Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Vàng đang có khởi đầu ảm đạm trong năm mới, giảm 0.8% trong hai ngày qua, không tận dụng được xu hướng tăng giá thường thấy vào tháng 1. Đã có những nghi ngờ khi vàng chạm đỉnh kỹ thuật, và cú giảm mới nhất hôm nay khiến vàng rơi xuống dưới các mức quan trọng trong ngắn hạn. Cụ thể, đường trung bình động 200 giờ (dòng màu xanh) đã bị phá vỡ:
Sự phá vỡ các đường trung bình động, đặc biệt là 200 giờ, khiến đà tăng gần đây của vàng bị vô hiệu hóa. Xu hướng ngắn hạn hiện tại nghiêng về phía phe bán, với giá giao dịch dưới cả đường trung bình động 100 giờ và 200 giờ.
Điều này tạo ra một thách thức lớn cho vàng trong việc tận dụng xu hướng tăng giá thường thấy vào tháng 1. Dù tháng 12 là một tháng tốt với vàng, nhưng như đã đề cập trong bài trước, đã có những lo ngại về mức đỉnh đạt được trong bối cảnh thanh khoản thị trường hạn hẹp.
Thực tế là chúng ta đang ở gần mức đỉnh năm 2020 là 2,075 USD - mức mà phe mua vàng chưa vượt qua trên biểu đồ tuần - và có khả năng giảm giá mạnh. Và điều này được chứng minh bởi sự đảo chiều của tâm lý "bán USD, mua tất cả" vào ngày hôm qua và hôm nay.
Nếu xu hướng giảm tiếp tục trong tuần này, mức quan trọng tiếp theo cần chú ý đối với vàng sẽ là kiểm tra lại ngưỡng 2,000 USD.
Ngay trong những ngày khai xuân, kịch bản thị trường đã đảo ngược hoàn toàn so với những gì mọi người đã trải qua trong hai tháng cuối năm qua. Nhìn vào thị trường chung hôm nay, đồng USD tăng giá trong khi hầu hết các mặt hàng khác đều giảm. Cổ phiếu lại gặp khó khăn, trái phiếu cũng chịu áp lực bán tháo (khi lợi suất tăng), cả vàng và Bitcoin cũng đi xuống. Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Theo công cụ CME Fedwatch, khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 3 đã giảm xuống còn khoảng 67%. Chỉ một tuần trước con số này là khoảng 85%. Điều này cho thấy kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ trong thời gian gần đây của thị trường đang dịu bớt, và nếu tình hình này tiếp tục, các tài sản rủi ro sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Đổi lại, chính điều này sẽ tạo điều kiện cho một đợt điều chỉnh mạnh mẽ của đồng USD - đặc biệt khi biên bản cuộc họp FOMC sẽ được công bố vào rạng sáng ngày mai.
Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực điều chỉnh sau đà tăng mạnh trong tháng 11 và 12/2023. Các chỉ số tương lai của Mỹ chìm trong sắc đỏ, với S&P 500 giảm 0.3% và Nasdaq giảm 0.4%. Các chỉ số châu Âu cũng giảm từ 0.7% đến 1.0%.
Không chỉ dừng ở đó, giá hàng hóa như dầu WTI cũng giảm mạnh với nguy cơ phá vỡ mức MA200 tuần quan trọng 70.83 USD, mức hỗ trợ then chốt cho giá dầu suốt năm 2023.
Ngoài ra, Bitcoin giảm hơn 1% xuống 44,580 USD, còn USD thu hút dòng tiền trở lại. Đây là sự đảo chiều rõ rệt so với xu hướng của hai tháng trước đó. Kim loại quý cũng chịu chung số phận khi vàng giảm 0.3% xuống 2,052 USD, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 3.978%.
EUR/USD tiếp tục đà giảm về mức 1.0930 trong phiên Châu Âu. Dữ liệu thất nghiệp tại Đức trong tháng 12 dường như không có tác động quá tích cực lên đồng euro, mặc dù lượng người thất nghiệp giảm mạnh so với dự báo, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 5.9% như kỳ vọng.
Thị trường hiện đang nghiêng về khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất sớm như một biện pháp thúc đẩy nền kinh tế với sáu lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Trong khi đó, quan chức ECB Pablo Hernandez de Cos vào hôm thứ Ba đã cho rằng quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ dựa trên dữ liệu kinh tế trong thời gian tới.
Về phía đồng bạc xanh, thị trường đã định giá lại khả năng Fed cắt giảm lãi suất, góp phần củng cố sức mạnh của đồng bạc xanh, với chỉ số DXY duy trì đà tăng lên mức 102.30 vào thời điểm viết bài. Mức tăng giá liên tục của đồng đô la Mỹ được hỗ trợ bởi đà tăng lợi suất trái phiếu chính phủ khi kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng lên các mức lần lượt là 4.36% và 3.98%.
Một vài dữ liệu quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay, bao gồm PMI ngành sản xuất tháng 12, cơ hội việc làm tháng 11 và biên bản cuộc họp FOMC.
Cơ quan việc làm liên bang công bố dữ liệu thất nghiệp tại Đức cho tháng 12 năm 2023
Tổng số lượng người thất nghiệp ở Đức tăng ít hơn dự báo trong tháng 12. Nhìn chung, điều kiện việc làm vẫn ổn định nhưng đã có tín hiệu suy yếu dần trong bối cảnh suy thoái sản xuất.
Hoạt động sản xuất tại Thụy Sĩ ghi nhận sự cải thiện nhẹ sau khi liên tục suy giảm từ cuối năm ngoái. Sản lượng sản xuất ở mức yếu nên lĩnh vực sản xuất vẫn sẽ chưa thể phục hồi một cách rõ rệt trong năm nay.
Bộ Lao Động Tây Ban Nha đã công bố dữ liệu số lượng người thất nghiệp tại Tây Ban Nha cho tháng 12/2023:
Theo Reuters đưa tin, có ít nhất 2 ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc đã tăng cường thắt chặt các điều kiện cho vay liên ngân hàng trong nhiều tháng gần đây, thông qua việc giảm mức trần nợ vào rút ngắn thời gian đáo hạn nợ đối với những ngân hàng có nhiều rủi ro tín dụng, nhằm loại bỏ những ngân hàng có chất lượng tài sản kém và nguy cơ vỡ nợ cao.
Trung Quốc cũng đã bổ sung nhiều biện pháp giám sát chặt chẽ với lĩnh vực tài chính, đặc biệt là sau đợt trấn áp thị trường bất động sản của chính phủ. Đây dường như là động thái thận trọng nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực đến các ngân hàng lớn trong bối cảnh các ngân hàng nhỏ hơn đã tích cực đi vay liên ngân hàng để huy động vốn trong nhiều năm gần đây.
Cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện Iphone giảm trong phiên Á thứ Tư sau khi Barclays cảnh báo nhu cầu iPhone đang hạ nhiệt, làm dấy lên lo ngại về doanh thu Iphone 16 và các sản phẩm khác yếu kém trong năm 2024. Cổ phiếu Apple đã đóng cửa giảm 3.58% vào thứ Ba.
Ngoài ra, các cổ phiếu công nghệ và chip bao gồm Samsung Electronics và LG Electronics giảm hơn 3.5%, trong khi SK Hynix giảm gần 4%, kéo theo chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm đến hơn 2.34%.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
Bloomberg đưa tin về việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bơm gần 50 tỷ USD vào các ngân hàng định hướng chính sách trong tháng cuối cùng của năm 2023.
Điều này cho thấy Ngân hàng có thể đang tăng cường tài trợ cho các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nền kinh tế.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ tuyên bố
Bloomberg cho biết các tài liệu nội bộ của RBA chỉ ra tác động của lãi suất cao đến các hộ gia đình và doanh nghiệp:
RBA không thể làm gì trước nhiều yếu tố khiến giá tăng cao, chẳng hạn như áp lực chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Tuy nhiên, những gì RBA có thể làm là nỗ lực (thông qua nâng lãi suất) để gây áp lực giảm nhu cầu trong nước. Và đó là những gì họ đã làm. RBA sẽ vẫn tập trung vào việc giảm lạm phát và lãi suất dường sẽ được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á. Chứng khoán Hàn Quốc và Đài Loan dẫn đầu đà giảm do các nhà sản xuất công nghệ và chip lớn chịu áp lực sau khi Barclays hạ xếp hạng Apple.
Cổ phiếu Apple đã giảm 4% vào thứ Ba, sau khi Barclays hạ xếp hạng của công ty xuống mức thấp và hạ mục tiêu giá xuống 160 USD từ 161 USD. Các nhà cung cấp của Apple tại các thị trường lớn ở châu Á đều giảm, kéo chỉ số ở Đài Loan và Hàn Quốc giảm.
Một trận động đất mạnh 5.5 độ richter diễn ra tại khu vực Noto, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản. Đây được coi là một phần của chuỗi dư chấn đang tàn phá các nỗ lực cứu hộ. Hơn 50 người thiệt mạng sau trận động đất cuối tuần. Chưa có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra
Các quan chức Fed đã đưa ra tín hiệu về 3 đợt cắt giảm lãi suất sắp tới vào năm 2024. Nhưng thị trường đã đi xa hơn khi kỳ vọng về 6 hay thậm chí 7 lần cắt giảm lãi suất.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12 được công bố hôm nay là cơ hội để đánh giá lại một số kỳ vọng về đợt cắt giảm sắp tới vào năm 2024.
Các nhà phân tích đưa ra cảnh báo về sự hưng phấn của thị trường:
Thủ tướng Australia Anthony Albanese phát biểu tại một cuộc họp báo:
China Index Academy - một trong những nhà nghiên cứu bất động sản độc lập lớn nhất Trung Quốc cho biết:
Ước tính GDPNow của Fed Atlanta về tăng trưởng quý 4 đã giảm xuống 2.0% so với ước tính trước đó là 2.3%, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
Sau những công bố gần đây từ Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, dự báo tăng trưởng tổng đầu tư tư nhân trong nước thực tế giảm từ 0.8% xuống -0.4% và dự báo về sự đóng góp của xuất khẩu ròng thực tế vào tăng trưởng GDP thực tế trong quý IV đã giảm từ -0.11 điểm phần trăm xuống -0.22 điểm phần trăm trong quý 4.
Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh:
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh thị trường đã dành phần lớn năm 2023 để chờ đợi suy thoái.
Chứng khoán khởi đầu năm mới đầy ảm đạm với Dow Jones tăng dưới 0.1%, S&P 500 giảm gần 0.6% và Nasdaq Composite giảm hơn 1.6% trong ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 10, bị ảnh hưởng bởi các cổ phiếu công nghệ lớn và mức giảm gần 4% của Apple sau khi Barclays hạ cấp nhà sản xuất iPhone. Thị trường chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của Fed và các phát biểu từ Chủ tịch Fed Richmond Tom Barkin vào hôm nay có thể cung cấp thêm manh mối về lộ trình lãi suất sắp tới trước khi ngân hàng trung ương họp vào cuối tháng này.
Trên thị trường FX, USD đóng cửa với tư cách là đồng tiền mạnh nhất trong số các loại tiền tệ chính khi DXY tăng gần 1%. Sự phục hồi của USD được hỗ trợ bởi đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc. EURUSD giảm 0.89% xuống 1.0937 trong khi GBPUSD giảm 0.87%, đóng cửa ở 1.2611. Loạt dữ liệu PMI ở châu Âu có sự cải thiện nhưng vẫn cho thấy một nền sản xuất đang suy thoái.
Vàng giảm 0.19% xuống $2,060. Bitcoin tăng hơn 2% trong ngày lên $45.8K trước khi quay đầu giảm xuống $45K vào cuối ngày. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 7.5 điểm cơ bản lên mức 3.935%. Giá dầu giảm khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ trong bối cảnh sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục và lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc. Dầu thô WTI giảm 1.13% xuống $70.40/ thùng.