Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi hoạt động kinh doanh của Mỹ mở rộng mạnh mẽ nhất trong hơn 2 năm. Chỉ số PMI tổng hợp sơ bộ tháng 7 của S&P Global tăng 0.2 điểm lên 55, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Trong khi PMI dịch vụ sơ bộ cho thấy mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 3, thì PMI sản xuất sơ bộ lại giảm xuống mức thu hẹp. Phiên giao dịch hôm thứ Tư chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của S&P 500 và Nasdaq Composite, do báo cáo hàng quý đáng thất vọng từ Alphabet và Tesla. Điều này đã khiến các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn và trí tuệ nhân tạo khác như Nvidia và Microsoft cũng lao dốc. S&P 500 và Nasdaq Composite đều có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2022, trong khi Dow Jones giảm khoảng 504 điểm vào cuối ngày. Các nhà đầu tư coi sự sụt giảm gần đây là dấu hiệu của sự điều chỉnh trong một thị trường quá mua. Dòng vốn đang có dấu hiệu chuyển dịch từ cổ phiếu công nghệ megacap sang cổ phiếu vốn hóa nhỏ và cổ phiếu các lĩnh vực mang tính chu kỳ hơn khi Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Thị trường hiện định giá 100% cho động thái của ngân hàng trung ương trong tháng 9.
Trên thị trường FX, USD suy yếu. DXY giảm 0.13% xuống 104.33. JPY mạnh nhất, AUD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. AUD và NZD lao dốc vì mối lo ngại về việc nền kinh tế Trung Quốc trì trệ. Tại Canada, BoC đã cắt giảm lãi suất 25 bps xuống 4.5% từ 4.75%. USDCAD đã vọt lên trên mức đỉnh của phạm vi giao dịch kể từ tháng 4 ở mức 1.38038. Liệu cặp tiền có thể giữ được đà tăng trong ngày mới và chạm đỉnh trong năm ở 1.38448 không? USDJPY đã giảm xuống dưới mức trung bình động 100 ngày ở mức 155.419 và cũng giao dịch dưới mức thoái lui 38.2% của xu hướng đi lên từ mức thấp tháng 12 năm 2023 ở 153.654. Tuy nhiên, việc mua vào cuối ngày đã đẩy cặp tiền trở lại trên mức thoái lui 38.2% kể trên. Mức kháng cự trong ngày mới sẽ nằm ở vùng dao động trong khoảng từ 154.52 đến 154.87.
Vàng giảm $14 xuống $2,396. Bitcoin giảm gần 1% xuống $65,400. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ biến động trái chiều. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 4.7 bps lên 4.285%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 1.2 bps xuống 4.432%. Chênh lệch lợi suất trái phiếu 2 - 10 năm tiến gần đến -14.7 điểm cơ bản (mức đỉnh kể từ tháng 10 năm 2023). Mức chênh lệch lợi suất trái phiếu 2-30 năm ở +10,9 bps - đường cong lợi suất dốc nhất kể từ tháng 7 năm 2022. Giá dầu thô phục hồi vào thứ Tư, phá vỡ chuỗi giảm kéo dài 3 ngày do dự trữ giảm, nhu cầu xăng tăng và cháy rừng ở Canada làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI đáo hạn vào tháng 9 tăng 63 xu, tương đương 0.82% lên $77.59/ thùng.
USDCAD tăng nhẹ lên 1.3808 sau quyết định chính sách BOC, nhưng hiện đã giảm xuống 1.2792. Ngân hàng đã quyết định hạ lãi suất 25bp xuống 4.50% để hỗ trợ nền kinh tế. Thống đốc BOC Macklem cho biết nguồn cung dư thừa giúp đưa lạm phát về mức 2% và việc giảm lãi suất là hợp lý trong bối cảnh các thước đo lạm phát đều dưới 2% trong thời gian gần đây. Ngoài ra, ông cũng cho biết BOC không quá lo lắng về phân kỳ chính sách Mỹ - Canada do lạm phát tại Hoa Kỳ cũng đang giảm dần.
DXY đã chịu áp lực bán mạnh kể từ trước khi báo cáo PMI sơ bộ tháng 7 của Mỹ được công bố do sự phục hồi mạnh mẽ của JPY. USDJPY hiện đang giảm khoảng 1% trong ngày. Tuy nhiên, USD lại không có phản ứng đáng kể với các dữ liệu sơ bộ này. Hoạt động kinh doanh của Mỹ vào đầu tháng 7 đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm do nhu cầu dịch vụ mạnh hơn, trong khi thước đo lạm phát đã hạ nhiệt.
Chỉ số PMI toàn phần tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Trong khi PMI dịch vụ sơ bộ cho thấy mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 3, PMI sản xuất sơ bộ lại quay trở lại vùng suy thoái.
Chủ tịch Fed William cũng đã đưa ra một số bình luận về triển vọng của nền kinh tế. Ông lên tiếng cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ có thể đã ở giai đoạn quá muộn để chống lại suy thoái. Trong bối cảnh thị trường lao động suy yếu, các yếu tố trong hệ thống có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến giảm chi tiêu và đầu tư, gia tăng thất nghiệp, và khó khăn trong việc kiểm soát rủi ro.
Chứng khoán Hoa Kỳ giảm mạnh vào đầu phiên thứ Tư khi mùa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II được khởi động bởi nhóm “Magnificent Seven” không đủ sức gây ấn tượng với các nhà đầu từ sau đợt tăng giá mạnh mẽ đã thúc đẩy cổ phiếu Hoa Kỳ liên tục thiết lập các đỉnh lịch sử mới. Chỉ số Nasdaq giảm hơn 2% và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 25/6. S&P 5000 giảm 1.5% và mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 30/4.
Cập nhật các thị trường khác:
Dự trữ tồn kho dầu thô hàng tuần
Tồn kho dầu thô, xăng, sản phẩm chưng cất và kho dự trữ dầu thô tại Cushing đều tiếp tục giảm. Sự sụt giảm này có thể có ảnh hưởng đến giá dầu và các sản phẩm liên quan, vì giảm dự trữ có thể làm tăng giá do nguồn cung bị hạn chế.
Số liệu từ EIA cho thấy:
Cổ phiếu Hoa Kỳ tiếp tục giảm.
Chủ tịch Fed NewYork William trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, cho biết:
Ông William lo sợ rằng cơ chế này đã được "kích hoạt" và có thể sẽ tiếp tục làm suy yếu nền kinh tế.
Chứng khoán Hoa Kỳ giảm mạnh vào đầu phiên thứ Tư khi mùa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II được khởi động bởi nhóm “Magnificent Seven” không đủ sức gây ấn tượng với các nhà đầu từ sau đợt tăng giá mạnh mẽ đã thúc đẩy cổ phiếu Hoa Kỳ liên tục thiết lập các đỉnh lịch sử mới.
Cổ phiếu Alphabet giảm gần 4% bất chấp doanh thu vượt kỳ vọng. Giám đốc điều hành của công ty ra tín hiệu rằng các nhà đầu tư sẽ cần phải kiên nhẫn để thấy được kết quả cụ thể từ các khoản đầu tư vào AI. Cổ phiếu Tesla giảm 12% sau khi công bố lợi nhuận không đạt kỳ vọng và doanh thu ô tô giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, gã khổng lồ xe điện cũng đã hoãn sự kiện Robotaxi đến tháng 10.
Chi tiết:
Doanh số bán nhà đơn lập (cho một hộ gia đình ở) mới: 617,000 - sau khi điều chỉnh theo mùa
Giá bán nhà: trung bình 417,300 USD (không đổi theo năm)
Hàng tồn kho và nguồn cung trong nhiều tháng:
Nguồn cung nhà mới đủ để đáp ứng cho 9.3 tháng, mặc dù không đổi so với tháng 5 nhưng vẫn ở mức rất cao. Nguồn cung nhà có sẵn hiện giảm mạnh. Số lượng hợp đồng ký kết trong tháng Sáu đã bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao (trên 7%), nhưng với việc lãi suất hiện tại giảm xuống 6.83%, hoạt động ký kết hợp đồng có thể sẽ cải thiện.
Những điểm chính trong Tuyên bố chính sách tháng 7:
Cập nhật DXY:
Cập nhật USD/CAD: tăng khoảng 16pip sau tin
Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản và đưa lãi suất chính sách từ 4.75% xuống 4.50%. Dự báo này được xây dựng dựa trên báo cáo về thị trường lao động hạ nhiệt trước đó, và được củng cố thêm sau dữ liệu CPI gần đây của Canada, trong đó các thước đo lạm phát cơ bản tiếp tục giảm xuống. Tính cả đợt hạ lãi suất vào tháng Bảy, thị trường kỳ vọng sẽ có tổng cộng 63 điểm cơ bản lãi suất được cắt giảm vào cuối năm.
Lợi suất TPCP giảm khắp các kỳ hạn, với lợi suất 2 năm (nhạy với triển vọng chính sách) dẫn đầu đà giảm với hơn 2% trong ngày xuống còn khoảng 4.40%.
JPY đã tăng hơn 1.1% trong ngày, trong khi đó chỉ số DXY giảm khoảng 27pip về 104.20.
USDJPY nỗ lực mở rộng đà giảm về mức thấp nhất kể từ ngày 16/5 ở khoảng 153.60. Cặp tiền đã giảm xuống dưới 154.21, với mức Fibo 50% của pha tăng từ đáy tháng 3 đến đỉnh tháng 6. Nếu xác nhận phá qua hỗ trợ này, phe bán có thể hướng mục tiêu đến đáy tháng 3 ở khoảng 146.48.
Hôm qua, USD/JPY đã giảm vượt đường MA 100 ngày và đáy tuần trước là 155.368 - khiến xu hướng chính chuyển dần thành giảm.
Hoa Kỳ luôn có cán cân thương mại hàng hóa âm với phần còn lại của thế giới do lượng hàng nhập khẩu lớn. Trái lại về mặt dịch vụ, Hoa Kỳ lại thặng dư so với thế giới.
Tin tức chính:
Thị trường:
Đồng yên Nhật tiếp tục phong độ tốt trong tuần này, khi USD/JPY giảm xuống dưới mốc 155.00 lần đầu tiên trong bảy tuần và hiện đang ở mức đáy trong ngày là 154.10. Bất chấp điều đó, đồng USD vẫn đi ngang với hầu hết các đồng tiền chính khác
Đồng CHF cũng tăng giá ngày hôm nay, được hưởng lợi từ tâm lý risk-off trên thị trường cũng như dữ liệu PMI khu vực Eurozone thấp hơn dự báo. USD/CHF hiện đã giảm xuống mức 0.8860. Trong khi đó, EUR/USD và GBP/USD giảm nhẹ về lần lượt các mức 1.0850 và 1.2920. AUD/USD và NZD/USD tiếp tục suy yếu trong phiên. Tuy nhiên, cả hai đều đã thoát khỏi mức đáy trong ngày hôm nay.
Đà bán tháo trên thị trường chứng khoán đang gia tăng trước thềm phiên Mỹ mở cửa. Các chỉ số châu Âu, trong đó có Pháp tiếp tục giảm tương đối. Trong khi đó, HĐTL chứng khoán Hoa Kỳ giảm sau khi lợi nhuận của Tesla và Alphabet kém khả quan hơn dự báo. HĐTL S&P 500 giảm 0.7% trong khi HĐTL Nasdaq giảm 1.1%.
Diễn biến đáng chú ý tiếp theo, BoC sẽ công bố quyết định lãi suất và sau đó sẽ là dữ liệu PMI sơ bộ tháng 7 của Hoa Kỳ.
Theo hãng thông tấn Đức DPA, ngày bầu cử đã được nội các Đức quyết định là vào ngày 28/09/2025
Theo quy định, cuộc bầu cử phải được tổ chức muộn nhất vào ngày 26/10 và không được sớm hơn ngày 31/08 trong năm 2025. Vì vậy, có vẻ thời điểm trên khá là chính xác.
Đây sẽ là cuộc bầu cử quốc hội liên bang với tổng công 630 ghế. Trước đó, cuộc bầu cử năm 2021 đã dẫn đến một liên minh giữa các đảng SPD, FDP và Greens. Điều này đã phá vỡ liên minh trước đó giữa SPD và CDU/CSU.
Việc ấn định ngày bầu cử sẽ chính thức khởi động cuộc đua vào vị trí Thủ tướng tiếp theo của Đức, với nhiều khả năng sẽ là một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các đảng phái chính trị.
Lượng đơn xin vay thế chấp tại Mỹ đã giảm trở lại trong tuần trước, với sự sụt giảm trong hoạt động mua nhà. Nhìn chung, điều này vẫn cho thấy tâm lý thận trọng hơn trên thị trường nhà ở Mỹ.
Kỳ vọng về ETF Solana đã thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư kể từ khi VanEck nộp đơn xin thành lập ETF Solana có tên là VanEck Solana Trust vào thasng06/2024. Các đối thủ lớn như 21Shares cũng đã nộp đơn xin thành lập ETF Solana lên SEC. Theo các nhà phân tích trong ngành, các đơn đăng ký ETF Solana giao ngay đầu tiên sẽ nhận được quyết định cuối cùng từ SEC Hoa Kỳ vào khoảng giữa tháng 03/2025.
Tin tức được đưa ra vài ngày sau khi nhà phân tích ETF của Bloomberg, Eric Balchunas, dự đoán rằng ETF Ether sẽ mở đường cho nhiều ETF tiền điện tử hơn, bao gồm cả ETF giao ngay dựa trên Solana.
Franklin Templeton, một trong những công ty đầu tiên phát hành quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Hoa Kỳ, cũng đang lạc quan về khả năng ETF Solana sẽ được ra mắt trong tương lai gần
“Bên cạnh Bitcoin và Ethereum, còn có những đồng tiền tiềm năng khác mà chúng tôi tin rằng sẽ thúc đẩy lĩnh vực tiền điện tử phát triển. Trong đó, Solana là một đồng tiền như vậy” Franklin Templeton viết trong một bài đăng trên X vào ngày 23 tháng 7.
Tuyên bố của Franklin Templeton về tiềm năng của ETF Solana được đưa ra cùng ngày công ty ra mắt ETF tiền điện tử giao ngay thứ hai, Franklin Ethereum ETF (EZET).
Theo một trong những nguồn tin trên, quyết định tăng lãi suất sẽ là một "quyết định khó khăn". Một nguồn tin khác cho biết, đó sẽ là một quyết định được cân nhắc cẩn thận về việc có nên hành động trong tháng này hay đợi đến cuối năm. Nhưng có một điều chắc chắn là họ sẽ công bố kế hoạch giảm mua trái phiếu với tốc độ chỉ bằng một nửa hiện tại trong những năm tới.
Quay trở lại quyết định về lãi suất, các nguồn tin cho biết mặc dù các quan chức BOJ đồng ý về sự cần thiết phải tăng lãi suất trong ngắn hạn, nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về thời điểm tăng lãi suất.
Nếu xét đến tình hình của nền kinh tế, tiêu dùng trong nước vẫn còn yếu và triển vọng không quá tích cực. Các nguồn tin lưu ý rằng khi các nhà hoạch định chính sách xem xét điều đó, họ có thể nghiêng về lựa chọn không tăng lãi suất ngay thời điểm này
Nếu BoJ không tăng lãi suất, các nhà giao dịch sẽ coi đó là một quyết định "dovish" hơn. Và nếu họ làm vậy, chính sách tiền tệ vẫn rất nới lỏng và ít nhất họ có thể không có nhiều dư địa để tiếp tục điều chỉnh chính sách vào tháng 9/tháng 10
Nếu chỉ dựa trên nền kinh tế, dữ liệu PMI hôm nay sẽ củng cố thêm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Tuy nhiên, ECB vẫn phải tập trung vào áp lực lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Nếu ECB coi tăng trưởng là yếu tố quan trọng thì mọi thứ có lẽ đã dễ dàng hơn. Thay vào đó, tình hình hiện tại đang khiến NHTW này đau đầu.
Nền kinh tế đang bắt đầu chậm lại sau khi phục hồi mạnh mẽ trong quý 1 và tăng trưởng nhẹ trong quý 2. Tuy nhiên, chưa có nhiều tiến triển trên mặt trận lạm phát trong khoảng thời gian từ hai đến ba tháng trở lại đây.
Ngay cả từ dữ liệu PMI hôm nay, HCOB cũng lưu ý rằng:
ECB có thể sẽ duy trì quan điểm tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn trong việc cố gắng cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào thời điểm cuối năm. Thị trường đang dự báo mức lãi suất được cắt giảm trong năm nay của ECB sẽ ở mức 0.44%.
Nếu áp lực lạm phát vẫn ở mức cao trong khi nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn vào cuối năm nay, nền kinh tế sẽ tiến gần hơn tới tình trạng lạm phát đình đốn. Đó là một rủi ro nghiêm trọng cần xem xét và có thể gây bất lợi cho đồng euro và tài sản khu vực khi thời điểm cuối năm đang ngày càng đến gần
Pav Hundal, nhà phân tích thị trường chính của Swyftx cho biết: Mặc dù hầu như không tăng giá sau khi ra mắt quỹ ETF Ether giao ngay, nhưng giá ETH vẫn có thể đạt được mức đỉnh mọi thời đại trong năm 2024.
Ông cũng đề cập đến một lượng lớn ETH hiện đang được stake - nghĩa là không thể bán được và đang góp phần thắt chặt nguồn cung - cùng với việc ra mắt ETF gần đây là hai trong số các yếu tố chính, cũng như tâm lý tích cực trên thị trường quyền chọn, với tỷ lệ Put-call là 0.27, thể hiện sự lạc quan của thị trường. Hundal cũng tin rằng “mục tiêu trong ngắn hạn” của ETH là mức cao nhất mọi thời đại $4,890 USD của tháng 11/2021.
ETF Ethereum giao ngay ra mắt vào thứ Ba đã thu hút được 106.6 triệu USD, trong khi giá ETH chỉ giảm nhẹ 0.42% trong 24 giờ qua.
Biểu đồ giá Ethereum (Nguồn: CoinMarketCap)
Các nhà đầu tư dường như đã coi việc ra mắt ETF Ether giao ngay là thời điểm tốt để thu gom Ether. Vào ngày 22 tháng 7, một ngày trước khi ETF bắt đầu giao dịch, các nhà đầu tư dài hạn đã mua vào 714,000 ETH trị giá 2.4 tỷ USD.
Dữ liệu trọng tâm đầu phiên Âu hôm nay là loạt báo cáo PMI sơ bộ tháng 7 tại châu Âu. Trong khi Đức dường như đang vật lộn để tăng trưởng, nền kinh tế Pháp đang được thúc đẩy bởi Thế vận hội Olympic. Các nhà cung cấp dịch vụ của Pháp gia tăng hoạt động kinh doanh của họ vào tháng 7 đểchuẩn bị cho Thế vận hội tại Paris. Ngược lại, nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất của Đức dường như đã kéo sản lượng chung của khu vực tư nhân giảm xuống.
Nếu chỉ xét đến tăng trưởng, ECB sẽ có thêm lý do để cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Tuy nhiên, áp lực về giá cả lại trở thành là lực cản với hy vọng nới lỏng nhiều hơn của thị trường. Giá đầu vào trong lĩnh vực dịch vụ tăng với tốc độ nhanh hơn và giá bán tăng với tốc độ tương tự như giai đoạn khảo sát trước đó. Tệ hơn nữa, giá đầu vào sản xuất, vốn đã giảm trong hơn 1 năm (kể từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2024), hiện đã tăng trong tháng thứ 2 liên tiếp.
EUR/USD giảm gần 30pip xuống mức thấp nhất trong ngày là 1.0854, trước khi hồi lên 1.0836 vào thời điểm hiện tại.
Tại Vương quốc Anh, dữ liệu PMI tháng 7 báo hiệu về một khởi đầu đáng khích lệ cho nửa cuối năm, với sản lượng, đơn đặt hàng và việc làm đều tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong bối cảnh niềm tin kinh doanh phục hồi, trong khi áp lực giá cả giảm bớt. Cuộc khảo sát kinh doanh đầu tiên sau bầu cử vẽ nên một bức tranh tích cực để chào đón Chính phủ mới, với các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều tỏ ra lạc quan về tương lai. GBP/USD hồi nhẹ khoảng 10pip lên 1.2898 sau khi công bố báo cáo.
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh vào đầu phiên thứ Tư khi các nhà đầu tư đánh giá triển vọng mùa báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng Khu vực và lĩnh vực công nghệ ở Mỹ, ngoài ra còn có triển vọng kinh doanh nhìn chung yếu kèm ở cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Eurozone trong tháng 7.
Cập nhật các thị trường khác:
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh vào đầu phiên thứ Tư khi các nhà đầu tư đánh giá báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng Khu vực và lĩnh vực công nghệ ở Myx, ngoài ra còn có triển vọng kinh doanh nhìn chung yếu kèm ở cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Eurozone trong tháng 7.
Về mặt dữ liệu, dữ liệu PMI sơ bộ tháng 7 cho thấy hoạt động kinh doanh đình trệ ở khu vực đồng Euro vào tháng 7, trong khi vượt kỳ vọng ở Anh nhờ tăng trưởng sản xuất mạnh mẽ. Trong khi đó, niềm tin của người tiêu dùng Đức được nhìn thấy ghi nhận sự cải thiện.
Bình luận về dữ liệu PMI sơ bộ tháng 7 tại Vương quốc Anh, Nhà kinh tế trưởng tại S&P Global, Chris Williamson cho biết:
Cập nhật FX: GBP/USD tăng khoảng 10pip lên 1.2891 sau tin.
Tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã chững lại vào tháng 7, với hoạt động dịch vụ tăng trưởng chậm hơn và điều kiện sản xuất tiếp tục trì trệ. PMI dịch vụ chạm đáy 4 tháng trong khi PMI sản xuất chạm đáy 7 tháng. Điều đó cho thấy tâm lý kinh tế yếu hơn ở Eurozone khi bắt đầu nửa cuối năm 2024. Về lạm phát, giá đầu vào tăng mạnh và chạm đỉnh 3 tháng, trong khi giá đầu ra cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn đôi chút. Ngoài ra, giá thành và giá bán cũng tiếp tục tăng tốc, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.
EUR/USD hiện giảm 0.2% trong ngày xuống 1.0832 và có vẻ như áp lực bán vẫn tiếp tục gia tăng. USD vẫn vững vàng trong tuần và khẩu vị rủi ro ảm đạm hơn cũng là nhân tố chi phối biến động thị trường FX hôm nay.
Trên khung D1, EUR/USD hiện đang hình thành một xu hướng giảm trong ngắn hạn khi tỷ giá dần tiến đến khu vực đường MA 200 ngày (màu xanh), với mục tiêu tiếp theo là mức 1.0816 và đường MA 100 ngày (màu đỏ) ở khoảng 1.8000. Bởi vậy, dữ liệu PMI Mỹ vào tối nay có thể sẽ tạo ra những bước đột phá mới về mặt kỹ thuật.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số DAX của Đức giảm 0.9%, chỉ số CAC40 của Pháp giảm 1.5%. Trong khi đó, HĐTL chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 0.7% và 1%.
Bất chấp dữ liệu PMI trái chiều từ Đức và Pháp, các nhà đầu tư vẫn đang chưa chắc chắn rằng liệu ECB có cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không. Tất nhiên là Ngân hàng muốn điều này, nhưng dữ liệu lạm phát sẽ là yếu tố quyết định và thị trường vẫn cần tiếp tục chờ đợi. Hiện tại, các nhà đầu tư đang định giá khoảng 61% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Đây có vẻ là một vấn đề nghiêm trọng. Nền kinh tế Đức đã rơi trở lại vùng suy thoái, bị kéo xuống bởi sự sụt giảm mạnh và đột ngột trong sản lượng sản xuất. Niềm hy vọng rằng lĩnh vực này có thể hưởng lợi từ một môi trường kinh tế toàn cầu tốt hơn đang tan thành mây khói. PMI toàn phần hiện dưới 50 và công cụ GDP Nowcast của HCOB dự đoán rằng sản lượng kinh tế trong quý III sẽ giảm 0.4% so với quý II. Mặc dù vẫn còn sớm và nhiều dữ liệu vẫn chưa được công bố, nhưng hoạt động của nền kinh tế nửa cuối năm đang khởi động một cách yếu ớt.
Cả dữ liệu PMI dịch vụ và PMI toàn phần đều chạm đỉnh 3 tháng, nhưng PMI sản xuất lại chạm đáy 6 tháng. Điều đó một lần nữa cho thấy sự tương phản trong hoạt động của hai lĩnh vực, không chỉ tại Pháp mà còn trên toàn khu vực đồng Euro. Ít nhất thì tin tốt là hoạt động dịch vụ đã tăng trưởng trở lại, mặc dù không đáng kể. Điều đó có thể một phần đến từ Thế vận hội Paris. Tuy nhiên, áp lực về giá đã gia tăng trong tháng này và điều đó có thể ảnh hưởng đến kế hoạch cắt giảm lãi suất vào tháng 9 của ECB nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn trên toàn khu vực.
AUD/USD giảm 0.3% xuống 0.6600. Cặp tiền hồi nhẹ từ mức thấp nhất trong ngày là 0.6583 và hiện phe mua đang hướng tới kiểm ta đường MA 200 ngày (màu xanh) tại 0.6584, gần với 0.6580 (mức Fibo 50% của đáy tháng 4 đến đỉnh tháng 7). Cặp tỷ giá đã ghi nhận chuỗi ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 8 năm ngoái và hiện đang hướng tới phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Việc phe bán có thể phá vỡ vùng hỗ trợ 0.6580-84 sẽ là một đòn giáng mạnh vào người mua, từ đó mở ra cơ hội đẩy giá về mốc 0.6500.
Một số hợp đồng lớn sẽ đáo hạn ở mức 0.6600 và thu hút thêm dòng tiền trước khi thị trường bước vào phiên Mỹ. Triển vọng chính của cặp tiền trong trung hạn vẫn không có nhiều thay đổi. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục chịu áp lực và điều này đang gián tiếp tác động lên AUD. Trong khi đó, cổ phiếu cũng tụt dốc trong ngày nên khẩu vị rủi ro nhìn chung không hỗ trợ được gì, trong bối cảnh báo cáo lợi nhuận không mấy ấn tượng từ Tesla và triển vọng mơ hồ từ Alphabet tiếp tục gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ cho đến thời điểm hiện tại.
USD hiện vẫn vững vàng so với các đồng tiền chính bất chấp luồng dữ liệu vĩ mô ở Mỹ gây thất vọng vào tối qua. Báo cáo PMI Hoa Kỳ sẽ là dự liệu trọng tâm trong ngày, sau đó là tăng trưởng GDP quý II vào thứ Năm và chỉ số giá PCE vào thứ Sáu.
Lịch kinh tế hôm nay khá sôi động, khởi động với loạt báo cáo PMI Eurozone trong tháng 7, sau đó là quyết định chính sách BoC và báo cáo PMI Mỹ. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang đón chờ bình luận từ các quan chức ECB trong ngày.
Bài bát phiểu của các nhà hoạch định chính sách từ các ngân hàng trung ương:
Dữ liệu theo khảo sát của Gfk vào tháng 8:
Rolf Buerkl, chuyên gia tiêu dùng tại NIM, cho rằng sự gia tăng này chủ yếu là do kỳ vọng thu nhập tăng của người Đức. Ông cũng lưu ý rằng sự phấn khích từ Giải vô địch bóng đá châu Âu có thể đã góp phần vào tâm lý tích cực.
Tuy nhiên, Buerkl cũng cảnh báo rằng vẫn chưa nắm chắc liệu hiệu ứng này có bền vững hay chỉ là "sự bùng phát ngắn hạn". Ông cảnh báo rằng nếu tâm trạng tốt hơn này nhanh chóng biến mất, con đường thoát khỏi tình trạng tiêu dùng ảm đạm có thể "dài và khó khăn hơn".
Chỉ số FTSE 100 của Anh dự kiến mở cửa giảm 25 điểm xuống mức 8,137, chỉ số DAX của Đức mất 76 điểm còn 18,472, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 54 điểm còn 7,540 và chỉ số MIB của Ý dự kiến mở cửa thấp hơn 62 điểm ở mức 34,799.
Ngân hàng Deutsche, UniCredit, BNP Paribas và Banco Santander báo cáo kết quả kinh doanh vào thứ Tư, cùng với Easyjet, Iberdrola và Orange.
Hợp đồng tương lai S&P 500 cũng giảm 0.6% trong khi hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.9%.
Dữ liệu mới nhất được GfK công bố ngày 24 tháng 7 năm 2024: