của Mỹ rời khỏi đất nước, mặc dù các nhà lập pháp đang gây sức ép buộc Joe Biden phải gia hạn. Ngoài ra, Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani hiện đang lưu vong tại UAE cho biết ông đang đàm phán để trở về nước.
AP đưa tin, lực lượng quân đội Taliban đã nã đạn vào những người biểu tình ở Jalalabad, khiến ít nhất một người thiệt mạng, trong khi Al Jazeera cho biết các cuộc biểu tình đã lan tới tỉnh Khost.
Biên chế lao động tại Úc bất ngờ tăng 2.2 nghìn người, trong khi dự báo giảm mạnh 46.2 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh từ 4.9% xuống 4.6% (dự báo tăng lên 5.0%).
Ngân hàng này cho rằng, sự ảnh hưởng của biến chủng Delta là nghiêm trọng hơn dự báo, và một số lĩnh vực chi tiêu sụt giảm trong tháng 8 đã khiến họ hạ triển vọng tăng trưởng GDP quý 3 xuống mức 5.5%. Tuy vậy, ngân hàng này cũng đã nâng triển vọng tăng trưởng trong các quý sau đó.
Biên bản cuộc họp của Fed đã tiết lộ việc NHTW này đang trên đường có thể đi đến thắt chặt, điều này đã khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm khi các nhà đầu tư lo ngại điều này có thể kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế. Dow Jones và S&P 500 đều giảm hơn 1%, Nasdaq giảm 0.89%.
Trên thị trường FX, đồng USD hầu như đi ngang, chỉ số DXY ở mức 93.15. Trong nhóm G-7, NZD giảm 0.60%, mạnh nhất nhóm khi RBNZ đã giữ nguyên lãi suất chính sách, trái với kỳ vọng ban đầu nâng lãi suất lên 0.50%, đồng tiền này chạm mức thấp nhất trong 9 tháng tại 0.6868. AUD cũng vậy, giảm 0.34% xuống 0.7228, là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020.
Vàng tiếp tục đi ngang quanh mức $1,787/oz khi lợi suất tại Mỹ không thay đổi. Giá dầu giảm hơn 2% xuống $65.21/thùng
Các chỉ số lớn tại châu Âu đóng cửa trái chiều trong phiên hôm nay:
Tại Mỹ, các chỉ số hầu hết đang giảm nhẹ:
Cặp tiền này đã xuống đáy ngày, đồng thời là đáy năm nay tại 1.1693, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, nhưng sau đó đã hồi lại lên mức hiện tại 1.1701. Đô la mạnh lên là lý do chính cho sự suy yếu của EUR, chỉ số DXY hiện ở mức 93.2 điểm.
USDCHF đang là cặp tiền tăng mạnh nhất hôm nay với mức tăng 0.6%. Trước đó, cặp tiền đã lập đỉnh ngày tại 0.9191, cùng với đó vượt hai đường MA 100 giờ (màu xanh) và MA 200 giờ (màu đỏ). Nhìn chung, USD đang tăng so với hầu hết các đồng tiền khác trong phiên Mỹ, trừ GBP (-0.14%).
Fed Atlanta GDPNow đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ trong quý III xuống 6.1% YoY từ 6.2%. Một phần của việc hạ dự báo này là do số lượng nhà mới khởi công không đạt kỳ vọng đầu phiên Mỹ.
Trong tuần trước, EIA ghi nhận trữ dầu tại Mỹ giảm hơn 3.2 triệu thùng, vượt xa dự báo ban đầu là giảm 1.055 triệu thùng.
Sau tin này, dầu WTI đang giảm 0.46% xuống mức $66.2/thùng.
Trong hai phiên gần đây, sau khi mất đi động lực tăng để lên 1,800, vàng không thể thoát được khỏi biên độ hẹp 1,780-1,790. Dù đô la đang mạnh lên, vàng vẫn đang được hỗ trợ bởi tâm lý risk-off bao trùm, và hiện đang được giao dịch quanh mức 1,780. Thị trường sẽ tiếp tục đợi biên bản cuộc họp FOMC để tìm thêm thông tin về việc thắt chặt của Fed.
Trong phiên hôm qua, trước sự mạnh lên của đồng bạc xanh, bảng Anh đã suy yếu mạnh và phá vỡ đường MA 200 ngày. Sang đến hôm nay, GBPUSD đang hồi phục trở lại và tiến lại đến đường MA quan trọng này tại mức 1.3780. Hiện tại GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3762. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC để có thêm xúc tác.
Theo WHO:
Những nhận định của WHO về liều bổ sung đi ngược lại với của Mỹ, và chính quyền tổng thống Biden triển khai tiêm liều bổ sung cho người dân 8 tháng sau khi tiêm liều thứ hai.
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang ghi nhận giảm điểm ngay từ lúc mở cửa: Chỉ số Dow Jones hiện đang giảm sâu nhất (-0.22%), theo sau bởi S&P 500 (-0.12%). Chỉ số Nasdaq giảm 0.08%. Tại châu Âu, các chỉ số đang diễn biến trái chiều: Trong khi FTSE 100 và CAC đang giảm sâu (lần lượt -0.41% và -0.82%), chỉ số FTSE MIB lại đang khởi sắc với mức tăng 0.36%. Các chỉ số còn lại chưa có nhiều thay đổi.
Trên thị trường tiền tệ, phiên giao dịch hôm nay đang khá trầm lắng khi các trader chờ đợi thêm xúc tác từ biên bản cuộc họp FOMC. Chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi ở mức 93.1 điểm. EUR hiện đang chưa có nhiều thay đổi so với phiên hôm qua, nhưng cũng đang rất sát đáy năm nay tại 1.1709. GBP tăng 0.19%. JPY giảm 0.23%. NZD giảm 0.5%, trước đó cũng đã lập đáy 2021 tại 0.6868. AUD giảm 0.13%. CHF giảm 0.28%. CAD chưa có nhiều thay đổi.
Vàng đang chưa có nhiều thay đổi ở mức 1,786. Dầu WTI đang tăng 0.24% lên $66.7/thùng.
Trong phiên Âu hôm nay, USDJPY đã vượt hai kháng cự quan trọng là đường MA 100 ngày (màu đỏ), đường MA 100 giờ (màu xanh), và hiện đang tăng 0.24% trong ngày lên mức 109.83. Tuy nhiên, phe mua vẫn còn nhiều việc phải làm, với hai mục tiêu quan trọng tiếp theo là 110, và đường MA 200 giờ (màu vàng) tại 110.035. Phá vỡ hai mốc này sẽ tạo điều kiện cho USDJPY bứt phá cao hơn.
Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC để có thêm xúc tác.
Thị trường đang thận trọng trước biên bản cuộc họp FOMC của Fed tối nay.
RBNZ đã gây ngạc nhiên cho phe "bò" khi không tăng lãi suất ngày hôm nay, nhưng đã giúp đỡ họ bằng cách đưa ra các dự báo về các đợt tăng lãi suất trong tương lai.
Tuyên bố chính sách của họ bao gồm việc dự kiến thắt chặt bắt đầu trong năm nay, sớm hơn so với dự đoán trước đó vào cuối năm 2022 được đưa ra vào tháng Năm. Ngân hàng trung ương này ước tính lãi suất cơ bản sẽ tăng lên 1.6% trước cuối năm 2022, cao hơn khoảng 40 điểm cơ bản so với thị trường kỳ vọng.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã khiến thị trường bất ngờ khi giữ nguyên lãi suất ở mức 0.25%. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tại ING dự kiến sẽ có hai đợt tăng lãi suất vào cuối năm nay. Do đó, NZD sẽ được hưởng lợi từ dòng tiền "carry trade" khi tâm lý thị trường ổn định trở lại. Họ dự báo tỷ giá NZD/USD sẽ tăng lên 0.72 vào cuối năm khi RBNZ nâng lãi suất.