Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Cắt giảm lãi suất:
Tăng lãi suất:
BoJ: 13 điểm cơ bản (51% khả năng tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 44 điểm cơ bản
Dữ liệu này một lần nữa khẳng định mức tăng trưởng khiêm tốn hơn của khu vực này trong quý 3. Tuy nhiên, trọng tâm hiện tại đang hướng tới triển vọng kinh tế năm tới sẽ ra sao với việc áp dụng thuế quan của Trump.
PPI so với cùng kỳ (Y/Y):
PPI so với tháng trước (M/M):
PPI lõi so với cùng kỳ (Y/Y):
PPI lõi so với tháng trước (M/M):
Thị trường sẽ tập trung chủ yếu vào các số liệu PPI lõi. Có thể thấy rằng các kỳ vọng đang nghiêng về phía giảm, vì vậy một kết quả cao hơn dự báo sẽ có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng của đồng USD. Ngược lại, một kết quả yếu có thể kích hoạt nhịp điều chỉnh giảm.
Đồng bạc xanh vẫn đang trong xu hướng tăng khi thị trường bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2025. Hiện tại, thị trường dự đoán sẽ có thêm một đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 12 và chỉ hai đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là bốn lần
Do đó, vẫn còn một vài đợt cắt giảm lãi suất nữa sẽ bị loại bỏ khỏi dự đoán trong năm 2025 nếu dữ liệu tiếp tục tăng mạnh, nhưng đến lúc đó, lạm phát cần thật sự mạnh lên để thị trường định giá lại khả năng tăng lãi suất. Hiện tại, ngưỡng dữ liệu để tăng lãi suất là rất cao vì hành động cứng rắn nhất mà Fed sẵn sàng thực hiện ở thời điểm hiện tại là tạm dừng chu kỳ nới lỏng.
Quan chức ECB de Guindos:
Điều này chỉ khẳng định lại lập trường hiện tại của họ và định giá của thị trường cho động thái cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Câu hỏi bây giờ là, ECB sẽ thay đổi bao nhiêu? Khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps là khoảng 63% với phần còn lại dành cho động thái cắt giảm 50 bps.
Vẫn còn sớm nhưng các chỉ số châu Âu được hy vọng sẽ xoá bỏ đợt sụt giảm đầu tuần. Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng đi ngang vào lúc này, sau khi đã giảm vào đầu ngày. Vì vậy, điều này ít nhất cũng giúp cải thiện tâm trạng chung của thị trường. Nhưng một lần nữa đối với châu Âu, triển vọng vẫn còn nhiều thách thức khi xem xét tất cả những diễn biến gần đây liên quan đến chính trị Đức và kết quả bầu cử Hoa Kỳ.
Phiên giao dịch châu Âu tương đối trống về mặt dữ liệu với chỉ một vài dữ liệu cấp thấp. Các dữ liệu được phát hành bao gồm: GDP quý 3 của Eurozone và Biên bản cuộc họp của ECB. Cả hai đều là tin đã được định giá đầy đủ và thị trường sẽ không quan tâm nhiều đến chúng.
Trong phiên giao dịch của Mỹ, trọng tâm sẽ là dữ liệu PPI và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp. CPI của Mỹ ngày hôm qua phù hợp với kỳ vọng và sau một chút phản ứng "bán sự thật" của USD, thị trường bắt đầu cân bằng trở lại.
CPI không phải là "thủ phạm" chính vì động lực được kích hoạt bởi bình luận của quan chức Fed Logan cho rằng: "Các mô hình cho thấy rằng lãi suất liên bang có thể rất gần với mức trung lập", ngụ ý một cách tiếp cận thận trọng hơn nhiều đối với việc cắt giảm lãi suất vào năm 2025.
20:30 theo giờ Việt Nam - PPI tháng 10 của Mỹ
PPI Y/Y của Hoa Kỳ dự kiến ở mức 2.3% so với 1.8% trước đó, trong khi PPI M/M được dự kiến ở mức 0.2% so với 0.0% trước đó. PPI lõi Y/Y dự kiến ở mức 3.0% so với 2.8% trước đó, trong khi PPI lõi M/M được dự kiến ở mức 0.3% so với 0.2% trước đó.
Báo cáo này sẽ được xem xét dựa trên dữ liệu CPI ngày hôm qua vì chỉ số này sẽ cung cấp ước tính tốt hơn về PCE lõi của Hoa Kỳ vào cuối tháng. Dữ liệu cao hơn dự kiến có thể kích hoạt một số mức tăng của USD vì thị trường có thể định giá thêm một số đợt cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025, nhưng đợt cắt giảm vào tháng 12 vẫn khá chắc chắn.
20:30 theo giờ Việt Nam - Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tiếp tục là một trong những bản phát hành quan trọng nhất cần theo dõi hàng tuần vì đây là chỉ báo kịp thời hơn về tình trạng của thị trường lao động.
Số đơn xin trợ cấp lần đầu vẫn nằm trong phạm vi 200,000-260,000 được tạo ra kể từ năm 2022, trong khi Số đơn xin tiếp tục sau khi cải thiện trong hai tháng qua, đã tăng vọt lên đỉnh trong vài tuần qua do sự ảnh hưởng đến từ bão và đình công.
Tuần này, Số đơn xin trợ cấp lần đầu dự kiến ở mức 223,000 so với 221,000 trước đó, trong khi Số đơn xin tiếp tục trợ cấp được dự kiến ở mức 1,880,000 so với 1,852,000 trước đó.
Bài phát biểu của quan chức NHTW
Điều này đi kèm với hợp đồng tương lai S&P 500 cũng giảm 0.2% ở thời điểm hiện tại. Phố Wall đã có một ngày giao dịch hỗn hợp nhưng nhìn chung không có nhiều thay đổi, vì các nhà đầu tư đã tạm thời kìm hãm sự phấn khích sau bầu cử. Ở châu Âu, mối đe dọa về thuế quan của Trump tiếp tục làm lu mờ triển vọng toàn cảnh cho năm tới.
Báo cáo CPI của Hoa Kỳ hôm qua đã thúc đẩy một số động lực trên thị trường nhưng cuối cùng, USD đã giữ vững mức tăng sau bầu cử. Thật khó để chống lại điều này, đặc biệt là khi những người đầu cơ USD cũng đang tìm kiếm các điểm phá vỡ kỹ thuật quan trọng trên biểu đồ. Và đồng bạc xanh một lần nữa giữ vững một chút vào hôm nay:
EUR/USD đang chạm đáy trong năm nay sau khi phá vỡ mức đáy của tháng 4 tại 1.0601. Trong khi đó, USD/JPY đã tiến tới mức 156.00 trước đó khi cặp tiền này hướng đến mức tăng tiếp theo cùng với sự gia tăng của lợi suất TPCP.
GBP/USD đang tiến gần đến mức đáy của tháng 8 tại 1.2665 trong khi USD/CAD đạt đỉnh kể từ năm 2020 khi vượt qua 1.4000.
Nhìn vào phiên giao dịch sắp tới, không có bất kỳ điều gì trong chương trình nghị sự ở châu Âu có thể làm thay đổi tâm lý tích cực đối với USD. Sự chú ý sẽ lại đổ dồn vào dữ liệu của Hoa Kỳ vào cuối ngày để có thêm thông tin. Nếu không, sự phấn khích từ Trump trades vẫn đang lan tỏa rất nhiều trên các thị trường rộng lớn hơn với Bitcoin cũng hy vọng sẽ vượt qua mức 90,000 USD.
Hôm nay sẽ chỉ có quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0550. Mức này không có ý nghĩa kỹ thuật khi cặp tiền này đã phá vỡ mức thấp nhất trong tháng 4 là 1.0601.
Chính phủ Nhật Bản sẽ biên soạn một kế hoạch ngân sách bổ sung khoảng 13.5 nghìn tỷ JPY (87 tỷ USD) để tài trợ cho một gói kích thích nhằm giúp đỡ các hộ gia đình thu nhập thấp và bù đắp giá cả tăng cao
Chính phủ sẽ cung cấp 30,000 JPY cho các hộ gia đình thu nhập thấp được miễn thuế nhà ở và 20,000 JPY cho mỗi trẻ em đối với các hộ gia đình có gia đình
Thông tin về các bài phát biểu của ban lãnh đạo ECB vào thứ Năm:
Thành viên Hội đồng chính sách ECB Isabel Schnabel:
Chủ tịch ECB Christine Lagarde:
Các bài phát biểu này có thể sẽ cung cấp thông tin quan trọng về định hướng chính sách tiền tệ của ECB trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức.
Cập nhật FX: EUR/USD đã tụt xuống dưới 1.0550 vào sáng nay.
NZD/USD vẫn tiếp tục giảm, nhưng chủ yếu do sức mạnh của USD.
UBS vẫn giữ nguyên dự báo lạc quan về giá vàng:
Chủ tịch Fed Jerome Powell sự kiến có bài phát biểu vào thứ Năm:
Bài phát biểu dự kiến sẽ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Fed.
Chi tiết bài phát biểu tại Dinh thự Mansion House:
Cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương tăng cao hơn sau khi dữ liệu CPI Mỹ củng cố khả năng Fed tiếp tục hạ lãi suất vào tháng 12.
Về mặt dữ liệu, tỷ lệ thất nghiệp của Úc vẫn ổn định ở mức 4.1% trong tháng 10, khớp với dự báo của các nhà kinh tế, trong khi số lượng người có việc làm tăng 15,900 so với tháng trước, thấp hơn kỳ vọng là 25,000. Tỷ lệ người tham gia lao động giảm nhẹ từ 67.2 xuống là 67.1% trong tháng.
USDJPY áp sát mốc 156 và dao động gần đỉnh hơn 4 tháng, bất chấp các bình luận can thiệp từ quan chức Nhật Bản.
Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Trang Thời báo Hoàn Cầu đưa tin:
Hoa Kỳ và EU đã nhanh chóng xây dựng các rảo cản (thuế quan và các khoản thuế khác) để bảo vệ các nhà sản xuất xe trong nước.
Masato Kanda, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, đã đưa ra một số bình luận vào thứ Tư, cho biết biến động của thị trường ngoại hối đã gia tăng, phản ánh các thay đổi gần đây về chính sách tiền tệ và tình hình chính trị ở các nước lớn.
Ông Kanda khẳng định: “Lập trường của chúng tôi vẫn vững vàng. Chính phủ Nhật Bản sẽ cần phải phản ứng thích hợp với các biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, vì biến động tỷ giá quá mức là điều không mong muốn.”
Các bình luận can thiệp từ Nhật Bản vẫn không đủ sức ngăn USD/JPY mở rộng đà tăng trong ngày và tiếp tục tiến đến mốc 156.
AUD/USD tiếp tục đi ngang dưới 0.6500 sau báo cáo việc làm Úc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ổn định trong tháng 10 trong bối cảnh Thống đốc RBA Bullock có vẻ vẫn khá hawkish với triển vọng chính sách trong thời gian tới.
Báo cáo mới nhất về thị trường lao động từ Cục Thống kê Úc cho tháng 10/2024.
Lượng việc làm mới giảm mạnh, với tỷ lệ tham gia lao động thấp hơn tháng trước.
Chứng khoán tạm dừng đà tăng, chỉ số Nasdaq giảm ngày thứ 2 liên tiếp. Cổ phiếu điều chỉnh khi có suy đoán rằng thị trường đã tăng quá mức sau cuộc bầu cử Mỹ. Các chỉ số chứng khoán xóa bỏ phần lớn đà tăng được thúc đẩy bởi dữ liệu lạm phát tiêu dùng phù hợp. Thị trường lãi suất định giá khoảng 80% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào cuộc họp tháng 12. Về mặt dữ liệu, báo cáo CPI tháng 10 tại Mỹ khớp với dự báo cho thấy mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng “chặng cuối” đang trở nên thách thức hơn. Cụ thể, CPI toàn phần và CPI cơ bản lần lượt tăng 2.6% và 3.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dường như với diễn biến lạm phát ổn định, câu chuyện trên thị trường sẽ không có sự thay đổi đáng kể nào sau dữ liệu hôm nay. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD vẫn giữ vững được đà tăng và tiến tới ngày tăng thứ 4 liên tiếp kể từ sau cuộc họp Fed. Ban đầu đồng bạc xanh giảm hơn 20 pip sau dữ liệu CPI Mỹ, nhưng nhanh chóng đảo chiều tăng mạnh và di chuyển theo xu hướng tăng cho đến cuối ngày. USD/JPY tăng vượt móc 155, đưa lo ngại Nhật Bản can thiệp trở lại tâm điểm. Kết thúc ngày giao dịch, các đồng antipodeans dẫn đầu đà giảm, theo sau là JPY và EUR. Đáng chú ý, USD/CAD đã chính thức vượt mốc 1.4000 - mức cao nhất kể từ năm 2020 vào rạng sáng hôm nay.
Vàng giảm ngày thứ 4 liên tiếp và đóng cửa gần đáy ngày trước áp lực tăng vọt của USD gần đây. Kim loại quý tiếp tục bị bán tháo về 2,572, ghi nhận mức giảm 25.70 USD trong ngày. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm giảm 5.4.29%, trong khi lợi suất 10 năm tăng 2.2bp lên 4.45%, phục hồi đáng kể sau khi giảm xuống 4.36% do báo cáo CPI Mỹ. Dầu WTI tăng 0.31 USD lên 68.43 USD/thùng. Bitcoin lập đỉnh mọi thời đại mới ở 93,265 USD, trước khi thoái lui về khoảng 90,300 USD vào cuối ngày.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm ở mọi kỳ hạn:
Bitcoin lập đỉnh lịch sử mới 91,700 USD.
Thành viên MPC của BoE Catherine Mann đã nhấn mạnh rằng BoE nên chờ đợi nhiều dữ liệu hơn trước khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Bà nhấn mạnh rằng khác với trong quá khứ, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc điều chỉnh lãi suất có thể có tác động tức thời đến quyết định của các công ty và kỳ vọng lạm phát.
Là thành viên hawkish nhất của BoE, Mann vẫn duy trì quan điểm thận trọng của mình về triển vọng lạm phát. Bà chỉ ra sự dai dẳng của lạm phát dịch vụ "khá cứng nhắc".
Thị trường:
Các loại tiền tệ lớn giao dịch trong phạm vi hẹp, GBP/USD giao dịch quanh mức 1.2740-50 và USD/CAD ở quanh mức 1.3940-50. AUD/USD biến động trong phạm vi 23 pip, hiện ở mức 0.6524.
Fedspeak sẽ tiếp tục được chú ý bên cạnh các con số lạm phát. Và sau đó vào ngày mai, báo cáo PPI và số đơn trợ cấp thất nghiệp hàng tuần sẽ được công bố. Chủ tịch Fed Powell cũng sẽ có bài phát biểu.
Mặc dù lượng đơn đăng ký vay thế chấp tăng nhẹ, nhưng dữ liệu chi tiết cho thấy một bức tranh trái chiều. Hoạt động mua nhà tăng, trong khi hoạt động tái cấp vốn tiếp tục giảm. Điều này xảy ra khi lãi suất trung bình của các khoản vay mua nhà phổ biến nhất tại Mỹ tiếp tục tăng. Để so sánh, lãi suất này chỉ ở mức 6.36% vào đầu tháng 10.
Thị trường ngoại hối không có nhiều thay đổi so với phiên giao dịch trước. Đồng USD tiếp tục giữ vững đà tăng sau cuộc bầu cử.
Như đã đề cập trước đó, USD/JPY và EUR/USD là hai cặp tỷ giá đáng chú ý hơn khi chúng đang tiến gần đến các ngưỡng kỹ thuật quan trọng. USD/JPY đang kiểm tra mốc 155.00 lần đầu tiên kể từ cuối tháng 7. Nếu vượt qua mức quan trọng này, sẽ không có ngưỡng kháng cự nào đáng chú ý cho đến mức 160.00. EUR/USD đang kiểm tra mốc 1.0600. Hiện tại, lượng lướn quyền chọn đáo hạn tại mức 1.0600 cũng đang đóng vai trò hỗ trợ. Nhưng tất cả những điều này chỉ là tạm thời cho đến khi chúng ta có báo cáo CPI của Mỹ sau đó.
Báo cáo CPI sẽ là sự kiện quan trọng tiếp theo cần theo dõi, với một báo cáo mạnh mẽ hơn có khả năng khuấy động đà tăng của đồng USD và phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kỹ thuật trên.
Catherine Mann, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), đã tự mô tả mình là người "chủ động" thay vì "thụ động" trong việc điều chỉnh lãi suất:
Bà Mann được cho là thành viên "hawkish" nhất trong ủy ban chính sách. Bà là thành viên duy nhất phản đối quyết định cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tuần trước.
Catherine L. Mann, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoE, cho rằng lạm phát vẫn chưa bị "đánh bại":
Bà Mann được coi là thành viên "hawkish" nhất trong ủy ban chính sách của BoE. Vì vậy, những bình luận của bà ở đây không quá đáng ngạc nhiên.
Quan điểm của Joachim Nagel, thành viên hội đồng thống đốc ECB và là chủ tịch Bundesbank:
Bài viết nhận định đây chính là tình thế khó xử của ECB khi bước sang năm tới. Tin tốt là quá trình giảm phát vẫn đang diễn ra, mặc dù có một vài trở ngại. Nếu mọi thứ khác không đổi, lập luận cho việc tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ được củng cố khi bước sang năm 2025.
Theo chuyên viên phân tích từ UOB Group, sự kiện quan trọng đối với GBP hôm nay là bài phát biểu của Catherine Mann, thành viên có quan điểm "hawkish" nhất của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoE: