Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Cặp EUR/JPY tiếp tục tăng mạnh sau khi hoàn thành mô hình “tam giác” tăng giá mới và các chuyên gia kinh tế tại Credit Suisse tiếp tục lạc quan với dự báo tỷ giá sẽ di chuyển lên mốc 132.55.
“Chúng tôi dự báo tỷ giá sẽ tiếp tục tăng với ngưỡng kháng cự gần nhất là 130.51, sau đó là 131.38, và cuối cùng là mục tiêu chính của chúng tôi, mốc 132,55 - mức thoái lui 78.6% Fibo của xu hướng giảm từ năm 2018 đến 2020."
Tỷ giá USD/CAD tiếp tục đà giảm hôm thứ Sáu và hiện đang kiểm tra lại mức đáy tháng 2 năm 2018 ở 1.2452. Các chuyên gia phân tích tại Credit Suisse dự báo cặp tiền sẽ gặp khó khăn trong việc đóng cửa dưới mốc này vào phiên đầu tuần. Mặc dù vậy, một cú breakout sẽ giữ tỷ giá tiếp tục xu hướng giảm chủ đạo.
Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB, đánh giá về cuộc họp FOMC sắp diễn ra vào thứ Tư.
Sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào cuối tuần trước, Bitcoin đã liên tục suy yếu xuống gần mức $50,000, giảm gần 6% trong ngày.
Ngoại trưởng Antony Blinken bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, tới hai đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á khi Washington tìm cách chống lại các mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Blinken, dự kiến sẽ đến Nhật Bản vào thứ Hai, và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ hội đàm với những người đồng cấp tại Tokyo và sau đó sẽ đến Hàn Quốc vào cuối tuần để có cuộc thảo luận tương tự. Các cuộc họp nhằm trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ về cam kết của Washington sau khi chính quyền Trump cáo buộc Nhật Bản là kẻ ăn bám an ninh và tìm cách tăng gấp 5 lần so với Seoul về số tiền mà nước này phải chi để tiếp đón quân nhân Mỹ.
Đây không phải là điều quá ngạc nhiên nếu bạn theo dõi chặt chẽ các bản cập nhật hàng ngày. Mặc dù số bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt đã giảm trong những tuần gần đây, điều đó vẫn chưa giúp giảm bớt gánh nặng tổng thể cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt nói chung.
Ngay cả đến ngày hôm qua, công suất dự phòng theo cơ quan đăng ký DIVI vẫn chỉ ở mức 17% và đã không trở lại mức trên 20% trong một thời gian khá dài.
Thêm vào đó là sự gia tăng tỷ lệ mắc mới trong 7 ngày lên 82.9 trong ngày hôm nay và đang bắt đầu cho thấy khả năng gia tăng các ca nhiễm vi rút trong tương lai - điều này sau đó sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến khả năng chăm sóc sức khỏe trong những tuần/tháng tới.
Một năm kể từ khi đại dịch Covid-19 tấn công, những người trẻ tuổi của Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đảo chiều, xóa bỏ hầu hết mức tăng đầu phiên giao dịch hôm nay. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm nhẹ xuống 3,941.1 điểm, Nasdaq giảm 0.3% xuống 12,886.75 trong khi chỉ số Shenzhen của Trung Quốc giảm gần 3%. Quá trình rút bớt thanh khoản khỏi thị trường tài chính và những cảnh báo về bong bóng tài sản của chính quyền Trung Quốc đang khiến tâm lý các nhà đầu tư ở những thị trường khác cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, lợi suất TPCP Mỹ vẫn ở gần đỉnh 1 năm - trên mức 1.6%, càng dấy lên những lo ngại về mức định giá hiện tại.
Giá vàng vọt tăng lên mức $1,734/oz trong buổi sáng đầu ngày nhưng sau đó đã nhanh chóng đảo chiều giảm xuống quanh vùng $1,724/oz khi USD phục hồi trên diện rộng.
Trái ngược với thị trường kim loại quý, dầu thô tiếp tục có một ngày đầy phấn khởi với dầu WTI tăng 0.9% lên 66.16 USD/thùng nhờ sự thắt chặt nguồn cung của OPEC+ và tình hình Covid-19 được cải thiện tại Mỹ.
Tại thị trường FX, tất cả các đồng tiền chính đều suy yếu so với USD ngoại trừ NZD khi các dữ liệu kinh tế tại New Zealand trong tuần này dự kiến sẽ cho thấy mức phục hồi mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình cắt giảm hỗ trợ tiền tệ của RBNZ. CAD cũng chỉ giảm nhẹ do Canada sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi vượt trội của Mỹ so với thế giới, khi đây là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Canada cũng như số liệu trên thị trường việc làm quá tốt tuần trước. AUD là đồng tiền yếu nhất trong ngày hôm nay bất chấp dữ liệu sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tốt hơn dự kiến, có lẽ bị dẫn dắt chính bởi thị trường chứng khoán toàn cầu. EUR là đồng tiền suy yếu chỉ sau AUD khi ECB gia tăng tốc độ chương trình mua tài sản PEPP và quá trình tiêm chủng chậm chạp tại EU. JPY và CHF như thường lệ vẫn suy yếu do mức lợi suất thấp của Nhật và Thụy Sĩ.
Giá bán buôn tăng thêm và điều này phần nào phù hợp với những gì mà các báo cáo PMI thể hiện gần đây, tức là giá đầu vào tăng.
Mức tăng này cũng được giúp đỡ phần nào bởi những thay đổi về thuế của nước Đức.
Có vẻ như đang có một cuộc khủng hoảng diễn ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vào đầu tuần khi các nhà đầu tư tháo chạy do các nhà chức trách đang bắt đầu giảm bớt các chính sách kích thích.
PBOC đã thắt chặt thanh khoản khá mạnh kể từ đầu năm và chính quyền địa phương đã cảnh báo về sự mất cân đối tiềm ẩn và "bong bóng" trên thị trường tài chính vào đầu tháng này.
Kể từ khi đạt đỉnh vào ngày 18 tháng 2, chỉ số CSI 300 đã giảm gần 16% sau khi cộng thêm mức giảm 3% vào ngày hôm nay. Trong khi đó, chỉ số ChiNext thiên về cổ phiếu công nghệ đang dẫn đầu đà giảm với mức giảm 5% trong ngày hôm nay và giảm khoảng 25% so với mức đỉnh trong năm nay.
Đà bán tháo cũng gây ra sự sụt giảm đối với các tài sản có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường Trung Quốc, trong đó đồng AUD sụt giảm đáng kể cùng với sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ cho đến nay.
Tôi hy vọng các nhà chức trách Trung Quốc sẽ xoa dịu mọi lo ngại rằng thị trường giá xuống sẽ tiếp tục kéo dài nhưng với việc họ vẫn cảm thấy khá ổn với đợt lao dốc gần đây, hãy sẵn sàng cho các phiên giao dịch giật 2 chiều mạnh trong năm nay.
Nhóm nghiên cứu bao gồm Robert Buckland đã viết vào thứ Sáu rằng sự vượt trội của các cổ phiếu giá rẻ so với các cổ phiếu có giá có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng của lợi suất trái phiếu bảo vệ chống lạm phát kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ.
Họ tính toán rằng việc lợi suất TIPS tiếp tục tiến tới mốc 0% sẽ đẩy cổ phiếu giá trị trên thế giới tăng từ 15 đến 20% nữa.
Bộ trưởng Y tế Áo cho biết, nước này đã bắt đầu có dấu hiệu khởi đầu một làn sóng vi rút thứ ba do số ca nhiễm đã bắt đầu tăng trở lại. Có vẻ như, với tình trạng trì hoãn quá trình tiêm chủng vaccine, Châu Âu sẽ phải đối mặt với một đợt bùng phát mới.
Đây sẽ là một trong những yếu tố rủi ro lớn hơn cần chú ý ở châu Âu khi nói đến chính sách của ECB và mức độ sẵn sàng trong việc gia tăng mua trái phiếu.
Với việc triển khai vắc-xin đang tiến triển tốt ở Mỹ và Anh, châu Âu có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi lớn vào nửa cuối năm 2021 và làn sóng nhiễm vi rút thứ ba sẽ tạo ra một cơn đau đầu khác cho các nhà hoạch định chính sách trong những tháng tới.
Chứng khoán châu Á sụt giảm bất chấp những tuyên bố phục hồi nhanh hơn từ Mỹ và Trung Quốc. Lý do có thể được bắt nguồn từ lợi suất TPCP giữ vững ở mức cao nhất trong nhiều tháng được đánh dấu vào thứ Sáu.
Giữa những diễn biến này, chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản giảm 0.30% trong khi Nikkei của Nhật Bản tăng 0.25%
Dù là bình luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hay dữ liệu Doanh số bán lẻ và Sản xuất công nghiệp mạnh mẽ từ Trung Quốc, đều cho thấy sự lạc quan của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc tăng tính thanh khoản không thể giảm lo ngại về nền kinh tế đang nóng lên và yêu cầu giảm nhẹ Nới lỏng định lượng (QE).
ASX 200 của Úc đấu tranh để hưởng ứng sự lạc quan nhưng thận trọng của Thống đốc RBA Philip Lowe cùng dữ liệu của Trung Quốc trong khi NZX 50 của New Zealand tăng hơn 1.0% khi Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand (NZIER) sửa đổi dự báo tăng trưởng.
IDX Composite của Indonesia giảm 0.44% trong bối cảnh dữ liệu thương mại hỗn hợp trong khi KOSPI của Hàn Quốc giảm nhẹ và BSE Sensex của Ấn Độ giảm hơn 1.00% trong bối cảnh nguy cơ vi-rút bùng phát trở lại cùng sự thận trọng trước các dữ liệu quan trọng.
S&P 500 Futures làm giảm mức tăng của tăng của thị trường châu Á trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giữ vững ở mức 1.63% - mức cao gần tháng 2 năm 2020 đã xuất hiện vào thứ Sáu
Sẽ có một vài sự "phân tâm" nhẹ trước cuộc họp FOMC hôm thứ Tư nhưng tất cả giao dịch tuần này sẽ xoay quanh Fed. Những phát ngôn liên quan đến thị trường trái phiếu sẽ là một điều đáng chú ý nhưng Fed cũng sẽ công bố các dự báo kinh tế mới nhất cùng bản đổ Dot của mình
Hãy tưởng tượng thị trường sẽ phản ứng như thế nào nếu một đợt tăng lãi suất được đưa ra vào năm 2023?
Cùng cập nhật cách dự đoán trước đó (mới nhất) từ Fed:
Nhưng như thể thấy, thị trường đang mong đợi một đợt tăng lãi suất sớm vào cuối năm 2022. Về cơ bản, đó là một phần và cốt lõi của câu chuyện trong những gì đang góp phần làm tăng lợi suất (nó không chỉ là câu chuyện lạm phát). Vì vậy, liệu Fed có cảm thấy rằng uy tín của họ đang bị suy giảm? Hay tất cả những điều này vẫn có thể chấp nhận được trong thời điểm hiện tại?
Đây cũng sẽ chìa khóa điều hướng cho lợi suất trái phiếu Kho bạc khi lợi suất đang trên đà thiết lập mức đỉnh mới khi nới rộng đà tăng.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ chỉ định Gene Sperling quản lý việc thực hiện kế hoạch cứu trợ COVID-19 trị giá 1.9 nghìn tỷ đô la đã được thông qua tuần trước
Sperling - một quan chức kinh tế hàng đầu dưới chính quyền của các cựu Tổng thống Dân chủ Barack Obama và Bill Clinton, với kinh nghiệm của ông, là người lý tưởng cho vị trí này
Nguồn thông tin cho biết: “Không ai hiểu rõ hoạt động của chính phủ liên bang tốt hơn Gene Sperling và cũng không ai có đủ điều kiện tốt hơn để chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch gói giải cứu và đảm bảo rằng nó mang lại lợi ích cho người dân Mỹ”.
Những báo cáo công khai gần đây cho thấy rằng các nhà lập pháp ở Kentucky dường như đã thông qua hai luật được đề xuất nhằm khuyến khích hoạt động khai thác tiền mã hóa ở tiểu bang Hoa Kỳ.
Có hai dự luật chuyển qua cơ quan lập pháp của tiểu bang, được gọi là Đại hội đồng. Một chủ đề tập trung vào các ưu đãi về thuế và theo ghi nhận của giới truyền thông địa phương, là một phần của nỗ lực thu hút các doanh nghiệp công nghệ vào Kentucky. Nếu được chấp thuận, điều này sẽ mở rộng các ưu đãi về năng lượng sạch của tiểu bang cho những người khai thác tiền mã hóa, với điều kiện họ phải đáp ứng ngưỡng đầu tư cụ thể tối thiểu là 1 triệu USD.
Hồ sơ bỏ phiếu cho thấy Hạ viện Kentucky đã thông qua dự luật năng lượng hôm thứ Sáu trong một cuộc bỏ phiếu 74-19 sau khi thông qua Thượng viện vào ngày 03/03. Hiện tại vẫn chưa rõ mức độ khác biệt giữa các dự luật của hai viện và liệu họ có cần được hòa giải trước khi thông qua bước cuối cùng.
Trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ FOMC của Mỹ, cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có khả năng tăng lãi suất vào năm 2023 nhưng các dự báo dot plot lại không cho thấy một động thái tiềm năng như vậy trong tuần này.
Những trích dẫn chính
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), cho biết nền kinh tế Trung Quốc có thể cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong Q1 so với một năm trước đó.
Những trích dẫn khác
Phản ứng thị trường
AUD/USD vẫn chịu áp lực dưới 0.7750 trong bối cảnh dữ liệu trái chiều của Trung Quốc và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Mọi con mắt hiện đang đổ dồn sự tập trung vào quyết định của Fed và dữ liệu việc làm của Úc trong tuần này.
Sản xuất công nghiệp Trung Quốc từ đầu năm đến nay tăng 35.1% (so với dự kiến tăng 30%),
Doanh thu bán lẻ tăng 33.8% (so với dự kiến tăng 32%)
Lợi suất 10 năm của Mỹ đã đảo ngược hướng đi, tăng 0.66% lên 1.634. Điều này đã ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối (tạo ra sự tăng giá trở lại cho đồng dollar Mỹ).
NZD/USD vẫn đang giữ vững với vai trò là một đồng tiền tiêu biểu ổn định nhưng AUD/USD đang hướng tới mức thấp nhất trong ngày.
AUD giảm 0.16% xuống 0.7748 USD
Lãi suất kỳ hạn 1 năm là 2.95% so với lãi suất tương tự tại hoạt động Cơ sở cho vay trung hạn trước đó
Giá nhà mới tháng 2 tăng 0.5% so với tháng trước (trước đó tăng 0.3%) và tăng 4.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ sẽ đề xuất luật cấm tiền điện tử, phạt tiền bất kỳ ai giao dịch trong nước hoặc thậm chí nắm giữ các tài sản kỹ thuật số như vậy.
Dự luật sẽ hình sự hóa việc sở hữu, phát hành, khai thác, giao dịch và chuyển giao tài sản tiền điện tử.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Lowe phát biểu, phát biểu khai mạc Hội nghị Phân tích Kinh doanh Melbourne:
Thông tin từ gói kích thích tài khóa được phê duyệt vào cuối ngày thứ 5 đã khiến thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm. Dow Jones tăng 0.90%, S&P 500 tăng 0.10%. Mặc dù lợi suất TPCP Mỹ 10 năm tăng mạnh mẽ 8.1 điểm cơ bản lên mức 1.62%, nhưng điều này chỉ đơn thuần phản ánh sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về tăng trưởng, không phải nỗi sợ lạm phát như trước kia.
Đồng Dollar tăng 0.28% lên 91.68, kéo theo các đồng tiền khác giảm so với USD, ngoại trừ CAD, đồng tiền này đã tăng 0.45% sau báo cáo việc làm tại Canada cho chúng ta một "cú sốc": số lượng việc làm tăng thêm 260 nghìn, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh từ 9.4% xuống 8.2%. NZD dẫn đầu đà giảm với mức giảm 0.75%. EUR/USD giảm 0.28% xuống 1.1953, USD/JPY tăng 0.47% lên 109.02 khi lợi suất tại Mỹ chưa ngừng tăng.
Vàng kết thúc phiên ở mức $1,727/oz dù đã có lúc phá vỡ qua mốc $1,700/oz.
Các chuyên gia kinh tế tại Credit Suisse tin rằng chỉ số S&P 500 hiện đang ở trong giai đoạn hành động giá giật hai chiều trong xu hướng tăng. Do đó, chỉ số này có khả năng chứng kiến sự "trập trùng"
trên đường tới vùng 4070/75, với ngưỡng kháng cự gần nhất tại 3975/80.
Cặp GBP/USD dường như đang ổn định trên đường MA 55 ngày tại 1.3761 và đà giảm vẫn được coi là sự điều chỉnh trước khi xu hướng tăng chủ đạo tiếp tục trở lại, đưa tỷ giá lên mức đỉnh gần đây ở 1.4017.
Tỷ giá GBP/USD vẫn giữ mô hình “vai đầu vai” và các nhà phân tích tại Credit Suisse vẫn có quan điểm "bearish" và dự báo cặp tiền sẽ điều chỉnh sâu hơn xuống đường MA 55 ngày ở 1.3753.
Theo Credit Suisse, chỉ số S&P 500 dự kiến sẽ tiếp tục ở trong giai đoạn tích lũy/điều chỉnh kéo dài với mức kháng cự quan trọng trong xu hướng giảm ngắn hạn ở vùng 3896.
Tỷ giá AUD/USD đã tạo ra mức đỉnh lớn vào thứ Sáu và có khả năng sẽ tiếp tục giảm, hỗ trợ quan trọng tiếp theo sẽ là vùng 0.7583/57, theo các chuyên gia tại Credit Suisse.
Chuyên gia tại Credit Suisse cho biết tỷ giá EUR/USD đã đảo chiều giảm mạnh và cần phải giữ trên mức 1.2109 để mô hình "vai đầu vai” không bị phá vỡ trong ngắn hạn trong khi ngưỡng kháng cự nằm ở 1.2184/85.
Các chuyên gia tại Credit Suisse nhận định:
Nếu tỷ giá phá qua ngưỡng 1.2190, cặp EUR/USD sẽ kết thúc giai đoạn tích lũy để trở lại xu hướng tăng và tiến về vùng 1.2345/55.
Cặp chéo EUR/JPY vẫn sẽ được hỗ trợ bởi lực mua và mặc dù tỷ giá đã có phiên đảo chiều giảm, các nhà phân tích tại Credit Suisse vẫn cho rằng cặp tiền sẽ đứng vững tại vùng hỗ trợ 127.33/30 trước khi bật tăng hướng lên ngưỡng 128.67/70 và sau đó là 130.16.
Rủi ro cốt lõi của bạc vẫn cao hơn và các chiến lược gia tại Credit Suisse kỳ vọng khả năng giá tiếp tục tăng vượt trội so với vàng.
"Bạc đang duy trì mức giá cơ bản trong nhiều năm và chúng tôi tìm kiếm một động thái bền vững trên mức $29.86/oz để xác nhận tiếp tục xu hướng tăng, với mức kháng cự tiếp theo ở mức Fibo thoái lui 50% của thị trường gấu ở mức $30.72/oz, mục tiêu của chúng tôi vẫn là $35.23 -35.365/oz - mức thoái lui 61.8%, đồng thời là mức cao nhất tháng 10/2012.
"Mức hỗ trợ lý tưởng tại $24.05/oz tiếp tục được giữ vững"
Hệ số Gold/Silver tiếp tục duy trì xu hướng giảm và chúng tôi kỳ vọng giá bạc sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa"
Ngày hôm nay giá bạc không biến động nhiều, giao dịch quanh mức $27.23/oz
Cặp USD/JPY đã chứng kiến sự phản ứng mạnh với ngưỡng kháng cự như dự kiến ở 105.57 nơi có đường MA 200 ngày đi qua và các nhà phân tích tại Credit Suisse dự báo tỷ giá sẽ chuẩn bị cho sự điều chỉnh sâu hơn đối với xu hướng tăng ngắn hạn về vùng 104.20.
Cặp AUD/USD đã có một phiên giao dịch tích cực khác vào thứ Hai khi tỷ giá vượt qua vùng kháng cự tại 0.7683/7704. Việc phá qua mức đỉnh nhỏ cho thấy sức mạnh trong ngắn hạn của đồng Aussie sẽ đẩy cặp tiền tiếp tục tăng. Mức kháng cự quan trọng tiếp theo cần phải lưu ý là 0.7782, các nhà phân tích tại Credit Suisse dự báo.
Các nhà phân tích tại Credit Suisse đánh giá cặp USD/CHF đang giữ vững được mô hình “vai đầu vai” nhỏ và dự báo đà điều chỉnh sâu hơn nữa, với mức kháng cự quan trọng là 0.9027/28, mục tiêu là vùng 0.9090/95.
Cặp USD/JPY giữ được đà tăng bứt phá trên ngưỡng kháng cự 104.40 và việc hoàn thành mô hình “nêm” tăng giá sẽ đánh dấu sự đảo chiều mạnh mẽ hơn, hướng tới đường trung bình 200 ngày và mức đỉnh trong tháng 11 là 105.65/75, các nhà phân tích tại Credit Suisse đánh giá.