Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Với việc sự kiện Jackson Hole xuất hiện trong chương trình nghị sự vào cuối tháng, Fed chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của thị trường trong những tuần tới, vì vậy hãy để ý đến điều đó.
Tuần này, chúng ta sẽ có một số sự kiện rủi ro quan trọng khác bao gồm các quyết định cuộc họp chính sách RBA và BOE, và bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thứ Sáu.
Ngoài ra hãy chú ý tới yếu tố thời vụ khi tháng 8 là tháng yếu nhất
Tỷ giá USD/JPY cũng giảm trung bình 1.06% trong 20 năm qua trong tháng 8 này.
Mọi sự tập trung đều đổ dồn vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vào thứ Năm, ngày 5 tháng 8. Vì BOE khó có khả năng trở nên hawkish hơn nên các nhà kinh tế tại ING kỳ vọng đồng đồng Bảng Anh sẽ chỉ tăng giá nhẹ và nếu có phá vỡ 1.4000 thì cũng rất yếu.
Đồng Euro đã tiếp tục tăng trong phiên đầu tuần này sau khi có một đợt điều chỉnh khiêm tốn vào cuối tháng trước. Các chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng MUFG nhận định: sức mạnh của sự phục hồi kinh tế khu vực đồng Euro gây bất ngờ với thị trường, điều này sẽ hỗ trợ cho đồng tiền chung châu Âu vững bước.
Chứng khoán châu Âu tăng vào thứ Hai cùng với hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ khi thu nhập doanh nghiệp và dữ liệu kinh tế tích cực bù đắp những lo ngại kéo dài về cuộc siết chặt quy định của Trung Quốc và sự lây lan của biến thể virus delta. S&P 500 tăng 0.5% lên 4,424.7 điểm, Nasdaq 100 tăng 0.49% lên 15,050 điểm.
Vàng bất ngờ yếu đi mặc dù lợi suất TPCP Mỹ vẫn ổn định và đồng USD yếu đi, hiện kim loại quý giảm 0.34% còn $1,808/oz. Dầu thô cùng chìm trong sắc đỏ với dầu WTI mất tới 1.14%, giao dịch quanh mức 73.12 USD/thùng.
Trên thị trường FX, tất cả các đồng tiền chính đều mạnh lên so với USD nhưng biên độ dao động vẫn còn tương đối nhỏ, chỉ quanh mức 0.1% - 0.2%. Các báo cáo PMI tại châu Âu và nước Anh ngày hôm nay nhìn chung đều đạt dự kiến, chỉ có dữ liệu bán lẻ tại Đức là tăng mạnh 4.2% so với ước tính chỉ 2%, EUR/USD hiện tăng 0.13% lên 1.1883. Tối nay sẽ có PMI sản xuất tại Hoa Kỳ và cả các chỉ số khác như ISM lao động, đơn đặt hàng mới và giá sản xuất. Tuy nhiên, tâm điểm tuần này sẽ là các cuộc họp chính sách của RBA và BOE cũng như bảng lương phi nông nghiệp tại Mỹ vào thứ sáu.
Tiền gửi nội địa đạt 636.4 tỷ CHF so với 635.5 tỷ CHF trước đó
Ít thay đổi về tổng tiền gửi do SNB tiếp tục không can thiệp tiền tệ đứng ngoài phần lớn cho đến thời điểm hiện tại.
Không có gì thay đổi so với ước tính ban đầu vì tình trạng thiếu nhân viên và áp lực chi phí/giá cả tăng mạnh (do gián đoạn chuỗi cung ứng) đè nặng lên tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất trong tháng trước.
GBP/USD đang tăng 0.17% lên 1.3926 trong ngày.
Điều này tái khẳng định sự giảm nhẹ trong hoạt động sản xuất của khu vực đồng euro vào tháng trước nhưng điều kiện tổng thể vẫn rất tốt. Vấn đề duy nhất là sự gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ra hạn chế về công suất và lạm phát, và điều đó vẫn đang đè nặng lên tâm lý rủi ro.
Tin tốt là các điều kiện việc làm cũng đang tăng lên, với con số đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn đang đè nặng với lượng hàng tồn đọng tăng mạnh và thời gian giao hàng kéo dài.
Đây là con số cao nhất kể từ năm 1995 vì gần một nửa số doanh nghiệp Thụy Sĩ cho biết họ sản xuất trong tháng 7 nhiều hơn so với tháng trước, với chỉ 14% ghi nhận sản lượng giảm. Báo cáo chi tiết cũng chủ yếu vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về các điều kiện tổng thể:
PMI giảm nhẹ so với tháng 6 nhưng vẫn khá cao với sản lượng và đơn đặt hàng mới một lần nữa tăng mạnh. Tuy nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn là một vấn đề và điều đó đang hạn chế tăng trưởng.
Dữ liệu mới nhất do Văn phòng Thống kê Liên bang công bố - ngày 2 tháng 8 năm 2021
Trước đó + 0.6%
CPI lõi + 0.2% so với cùng kỳ năm trước
Trước đó + 0.3%
CPI toàn phần tăng nhẹ so với tháng 6 nhưng áp lực giá cả nhìn chung vẫn còn thấp trong nền kinh tế Thụy Sĩ. Điều này sẽ không làm thay đổi lập trường của SNB.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.4%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.4%
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.4%
Dự kiến thị trường sẽ có một mức tăng khiêm tốn vào thời điểm mở cửa sau đó đối với châu Âu, với các hợp đồng tương lai của Mỹ cũng cho tâm lý tích cực hơn trong thời điểm hiện tại với hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0.5%, Nasdaq tăng 0.5% và Dow tăng 0.4%.
Trích dẫn thông tin được cung cấp bởi thợ đào Bitcoin người Brazil là Ray Nasser trong một cuộc phỏng vấn trên kênh YouTube Bitconheiros, cônng ty dầu mỏ Trung Đông đang quan tâm đến việc khai thác Bitcoin. Nasser cho biết: Chúng tôi đang đàm phán với Saudi Aramco. Tất cả những tài nguyên mà đế chế dầu mỏ này đủ để tăng sức mạnh cho một nửa mạng Bitcoin hiện tại.
Theo nghiên cứu, thay vì xử lý sản phẩm phụ của việc khai thác dầu, Aramco có thể sử dụng nguồn năng lượng này cho các hoạt động kiếm tiền bằng cách khai thác tài sản mã hóa thông qua việt sử dụng khí còn sót lại từ việc khai thác dầu.
Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ tăng hôm thứ Hai khi một số lo ngại về cuộc đàn áp quy định của Trung Quốc đã bớt căng thẳng và tiến bộ trong kế hoạch chi tiêu cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đã hỗ trợ tâm lý. Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Úc tăng vọt 1.7% và 1.3%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã tăng nhẹ 0.5% và Shanghai Composite tăng 0.6%. Các hợp đồng S&P 500 và Nasdaq 100 đã tăng lên khi gói cơ sở hạ tầng trị giá 550 tỷ USD sắp được thông qua tại Thượng viện trong tuần này.
Dầu thô giảm giá khi các traders đánh giá triển vọng nhu cầu và sự gia tăng căng thẳng giữa Iran và Mỹ sau cuộc tấn công vào một tàu chở dầu liên kết với Israel. Giá dầu Brent hiện đang được giao dịch tại 74.63 USD/thùng sau khi giảm 0.67% trong khi dầu WTI giảm 0.53% tại 73.28 USD/thùng.
Lợi suất TP Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm đều ổn định tại 1.1225 sau khi giảm nhẹ 0.07%
Trên thị trường FX, USD / NOK tăng trong ngày thứ hai với mức 0.1%, sau khi tăng 0,9% vào thứ Sáu. Chỉ số DXY ổn định sau khi tăng lần đầu tiên vào thứ Sáu sau năm ngày. Theo một nhà giao dịch FX tại Châu Á, đồng đô la Úc có dấu hiệu giảm giá trong ngày. USD/JPY tích luỹ dưới 110, trong khi EUR/USD ổn định và giữ dưới mức cao nhất trong một tháng vào ngày 30 tháng 7. GBP/USD giảm trở lại dưới 1.39
AUD/NZD hướng tới mức thấp nhất trong tháng 12 ở mức 1.0418 khi chịu tác động của các sự kiện diễn ra trong tuần này.
AUD dường như được không được hỗ trợ từ quyết định chính sách của RBA, Tuyên bố về Chính sách tiền tệ cũng như phát biểu của Thống đốc RBA Lowe trong bối cảnh các lệnh phong toả được thực thi trên đất nước. Rủi ro giảm đối với AUD vẫn sẽ còn, miễn là các lệnh phong toả của Úc làm trì hoãn quá trình tapering
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp quý 2 của New Zealand và triển vọng lạm phát quý 3 có thể củng cố kỳ vọng của các traders về việc tăng lãi suất RBNZ vào ngày 18 tháng 8.
Việc AUD/NZD phá vỡ dưới 1.0541 cũng đã củng cố xu hướng giảm này
Nếu Bitcoin đã có bước chuyển mình ngoạn mục với 10 cây nến ngày xanh liên tục trước khi điều chỉnh, thì ETH lại đang bứt tốc với con số vượt trội hơn BTC là 13. Hiện ETH đang giao dịch xung quanh vùng giá 2,566 USD.
Yếu tố phí gas là vấn đề quan trọng. Bức tranh hard fork Berlin vào tháng 4 là minh chứng cụ thể nhất hợp thức xu hướng giá tăng trưởng của ETH. Sau hard fork Berlin, phí gas trên ETH đã được cải thiện đáng kể, so với tình hình hiện tại, gas trước thềm nâng cấp London đang có chỉ số tương đối đồng đều so với đợt sụt giảm sau Berlin.
"Trung Quốc nên tăng cường hỗ trợ chính sách để mở rộng nhu cầu trong nước và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi để củng cố đà tăng trưởng", Shanghai Securities News đưa tin, trích dẫn các nhà phân tích sau khi PMI tháng 7 chậm lại một phần do mưa bất thường và lũ lụt. Tờ báo cũng cho biết “Trung Quốc nên để đầu tư của chính phủ thúc đẩy nhu cầu trong nước mở rộng cũng như thúc đẩy tiêu thụ ở H2”. “Trong ngắn hạn, mức tiêu thụ dịch vụ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của các ca bệnh Covid-19 mặc dù tác động tổng thể lên nền kinh tế sẽ bị hạn chế.”
Theo viện Melbourne, CPI của Úc trong tháng 7 tăng 0.5% so với tháng trước, tương đương với mức tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 7 giảm từ 1.9% xuống 1.8%.
Mặc dù đây không phải số liệu chính thức bởi Cục thống kê, nhưng là một con số giúp các nhà đầu tư đánh giá được triển vọng lạm phát.
Trong ngày hôm nay, Trung Quốc đã ghi nhận thêm 98 ca nhiễm mới, trong đó có 55 ca nhiễm ngoài cộng đồng, buộc chính quyền tái áp dụng các biện pháp giãn cách tại một số địa phương.
Các chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 7 cho thấy các hoạt động kinh tế có phần tăng trưởng chậm lại:
Pfizer và Moderna đã tăng giá vaccine COVID-19 của họ trong các hợp đồng cung cấp mới nhất với EU, Financial Times đưa tin. Các điều khoản của hợp đồng bao gồm điều khoản cung cấp 2.1 tỷ liều cho đến năm 2023 đã được thương lượng lại sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 cho thấy vaccine từ hai công ty này có hiệu quả hơn so với một số đối thủ. Mức giá mới cho một liều của Pfizer là 19.50 euro, tăng từ 15.50 euro.
Các thượng nghị sĩ đã hoàn tất việc đàm phán một văn bản chíh thức cho gói 550 tỷ USD, dẫn đến một cuộc đàm phán có thể được thông qua trong tuần này. Chuck Schumer cho biết các thượng nghị sĩ có thể hoàn tất thông qua dự luật lưỡng đảng "trong vài ngày" trước khi nó được chuyển đến Hạ viện.
Cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn đàm phán với SEC về quyết định đình chỉ các đợt IPO đối với các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết họ đang tìm kiếm một giải pháp khác phù hợp sau khi Mỹ tung ra các biện pháp kìm hãm các doanh nghiệp, khiến các công ty phải chịu nhiều rủi ro.
Việc kết quả kinh doanh của gã khổng lồ Amazon kém khả quan đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ chịu áp lực vào phiên cuối tuần. Dow Jones giảm 0.42%, S&P 500 giảm 0.54% còn Nasdaq giảm 0.71%.
Trên thị trường FX, phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7 đã chứng kiến nhu cầu đồng USD mạnh mẽ, cùng với đó là lạm phát PCE trong tháng 6 đã chạm mức cao nhất trong 30 năm đã khiến chỉ số DXY phục hồi trong phiên cuối tuần, thu hẹp đà giảm trong tuần. Chỉ số này tăng 0.23% lên 92.09. Các đồng tiền khác trong nhóm G-7 đều giảm so với USD, dẫn đầu là AUD giảm 0.70% xuống 0.7343. EUR?USD giảm 0.15% xuống 1.1867 còn USD/JPY tăng 0.20% lên 109.69.
Vàng giảm mạnh xuống $1,814/oz, giá dầu tiếp cận mốc $74/thùng.
Bitcoin tăng mạnh mẽ trong phiên thứ 6 lên mức $42,234 truy nhiên bất ngờ giảm trong phiên cuối tuần, hiện đang ở mức $39,600.
Cặp tiền này đang giảm sâu trong phiên hôm nay (-0.6%) đồng thời phá vỡ hai hỗ trợ quan trọng là đường MA 100 giờ (màu vàng) và MA 200 giờ (màu xanh). Lúc này, phe bán đang hoàn toàn làm chủ tình hình. Mục tiêu tiếp theo cho phe bán sẽ là các vùng swing 0.73416, 0.73364 và 0.73306. Sâu hơn nữa sẽ là đáy tuần 0.73165, và đáy tháng 0.72889.
Theo ông Bullard, sẽ rất rủi ro nếu Fed trì hoãn việc thắt chặt, và ông kỳ vọng lần đầu tăng lãi suất sẽ rơi vào quý IV. Ngoài ra, ông cũng lo ngại về bong bóng nhà ở, và Fed không nên tiếp tục bơm căng bong bóng này bằng việc mua vào tài sản.
Đồng USD tăng nhẹ sau những bình luận này, hiện ở mức 92.1 điểm.
Bộ trưởng Tài chính Canada bà Chrystia Freeland cho biết chính phủ sẽ tiếp tục trợ cấp lương và tiền thuê nhà tới ngày 23/10. Theo bà, những khoản trợ cấp này là phao cứu sinh cho hàng nghìn công ty và vô số người lao động. Ngoài ra, chương trình Trợ cấp Phục hồi Canada (CRB) cũng sẽ kéo dài tới ngày này.
Theo ngân hàng Nhật Bản này, vùng swing trong tháng Bảy là rất mạnh và sẽ rất khó lặp lại, nhưng cũng cho thấy những yếu tố ngăn cản đồng Yên mất giá và ở mức trên 110. Với việc nhà đầu tư thiếu tự tin vào việc BOJ giải quyết được vấn đề lạm phát, lợi suất thực vẫn sẽ rất hấp dẫn. Cộng thêm với điều này là mức thặng dư tài khoản vãng lai an toàn 3% GDP, và một đồng tiền khi xét trên nhiều phương diện đang bị định giá thấp hơn 10%. Đà tăng tiếp theo cho USDJPY sẽ rất hạn chế.
Hiện tại USDJPY đang được giao dịch quanh mức 109.72.
Dầu đang hướng tới ngày tăng thứ ba liên tiếp. Hiện tại giá dầu đã lên cao nhất trong hai tuần và đã hồi phục mạnh mẽ sau cú sốc cuối tuần trước.
Trên biểu đồ tuần, đường MA 50 tuần (màu vàng) đang lên cao và chuẩn bị cắt đường MA 200 tuần (màu xanh). Đây là giao cắt tích cực đầu tiên kể từ năm 2018 và là tín hiệu bullish rất rõ ràng.
Ngoài ra, việc các trữ dầu tại Mỹ giảm sâu cũng sẽ tạo hỗ trợ cho dầu thô trong thời gian sắp tới.
Vàng đang giảm nhẹ 0.2% trong ngày hôm nay, xuống vùng $1,824-1,825, tuy nhiên vẫn không có dấu hiệu bán tháo. Đô la hồi phục nhẹ sau dữ liệu PCE và bình luận có phần hawkish của chủ tịch Fed St. Louis Bullard đang gây chút áp lực lên kim loại quý này. Tuy vậy, khả năng giảm sâu hơn nữa rất hạn chế khi Fed vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế qua các biện pháp nới lỏng. Hơn nữa, giá vẫn đang trên mức hỗ trợ quan trọng là đường MA 200 vượt từ phiên hôm qua, giúp phe mua chiếm lấy ưu thế và tạo thêm đà tăng cho vàng.
Cả ba chỉ số tại Mỹ đều đang giảm điểm khi mở cửa. Nasdaq là chỉ số giảm sâu nhất (-0.73%), theo sau bởi S&P 500 (-0.35%), còn chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0.1%. Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang chìm trong sắc đỏ, duy nhất có CAC hiện chưa có nhiều thay đổi.
Đồng bạc xanh đang ổn định dần trong phiên hôm nay, dù sẽ đóng cửa với mức giảm tuần lớn nhất kể từ tháng Năm. Chỉ số DXY tiến gần mức 92 điểm. Phần lớn các đồng tiền khác đều đang giảm so với USD: AUD là đồng tiền yếu nhất với mức giảm 0.34%, theo sau bởi JPY với mức giảm 0.22%. NZD giảm 0.15%. EUR, GBP suy yếu nhẹ. CHF chưa có nhiều thay đổi. CAD là đồng tiền duy nhất tăng so với USD, dù mức tăng cũng chỉ khiêm tốn 0.1%.
Vàng giảm 0.14% nhưng vẫn giữ trên mức 1,822. Dầu WTI tăng 0.48%, tuy nhiên dầu Brent lại giảm 0.88%. Bitcoin giảm xuống dưới $39,000.
Theo ông Bullard, dù số liệu GDP quý II thấp hơn kỳ vọng ban đầu khá nhiều, ông vẫn tin rằng GDP sẽ tăng mạnh đến cuối năm. Ông vẫn kỳ vọng GDP tăng 7% trong năm 2021, và hiệu năng tại Mỹ đã cao hơn rất nhiều nhờ công nghệ phát triển. Ngoài ra, việc làm sẽ hồi phục hoàn toàn vào mùa hè tiếp theo, và sẽ đạt đủ điều kiện cho Fed tăng lãi suất.
Đô la vẫn đang ổn định gần mức 92 điểm sau những bình luận của ông.
Dù số liệu PCE không đạt kỳ vọng ban đầu, đồng bạc xanh vẫn đang tăng. Chỉ số DXY chạm lại 92 điểm. USDJPY đã tăng lên đỉnh ngày 109.79, còn EUR và GBP cũng đang gặp áp lực bán nhẹ.
Hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của tháng nên dòng tiền sẽ chiếm ưu thế trước những yếu tố cơ bản, tuy nhiên bài phát biểu của bà Lael Brainard từ Fed vào rạng sáng ngày mai vẫn sẽ thu hút nhiều sự quan tâm.
Giá hàng hóa toàn cầu đang trở lại mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây, ủng hộ cho quan điểm rằng sẽ có chu kỳ siêu tăng giá tiếp theo. Chỉ số giá hàng hóa giao ngay của Bloomberg đang ở mức cao nhất kể từ năm 2011. Thời tiết khắc nghiệt đã đẩy giá cà phê và đường lên mức cao nhất trong nhiều năm và một số nhà phân tích cho rằng giá đồng sẽ có "làn gió" thứ hai.
Nhật Bản có thể sẽ thực hiện các bước tiếp theo để hạn chế sự lây lan của COVID
Điều này được đưa ra sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố đối với bốn tỉnh khác (Chiba, Saitama, Kanagawa, Osaka) và ở Tokyo bị kéo dài đến ngày 31 tháng 8.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide cho rằng COVID đang lây lan với tốc độ chưa từng có và cho rằng biến thể Delta là nhân tố chính đằng sau điều đó, theo Reuters.
“Chúng tôi lo lắng rằng làn sóng COVID sẽ tiếp tục lây lan hơn nữa”, ông bình luận thêm.
Chính phủ Nhật đồng thời kéo dài tình trạng khẩn cấp của Tokyo đến ngày 31 tháng 8
Thêm vào đó là ba quận gần Tokyo, đó là Chiba, Saitama và Kanagawa, làm tăng thêm tình trạng khẩn cấp cho Osaka.
Thông báo này đã được đồn đại cả tuần nay nên không có gì ngạc nhiên nhưng chúng ta sẽ xem điều này đóng vai trò như thế nào trong việc hạn chế virus lây lan khắp Nhật Bản.
Một con số vững chắc cho thấy nền kinh tế khu vực đồng euro phục hồi trở lại sau một quý 1 trầm lắng hơn, được hỗ trợ bởi các hạn chế vi rút được nới lỏng nói chung. Nguồn cầu tăng mạnh trở lại là yếu tố chính góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế phục hồi.