Giá vàng vượt đỉnh mọi thời đại sau loạt dữ liệu từ Hoa Kỳ
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Giá vàng hiện tăng gần 1% trong phiên lên trên 2530 USD/oz và vượt đỉnh mọi thời đại khi đồng USD sụt giảm sau dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ.
Ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang đóng cửa giảm điểm, xóa bỏ mức tăng vững chắc sau tin CPI.
NASDAQ và S&P đang giảm điểm ngày thứ ba liên tiếp.
Russell 2000 tăng nhẹ trong ngày.
Chỉ số S&P đang đóng cửa dưới mức trung bình động 200 giờ ngày thứ hai liên tiếp.
Dù đã tăng được một chút lên vùng 1.0903, sau khi tổng thống Putin nói rằng đàm phán đang gặp bế tắc, thì EURUSD tiếp tục bị đạp do triển vọng chiến tranh kéo dài. Cặp tiền đã thoái lui toàn bộ đà tăng hậu CPI Mỹ. Cùng với đó, chỉ số DXY cũng đã vượt trở lại 100 điểm.
Dầu WTI đang tăng 6% và vượt $100 sau khi tổng thống Putin nói rằng đàm phán với Ukraine đang rơi vào bế tắc. Ngoài ra, các lệnh phong tỏa tại Thượng Hải cũng phần nào ảnh hưởng lớn tới nhu cầu dầu.
Ngoài ra, dầu Brent cũng đã vượt mức $105/thùng.
Chuyên gia trái phiếu của DoubleLine, Jeff Gundlach, đang long USD nhưng ông tin rằng đồng đô la sẽ suy yếu 'trong cuộc suy thoái tiếp theo, có thể phải đến năm 2023'. Theo Gundlach, short USD là kèo mà ông chắc nhất.
Ông dự báo 2 lần tăng 50bp và một số lần tăng 25bp trong năm nay, hơi dovish so với kỳ vọng chung.
Ông cũng nói lạm phát đã lên đến đỉnh điểm.
Theo ANZ, số liệu CPI đã củng cố lại vị thế phòng hộ lạm phát của vàng.
"Trong thời kỳ bản vị vàng, vàng là một tài sản phòng hộ lạm phát và là một cách bảo vệ sức mua của nhà đầu tư trong thời kỳ lạm phát cao. Ngày nay, vị thế này liên quan nhiều đến kỳ vọng lạm phát hơn là tỷ lệ lạm phát thực tế. Nhu cầu đầu tư với vàng đã tăng đáng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, tức là vừa liên quan đến kỳ vọng lạm phát và nhu cầu trú ẩn. Nếu Fed tích cực hành động để kiềm chế lạm phát, vàng có thể sẽ bị đạp."
Giá đang nằm trong vùng trung lập là $1,920–50/oz. Phá $1,960/oz sẽ là một tín hiệu bullish", ANZ nói thêm.
Kể từ lúc ANZ đưa ra nhận định, vàng đã vượt 1,960, hiện đang giao dịch quanh mức 1,970.
Tin CPI của Mỹ đã đẩy EUR/USD tăng vọt, tuy nhiên đà tăng không kéo dài lâu. Giá đã quay đầu giảm về vùng sideways giữa 1.0863 và 1.0872. Cú break qua đường trung bình động 100 giờ đã không thành công.
Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tôn trọng hành động giá của thị trường. Bên mua đã tung cú sút...trượt.
Giá cần quay trở lại trên đường MA 100 giờ để chứng kiến sự quay trở lại của phe mua. Nếu điều đó không xảy ra, một kịch bản break xuống dưới 1.0863 sẽ cho thấy nhiều động lực giảm hơn nữa.
Theo TDS, dữ liệu lạm phát hôm nay là vừa hợp lý để củng cố sức mạnh của vàng. CPI lõi tăng không mạnh như kỳ vọng cũng đang đạp lợi suất xuống, hỗ trợ giá vàng. Lợi suất thực, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vàng, có thể không tăng nóng như kỳ vọng.
Nếu mọi thứ đều ủng hộ, vàng sẽ sớm tìm lại 1,982, và sau đó là 2,070.
Hiện vàng đang giao dịch gần mức 1,966.
FedWatch hiện dự báo có 87.7% khả năng tăng 50bp trong cuộc họp tiếp theo.
1 tuần trước, con số này ở mức 78.3%.
USD/JPY tiếp tục di chuyển xuống dưới đỉnh cũ của ngày 28 tháng 3 ở mức 125.093, vùng giá này đã được retest trước đó và đà tăng vẫn được giữ vững.
CPI Mỹ đã giúp đẩy USD/JPY xuống thấp hơn và test lại vùng hỗ trợ này, liệu bên bán có thể tiếp tục gây áp lực?
Ở phía dưới, MA 100 giờ ở mức 124.487 và sẽ là mục tiêu chính tiếp theo nếu áp lực bán gia tăng.
Ngược lại, nếu các hỗ trợ này được giữ vững và đẩy giá break quya vùng đỉnh từ năm 2015 (màu vàng hình dưới), chúng ta có thể chứng kiến cú tăng mạnh hơn nữa.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang chào phiên đầy hứng khởi sau tin CPI Mỹ có khả năng đang cho thấy lạm phát đang đạt đỉnh. Ta có thể thấy rõ điều này nhất khi giá năng lượng ghi nhận mức tăng cao nhất, và so với tháng Ba, giá năng lượng tháng Tư đã thấp hơn khá nhiều. Có vẻ như thị trường cũng đang hưởng ứng điều này và chứng khoán Mỹ mở cửa tăng mạnh bất chấp lạm phát nóng:
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang bị đạp khá mạnh sau tin CPI. Từ mức đỉnh 100.23 điểm, chỉ số DXY hiện đã thoái lui về vùng 99.9, hiện đang kiểm tra lại hỗ trợ 100.00. Đa phần các đồng tiền khác đều đang hồi phục đáng kể:
Vàng tăng 0.7% lên 1,968 và đang tiếp tục kiểm tra vùng 1,970. Dầu WTI tăng 4.5% lên $99.5/thùng, nhiều khả năng tiếp tục bị chi phối bởi những lo ngại từ Nga sau khi tổng thống Putin nói rằng đàm phán với Ukraine rơi vào bế tắc.
CPI lõi không đạt kỳ vọng và USD đang bị đạp mạnh. Thị trường định giá lãi suất Fed tăng lên 3.25%, nhưng nếu giá cả bắt đầu đi ngang, con số đó sẽ chỉ nằm trong những giấc mơ.
Khá là điên rồ khi hô đỉnh lạm phát tại 8.5% nhưng có thể thấy giá xăng đang trên đà giảm trong tháng 4 so với tháng 3. Nhu cầu hàng hóa cũng có dấu hiệu suy yếu, điều này có thể tiếp tục hạ nhiệt (hoặc ít nhất là kìm hãm không để tăng) giá hàng hóa lâu bền.
Hãy nhớ rằng, giá cả không cần phải giảm để giảm lạm phát, mà chỉ cần ngừng tăng.
Phản ứng của cổ phiếu cũng đang nói lên điều đó. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 1.2% so với trước lúc dữ liệu được công bố. Rõ ràng là có rất nhiều lo sợ về lạm phát trong phiên hôm qua, đặc biệt là 30 phút cuối.
Đây không phải là điều tốt.
Ông Putin nói rằng Ukraine đã đi chệch hướng khỏi các thỏa thuận đạt được tại các cuộc đàm phán ở Istanbul.
Lạm phát 8.5% so với cùng kỳ rõ ràng không phải là con số thoải mái chút nào. Vàng đang quay lại với vai trò phòng hộ lạm phát trong phiên hôm nay.
Tuy nhiên kỳ vọng về phản ứng mạnh mẽ của Fed có thể sẽ là rào cản lớn đối với giá vàng trong thời gian tới
Phiên hôm nay chắc chắn sẽ rất sôi động!
HĐTL Nasdaq đang tăng mạnh nhất, gần 2%.
CPI tháng 3 tăng 8.5% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt kỳ vọng 8.4%. So với tháng trước, CPI đã tăng 1.2%.
CPI lõi tăng 6.5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0.3% so với tháng trước
Thông tin chi tiết:
Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm hiện đang giảm xuống vùng 2.7% từ đỉnh ngày khoảng 2.83% sau khi CPI Mỹ ghi nhận tăng 8.5% so với cùng kỳ năm ngoái!
AUD/USD đã có một sự phục hồi tốt từ đáy trong nhiều tuần vào thứ Ba tuần này. Hiện tỷ giá dao động quanh mốc 0.7471, tăng 0.77% trong ngày
Kỳ vọng có thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã đẩy giá hàng hóa lên cao hơn. Đây là yếu tố chính mang lại hỗ trợ cho đồng Dollar Úc.
Đà tăng được củng cố sau khi báo cáo CPI của Hoa Kỳ được công bố.
Báo cáo CPI được công bố đã đạp USD khá mạnh, chỉ số DXY từ đỉnh ngày 100.23 hiện đang giảm về 99.8 điểm. Vàng nhân cơ hội này cũng đang tăng hơn 0.7% trong ngày, tiến sát chờ kiểm tra 1,970. Nhìn chung, lạm phát nóng, bất ổn địa chính trị là những yếu tố hỗ trợ vàng, USD suy yếu chỉ giúp phe mua thừa thắng xông lên.
Nếu vàng chưa thể kiểm tra thành công 1,970, MA 50 ngày sẽ là một hỗ trợ đáng quan tâm.
Cụ thể:
Đồng Dollar lao dốc sau thông tin trên!
Thị trường:
• AUD mạnh nhất, EUR yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.1%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 0.7 bps xuống 2.775%
• Vàng cố định ở mức $1,955.40
• WTI tăng 3.9% lên $97.95
• Bitcoin tăng 1.3% lên $40,335
Thị trường trái phiếu tiếp tục là trọng tâm trong phiên giao dịch hôm nay. Đà bán tháo trái phiếu tiếp diễn từ đầu ngày nhưng đã hạ nhiệt đáng kể trong lúc chờ đợi Hoa Kỳ công bố dữ liệu CPI. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chạm mốc 2.84% trước đó nhưng hiện đã giảm xuống gần 2.77%.
Đồng Dollar hầu như ổn định khi giữ một mức tăng nhẹ so với đồng Euro, bảng Anh và Yên Nhật. Tỷ giá EUR/USD giảm từ 1.0880 xuống 1.0855 trong khi GBP/USD đang kiểm tra lại mức 1.3000. Tương tự, tỷ giá USD/JPY vẫn được neo ở mức cao trong khoảng 125.50-70.
Chứng khoán châu Âu đang trì trệ hơn sau sự sụt giảm của Phố Wall ngày hôm qua. Tuy nhiên, đà giảm đã được giảm bớt khi HĐTL của chỉ số chứng khoán Mỹ lạc quan hơn một chút, với HĐTl chỉ số S&P 500 tăng 0.1% hiện tại.
Hãy cùng chờ đợi số liệu CPI!
Báo cáo CPI tháng 2 cán mốc 7.9% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát tiêu dùng ở Mỹ được ước tính sẽ tăng thêm trong tháng 3, lên + 8.4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu CPI tháng 3 dự kiến sẽ tăng 1.2% sau mức tăng 0.8% vào tháng Hai.
Nói tóm lại, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng nóng như đã diễn ra trong vài tháng qua. Cuộc chiến Nga-Ukraine vừa mới làm trầm trọng thêm các điều kiện kinh tế trên toàn cầu và lệnh phong tỏa gần đây ở Thượng Hải chắc chắn sẽ không giúp ích gì cho tình hình hiện tại.
Dữ liệu mới nhất do NFIB phát hành - ngày 12 tháng 4 năm 2022 cho thấy chỉ số lạc quan cho doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đạt 93.2 so với mức 95.7 trong tháng trước đó!
Tâm lý của doanh nghiệp nhỏ suy giảm khi lo ngại lạm phát tiếp tục gia tăng. Tỷ lệ các chủ doanh nghiệp báo cáo rằng lạm phát là vấn đề quan trọng nhất của họ là cao nhất kể từ năm 1981, khoảng 31% - tăng 5 điểm so với tháng Hai. Tỷ lệ chủ sở hữu nâng giá bán trung bình cũng tăng 4 điểm lên 72% trong tháng 3 - mức cao kỷ lục. NFIB lưu ý rằng tất cả các ngành đều tăng giá.
Trong một bài phát biểu video trước quốc hội Litva hôm thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Liên minh châu Âu trừng phạt tất cả các ngân hàng và dừng nhập khẩu dầu của Nga trong vòng tiếp theo, như Reuters đưa tin.
Ông Zelensky nói thêm: “Nếu vẫn chưa có sự rõ ràng về việc cấm khí đốt của Nga, không ai có thể chắc chắn rằng tội ác chiến tranh của Nga được ngăn chặn”.
Theo người đứng đầu cơ quan quản lý của Đức, dự trữ sẽ chỉ đủ để tồn tại đến cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu.
Thêm nữa, với việc giá bán khí đốt cũng tăng vọt như hiện nay, tôi nghi ngờ việc các nhà lập pháp sẽ thay đổi lập trường về lệnh cấm vận đối với dầu khí của Nga vào lúc này.
Giá vàng giảm nhẹ vào hôm nay và tụt dốc từ mức đỉnh trong nhiều tuần. Hiện tại, vàng dao động quanh mốc 1952.43 USD/oz, giảm 0.1% trong ngày.
Triển vọng diều hâu của Fed, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao tiếp tục đóng vai trò ngăn cản vàng phi mã.
Tuy nhiên, mối lo ngại xoay quanh lạm phát tăng cao sẽ hỗ trợ kim loại vàng. Hơn nữa, cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh phong tỏa COVID-19 mới ở Trung Quốc cũng giúp vàng không sụt giảm sâu hơn.
Kháng cự chính của giá vàng sẽ nằm tại vùng 1,960 USD/oz. Ngược lại, hỗ trợ gần nhất sẽ nằm tại mốc $ 1,952-51 USD/oz.
Hãy cùng chờ đợi báo cáo cáo CPI của Mỹ!
Trước đó chỉ số này đạt -21.4.
Chỉ số cảm tính kinh tế đạt -41.0 điểm, tích cực so với -48.0 dự kiến, trước đó đạt -39.3.
USD/JPY vẫn là tâm điểm cần theo dõi trong ngày hôm nay, cặp tiền này hiện đang tăng 0.2% lên mức 125.60.
CPI của Hoa Kỳ sắp được công bố và đây sẽ là sự kiện chính cần quan tâm.
Đồng euro và bảng Anh đang giảm nhẹ so với USD. EUR/USD giảm xuống 1.0865, GBP/USD sắp test lại cản số chẵn 1.3000.
Aussie và kiwi ít biến động. AUD/USD tăng 0.2% lên 0.7435.
Nhìn chung, đồng đô la vẫn đang tăng khá ổn định trong bối cảnh chứng khoán Mỹ giảm và lợi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục tăng cao hơn trong tuần.
Đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.14% lên 100.111.
Thị trường châu Âu kéo dài đà giảm từ tuần trước, với những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường nói chung.
Số ca nhiễm ở thành phố này vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng, nhưng tin tốt là các hạn chế phong tỏa đang được nới lỏng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Thượng Hải vẫn có khả năng tiếp tục phong tỏa nếu không kiểm soát được số ca nhiễm, đe dọa đến triển vọng kinh tế toàn cầu - vốn đang chịu nhiều áp lực do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, lạm phát gia tăng và chính sách thắt chặt của ngân hàng trung ương.
Trước đó cán cân thương mại của Pháp giảm 8.0 tỷ Euro.
Thâm hụt thương mại của Pháp tăng trong tháng Hai do xuất khẩu giảm 4% trong khi nhập khẩu tăng 0.8%. Các điều kiện thương mại đã được cải thiện kể từ sau đại dịch, hiện tại, các yếu tố kinh tế vĩ mô có tầm quan trọng hơn, đáng chú ý nhất là lạm phát.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 2 bps lên 0.84%, mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2015 vào đầu phiên Âu. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đồng loạt tăng:
USD/JPY giao dịch trở lại mức cao nhất trong ngày tại 125.62 sau khi giảm trong một thời gian ngắn trước đó xuống 125.12 tại phiên Á.
Chỉ số HICP tăng 7.6%, cũng bằng mức tăng cùng kỳ năm ngoái.
Không có gì thay đổi so với các ước tính ban đầu, lạm phát của Đức được cho là sẽ tăng cao hơn trong tháng 3.
Đó là một bước nhảy vọt về giá bán buôn trong tháng 3 và đây là lời tái khẳng định lại câu chuyện rằng áp lực giá tổng thể đang gia tăng trong nền kinh tế Đức, điều này cũng được thể hiện rõ ràng qua số liệu lạm phát tiêu dùng được công bố cùng thời điểm.
Dữ liệu sơ bộ của CME Group cho thị trường vàng tương lai cho thấy số vị thế mở đã kéo dài xu hướng tăng thêm một phiên nữa vào thứ Hai, lần này là khoảng 1.6 nghìn hợp đồng. Trong khi đó khối lượng đã tăng phiên thứ hai liên tiếp với khoảng 39.2 nghìn hợp đồng.
Giá vàng tiếp tục phục hồi vào thứ Hai trong bối cảnh khối lượng và số vị thế mở tăng. Mặc dù vậy, có nhiều khả năng kim loại quý sẽ tiếp tục đà tăng trong ngắn hạn với mục tiêu chính là mốc $2000/oz.
Sắp tới, chúng ta có thể phải chuẩn bị cho một phiên giao dịch ảm đạm ở châu Âu với một số dữ liệu kinh tế nhỏ. Nhưng trọng tâm chính của ngày hôm nay là báo cáo lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ lúc 19h30.