Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
HĐTL S&P 500 giảm 16 điểm, giảm một nửa so với mức giảm so một giờ trước đó.
HĐTL hiện đang phát đi những tín hiệu đảo chiều với một cây nến rút chân kèm theobóng nến dài và phần thân nến được đẩy lên phía trên xuất hiện.
Lợi suất ngắn hạn giảm 12 điểm, dài hạn giảm 5 điểm.
Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu được thúc đẩy bởi sự thiếu hụt khí đốt tự nhiên, bây giờ là cuộc khủng hoảng than.
Tình trạng nghiện than của thế giới, một loại nhiên liệu mà nhiều người nghĩ rằng sẽ sớm thoát khỏi, hiện đang mạnh hơn bao giờ hết .
Nhu cầu đã tăng lên kể từ năm ngoái trong bối cảnh thiếu khí đốt tự nhiên và do việc sử dụng điện tăng mạnh sau khi các hạn chế về đại dịch được lùi lại. Nhưng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã làm tăng áp lực thị trường than, tạo ra hiệu ứng domino khiến các nhà sản xuất điện phải tranh giành nguồn cung và đẩy giá lên mức kỷ lục.
Nhóm vật liệu xây dựng tăng mạnh bất ngờ, tăng 4.2% trong khi nhóm máy móc, thiết bị và vật tư giảm 4.2% theo số liệu thống kê hàng tháng
Fed hiện đang trong thời gian chờ đợi quyết định của FOMC ngày 4 tháng 5, vì vậy thị trường cho tới lúc đấy sẽ khá ảm đạm. Thị trường chứng khoán châu Âu tiêu cực và Dollar Mỹ tiếp tục mạnh mẽ. HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 36 điểm.
Hiện tại, lợi suất kỳ hạn 2 năm của Mỹ đã đảo chiều và giảm 11 điểm cơ bản xuống 2.60%.
Về lý thuyết, điều này sẽ gây ra động thái tiêu cực cho đồng bạc xanh nhưng hiện tại DXY vẫn bứt phá khi người phe Bò tiếp tục đặt cược!
Vàng cũng vừa giảm xuống dưới $1900 (- $30) xuống mức thấp nhất kể từ ngày 29 tháng 3.
EUR/JPY kéo dài đà giảm của ngày thứ Sáu và chạm mốc 137.00 vào đầu tuần. Tỷ giá hiện tại đang dao động quanh vị trí 137.73, giảm 0.72% trong ngày!
Cặp tiền có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, có thể xuống đáy tháng ở mốc 134.30.
Trong khi đó, mặc dù nằm trên đường SMA 200 ngày ở mức 130.56, nhưng cặp tiền vẫn tích lũy trong ngắn hạn!
Kỳ vọng Fed hawkish tiếp tục là động lực lớn nhất cho đồng bạc xanh. Chỉ số DXY hiện tăng 0.6% trong ngày, chạm đỉnh 2022 mới tại 101.7 điểm. Mục tiêu tiếp theo cho phe bò USD sẽ là 102.40/50 (đường xu hướng giảm từ các đỉnh tháng 12/2016 và 3/2020), sau đó là đỉnh tháng 3/2020.
EUR là một trong những đồng tiền bị đạp mạnh nhất, chạm đáy năm mới quanh vùng 1.07.
AUD chịu sức ép từ cả môi trường risk-off, lẫn những tác động từ phía Trung Quốc, và là đồng tiền yếu nhất phiên, giảm 1.3%.
Liên đoàn công nghiệp Anh vừa công bố dữ liệu lạc quan trong kinh doanh của Vương quốc Anh, cho thấy sự sụt giảm mạnh xuống -34, thấp hơn nhiều so với dự báo -15 trước đó!
• Mức độ lạc quan trong kinh doanh: -34 (Dự báo -15, Trước đó -9)
• Số lượng đơn hàng chỉ đạt: 14 (Dự báo 22, Trước 26)
Dường như số liệu này giống “bi quan” hơn!
Giá vàng có thể tiếp tục trượt dốc hơn nữa trong bối cảnh Fed tiếp tục diều hâu và đồng bạc xanh vững chắc. Hiện tại, vàng đang dao động quanh mốc 1916.41 USD/oz, giảm hơn 0.8% trong ngày!
Tuy nhiên, tâm lý risk-off vẫn đang hỗ trợ XAUUSD. Điều này diễn ra trong bối cảnh tình trạng phong tỏa ở Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục và thị trường đang lo ngại sự sụt giảm mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hỗ trợ tiếp theo được nhìn thấy ở mức 1,906 Dollar. Và mức tâm lý ở mốc 1,900 USD/oz!
Ngược lại, kháng cự gần nhất sẽ tại vị trí 1,920 USD/oz, và sau đó sẽ là mức thấp nhất của ngày hôm trước 1,927USD/oz!
Cặp USD/CHF đã giữ được mức tăng khiêm tốn trong nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu và hiện đang được giao dịch gần mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2020, ngay dưới mốc 0.9600. Tỷ giá đã tăng 0.17% trong ngày
Cặp tiền này đã kéo dài đà tăng giá mạnh mẽ gần đây trong ba tuần qua. Đồng bạc xanh đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm. Điều này diễn ra khi thị trường ngày càng chấp nhận rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ (Chủ tịch Fed Jerome Powell tái xác nhận vào thứ Năm tuần trước rằng việc tăng lãi suất 50 bps sẽ được đề xuất tại cuộc họp FOMC sắp tới vào tháng Năm) với tốc độ nhanh hơn để chống lại lạm phát cao. Đồng thời, đây cũng là yếu tố khiến tỷ giá USD/CHF bứt phá.
Tuy nhiên, triển vọng tăng lãi suất mạnh mẽ hơn của Fed, cùng với việc phong tỏa kéo dài ở Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng toàn cầu. Điều này, ngược lại, làm giảm sự thèm muốn của các nhà đầu tư đối với các tài sản có rủi ro cao. Chính động thái này đã hỗ trợ hầm trú ẩn CHF.
Theo Reuters, Morgan Stanley cho biết họ đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho Eurozone trong năm nay và năm tới, dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm nay.
Ngân hàng đầu tư cho biết trong khi nền kinh tế Eurozone đã chứng tỏ khả năng phục hồi, nó vẫn phải đối mặt với sự yếu kém trước nguồn năng lượng giảm đáng kể từ Nga và những khó khăn từ Trung Quốc, nơi các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch COVID-19 đang gây áp lực lên nền kinh tế.
"Bất chấp khả năng phục hồi trong hoạt động kinh tế cho đến nay trước các sóng gió địa chính trị, chúng tôi nghĩ rằng các tác động vật chất sẽ thể hiện nhiều hơn trong nửa cuối năm"
Trước đó vào tháng 1 đạt 3.94%
Theo Reuters, Chính phủ Đức đang nâng dự báo lạm phát trong năm nay lên 6.1% do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine, tăng từ mức 3.3% mà họ đã dự báo vào tháng Giêng.
Berlin, nơi sẽ công bố dự báo mùa xuân vào thứ Tư, dự đoán tăng trưởng giá tiêu dùng giảm xuống 2.8% vào năm 2023.
Một nguồn tin đã nói với Reuters hôm thứ Sáu rằng Berlin đã được thiết lập để cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu cho năm 2022 xuống 2.2% từ 3.6% và tăng trưởng nhẹ lên 2.5% vào năm 2023.
Tổng thống Emmanuel Macron cam kết giải quyết sự chia rẽ sâu sắc trong nước Pháp khi kết quả cho thấy chiến thắng rõ ràng trong cuộc chiến với bà Marine Le Pen, cho biết nhiều người đã bỏ phiếu cho ông chủ yếu để ngăn cản đối thủ là bà Le Pen.
Giờ đây mọi sự chú ý đều đổ dồn về cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6, ông Macron cần tiếp tục một giai đoạn vận động tranh cử phức tạp khác để đảm bảo cơ quan lập pháp sẽ dành cho ông đa số sự ủng hộ mà mà ông cần để thực hiện các chính sách của mình.
Dầu giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần vào thứ Hai, kéo dài đà giảm của tuần trước, do lo ngại về các yêu cầu phong tỏa ở Thượng Hải và khả năng tăng lãi suất của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu.
Tại Thượng Hải, chính quyền đã dựng hàng rào bên ngoài các tòa nhà dân cư, làm dấy lên làn sóng phản đối gay gắt của công chúng. Ở Bắc Kinh, nhiều người đã bắt đầu tích trữ lương thực, lo sợ sẽ xảy ra tình trạng phong tỏa tương tự Thượng Hải.
Dầu Brent giảm 4.63 USD, tương đương 4.3% xuống mức 102.02 USD/thùng vào lúc 09h13 GMT và chạm mức 101.94 USD trước đó trong phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 12 tháng 4. Dầu WTI của Mỹ giảm 4.11 USD, tương đương 4% xuống 97.96 USD.
🔹 Môi trường kinh doanh: 91.8 (Dự báo 89, trước đó 90.8)
🔹 Kỳ vọng: 86.7 (Dự báo 83.5, trước đó 85.1)
Đồng USD tăng giá khá mạnh, chỉ số DXY đã đạt mức cao nhất trong hơn hai năm tại 101.73 vào đầu phiên Âu.
Chứng khoán châu Âu khởi đầu tuần mới không mấy thuận lợi, bị kéo xuống bởi mức đóng cửa thấp của chứng khoán Mỹ hôm thứ Sáu và các tin tức mới nhất về phong tỏa tại Bắc Kinh do dịch Covid-19.
Cặp AUD/USD tiếp tục tiếp tục sụt giá đầu phiên Âu và giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng, dao động quanh mốc 0.7150.
Cặp tiền này đã kéo dài kéo dài đà giảm từ tuần trước và chứng kiến lượng bán lớn trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Hai. Kỳ vọng về việc Fed thắt chặt chính sách mạnh mẽ hơn, cùng với tâm lý risk-off đã đẩy đồng đô la Mỹ lên mức cao nhất trong hơn hai năm. Đây được coi là yếu tố chính tiếp tục gây áp lực giảm đối với cặp AUD/USD.
Thị trường đặt cược vào việc ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn để chống lại lạm phát cao và đã được Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định vào thứ Năm. Trên thực tế, Powell nói rằng mức tăng 50 bps sẽ được đưa ra tại cuộc họp sắp tới vào tháng 5 và cũng ẩn ý về một loạt các đợt tăng lãi suất khác trong năm nay.
Đồng euro và HĐTL chứng khoán châu Âu giảm, do nỗi lo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu của các nhà đầu tư.
HĐTL Euro Stoxx 50 giảm 1.75% trong phiên Á vào sáng nay, cùng với sự sụt giảm của HĐTL chứng khoán Mỹ và chứng khoán châu Á.
EUR/USD, ban đầu mở cửa ở mức cao hơn, đã giảm 0.34% xuống 1.07725, gần chạm mức thấp nhất trong hai năm vào tuần trước, mặc dù EUR/GBP đã tăng lên mức cao nhất một tháng.
Với 97% số phiếu được kiểm, Macron giành chiến thắng với 57.4% phiếu bầu, theo số liệu của Bộ Nội vụ.
Hàng hóa Trung Quốc đang chịu áp lực nặng nề do các đợt phong tỏa mới trong phiên giao dịch chiều thứ Hai
Cặp EUR/USD đang trải qua một phiên giao dịch biến động mạnh vào thứ Hai. Tỷ giá mở cửa gần như không đổi ở mức 1.0806 và tăng cao hơn lên 1.0815 nhưng những người bán đã kéo cặp tiền này xuống mức thấp nhất là 1.0772. Cặp tiền này đã giao dịch thấp hơn trong vài phiên giao dịch qua sau khi không duy trì được trên ngưỡng kháng cự tâm lý 1.0900 vào tuần trước.
Trên chart H4, tài sản đang hình thành mô hình Darvas Box, giao dịch trong phạm vi 1.0763-1.0940. Sự phá vỡ của mô hình biểu đồ sẽ dẫn đến sự gia tăng về cả khối lượng giao dịch và biến động.
Reuters đưa tin rằng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm thứ Hai đã ra lệnh cho người dân ở một khu vực thuộc quận Chaoyang bị ảnh hưởng bởi COVID không được rời khỏi khu vực này và không được rời khỏi nhà vì những lý do không cần thiết.
Giá dầu giảm xuống gần mức thấp nhất trong hai tuần vào thứ Hai, tiếp tục đà giảm từ tuần trước do lo ngại về tình hình phong tỏa do COVID-19 ở Thượng Hải và việc Mỹ tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu.
Giá dầu thô Brent giao sau giảm 3.15 USD mỗi thùng, tương đương 3.0%, xuống mức $103.50/thùng.
Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống $98.93/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 12/4.
Wall Street Journal đưa tin:
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã đến thăm Kyiv vào Chủ nhật
Reuters trích dẫn 9 nguồn tin quen thuộc hôm thứ Hai, cho biết các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương này đang muốn kết thúc chương trình mua tài sản của họ sớm nhất có thể để họ có thể bắt đầu nâng lãi suất vào tháng 7 và muộn nhất là vào tháng 7.
Sẽ không có bài phát biểu công khai nào được lên lịch từ các quan chức Fed cho đến sau cuộc họp tháng 5 của FOMC. Quan chức đầu tiên của Fed sẽ phát biểu là Chủ tịch Powell tại cuộc họp báo của ông sau quyết định của ủy ban. FOMC sẽ họp vào ngày 3 và 4 tháng 5.
Ủy ban dự kiến sẽ xác nhận việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vốn gây nhiều tranh cãi. Cuối tuần trước, mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản thậm chí đã trở thành một khả năng có thể xảy ra nhưng không phải là ý kiến của số đông
Thành phố Thượng Hải sẽ tổ chức xét nghiệm Covid hàng loạt vào thứ Ba.
Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc lúc này rất khó đoán, khi Bắc Kinh đã ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên.
Áp lực này đang đè nặng lên giá dầu.
Phát biểu này được đưa ra khi khi đồng Won suy yếu mạnh so với USD
USDCNY tiếp tục tăng mạnh.
USDCNH không bị giới hạn biên độ giao dịch như USDCNY nên tỷ giá đang cao hơn khá nhiều.
BTC đã giảm qua $39K, chạm $38,800 rồi hồi phục trở lại.
Trên đồ thị, giá đã về vùng nền cũ, nếu tiếp tục giảm, giá sẽ phá vỡ trend tăng và có thể vào trend giảm trong tháng sau.
Giá đóng cửa trước đó là 6.5016.
Giá dầu có thể giảm mạnh khi nguy cơ Bắc Kinh bị phong tỏa tăng cao. Ngoài dầu, quặng sắt trên sàn giao dịch Đại Liên giảm khoảng 7%. AUD, NZD cũng suy yếu.
Trong khi đó, tại Thượng Hải, các rào chắn đang được lắp đặt ở một số khu vực trong thành phố.
Tuần vừa rồi ghi nhận nỗ lực hồi phục của chứng khoán Mỹ, đà giảm chững lại, các chỉ số tạo đi tích lũy từ đầu tuần. Tuy nhiên, 2 phiên cuối tuần đã xóa bỏ hoàn toàn nỗ lực trước đó, nhất là phiên thứ 6 tuần trước. Chỉ số niềm tin vào thị trường giảm xuống thấp nhất tháng, dự báo chẳng mấy tích cực cho tuần này.
Sắc đỏ ghi nhận ở cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ:
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tuần vừa rồi tiếp tục tăng nhưng đà tăng chững lại vào cuối tuần, lợi suất kỳ hạn 10 năm sau nỗ lực chinh phục mốc 3% không thành đã điều chỉnh về 2.889%.
Ở thị trường Fx, Đô la Mỹ tiếp tục có một tuần tăng mạnh so với các đồng tiền khác mặc cho các động thái hawkish của NHTW các nước còn lại. Chỉ số DXY đã vượt qua mốc 101 sau khi vượt mốc 100 vào tuần trước (hiện tại 101.11).
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Dịch bệnh tại Trung Quốc đã có nhiều tiến triển, số liệu xuất nhập khẩu của nước này vẫn tăng vượt kỳ vọng mặc dù phải chống chọi đại dịch gần 2 tháng trở lại đây.
Kỳ vọng lạm phát tại các quốc gia cao kỷ lục, các quan chức chính quyền nhiều nước liên tục đưa ra những lo ngại về tình hình kinh tế sắp tới cũng như có các động thái hawkish mạnh mẽ hơn nữa.
Xung đột Nga-Ukraine nóng trở lại khi Nga tiến hành chiến dịch mới và có công bố Nga đã nắm quyền nhiều vùng trọng điểm tại Ukraine. Tuy vậy, phản ứng của thị trường không còn mạnh như lúc cuộc chiến bắt đầu, giá dầu và vàng còn giảm mạnh sau tuần hồi phục trước đó. Dầu WTI hiện đã về mốc $100/thùng còn vàng đã giảm về $1,927$/oz.
Thời báo Vương quốc Anh dự đoán việc tăng giá đối với người tiêu dùng là một kết quả có thể xảy ra:
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự kiến sẽ đặt tỷ giá tham chiếu ở mức 6.5014 (theo ước tính của Reuters)
CNH cũng đã suy yếu mạnh trong tuần vừa rồi.
Ngoài ra:
Các ý kiến đến từ Valdis Dombrovskis, Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu